Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo
lượt xem 4
download
Luận văn đi vào nghiên cứu, khảo sát, phân tích lý giải đặc điểm truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở so sánh với một số nhà văn đương đại để khẳng định những nét riêng trong sáng tác của nhà văn. Từ đó khẳng định những đóng góp quý báu của chị cho nền văn xuôi đương đại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ VĂN SƠN ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÊ VĂN SƠN ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Thị Nhung Thái Nguyên - năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin chân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ văn, Khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Mai Thị Nhung, người đã nhiệt tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu hoàn thành luận văn. Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến luận văn này. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 Tác giả Lê Văn Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 NỘI DUNG....................................................................................................... 8 Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNHSÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO ...... 8 1.1 Truyện ngắn Việt Nam đương đại ............................................................ 8 1.1.1. Sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội .................................. 8 1.1.2. Sự chuyển biến của văn học............................................................. 10 1.1.3. Diện mạo của truyện ngắn ............................................................... 10 1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thụât của nhà văn Võ Thị Hảo ..................... 32 1.2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn ................................................................ 32 1.2.2. Quá trình sáng tác và quan niệm viết văn của Võ Thị Hảo ............. 32 Chƣơng 2: HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO.................................................................. 37 2.1. Cuộc sống đa chiều và số phận con người trong truyện ngắn thế sự của Võ Thị Hảo ...................................................................................................... 37 2.1.1 Cuộc sống đa chiều trong cái nhìn đậm thiên tính nữ của Võ Thị Hảo ... 37 2.1.2. Số phận con người và vấn đề đạo đức nhân sinh trong truyện ngắn thế sự đời tư của Võ Thị Hảo ..................................................................... 45 2.2. Giá trị nhân sinh sâu sắc thời hiện đại qua màu sắc huyền thoại trong truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo................................................................ 58 2.2.1. Truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo.................................................. 58 2.2.2. Giá trị nhân sinh sâu sắc thời hiện đại trong truyện ngắn kì ảo của Võ Thị Hảo................................................................................................. 60 2.3. Truyện ngắn giả lịch sử và khát vọng nhân bản về cuộc sống con người của Võ Thị Hảo............................................................................................. 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iv 2.3.1.Truyện ngắn giả lịch sử của Võ Thị Hảo .......................................... 64 2.3.2. Khát vọng nhân bản về cuộc sống con người trong truyện ngắn giả lịch sử của Võ Thị Hảo .............................................................................. 66 Chƣơng 3: NHỮNG ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ HẢO.................................................................................... 70 3.1. Nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo ........................................................... 70 3.1.1. Cốt truyện kỳ ảo ............................................................................... 70 3.1.2 Nhân vật mang yếu tố kỳ ảo ............................................................. 73 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................... 78 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ......................................................... 78 3.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý ................................................................. 84 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ .................................................................. 89 3.3.1. Nghệ thuật sử dụng động từ mạnh tạo ấn tượng đặc biệt ................ 89 3.3.2 Nghệ thuật sử dụng tính từ với những gam màu nóng, lạnh ............ 95 3.3.3. Nghệ thuật sử dụng các phó từ mang tính chất đột biến ................. 98 KẾT LUẬN .................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Sau năm 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986), đời sống xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học. Sự chuyển đổi từ thời chiến sang thời bình, với những quy luật của cuộc sống thế sự đời tư đòi hỏi phải có sự nhìn nhận lại văn học và vai trò của văn học. Bên cạnh đó, do nhu cầu của thời đại, văn học phải có sự thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ mới, thị hiếu mới của công chúng. Từ đó các phương diện của đời sống văn học như tác giả, tác phẩm, các hoạt động sáng tác, lí luận, phê bình… đều có sự chuyển biến tích cực. Từ sự chuyển biến tích cực ấy, văn học Việt Nam thời kỳ này đã gặt hái được những thành công trên nhiều lĩnh vực, thể loại, đặc biệt là truyện ngắn. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình đã nhận ra xu hướng tìm tòi sáng tạo, những lối viết hoàn toàn mới mẻ của những nhà văn trẻ đầy tâm huyết với những tên tuổi không thể không kể đến như Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh... Hoà chung vào dòng chảy đó, nhà văn Võ Thị Hảo xuất hiện với tư cách là một nhà văn nữ có cá tính độc đáo với cách viết mới lạ. 1.2. Võ Thị Hảo một cái tên rất đỗi bình thường, nhưng chị đã từng gây những ấn tượng mạnh trên văn đàn những năm 90 của thập kỷ trước với những truyện ngắn Biển cứu rỗi, Vườn yêu, Chuông vọng cuối chiều ..và mấy năm trở lại đây, chị lại làm cho độc giả sửng sốt và kinh ngạc với các tập truyện ngắn Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Goá phụ đen, hồn trinh nữ …trong đó Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm đã đạt được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Với những tập truyện ngắn đặc sắc của mình, nhà văn Võ Thị Hảo đã góp phần cách tân nền văn xuôi đương đại Việt Nam, thổi vào đó hơi thở của cuộc sống và con người với không ít những bộn bề phức tạp. Để làm được điều này, nhà văn phải có quan niệm mới mẻ về hiện thực cuộc sống con người, cũng như phải táo bạo trong cách viết, cách xử lý vấn đề... Đây là những yếu tố quyết định làm nên những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo. 1.3. Nghiên cứu truyện ngắn của Võ Thị Hảo lâu nay đã có không ít những công trình, nhưng đi sâu tìm hiểu truyện ngắn của chị để chỉ ra những đặc điểm nhằm nhận diện một phong cách mới mẻ đa dạng thì vẫn còn là một khoảng trống. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Võ Thị Hảo”. Hy vọng đề tài sẽ góp phần nhận diện một gương mặt văn xuôi tiêu biểu và có thể làm tư liệu cho những ai nghiên cứu, yêu thích văn chương của chị. 2. Lịch sử vấn đề Võ Thị Hảo đã từng làm thơ từ rất sớm và chị từng nghĩ mình sẽ trở thành nhà thơ, tuy nhiên chị lại xuất hiện đều đặn trên văn đàn thập kỉ 90 của thế kỷ XX ở lĩnh vực văn xuôi. Với 10 tập truyện ngắn, hai tiểu thuyết và ba kịch bản phim, các sáng tác của Võ Thị Hảo đã và đang là mối quan tâm của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình và độc giả. Sự xuất hiện một gương mặt nữ độc đáo trên văn đàn còn có rất nhiều bài phỏng vấn trực tiếp nhà văn. Với thời gian có hạn, trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ đi vào một số khía cạnh có liên quan trực tiếp đến đề tài. 2.1. Về nội dung Nguyễn Lương trong bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo đã nêu những ấn tượng tổng quát về truyện ngắn của Võ Thị Hảo. Theo tác giả, truyện của chị “Mỏng manh đến điệu đà, nhạy cảm đến mức khắt khe, đó là cảm giác ban Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 đầu về nữ văn sĩ xứ nghệ này khi mới đọc, mới tiếp xúc với chị. Còn ẩn sau những câu chữ trau chuốt là những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái. Đọc truyện Võ Thị Hảo, người ta thường buồn. Một nỗi buồn có lẫn sự ngọt ngào và cay đắng” [12]. Với sự phát hiện tinh tế, Phùng Hữu Hải trong bài viết Yếu tồ kì ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ sau 1975 đã nhìn nhận những sáng tác của Võ Thị Hảo ở khía cạnh cảm hứng triết luận về người phụ nữ: “Võ Thị Hảo qua chùm truyện Tim vỡ, Nàng tiên xanh xao, Hành trang của người đàn bà Âu lạc tỏ ra đặc biệt hứng thú với đề tài này. Dựa vào cảnh ngộ của những người phụ nữ mang nỗi đau của cả thế giới đàn bà, Võ Thị Hảo tìm ra những quy luật nghiệt ngã của đời người phụ nữ”…. Bùi Thanh Truyền trong luận án tiến sỹ của mình đã chỉ ra những thông điệp mà Võ Thị Hảo muốn gửi gắm qua các tác phẩm: “Người chăn bò thần thánh với những chi tiết về giống bò tập thể kì lạ: Chúng không cần ăn cỏ, không cần bài tiết, chỉ cần “nhúm môi, phồng má thổi phù một cái, thế là cả đàn bò cứ ngoan ngoãn lừ lừ ra như một đàn bóng khổng lồ” đây chính là cái nhìn phê phán một thời kì hợp tác không ít những non nớt, tiêu cực…người viết phần nào lộ ra cái thế giới bí ẩn, phức tạp của tâm hồn con người hôm nay”[ 55]. Với trái tim nhạy cảm của người cùng giới, trong bài viết Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời tác giả Lương Thị Bích Ngọc nhận xét khá đầy đủ và toàn diện về truyện ngắn của Võ Thi Hảo: “Truyện ngắn của Võ Thị Hảo phản ánh hiện thực một cách nghiệt ngã nhưng người đọc lại không nhìn thấy sự cay nghiệt của một người viết. Lan toả trên những trang viết, một tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người”. Lương Thị Bích Ngọc còn nhận xét: Trong truyện Võ Thị Hảo, cái tôi của tác giả dường chỉ thấp thoáng đâu đó, để rồi người đọc thấy được cái tôi hiện hữu [14]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Nhìn chung, về phương diện nội dung, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy những đặc sắc trong truyện ngắn Võ Thị Hảo đó là “những tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái”; là “cảnh ngộ của những người phụ nữ mang nỗi đau của cả thế giới đàn bà”; là “hiện thực...nghiệt ngã”...nhưng “lan toả trên những trang viết là một tấm lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người”. Tuy nhiên đó mới chỉ là những nhận định khái quát nhưng vô cùng qúy báu để chúng tôi thực hiện luận văn của mình. 2.2. Về nghệ thuật Trên báo Thể thao văn hoá, trong bài viết Võ Thị Hảo giữa những trang viết trang đời, tác giả Lương Thị Bích Ngọc rất tinh tế nhận xét: “Đọc truyện chị, thấy cuốn hút cứ tưởng mình bị mê hoặc bởi lối kể truyện cuốn hút, có duyên và lối văn vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa lạ”, “một hiện thực nghiệt ngã được chở đi trên lối văn phong ảo - thực và câu chữ ngột ngào, dịu nhẹ”. Tác giả Quang Hải trong Nhà văn Võ Thị Hảo và những cố gắng giải thiêng huyền sử lại dẫn dắt người đọc vào thế giới của tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Theo tác giả, Đêm bướm ma là câu chuyện “mang không khí huyền hoặc pha mùi cổ sử thi đọng lại rất lâu. Có hơi hướng của Liêu trai chí dị, của Truyền kì mạn lục và dĩ nhiên nó được cảm nhận bởi con người hiện đại…”. Cùng với nó, người viết cũng chỉ ra sự khác biệt về nghệ thuật qua giọng điệu của hai truyện ngắn Dệt cỏ và Người chăn bò thần thánh. Ở Dệt cỏ là giọng văn thương cảm, xót xa. Còn Người chăn bò thần thánh là giọng giễu nhại, phê phán. Tác giả Đoàn Minh Tuấn đi sâu nhận xét từng tập truyện của nhà văn, trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo có nhận xét về đặc trưng thể loại và nội dung truyện ngắn của chị: “Võ Thị Hảo đã tận dụng được đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 trưng lớn nhất, tiêu biểu nhất của thể loại truyện nhỏ này. Mỗi truyện của chị là một tia nắng chiếu vào tầm rộng và chiều sâu biển cả cuộc đời” . Và theo Đoàn Minh Tuấn, ở tập truyện Biển cứu rỗi, chị còn tập trung vào hai khía cạnh “Cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh. Cái nhìn thứ hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại) tồn tại trong im lặng”. Qua nhận định, tác giả đã đánh giá chiều rộng, cũng như chiều sâu phạm vi phản ánh truyện ngắn Võ Thị Hảo. Tác giả còn nhận xét “Truyện ngắn của Võ Thị Hảo còn bộc lộ cái nhìn dung dị, bẩm sinh của những cây bút nữ nhưng ở chị còn sâu sắc hơn bởi khi chấm dứt câu chuyện, chị đã gióng lên trong lòng người đọc âm vang của sự lo lắng, mơ hồ về cuộc đời biển cả” . Đi sâu vào phương diện nghệ thuật, Đoàn Minh Tuấn nhận xét lối viết của nhà văn nữ tài hoa này: “Lối viết trữ tình để đạt hiệu quả nhận thức- một trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại”, còn về bút pháp trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo có những nét riêng “Cốt truyện vững chắc với những xung đột được đẩy tới cao trào”. Bài viết Võ Thị Hảo, vầng trăng mồ côi trên trang web http:// chim viet.free\ tacpham1\stt1\ vothihao.html đã đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà văn khác: “Người đọc có thể tìm thấy trong văn phong của Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn, chất huyền thoại phảng phất cơn mưa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thu Hoài”. Người viết còn cho rằng “Cay độc và ẩn dụ trở thành phong trào, thành phong cách thời đại, dấu ấn của thế hệ này”. Trên đây là những bài viết, những ý kiến, nhận xét, đánh giá tiêu biểu về đặc điểm truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Như đã trình bày, đây mới là những nhận xét đánh giá mang tính khái quát ở những khía cạnh khác nhau của các nhà nghiên cứu phê bình. Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên biệt đặc điểm truyện ngắn của Võ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Thị Hảo. Chọn đề tài này, chúng tôi sẽ tham khảo những ý kiến, nhận định của các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn, từ đó triển khai vấn đề để làm nổi bật đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đi vào nghiên cứu, khảo sát, phân tích lý giải đặc điểm truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Trên cơ sở so sánh với một số nhà văn đương đại để khẳng định những nét riêng trong sáng tác của nhà văn. Từ đó khẳng định những đóng góp quý báu của chị cho nền văn xuôi đương đại Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm của truyện ngắn của Võ Thị Hảo trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề trong 10 tập truyện ngắn của Võ Thị Hảo: Biển cứu rỗi - tập truyện ngắn, Nxb Hà Nội, 1991 Chuông vọng cuối chiều - tập truyện ngắn, Nxb Lao động, 1993 101 cái dại của đàn ông (phóng tác),Nxb Văn hoá dân tộc, 1994 Truyện ngắn chọn lọcVõ Thị Hảo, Nxb Hội nhà văn, 1995 Ngậm cười - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ,1998 Nàng tiên xanh xao - tập truyện ngắn viết cho thiếu nhi,Nxb Kim Đồng, 2000 Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005 Goá phụ đen - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005 Hồn trinh nữ - tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2005 Người sót lại của rừng cười tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2006 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 Do thời gian có hạn, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào một số truyện ngắn đặc sắc để khái quát, phân tích. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 5.1 Phương pháp thống kê, hệ thống 5.2 Phương pháp phân tích tác phẩm 5.3 Phương pháp nghiên cứu tác giả văn học 5.4 Phương pháp khái quát tổng hợp 5.5 Phương pháp so sánh 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được triển khai trên 3 chương: Chương 1: Truyện ngắn Việt Nam đương đại và hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Võ Thị Hảo Chương 2: Hiện thực cuộc sống và con người trong truyện ngắn Võ Thị Hảo Chương 3: Những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Hảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 NỘI DUNG Chƣơng 1 TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN VÕ THỊ HẢO 1.1 Truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại 1.1.1. Sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử - xã hội Mùa xuân 1975- dấu son lịch sử của dân tộc Việt Nam, đất nước hoàn toàn độc lập, Bắc- Nam sum họp một nhà, cả dân tộc bước vào thời kỳ xây dựng cuộc sống mới. Chiến tranh qua đi, cả dân tộc hào hứng, tự hào với tư cách là người làm chủ đất nước, hăm hở bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên sau niềm vui chiến thắng, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn chồng chất. Đó là sự khủng hoảng sâu sắc về kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý cũ bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với điều kiện mới, đòi hỏi cần phải có sự thay đổi cho phù hợp. Nhưng sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của một dân tộc đã có lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước lại một lần nữa được thể hiện để đưa đất nước khỏi tình thế hiểm nghèo. Đường lối đổi mới đã hình thành từ trong thực tiễn, từ những biện pháp cụ thể để “tự cởi trói” của nhiều cơ quan công sở và một số địa phương, đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã trở thành cương lĩnh để đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và bước vào thời kỳ phát triển mới. Từ đây sự suy thoái kinh tế đã được chặn đứng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày một cao và dần dần nền kinh tế thị trường được hình thành. Đổi mới cũng có nghĩa là mở cửa, tăng cường giao lưu và hội nhập quốc tế trên mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá...Từ đó, trên đất nước ta đã diễn ra nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực, làm biến đổi sâu sắc, toàn diện hình ảnh của đất nước. Tuy còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn nhưng con đường đi lên xây dựng cuộc sống mới tốt đẹp đã rõ ràng và không thể đảo ngược. Đường lối đổi mới của Đảng được thực hiện từ năm 1986. Cùng với sự đổi mới về cơ cấu quản lý, trong đại hội VI Đảng đã có sự nhìn nhận và đổi mới về văn hoá, văn nghệ, cần phải có cái nhìn đúng đắn đối với văn hoá, văn nghệ - “cởi trói tư tưởng” cho các văn nghệ sỹ. Mở đầu là lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Văn Linh với lời kêu gọi các nhà văn ủng hộ cuộc cải cách kinh tế của nhà nước bằng cách viết về sự thật. Tháng 12 – 1986, Bộ chính trị thông qua nghị quyết của ban văn hoá, cho phép các nhà văn được dân chủ trong sáng tạo. Từ đây văn hoá văn nghệ đã có sự chuyển mình rõ rệt, từ nội dung tư tưởng cho đến hình thức nghệ thuật. Các nhà văn có thể thoả sức sáng tạo theo năng lực và sở trường ý tưởng của mình trên cơ sở của định hướng tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Như vậy từ 1986 tới nay, bối cảnh lịch sử của Việt Nam có nhiều sự thay đổi. Mặc dù còn có nhiều những hạn chế, tiêu cực, nhưng về cơ bản đất nước đã gặt hái được nhiều thành công, không chỉ phát triển kinh tế đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà đời sống nhân dân ngày một nâng cao ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới. Văn hoá, văn nghệ cũng có sự nhìn nhận, phát triển đúng đắn hoà nhập với khu vực và thế giới. Nói tóm lại, bối cảnh lịch sử Việt Nam sau 1975 cho tới nay có nhiều diễn biến phức tạp. Đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng gặt hái được không ít thành công. Tất cả những yếu tố đó đã ảnh hưởng lớn tới đời sống văn học, đúng như nhận định của nhà văn Nguyễn Khải: Chiến tranh ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó. Hoà bình yên tĩnh, thanh bình mà lại chứa chứa chấp những sóng ngầm, những gió xoáy bên trong. Nhiều người không chết trong nhà tù, trên trận địa trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 chiến tranh mà lại chết trong ao tù trưởng giả khi cả nước đã giành được tự do và độc lập.[59] 1.1.2. Sự chuyển biến của văn học Văn học Việt Nam trong 30 năm, từ 1945 đến 1975 đã làm trong sứ mệnh lịch sử cao cả của một nền văn học phục vụ cách mạng, phục vụ nhiệm vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Khi đất nước bước sang thời bình, nhu cầu đổi mới văn học đã dần trở thành đòi hỏi chung của giới sáng tác lẫn công chúng. Văn học đã hình thành từng bước một tư duy nghệ thuật mới, trên cơ sở đổi mới toàn diện các quan niệm về văn chương, về hiện thực, về con người. Nhiều vấn đề cốt lõi cơ bản của văn học trước đây vốn được xem là những chân lý hiển nhiên, thì giờ đây cũng được xem xét lại, và trở thành những vấn đề được tranh cãi, bàn thảo khá sôi nổi. Bên cạnh đó đường lối mở cửa, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội mở rộng giao lưu văn hoá, văn học giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là phương Tây. Nhờ thế mà nhiều trào lưu, nhiều khuynh hướng hiện đại của thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc tại Việt Nam, tác động đến sự tìm tòi, sáng tạo của nhà văn và làm biến đổi cả thị hiếu tiếp cận của công chúng. Cuộc đổi mới văn học vừa là hệ quả, lại vừa là một động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Đó là những tiền đề quan trọng để văn học thấy cần phải đổi mới chính mình. 1.1.3. Diện mạo của truyện ngắn 1.1.3.1 Chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực Hiện thực là tất cả những gì đang diễn ra xung quanh con người. Nó tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của nó. Mỗi con người có sự nhìn nhận, đánh giá riêng đối với hiện thực, tuỳ thuộc vào sự nhận biết cũng như khả năng quan sát, mục đích tiếp nhận mà có những đánh giá khác nhau về cuộc sống hiện thực. Với những người sáng tác, hiện thực được nhận thức, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 đánh giá theo quan niệm thẩm mĩ riêng. Theo Trần Đình Sử, quan niệm trong nghệ thuật là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên cơ sở đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát , nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả không chính xác về đời sống.[41 ] Như vậy, quan niệm về hiện thực thuộc về chủ thể sáng tạo nên mỗi nhà văn có quan niệm riêng về hiện thực. Đó là sự nhận thức, đánh giá về hiện thực đời sống theo một quan điểm thẩm mĩ nhất định. Như thế quan niệm nghệ thuật của nhà văn về hiện thực không chỉ là nhận thức trừu tượng, lí thuyết, chung chung. Ngược lại, đó là cách nhìn, cách cảm nhận về hiện thực được nâng lên tầm khái quát nhưng vẫn mang hơi thở của cuộc sống và gắn bó máu thịt với hiện thực. Quan niệm về hiện thực thể hiện sự khám phá, lí giải, trình độ chiếm lĩnh hiện thực của nhà văn. Mỗi nhà văn khi khám phá hiện thực thường có một vùng đối tượng thẩm mĩ riêng mà ở đó ghi đậm dấu ấn của mình. Thời kì trước năm 1975, văn học nói chung, văn xuôi nói riêng nhất là các tác phẩm truyện ngắn, do yêu cầu của hiện thực đất nước có chiến tranh, vì vậy mà các tác phẩm chủ yếu là phản ánh hiện thực chiến tranh. Đó là hiện thực của cuộc sống chiến đấu hoặc vừa chiến đấu vừa sản xuất, được bao phủ bởi một lớp men trữ tình. Hiện thực được truyền tải vào các tác phẩm văn học không chỉ là hiện thực của cuộc sống vốn có của nó mà còn là hiện thực của hi vọng, ước mơ. Sau 1975, khi hiện thực cuộc sống thay đổi, thì tư duy nghệ thuật cũng thay đổi cho phù hợp với hiện thực và dường như biên độ phản ánh ngày càng được mở rộng. Đó không chỉ là hiện thực về chiến tranh và công cuộc đấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 tranh giành lại độc lập của dân tộc, mà còn là cuộc sống của thời bình với muôn màu muôn vẻ của nó. Cuộc sống được phản ánh vào trong tác phẩm không chỉ là cái phần anh hùng cao cả mà còn thấm thía nỗi buồn đau của con người phần hậu chiến, là cuộc sống với tất cả cái sôi động quyết liệt của cuộc đấu tranh cũng như cái đời thường vừa nhân hậu ấm áp , vừa nhếch nhác lấm lem.[57 ] Sự thay đổi trong quan niệm về hiện thực là một điều tất yếu. Nó phù hợp với quy luật và giúp nhà văn phản ánh cuộc sống một cách khái quát, toàn vẹn, chân thực. Văn xuôi sau 1975 đã vượt qua sự lệ thuộc vào đề tài, vào một sự định hướng trước để mở ra khả năng phong phú vô tận trong việc khám phá và thể hiện đời sống con người. Nhà văn có thể thoả sức sáng tạo, đi vào những góc khuất của cuộc sống con người, nơi mà trước đây họ ít có điều kiện để khai phá. Đó là những ham muốn, những khát vọng, dục vọng cao cả hay tầm thường của con người, trong chiều sâu của tâm tưởng, những mặt trái của cuộc sống. Các sáng tác văn học trước 1975, phần lớn là những sáng tác gắn liền với cuộc chiến tranh anh dũng của dân tộc. Điểm nổi bật của các sáng tác thời kì này là tính thời sự, và mang sức động viên cổ vũ lớn với đối với dân tộc. Tuy nhiên sau 1975, do hiện thực cuộc sống thay đổi, văn học phải thay đổi cho phù hợp với hiện thực, yêu cầu tái hiện lịch sử phải gắn liền với đòi hỏi đi sâu vào số phận và diễn biến của con người; viết về cuộc chiến tranh hôm qua phải đặt trong tương quan với những yêu cầu của cuộc sống hôm nay.[58] Do đặc trưng thể loại và yêu cầu của hiện thực, truyện ngắn sau 1975 vẫn tiếp tục sáng tác về đề tài chiến tranh. Viết về đề tài chiến tranh, nhưng thời kì này cách khai thác không hoàn toàn giống trước. Mặc dù các sự kiện về chiến tranh vẫn là trục chính để các tác giả triển khai vấn đề, nhưng sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 kiện lúc này chỉ là nền để nhân vật bộc lộ tính cách của mình và nhà văn bộc lộ một tư duy nghệ thuật mới. Hoàn cảnh ngặt nghèo, bi thương của chiến tranh vẫn được khắc hoạ đậm nét trong nhiều tác phẩm như Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng… Trong đó hình ảnh về người lính anh hùng vẫn được ca ngợi, nhưng chiến tranh là một cuộc kiểm nghiệm vô cùng khắc nghiệt với con người, sàng lọc mọi giá trị con người. Trong đó có những anh hùng hy sinh về nghĩa lớn, cũng có những kẻ hèn nhát sợ chết, phản bội hay rũ bỏ tất cả để tiến lên những bậc thang danh vọng. Nhân vật trong thời kì này đã bắt đầu được nhìn nhận một cách khái quát, toàn diện. Nhân vật còn được đặt vào hoàn cảnh của chiến tranh, để từ đó nhà văn thể hiện số phận không đơn giản của con người khi viết về chiến tranh. Âm hưởng chung của các tác phẩm này vẫn thiên về ca ngợi những con người anh hùng, nhưng đằng sau đó còn là hình ảnh của cả dân tộc, anh dũng kiên cường. Truyện ngắn Chuyến xe đêm của Ma Văn Kháng, kể về hai vợ chồng người phóng viên phương Tây được một người lính lái xe người Việt Nam đưa qua biên giới Campuchia. Hành trình không dài nhưng họ phải đối diện với nhiều nguy hiểm của tàn quân Pônpốt. Chiếc xe đi qua nhiều chạm gác nhưng tới chạm gác cuối cùng thì bị tấn công. Người lính lái xe trúng đạn, trước lúc kẻ thù bắn quả B41 để huỷ diệt cả xe thì người lính vẫn giữ chặt tay lái cho xe vượt qua cõi chết để cứu sống vợ chồng người phóng viên. Hành động của anh lính khiến họ hiểu rằng một dân tộc vị tha, sống chết vì người khác, điều đó đã trở thành một đạo lí, một nguồn năng lượng vô tận , một nguồn sức mạnh diệu kì để vượt qua mọi gian khổ. Điều mà nhà văn hướng tới không phải là sự mô tả chiến tranh thông thường mà là sự cắt nghĩa cội nguồn đã làm nên chiến thắng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Bên cạnh đó, chiến tranh còn được nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau. Nhiều truyện ngắn thời kì này lấy chiến tranh làm tấm gương để con người soi ngắm chính mình và những người xung quanh. Trong truyện ngắn Cơn giông của Nguyễn Minh Châu, nhà văn đã lí giải vì sao nhân vật Quang lại chiêu hồi kẻ thù. Đó là một con người luôn luôn thèm khát dục vọng cá nhân, khi cách mạng gặp khó khăn, y thành kẻ chiêu hồi. Nhân vật Quang đã được nhà văn miêu tả một cách nhất quán trong việc làm và hành động của y suốt cuộc đời. Chiến tranh lúc này là lúc y bộc lộ rõ nhất bản chất của mình. Trong truyện ngắn Những năm tháng đi qua của Nguyễn Thị Như Trang, kể về một nữ phóng viên đến với những người lính ở mặt trận Tây Nam, chính ở đây chị đã nhận ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Là một phóng viên, chị luôn khao khát tìm kiếm sự mới mẻ, hoà chung vào những số phận để tạo lên những trang viết riêng cho mình. Đến với chiến trường Tây Nam, chứng kiến những người lính hi sinh mà trong lòng chị luôn day dứt với câu hỏi sống như thế tôi sẽ có ích gì cho cuộc đời này? Như vậy, chiến tranh không chỉ là thước đo giá trị con người, đồng thời cũng giúp con người nhận thức về cuộc sống và sống có ý nghĩa hơn. Chiến tranh được nhìn từ tiêu điểm con người với số phận cá nhân, ở đó con người vừa chịu sự chi phối của hoàn cảnh, vừa tác động lên hoàn cảnh. Hiện thực của chiến tranh có nhiều thay đổi so với thời kì trước. Nhà văn không chỉ giúp người đọc hiểu về chiến tranh mà còn nhận thức sâu sắc cái giá của chiến thắng. Song song với hiện thực chiến tranh là hiện thực về cuộc sống đời thường sau cuộc chiến. Sau 1975, hiện thực về thế sự đời tư ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong văn xuôi, nhất là thể loại truyện ngắn. Mở đầu là nhà văn Nguyễn Minh Châu với hai tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê nhà văn đã khám phá những hình ảnh bình thường của cuộc sống đời thường vô cùng phức tạp nhưng cũng không kém Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 phần đẹp đẽ và thơ mộng. Nguyễn Minh Châu đã tìm ra những khía cạnh của cuộc sống từ những gì nhỏ nhặt, bình thường của nhân tình thế thái, của những số phận nhỏ bé nhưng lại là số phận chung của nhiều con người. Đúng là ông có khả năng nhìn đâu cũng ra truyện ngắn (Lê Lựu). Mới chỉ sống ở thời kì đầu của những năm đổi mới, nhưng Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy những vấn đề khá phức tạp của thời buổi kinh tế thị trường, với sự phân hoá của các thế hệ trong mỗi gia đình (Giao thừa), là ý chí khát vọng làm giàu của những người nông dân (Khách ở quê ra), là lối sống phương Tây đã du nhập vào các gia đình truyền thống (Sắm vai)…Đúng là Nguyễn Minh Châu như một người đi biển lành nghề đã nghe thấy trong hơi gió và tiếng sóng những điểm báo về cơn lốc mới mà ảnh hưởng của nó đến các mặt sẽ trở thành phổ biến trong đời sống xã hội vào những năm chín mươi [57] Cũng tiếp cận ở khía cạnh thế sự, đời tư, nhà văn Ma Văn Kháng đã nhìn thấy những khía cạnh của cuộc sống đời thường vào những năm 80, là một hiện thực vô cùng phức tạp, không thể biết trước, không thể biết hết, con người vẫn đang là những điều bí ẩn cần tìm tòi khám phá. Hơn ai hết Ma văn Kháng đã tìm thấy từ trong hiện thực ấy vẻ đẹp nhân sinh có sức lan toả, có khả năng thuyết phục lòng người. Đó là vẻ đẹp của chú bé Kiểm, trong truyện ngắn Kiểm- chú bé- con người. Dẫu bị thiếu thốn, vùi dập, đầy đoạ nhưng chú bé vẫn tràn đầy lòng yêu thương nhân hậu và vị tha. Đó còn là giọt nước mắt muộn màng, giọt nước mắt của sự chiến thắng cái trì trệ, thờ ơ, vô trách nhiệm của con người trước cuộc sống của nhân vật ông Luyến (Mất điện). Qua đó nhà văn đã gửi một thông điệp quý giá tới con người: Yêu thương những kẻ ngoài huyết thống, yêu thương con người với tính cách đồng loại, một tình yêu ấy mới thật hiếm hoi và rất cần vun đắp[56]. Sau 1975, hiện thực thay đổi với những mặt tốt và mặt trái của cuộc sống thời bình, nhiều nhà văn như Lê Minh Khuê, Dương Thu Hương, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn