Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm
lượt xem 7
download
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Mục đích của luận văn là phát hiện những đặc trưng thẩm mĩ đặc sắc của một phong cách thơ vừa ổn định vừa vận động nhưng cũng nhất quán trong tư duy nghệ thuật của ông. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM QUÁCH THỊ THANH THUỶ ĐẶC SẮC THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM QUÁCH THỊ THANH THUỶ ĐẶC SẮC THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM CHUYÊN NGHÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Sỹ Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo - PGS.TS. Vũ Văn Sỹ, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành cuốn luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá của Hội đồng khoa học bảo vệ luận văn. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa học và bảo vệ thành công luận văn này ! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 4 năm 2012 Ngƣời thực hiện Quách Thị Thanh Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Quách Thị Thanh Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- i MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ................................................................................................................ i PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 Chƣơng 1. MỘT CẢM HỨNG THI CA GIÀU CHẤT SỬ THI CỦA TUỔI TRẺ KHÁT VỌNG VÀ HÀNH ĐỘNG............................................. 9 1.1. Quan niệm nghệ thuật thi ca của Nguyễn Khoa Điềm.......................... 9 1.2. Cảm hứng của tuổi trẻ trên Mặt đường khát vọng .............................. 14 1.2.1. Cảm hứng chung của thơ tuổi trẻ miền Nam chống Mỹ ............. 14 1.2.2. Cảm hứng nhận đường và xuống đường của tuổi trẻ miền Nam trong thơ Nguyễn Khoa Điềm .................................................................... 16 1.3. Cảm hứng công dân về Đất nước và Nhân dân................................... 24 1.3.1.Tư tưởng Đất nước của Nhân dân ................................................ 24 1.3.2. Hình ảnh Con đường và Ngọn lửa .............................................. 31 Chƣơng 2. MỘT HỒN THƠ THẤM ĐƢỢM TRẦM TÍCH HUẾ .......... 38 2.1. Nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ văn hoá và văn hoá Huế....................................................................................................... 38 2.2.Thiên nhiên, cuộc sống và con người xứ Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. ................................................................................................ 48 2.2.1.Thiên nhiên miền sông Hương núi Ngự ....................................... 49 2.2.2. Cuộc sống, con người xứ Huế ..................................................... 55 2.3. Những tâm sự, những trải nghiệm thế sự và nhân tình mang màu sắc truyền thống và văn hóa Huế. .............................................................. 60 2.4. Sự khai thác các chất liệu văn hoá và ngôn ngữ thơ ca ...................... 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii 2.4.1. Những giá trị văn hoá truyền thống trong thơ Nguyễn Khoa Điềm .... 67 2.4.2. Đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Khoa Điềm .............................. 70 Chƣơng 3 MỘT CHẤT GIỌNG TRỮ TÌNH SUY TƢỞNG, CHÍNH LUẬN VÀ TRIẾT LÝ MANG DẤU ẤN CÁ TÍNH .................................. 73 3.1.Chất giọng của thời đại và phong cách sáng tạo riêng ......................... 73 3.1.1.Phong cách và phong cách thời đại .............................................. 73 3.1.2. Phong cách sáng tạo của nhà thơ................................................. 77 3.2. Giọng trữ tình chính luận trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ................... 80 3.3. Giọng trữ tình chiêm nghiệm và tự bạch ............................................ 83 3.4. Giọng trữ tình triết lý trong thơ Nguyễn Khoa Điềm ......................... 88 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thế kỷ XX, một thế kỷ đầy những biến động xã hội và sự thăng trầm của các giá trị tinh thần. Về lĩnh vực văn học đã có bốn năm lớp nhà văn lần lượt kế tiếp và kế thừa nhau gắn với tiến trình lịch sử. Thế hệ trước Cách mạng, Thế hệ chống Pháp, Thế hệ chống Mỹ và Thế hệ “ sau 1975”… Tuy nhiên, phải đến giai đoạn chống Mỹ mới có được một lớp thi sĩ trẻ thuần khiết của nền thơ trữ tình Cách mạng. Họ sinh ra cùng cách mạng, lớn lên trong kháng chiến và được đào tạo, trưởng thành, khẳng định trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đây là lớp nhà thơ làm nên sức sống mới cho giai đoạn văn học này với nhiều tài năng và phong cách sáng tạo: Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Dương Hương Ly, Lê Anh Xuân, Nguyễn Duy, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khoa Điềm…. 1.2. Trong số các nhà thơ trẻ của nền thơ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu. Ông không những là một nhà thơ chiến sỹ, mà còn là nhà hoạt động xã hội – văn hóa tích cực, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Nhà nước. Sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá và đánh dấu bằng 3 tập thơ đặc sắc: Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974) và Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986) được Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. Tập thơ Cõi Lặng (2007) gần đây là những lời tự bạch và chiêm nghiệm về nhân sinh, nhân thế giầu triết lý trữ tình trong sự nghiệp văn chương của ông . 1.3. Sáng tạo văn học của Nguyễn Khoa Điềm không chỉ đơn thuần mang mục đích văn chương mà còn là một khát vọng hành động mang tính công dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 Nghiên cứu chân dung sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm, ta có nhận ra những đặc điểm phong cách trong từng thời kỳ sáng tác, những ấn tượng thẩm mĩ đặc sắc vừa ổn định, vừa biến đổi nhưng cũng nhất quán trong tư duy nghệ thuật của thơ ông. 2. Lịch sử vấn đề. Trong phần này, chúng tôi tập hợp những bài viết, những công trình nghiên cứu, đánh giá về thơ Nguyễn Khoa Điềm trên hai mặt nội dung và hình thức. Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ mang đậm dấu ấn của lịch sử dân tộc nửa sau thế kỷ XX. So với lớp nhà thơ ra đời trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bút danh Nguyễn Khoa Điềm xuất hiện hơi muộn nhưng thơ Nguyễn Khoa Điềm nhanh chóng được dư luận chú ý và khẳng định, “đó là thứ thơ trữ tình thấm đẫm chất men say khát vọng và hành động. Một thứ thơ giàu chất sử thi của một thời”. [35] Năm 1972, tập thơ đầu tay chững chạc Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm ra mắt độc giả và sau đó năm 1974, trường ca Mặt đường khát vọng xuất bản. Đây là hai tập thơ, đương thời đã góp phần củng cố niềm tin và sự kỳ vọng về một thế hệ mới trên thi đàn văn học. Nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung khai thác, đánh giá về những đặc sắc trong nội dung tư tưởng và nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm. - Nguyễn Trọng Hoàn, Ngô Thị Bích Hường trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường đã khẳng định phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm chính là “ chất suy tư, chính luận và sự dồn nén cảm xúc cũng như sự am hiểu hiện thực trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cùng cái nhìn giàu tính phát hiện sâu sắc, bất ngờ” [20]. - Đánh giá về cảm hứng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm – giai đoạn trước và sau 1975, đặc biệt là giai đoạn sau đổi mới 1987 – các bài viết, các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 công trình nghiên cứu hầu như đều có chung một nhận xét: Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư. Cụ thể về điều này, Hoàng Thu Thuỷ trong bài viết Ngôi nhà tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm luôn có ngọn lửa ấm đã đặc biệt chú ý đến quan niệm thơ của Nguyễn Khoa Điềm sau chiến tranh: “ Anh cho rằng, nhược điểm của thơ văn trong chiến tranh là suy nghĩ riêng, tâm tư riêng của con người không phong phú đa dạng. Chỉ có một âm hưởng chung là chiến đấu; những ước mơ, dằn vặt lo âu, đau thương mất mát không có… Có lẽ đã đến lúc phải thay đổi cách nhìn về chiến tranh, về văn học chiến tranh”. - Vũ Tuấn Anh trong Mặt đường khát vọng đến Ngôi nhà có ngọn lửa ấm đã chỉ ra tiến trình vận động thơ Nguyễn Khoa Điềm từ thời chiến sang thời bình và kết luận: Ngôi nhà có ngọn lửa ấm vừa nối tiếp vừa chuyển đổi cảm xúc nên giọng thơ “ điềm đạm và sâu lắng, tách các lớp vỏ của sự vật để tìm cái cốt lõi bên trong khơi gợi từ đấy những triết lý đạo đức và nhân sinh”. Và thực sự, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm đã đạt tới những cảm xúc dồn nén trong vùng sâu thẳm của tâm hồn và giàu tính thuyết phục hơn khi chắt lọc chất thơ từ những điều rất đỗi đời thường đơn sơ bình dị. - Võ Văn Trực trong bài Gương mặt quê hương, gương mặt nhà thơ (1988) thì chú tâm đi tìm và phân tích chất văn hoá Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm và khẳng định chính chất Huế làm nên phong cách và bản lĩnh thơ Nguyễn Khoa Điềm. Theo Võ Văn Trực, “ Hầu hết đề tài trong thơ anh đều được rút ra từ mảnh đất Huế, ngoại ô Huế và của chiến trường Bình Trị Thiên” và “ Lịch sử Huế, nền văn hoá Huế, hơi thở hàng ngày của cuộc sống cố đô thấm vào máu thịt và cảm xúc về Huế chan chứa trong thơ anh”. Thơ Nguyễn Khoa Điềm không “ ngổn ngang” tên đất tên người xứ Huế, không “ bề bộn” phong tục tập quán Huế nhưng “ tâm hồn Huế vẫn dịu dàng ở phía sau mỗi dòng thơ”. Đối tượng thẩm mĩ trung tâm của thơ Nguyễn Khoa Điềm trước năm 1975 là hiện thực cuộc sống chiến đấu của nhân dân của đất nước. Sau năm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 1975, đặc biệt sau năm 1987, Nguyễn khoa Điềm trở về Ngôi nhà có ngọn lửa ấm với những vui buồn của cuộc sống đời thường. - Vũ Quần Phương trong Ngôi nhà có ngọn lửa ấm - Nguyễn Khoa Điềm đã bộc lộ thái độ trân trọng trước quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm “ Muốn tìm chất thơ tiềm ẩn trong cái thường ngày” và “quan tâm đến những cảm nhận của lòng mình”. - Tiếp theo mạch tư duy hướng nội, tập thơ Cõi lặng ra đời năm 2007 với rất nhiều ý kiến đánh giá khẳng định giá trị của nó. Nguyễn Sỹ Đại trong bài viết Cõi lặng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng: “ Một số bài đã vươn tới độ lớn mang tính phổ quát. Dù trong hoàn cảnh nào thì tâm hồn thi sĩ trong anh vẫn hài hoà nồng thắm cùng Đất nước theo cách riêng của mình, tức là nơi chân tơ, kẽ tóc, trong tế bào, trong mỗi hơi thở hàng ngày… Tập thơ mang đậm sự chiêm nghiệm về cuộc sống và triết lý nhân sinh thế sự”. Giới nghiên cứu, phê bình và độc giả không chỉ tập trung khai thác, đánh giá về những đặc sắc trong nội dung tư tưởng mà còn đặc biệt quan tâm đến việc phát hiện những nét riêng độc đáo về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đó là sự dồn nén và hàm xúc tối đa của câu chữ để từ đó đúc kết những triết lý về đạo đức nhân sinh. - Hoàng Thu Thuỷ trong Ngôi nhà tâm hồn Nguyễn Khoa Điềm luôn có ngọn lửa ấm đã có những phát hiện tinh tế và chính xác về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Nắm vững đặc trưng của thơ ca, bảo đảm cho tư duy thơ đông đặc và nhảy vọt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh hàm xúc, triệt để khai thác âm vang của các khoảng cách trong thơ” và “Đó có lẽ là sự vận động từ gân guốc, mạnh khoẻ một cách điềm tĩnh đến độ sâu sắc đến mức tĩnh tại, chạm vào phần sâu kín nhất của tâm hồn con người làm bật lên những hiệu ứng thẩm mĩ phong phú”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 - Trong Luận văn Thạc sĩ Phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm (2005), Lưu Thị Lập sau khi nêu lên những đóng góp của thơ Nguyễn Khoa Điềm trong phong trào thơ chống Mỹ đã đưa ra và phân tích những cảm hứng chính trong thơ Nguyễn Khoa Điềm (về đất nước, con người trong và sau chiến tranh) đã tập trung phân tích những hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ và màu sắc văn hoá dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. - Nguyễn Văn Long trong bài viết Nguyễn Khoa Điềm với Mặt đường khát vọng (1974) đã nhấn mạnh đến lối thơ thời sự, chính luận và cách trữ tình khác biệt của Nguyễn Khoa Điềm. Về nhược điểm: “ Cũng dễ thấy là đọc thơ ông, có ấn tượng hơi căng thẳng, có khi nặng nề nữa”. Cuối cùng, tác giả khẳng định: “ Nguyễn Khoa Điềm có những đóng góp nhất định và đáng kể vào bước phát triển của thơ ca cách mạng miền nam”. - Trong Nguyễn khoa Điềm, nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng (1976), Tôn Phương Lan đề cập đến sự thể nghiệm mới và thành công của Nguyễn Khoa Điềm từ thơ chuyển sang sáng tác trường ca: Trường ca Mặt đường khát vọng “ là một thể nghiệm mới trong vấn đề tìm tòi phương pháp thể hiện và là một thành công mới của anh”. Về cấu trúc trường ca này, Tôn Phương Lan nhận xét khá xác đáng: “ không coi việc kể chuyện là chính. Lấy suy nghĩ, cảm xúc làm chỗ dựa cho kết cấu để rồi từ đó triển khai cả bề rộng lẫn bề sâu”. - Trần Đăng Xuyền trong cuốn Giảng văn văn học Việt nam (1998) chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá chương Đất Nước: “ Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, Nguyễn Khoa Điềm muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ trong những năm chống Mỹ”. - Trong cuốn Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt nam giai đoạn 1945- 1995 (1999), Vũ Văn Sỹ sau khi giới thiệu kết cấu toàn bộ chín chương của trường ca đã nhận xét: “ Trường ca viết về phong trào đấu tranh của học sinh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 sinh viên Huế, nhưng tác giả không dừng lại khai thác những sự kiện ở Huế, mà còn mở rộng liên tưởng trên nhiều bình diện, nhiều khía cạnh của vấn đề: tình hình thời sự trong nước và thế giới, về lãnh tụ, về lịch sử, về ca dao, thần thoại... Trong các trường đoạn này các biện pháp tự sự vẫn được huy động một cách đắc lực”. - Nguyễn Trọng Hoàn trong Cảm nhận thơ Nguyễn khoa Điềm (1999) đề cập đến độ chín về mọi mặt, độ khái quát cao và sức vươn tới của thơ Nguyễn Khoa Điềm: “ Trường ca Mặt đường khát vọng hội tụ không chỉ độ chín của tư tưởng, nhận thức mà còn thể hiện một phong cách thơ có chất giọng riêng” - Nét đặc sắc về nghệ thuật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm còn được thể hiện ở những biểu tượng thơ sống động, độc đáo theo kiểu chấm phá, khơi gợi. Năm 2000, Chu Văn Sơn trong bài phê bình thi phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định: “ Nét chủ đạo trong tư duy triết luận trữ tình là đào sâu vào cái bản chất của sự vật dưới dạng những biểu tượng thi ca sống động. Tư duy ấy chuyển động dựa trên mạch lôgic biện chứng với những mối liên hệ bất ngờ kì thú”. Sự hoà hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố triết luận và trữ tình đã góp phần tạo nên đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm. - Với sự am hiểu sâu sắc văn hoá Huế, Hoài Anh trong bài viết Nguyễn Khoa Điềm với chủ đề thơ sóng đôi: Đất và khát vọng đăng trên báo Văn nghệ ra ngày 25/4/2002 đã tìm thấy ảnh hưởng của khúc đàn tranh xứ Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: “ Đọc thơ Nguyễn Khoa Điềm, tôi liên tưởng đến một khúc đàn tranh của một nhạc sỹ Huế”. Theo tác giả, trong thơ Nguyễn Khoa Điềm niềm vui thì “ khoẻ khoắn, tươi lành của điệu Nam Xuân”, nỗi buồn thì “ nhẹ nhàng, sâu lắng của điệu Nam Bình” và những đoạn “ đảo phách”, “ chuyển điệu” của bản Đảo Ngũ Cung… Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào những suy nghĩ và cảm nhận của mình, phân tích và lý giải những đặc trưng thẩm mĩ đặc sắc của thơ Nguyễn Khoa Điềm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Phƣơng pháp phân tích tác giả và tác phẩm Trong luận văn, chúng tôi cố gắng bám sát tìm hiểu mối quan hệ giữa tiểu sử tác giả (tức là những hoạt động xã hội thực tiễn) với tác phẩm thi ca. Về mặt tác phẩm, chúng tôi dành nhiều cho sự cảm nhận chủ quan của mình, với tư cách là người đọc đã được đào tạo Ngữ văn. 3.2. Phƣơng pháp liên nghành giữa văn học và văn hóa. Luận văn cũng đi sâu nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ văn hóa. Nhấn mạnh sự ảnh hưởng của văn hóa vùng miền được hội tụ ở đất Huế thẩm thấu vào thơ ông. 3.3. Ngoài ra, chúng tôi có vận dụng các lý thuyết và các phƣơng pháp bổ trợ nhƣ xã hội học, thi pháp học; các phƣơng pháp, thao tác khác nhƣ phân tích – tổng hợp và so sánh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những ấn tƣợng thẩm mĩ đặc sắc về thơ Nguyễn Khoa Điềm. 4.2. Về phạm vi nghiên cứu là 4 tập thơ chính. - Đất ngoại ô (1972) - Mặt đường khát vọng (Trường ca, 1974) - Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986) - Cõi lặng (2007) Ngoài ra là các tài liệu bổ trợ về thân thế sự nghiệp, tác giả và tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm. 5. Mục đích và ý nghĩa của luận văn Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Mục đích của luận văn là phát hiện những đặc trưng thẩm mĩ đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 sắc của một phong cách thơ vừa ổn định vừa vận động nhưng cũng nhất quán trong tư duy nghệ thuật của ông. Tìm hiểu đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm là cách tiếp cận mới mẻ, có nhiều triển vọng giúp người đọc có cái nhìn thấu đáo, toàn cảnh thơ ông. Qua đó góp phần đánh giá một cách khoa học vị trí của Nguyễn Khoa Điềm trong nền thơ chống Mỹ. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1. Một cảm hứng thi ca giàu chất sử thi của tuổi trẻ khát vọng và hành động. Chƣơng 2. Một hồn thơ thấm đượm trầm tích Huế. Chƣơng 3. Một chất giọng trữ tình suy tưởng, chính luận và triết lý mang dấu ấn cá tính. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT CẢM HỨNG THI CA GIÀU CHẤT SỬ THI CỦA TUỔI TRẺ KHÁT VỌNG VÀ HÀNH ĐỘNG Sau khi tốt nghiệp Đại học, Nguyễn Khoa Điềm đã tình nguyện chọn cho mình địa bàn Thừa Thiên- Huế để sống và chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Vùng cảm hứng thi ca của ông là phong trào đấu tranh của học sinh và sinh viên đô thị vùng tạm chiếm miền Nam. Việc chọn cho mình mảng hiện thực máu lửa này khiến cho thơ Nguyễn Khoa Điềm để lại ấn tượng đặc biệt, đặc sắc và khó lẫn. Đây chính là luận đề mà luận văn nghiên cứu trong chương này. 1.1. Quan niệm nghệ thuật thi ca của Nguyễn Khoa Điềm Nguyễn Khoa Điềm xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân(Ca Lê Hiến), sau đó Nguyễn Khoa Điềm được trở về quê hương hoạt động ở chiến trường Thừa Thiên- Huế. Trong một trận càn, ông bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ suốt mấy tháng ròng. Mãi đến chiến dịch Mậu thân (1968), ông mới được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Chính thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ. Trong buổi giao lưu với công chúng yêu thơ ở Huế, Nguyễn Khoa Điềm nói một cách thành thật là ông hoàn toàn không có năng khiếu về thơ. Nguyễn Khoa Điềm làm được thơ là nhờ học hỏi, tìm tòi, khổ luyện. đặc biệt là được sống trong không khí cách mạng sôi sục của đồng bào miền Nam và tinh thần chiến đấu chống Mỹ của nhân dân cả nước. Được đào tạo ở miền Bắc, lại sớm tiếp thu một cách có chọn lọc văn học đô thị miền Nam thông qua các bạn văn như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Vàng Sao... Điều đó góp phần hình thành phong cách thơ ông ngay trong những sáng tác đầu tay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Nguyễn Khoa điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một phong cách riêng. Thơ ông nhanh chóng được dư luận chú ý và khẳng định: “ Đó là một thứ thơ trữ tình thấm đẫm chất men say khát vọng và hành động. Một thứ thơ giầu chất sử thi của một thời”.[35]. Gần đây, trong cuốn Nhà văn Việt Nam thế kỉ XX, Nguyễn Khoa Điềm đã “tự bạch”: Theo nhà thơ, những yếu tố làm nên bản chất văn chương là lời, hành động và tấm lòng. Lời không chỉ là câu thơ, lời văn mà bao hàm cả cách thể hiện, cách viết- tức là hình thức văn chương; Hành động, đó là ý tưởng văn chương thúc giục người ta hành động; Còn “ tấm lòng, đó là tâm hồn tác giả trên từng trang giấy. Có lời văn hay, có khát vọng hành động mạnh mẽ nhưng thiếu đi tấm lòng nhân hậu, cao thượng thì vẫn chưa có văn hay”. Theo ông, “ Thơ phải góp phần làm đẹp tâm hồn”. Tóm lại, với Nguyễn Khoa Điềm, thi ca là một hoạt động xã hội, hay nói đúng hơn, làm thơ tức là thể hiện khát vọng hành động. Sau hơn bốn mươi năm vừa đảm nhiệm những chức vụ quan trọng vừa cầm bút, ông đã đóng góp cho nền thơ ca nước nhà một sồ thành tựu đáng kể. Những tác phẩm Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng và Ngôi nhà có ngọn lửa ấm của Nguyễn Khoa Điềm đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và chương Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của ông đã được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn để giảng dạy trong nhà trường. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ. Trong cuốn Văn nghệ - Một thời để nhớ, cuốn sách tập hợp những lá thư của anh chị em văn nghệ sĩ miền Nam gửi miền Bắc trong những ngày kháng chiến chống Mỹ đầy khó khăn ác liệt nhưng cũng rất hào hùng và oanh liệt. Đó là những lá thư viết vội, viết dở dang ở chiến trường, giữa hai trận chống càn quyết liệt. Những lá thư như là những lá huyết thư gợi nhớ những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 nỗi niềm trong những ngày Đất Nước gian lao còn mất; những thông điệp dự báo những điều lớn lao về tương lai biểu hiện trong từng công việc của các văn nghệ sĩ, những thông tin đời thường về họ để đời sau hiểu thêm những câu thơ, dòng văn hào sảng một thời. Cuốn sách đã in một vài bức thư còn lưu gữi lại được của Nguyễn Khoa Điềm viết vào những năm 1970- 1971, gửi ra miền Bắc cho Tiểu ban Văn nghệ miền Nam và Ban phụ trách đồng hương Huế. Những bức thư mà người viết hoàn toàn không nhằm và không ngờ sau này sẽ trở thành thông điệp của một thời cho mai sau: “ Ngày 19- 9- 1970. - Nhân dịp có người ra tôi xin gửi ra Tiểu ban văn nghệ một số bài viết mới trong tháng 8- 1970... Tôi rất mừng được thư của các đồng chí đóng góp về công việc của mình. Hiện thực chiến trường thì to lớn, khả năng thì có hạn lại đang mày mò một mình, thành ra cũng rất lo lắng và sốt ruột cho mình... - Ngay trong số thơ có đây, tôi cũng thấy có một lỗ hổng. Mặt chiến đấu, mặt hi sinh chiến trường, đồng bằng, thành phố... vẫn chưa đề cập đầy đủ. Mơ ước có những bài thơ sôi sục, sắc bén giầu tính hiện thực và chiến đấu hơn nữa vẫn chưa làm được. Tôi cố lo nghĩ nhiều mặt này trong thời gian tới... Ngày 20- 3- 1971 - Sức khoẻ của tôi không thể nói là tốt, nhưng rõ ràng nó không ngăn cản tôi thiết tha sống và làm việc cho chiến trường... Ngày 29- 7- 1973 - Số bài tôi gửi ra tháng 6 có những bài chẳng hạn: Năm con ba mươi tuổi, Kính chào Tổ quốc... các anh đã nhận được chưa? Vì sơ xuất, trong bài Năm con ba mươi tuổi tôi có đưa một câu không chính xác xin các anh chị sửa cho không kỳ lắm. Câu thơ ấy là... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 - Tôi muốn viết những bài thơ thật khoẻ, thật gân guốc có nhiều hơi thở của chiến đấu hiện tại. Nhưng ước mơ đó đang đặt ra trong tình hình phải lựa chọn, tìm tòi một cách thích hợp với mình, hơn nữa tình hình đang phải chiến đấu rèn luyện thật tốt để có một cái nền tư tưởng và cảm xúc. Cho nên chỉ thực hiện ở mức độ ít ỏi, khó đáp ứng được mong đợi của người đọc Ngày 20- 3- 1971 - Kính gửi các chú trong Ban đồng hương Huế. Cháu thấy mình chưa đến lúc sử dụng số tiền nhuận bút vào việc gì cả... cháu đề nghị chuyển tất cả số nhuận bút trước nay và sau này đến Ban đồng hương. Coi đó như là một đóng góp mà mỗi người vẫn tham gia lâu nay, nhằm góp công góp của với bà con đang khổ đau ở quê nhà”. Nền thơ chống Mỹ nói chung và thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng, trước hết và chủ yếu là thơ của những người trong cuộc nói về những người trong cuộc và nói về mình. Nhà thơ và cũng là nhân vật trữ tình cùng có chung một nhu cầu bộc lộ nhân cách của mình trong các sự kiện và biến cố lịch sử. Cuộc chiến tranh lâu dài đã kéo căng toàn bộ sức lực bên trong của một dân tộc, có ảnh hưởng đến đời sống của cả cộng đồng. Chính trong trạng thái tinh thần đó cho thấy vẻ đẹp thẩm mĩ của xã hội nói chung và tố chất sử thi nói riêng của thi ca chống Mỹ. Sau hơn mười năm học tập ở miền Bắc, Nguyễn Khoa Điềm đã trở về chiến đấu và hoạt động để chắt lọc từ trong khói lửa chiến tranh, trong hi sinh mất mát những vần thơ mang âm hưởng sử thi hào hùng. Sức sống dồi dào, sự trỗi dậy kiên cường bất diệt của quê hương khắc khổ mà anh dũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới phẩm chất con người và phẩm chất thơ Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã giáp mặt với chiến tranh, cận kề với bom đạn và cái chết, đã từng xuống đường đối mặt với Mỹ Ngụy, đã từng chịu cảnh ngục tù. Nhưng những thử thách đó như lửa thử vàng, càng làm sáng tỏ lý tưởng cách mạng kiên định trong tâm tưởng nhà thơ. Thời gian hai năm gắn bó với phong trào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 học sinh sinh viên thành phố Huế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Đây là thời gian nhà thơ hoà mình vào tuổi trẻ thành phố bị chiếm đóng. Từ những “ đêm không ngủ”, những ngày “ xuống đường”, Nguyễn Khoa Điềm đã tích luỹ cho mình vốn sống và sự trải nghiệm để sau này cảm hứng thơ ca trào lên thành những bài thơ đặc sắc trong tập Đất ngoại ô: Con gà đất, cây kèn và khẩu súng, Chiếc công sự giữa lòng phố, Đêm không ngủ... và đặc biệt là thành công của trường ca Mặt đường khát vọng. Năm 1970, Nguyễn Khoa Điềm được điều về hoạt động ở vùng giáp ranh. Trong hoàn cành ấy, việc sáng tác thật khó khăn nhưng ông vẫn không nản lòng. Khát vọng sáng tạo nung nấu trong lòng và nhà thơ vừa làm công việc cơ quan vừa tranh thủ sáng tác. Nhà văn Trần Phương Trà đã nghi lại hình ảnh Nguyễn Khoa Điềm trong những ngày tháng vất vả ấy: “ Nguyễn Khoa Điềm ít nói, lặng lẽ làm việc. Nhưng bên trong cái dáng dong dỏng, gầy xanh ấy là sự suy nghĩ nung nấu, kiếm lời giải đáp cho những vấn đề mà Điềm đang băn khoăn tìm tòi. Nhiều lần vừa gùi gạo lên dốc cao, Điềm vừa lẩm nhẩm làm thơ. Một lần về đến nhà, chỉ kịp đặt gùi gạo xuống, vớ chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Điềm ngồi vào bàn ghi ngay bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ...” . Say mê, kiên trì và nhẫn nại trong công việc sáng tác, năm 1972 tập thơ đầu tay Đất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm được xuất bản đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Với Đất ngoại ô, Nguyễn Khoa Điềm đã góp một tiếng nói mới mẻ có âm sắc, có phong cách vào dàn đồng ca của thơ ca chống Mỹ. Tập thơ gồm 31 bài, tái hiện sinh động hiện thực đời sống chiến trường và thế giới nội tâm giàu rung động tinh tế, giàu xúc cảm của một nhà thơ- chiến sĩ. Chủ đề của tập thơ phong phú: tình cảm quê hương đất nước, tình mẹ, tình bạn bè, tình yêu... Và bao trùm lên tất cả là sự sôi động, náo nức của một tâm hồn thơ trẻ nồng cháy lý tưởng. Giọng thơ thiết tha, sâu lắng mỗi khi viết về mẹ, về quê hương; nhưng khi đề cập đến những vấn đề của dân tộc, thời đại thì giọng thơ lại giầu tính triết lí và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 chính luận, khiến cho những câu thơ của ông có dáng dấp tráng ca- những câu thơ báo hiệu cho sự hào sảng, phóng khoáng của trường ca Mặt đường khát vọng sau này. Trường ca Mặt đường khát vọng được viết tại khu sáng tác Trị Thiên - Huế tháng 10- 1971, trong hoàn cảnh khốc liệt dưới những căn hầm, trong khoảng yên tĩnh giữa những đợt bom. Chính trong hoàn cảnh ấy, dường như mọi cảm xúc về cuộc chiến đấu của tuổi trẻ, những trải nghiệm của nhà thơ trong thời gian hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên Huế có dịp dồn tụ, trỗi dậy mạnh mẽ, thôi thúc nhà thơ viết nên một bản hùng ca của tuổi trẻ miền Nam đấu tranh. Trường ca Mặt đường khát vọng gồm 9 chương, trong đó một số chương xuất sắc: Lời chào, Đất Nước, Xuống đường... Đặc biệt thành công là chương Đất Nước. Đất Nước đã trở thành một bài thơ có sức sống độc lập, thể hiện trọn vẹn tài năng phong cách Nguyễn Khoa Điềm. Cùng với Đât Nước của Nguyễn Đình Thi, bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm trở thành hai áng thơ đẹp nhất viết về Tổ quốc của văn học Việt Nam hiện đại. Với gần mười năm chiến đấu, làm việc và sáng tác ở chiến trường Bình Trị Thiên, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền thơ chống Mỹ hai tập thơ: Đất ngoại ô (1972) và Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974). Số lượng ấy chưa phải là nhiều, song Nguyễn Khoa Điềm sớm khẳng định một tài năng, một phong cách thơ độc đáo. Đóng góp lớn nhất của ông cho thơ ca giai đoạn này đó là cảm hứng mới mẻ về Đất Nước, về Nhân dân. Tập thơ Đất ngoại ô và trường ca Mặt đường khát vọng đã góp thêm tiếng nói sâu sắc, một phong cách riêng cho dàn đồng ca của thơ chống Mỹ. 1.2. Cảm hứng của tuổi trẻ trên Mặt đường khát vọng 1.2.1. Cảm hứng chung của thơ tuổi trẻ miền Nam chống Mỹ Trong thành công của phong trào thơ chống Mỹ, phải kể đến sự đóng góp rất lớn của thế hệ các nhà thơ trẻ. Họ có thể chiếm phần đông trong tuyển tập, có thể đứng cùng nhau trong một tập thơ chung, và số lớn lại đã có những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn