BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
KHOA NGỮ VĂN<br />
<br />
Ngô Hoa Hỷ<br />
<br />
HƯỚNG TIẾP CẬN HIỆN THỰC<br />
QUA SÁNG TÁC VĂN HỌC CỦA<br />
NGUYỄN HUY TƯỞNG<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh – 2002<br />
<br />
Lời cảm tạ<br />
<br />
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ chí tình của PGS-TS Phùng Quí Nhâm Và<br />
các thầy cô trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
Xin trân trọng cảm ơn.<br />
<br />
Ngô Hoa Hỷ<br />
<br />
3<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Lời cảm tạ .......................................................................................................................... 3<br />
MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4<br />
DẪN LUẬN ....................................................................................................................... 5<br />
1. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN: ........................................................................................... 5<br />
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: .............................................................................................................. 9<br />
3.GIỚI HẠN VẤN ĐỀ: .......................................................................................................... 29<br />
4.NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN: ........................................................... 30<br />
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ..................................................................................... 31<br />
6.KẾT CẨU CỦA LUẬN VĂN: ............................................................................................. 32<br />
<br />
CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG YÊU NƯỚC ..................................................................... 34<br />
1.1.Sự gắn kết với mảnh đất Hà Nội:.................................................................................... 34<br />
1.2.Ca ngợi những con người mang phẩm chất truyền thống: ........................................... 45<br />
<br />
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT ANH HÙNG ...................................................................... 66<br />
2.1.Nhân vật có thật trong lịch sử: ........................................................................................ 66<br />
<br />
4<br />
<br />
DẪN LUẬN<br />
<br />
1. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN:<br />
Thắng lợi vi đại của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã không chỉ mở ra trên đất nước<br />
ta một kỷ nguyên mới (kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội) mà còn kéo theo một<br />
cuộc cách mạng sâu sắc trong đời sông văn học của dân tộc, làm nảy sinh một nền văn chương<br />
mới.<br />
Tuy vẫn kế thừa những truyền thông văn chương lâu đời của dân tộc, nền văn chương mới<br />
đã tự phân biệt về bản chất với tất cả các thời kỳ văn chương trước nó bằng những đặc điểm hết<br />
sức cơ bản.<br />
Đối với các thế hệ nhà văn, bất kỳ thời đại nào, khó khăn chủ yếu của việc sáng tạo nghệ<br />
thuật, trước hết, chưa phải là công phu xây dựng điển hình trên trang sách, mà là phải phát hiện<br />
cho ra và nắm bắt được những vấn đề đặt ra của đời sống.<br />
Trong cuộc đời mới, những mặt bản chất của thời đại cách mạng hiện lên rõ ràng, kết tinh<br />
lại trong hình tượng vô số anh hùng - những con người có tính chất đặc sắc, đời sống nội tâm<br />
phong phú và hành động cao cả. Và ở tầm cao của thời đại mới, con người có được điều kiện<br />
nhìn lại quá khứ sâu sắc hơn, rộng thoáng hơn.<br />
Thế nhưng, việc phát huy thuận lợi đó được đến đâu và có những thành công đến mức<br />
nào, còn tày thuộc vào bản lĩnh của người nghệ sĩ. Bằng sự cố gắng hết mình, các cây bút văn<br />
xuôi đã có những đóng góp tích cực cho nền văn chương Việt Nam hiện đại. Họ đã ngày càng<br />
khắc phục một cách có hiệu quả những mặt non yếu và đạt được những thành tựu ngày càng<br />
lớn hơn.<br />
Trong hàng ngũ những cây bút văn xuôi như thế, tác giả Nguyễn Huy Tưởng nổi lên như<br />
một nét son đẹp đẽ với chính cuộc đời và các tác phẩm của ông, mà đã có những lức, sáng tác<br />
của ông đã trở thành “một hiện tượng văn chương”, lôi cuốn dư luận đánh giá, tranh luận.<br />
Thực ra, Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn đã nổi tiếng từ trước Cách Mạng tháng Tám.<br />
Mặc dù ông đã từng thổ lộ khát vọng thiết tha của mình trong nhật kí ghi ngày 19/12/1930:<br />
5<br />
<br />