Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)
lượt xem 4
download
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật lời thơ sịnh ca Sán Chí ở Kiên Lao - Lục Ngạn, qua đó thấy được giá trị của sịnh ca Sán Chí trong kho tàng dân ca nói chung cũng như góp phần vào việc bảo tồn vốn văn hóa, văn học này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang)
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ THẢO NGHỆ THUẬT LỜI THƠ TRONG DÂN CA SÁN CHÍ (Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên – 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRỊNH THỊ THẢO NGHỆ THUẬT LỜI THƠ TRONG DÂN CA SÁN CHÍ (Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đức Ngôn Thái Nguyên – 2013 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Đức Ngôn Nội dung đề tài nghiên cứu của luận văn chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2013 Tác giả luận văn Trịnh Thị Thảo Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức Ngôn người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo giảng dạy lớp cao học văn K19, khoa Sau đại học, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn bà Lý Thị Kẹo, người đã giúp tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 22 tháng 5 năm 2013 Tác giả Trịnh Thị Thảo Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ........................................................................................................ Lời cam đoan........................................................................................................ Lời cảm ơn ........................................................................................................... Mục lục ............................................................................................................... i MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích và yêu cầu của đề tài ....................................................................... 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát ................................................... 8 6. Bố cục của luận văn ........................................................................................ 8 NỘI DUNG........................................................................................................ 9 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DÂN CA SÁN CHÍ.......................................... 9 1.1. CHỦ NHÂN CỦA DÂN CA SÁN CHÍ....................................................... 9 1.1.1. Sơ lược lịch sử tộc người Sán Chí............................................................. 9 1.1.2. Văn hóa của người Sán Chí..................................................................... 10 1.1.2.1. Văn hóa tổ chức xã hội......................................................................... 10 1.1.2.2. Văn hóa sinh hoạt................................................................................. 12 1.1.2.3. Văn hóa phong tục ............................................................................... 13 1.1.2.4. Văn học nghệ thuật .............................................................................. 14 1.2. DIỄN XƯỚNG DÂN CA SÁN CHÍ.......................................................... 14 1.3. NỘI DUNG CỦA DÂN CA SÁN CHÍ ...................................................... 17 1.3.1. Tình yêu nam nữ ..................................................................................... 18 1.3.1.1. Tình yêu với sự gặp gỡ, nhớ thương và khát vọng hạnh phúc kết đôi... 18 1.3.1.2. Tình yêu với sự dở dang, ly biệt ........................................................... 24 1.3.2. Tình yêu quê hương đất nước.................................................................. 26 1.3.2.1. Nỗi đau xót trước cảnh quê hương bị giặc tàn phá ............................... 26 1.3.2.2. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống ........................................ 28 Chương 2. THỂ THƠ VÀ KẾT CẤU LỜI THƠ TRONG DÂN CA SÁN CHÍ.. 31 2.1. THỂ THƠ .................................................................................................. 31 i Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- 2.1.1. Sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt....................................................... 31 2.1.2. Vần thơ ................................................................................................... 33 2.1.3. Nhịp thơ.................................................................................................. 38 2.1.4. Thanh điệu .............................................................................................. 40 2.2. KẾT CẤU LỜI THƠ ................................................................................. 42 2.2.1. Kết cấu đối đáp ....................................................................................... 43 2.2.2. Kết cấu một chiều ................................................................................... 47 2.2.3. Kết cấu trùng điệp................................................................................... 48 Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ, NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA SÁN CHÍ .. 53 3.1. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ......................................................................... 53 3.1.1. So sánh ................................................................................................... 53 3.1.1.1. Cấu tạo của phép so sánh trong dân ca Sán Chí.................................... 53 3.1.1.2. Giá trị của nghệ thuật so sánh trong dân ca Sán Chí ............................. 56 3.1.2. Ẩn dụ ...................................................................................................... 60 3.1.2.1. Lối sử dụng ẩn dụ trong dân ca Sán Chí.............................................. 60 3.1.2.2. Vai trò của ẩn dụ trong dân ca Sán Chí ................................................ 62 3.1.3. Nhân hoá................................................................................................. 65 3.1.3.1. Lối sử dụng nhân hoá trong dân ca Sán Chí ......................................... 65 3.1.3.2. Vai trò của phép nhân hoá trong dân ca Sán Chí .................................. 67 3.2. NGÔN NGỮ BIỂU THỊ THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG DÂN CA SÁN CHÍ............................................................. 70 3.2.1. Ngôn ngữ biểu thị thời gian nghệ thuật .................................................. 70 3.2.1.1. Ngôn ngữ biểu thị thời gian hiện thực .................................................. 71 3.2.1.2. Ngôn ngữ biểu thị thời gian tâm lý....................................................... 74 3.2.1.3. Ngôn ngữ biểu thị thời gian đồng hiện ................................................. 76 3.2.2. Ngôn ngữ biểu thị không gian nghệ thuật.............................................. 80 3.2.2.1. Ngôn ngữ biểu thị không gian thiên nhiên............................................ 81 3.2.2.2. Ngôn ngữ biểu thị không gian sinh hoạt ............................................... 85 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 93 PHỤ LỤC ............................................................................................................ ii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân ca nói chung, dân ca của người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn nói riêng vẫn được coi là món ăn tinh thần của không ít người trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Ở Kiên Lao, những bài hát dân ca từ rất lâu đến nay vẫn được bà con gìn giữ, thể hiện, đam mê, thậm chí sáng tác ở mọi lúc, mọi nơi và trong mọi hoàn cảnh. Sức hấp dẫn của những bài dân ca (mà người Sán Chí thường gọi là sịnh ca) không chỉ ở giọng ca, nhịp hát khi xướng lên mà còn ở vẻ đẹp đa dạng của lời thơ trữ tình trong những bài thất ngôn tứ tuyệt. Người Sán Chí ở Kiên Lao sáng tạo, thể hiện hay thưởng thức văn hóa, nghệ thuật không ngoài mục đích bồi đắp và làm giàu cho tâm hồn mình song họ luôn mong muốn những sản phẩm tinh thần mang giá trị cao ấy không chỉ mãi mãi được lưu truyền mà còn được làm dày thêm, đến với nhiều người trên mọi miền của Tổ quốc. Từ thực tế trên, khi chọn nghiên cứu giá trị nghệ thuật trong dân ca Sán Chí ở Kiên Lao (Lục Ngạn, Bắc Giang), chúng tôi nhằm phát hiện cái hay, cái đẹp của lời thơ và nuôi ý thức bảo tồn vốn dân ca này của người Sán Chí. Chúng tôi cho đây là một việc làm thiết thực. Trên thực tế nghiên cứu, những giá trị nghệ thuật của dân ca Sán Chí, cho đến nay, vẫn còn là một khoảng trống trong khoa học. Các công trình nghiên cứu đi trước chưa đề cập nhiều đến vấn đề này. Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí” (Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) với hy vọng đóng góp phần nhỏ vào quá trình tìm hiểu dân ca các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân ca của người Sán Chí nói riêng. 1 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Công trình Hát dân ca – dân tộc Sán Chay – nhóm Sán Chí xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang (chủ nhiệm đề tài Nguyễn Xuân Cần, Bắc Giang, 1999) có thể xem là công trình điều tra, khảo sát, tìm hiểu ban đầu, về dân ca Sán Chí (sịnh ca) ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Trong công trình này, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc của người Sán Chí, chỉ ra những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, phong tục của tộc người này (ở Việt Nam nói chung, ở Kiên Lao nói riêng). Các tác giả Trần Văn Lạng, Nguyễn Hựu Tự có đưa vào đề tài bảng từ vựng Hán – Nôm Sán Chí, lời ca Sán Chí (nhưng không nhiều – trên 30 bài) sau khi điền dã, sưu tầm, phiên dịch (so với cuốn “Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn” sau này, số lượng bài ca ở công trình này chiếm tỷ lệ nhỏ). Ngoài ra ở mỗi phần, mỗi chương của công trình, các tác giả đều có giới thiệu khá cụ thể về các hình thức ca hát dân ca của người Sán Chí hoặc trình bày, phân tích về thực trạng hát sịnh ca của bà con ở Kiên Lao – Lục Ngạn hiện nay. Nhận xét chung nhất về sự tồn tại, phát triển của dân ca Sán Chí, Trần Văn Lạng có viết: “Dân ca Sán Chí là loại hình dân ca có từ lâu đời với các lối hát ru, hát ví, đối đáp nam nữ thể hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, con người với thiên nhiên làm cho cuộc sống thêm tốt đẹp. Loại hình dân ca này trước đây rất thịnh hành và được bà con Sán Chí hát thường xuyên mọi lúc, mọi nơi. Song hơn 20 năm nay, loại hình hát dân ca này như bị lãng quên trở nên xa lạ dần với lớp trẻ Sán Chí [4, 30]. Nhìn chung, công trình được xem là thành công bước đầu do nhóm tác giả thực hiện sau một thời gian đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo về dân ca của người Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn. Trong công trình, có thấy đưa ra một vài luận điểm về nội dung lời ca (chưa đi sâu phân tích, chứng minh), còn đặc điểm hình thức nghệ thuật lời thơ hầu như chưa được các tác giả nhắc đến. Song đề tài đã tập hợp, khái quát được những tiền đề thực tế quan trọng liên quan tới 2 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- đời sống, vốn dân ca của người Sán Chí, trên cơ sở đó chúng tôi hiểu được thêm về người Sán Chí, về đời sống của bà con và có định hướng nghiên cứu các vấn đề trong luận văn được tốt hơn. - Cuốn Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn (Nguyễn Xuân Cần – Trần Xuân Lạng chủ biên - 2003) dày hơn 1000 trang, đã khái quát được phần lời dân ca Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Các tác giả của cuốn sách sau một thời gian dài đi sưu tầm, điền dã, tìm hiểu, viết báo cáo, đã tập hợp, tuyển chọn và in sách hơn 1000 bài dân ca (gồm cả phần chữ Hán, phiên âm Hán Việt và dịch nghĩa). Chiếm một phần nhỏ trong cuốn sách là một số bài giới thiệu khái quát về dân tộc Sán Chí với những điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, các hình thức hát dân ca của tộc người này. Có thể đánh giá về công trình này như lời của các tác giả:“Chuyên luận này chưa có tham vọng nghiên cứu sâu mà chỉ ở mức độ điều tra khảo sát, sưu tầm tập hợp tư liệu về dân ca Sán Chí – Sán Chay ở Kiên Lao” [5, 7]. Tuy vậy, chúng tôi vẫn nghĩ rằng cuốn sách này là một thành công lớn, là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của nhóm tác giả người Bắc Giang. Dù chưa nghiên cứu sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của lời thơ nhưng cuốn sách đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú, quý giá về các bài dân ca Sán Chí cho những người nghiên cứu đi sau cũng như góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ vốn văn hoá, văn học cổ truyền của tộc người này. - Địa chí Bắc Giang (Bảo tàng Bắc Giang xuất bản năm 2003) là cuốn sách tập hợp các bài viết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (trong đó có thể loại dân ca Sán Chí – lĩnh vực văn học nghệ thuật) của tỉnh Bắc Giang. Tác giả Nguyễn Thu Minh khi viết về mục “Dân ca Sán Chí” đã đưa ra nhiều ý kiến, luận điểm về thể hát sịnh ca xưa nay của người Sán Chí (trong đó phân tích khá chi tiết về bốn hình thức hát sịnh ca hiện còn tồn tại: hát ban ngày, hát ban đêm, hát đám cưới, hát đổi danh). Sau khi khẳng định “Dân ca Sán Chí là một loại hình văn học dân gian truyền thống đã có từ lâu đời. Đó là một thể loại dân ca 3 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- trữ tình, một hình thức văn nghệ phong phú, hấp dẫn của người Sán Chí...” [47, 477], tác giả có đưa ra những nhận xét liên quan đến nội dung các câu hát sịnh ca như: “Sịnh ca của người Sán Chí không những là lời ca tiếng hát của thanh niên nam nữ mà còn phản ánh những tư tưởng, tình cảm, ước mơ, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân lao động…”, song chưa đi vào phân tích cụ thể ở các bài ca; hoặc nhận định thiên về cách thức sáng tạo lời thơ – mặt hình thức nghệ thuật của người Sán Chí: “Sịnh ca là những bài ca giản dị nhưng vô cùng sâu sắc. Họ mượn những hình tượng mây nước trăng hoa để nói hộ lòng người, lồng vào những hình tượng đó tình cảm sâu kín của mình. Họ muốn nhờ sự vật hay sự việc trong thiên nhiên trong xã hội nói hộ lòng mình với người bạn hát, bạn đời” [47, 482]. Nhìn chung những luận điểm Nguyễn Thu Minh đưa ra như trên (dù chưa lấy dẫn chứng minh hoạ) có thể xem là những ý kiến quý báu giúp chúng tôi có được định hướng đúng đắn khi nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí. - Trong cuốn Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam (Khổng Diễn chủ biên) – nhà xuất bản Văn hoá dân tộc – 2003, nhóm tác giả đã trình bày khá công phu, cụ thể, chi tiết về mọi mặt trong đời sống của người Cao Lan – Sán Chí (thuộc Sán Chay): điều kiện tự nhiên, dân cư, đời sống kinh tế, tổ chức xã hội, văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần... Khi nói về mảng văn nghệ dân gian (thuộc văn hoá tinh thần) các tác giả có bàn tới thể loại dân ca của người Cao Lan – Sán Chí. Trong đó có trích dẫn một số bài ca chứng minh cho các nhận định: “Lời ca nói về quê hương bản quán và đặc điểm phong cảnh quê hương...” [7, 386]... “phần lớn nội dung hát sịnh ca hay song cộ là đề cập đến tình yêu” [7, 387]. Trong bài viết, các tác giả còn nhấn mạnh tới “tính phổ biến” của lối hát sịnh ca từ xưa đến nay: “Ở người Sán Chí cũng như Cao Lan, hát song cộ hoặc sắng cộ khá phổ biến, hầu như xưa kia làng nào cũng hát” [7, 399]. Có thể nói, cuốn sách là một công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống, đầy đủ nhất về người Sán Chay (gồm Cao Lan – Sán Chí). Song về phần dân 4 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- ca, các tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra một vài khía cạnh thuộc nội dung của lời thơ mà chưa nói đến nghệ thuật trong dân ca Sán Chí. Cuốn sách đã giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện nhất về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống của người Sán Chí – Sán Chay, trên cơ sở đó chúng tôi đi sâu vào một vấn đề nghiên cứu cụ thể: nghệ thuật của lời thơ. - Trong báo cáo đề tài Sưu tầm, nghiên cứu di sản dân ca các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang – 2007 (chủ nhiệm đề tài Ngô Văn Trụ), nhóm tác giả có dành một phần cuốn sách giới thiệu về dân ca của dân tộc Sán Chí. Trong đó các tác giả đã đi sâu chỉ ra các hình thức hát dân ca hiện còn tồn tại của đồng bào. Chẳng hạn về thể hát ban ngày, các tác giả viết: “Chục cộ là thể hát đối đáp giữa nam và nữ. Lối hát này giống như hát ví của người Kinh. Sự giàu có về câu hát thường gắn liền với trí thông minh, tài ứng khẩu và việc giỏi đặt lời mời của người hát” [39, 30]. Nhìn chung, cũng như một số báo cáo, đề tài nghiên cứu về dân ca Sán Chí ở Bắc Giang trước đó, đề tài trên cũng chưa đề cập đến đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của lời thơ. - Trong cuốn Ca thư (Đỗ Thị Hảo chủ biên), các tác giả đã dành phần lớn trang sách để giới thiệu về những lời bài hát Sán Chay. Phần lời bình nội dung lời thơ và sơ lược về người Sán Chay chiếm tỷ lệ nhỏ. Song các tác giả cũng đã có những nhận định chung nhất về nội dung câu hát dân ca của người Sán Chay qua việc “phản ánh những sinh hoạt văn hoá độc đáo và rất riêng của từng tộc người…” [10, 135]... Cuốn sách đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú về các bài dân ca Sán Chay nên chưa thể đi sâu nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật của lời ca. - Luận văn Thạc Sỹ Hát xắng cọ của người Sán Chí ở Lộc Bình – Lạng Sơn – những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của Nguyễn Thị Thu Hiền (Đại học sư phạm Thái Nguyên - 2011) được triển khai thành 3 chương với các nội dung: Tiền đề, nguồn gốc, khái niệm, nội dung, nghệ thuật của hát xắng cọ... Có thể xem đây là công trình nghiên cứu khá cụ thể, chi tiết về thể hát xắng cọ 5 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- ở Lộc Bình – Lạng Sơn. Tác giả luận văn có đưa ra nhận xét về thể hát này như sau: “Trong tổng thể văn hoá dân gian của cư dân Sán Chí ở Lộc Bình, hát xắng cọ là hình thức sinh hoạt dân ca độc đáo, đặc sắc đáp ứng được nhu cầu tình cảm của người lao động miền núi” [12, 39]. Nhìn chung, luận văn đã chỉ ra và có phân tích những đặc điểm nổi bật về nội dung, nghệ thuật của những câu hát xắng cọ ở Lộc Bình – Lạng Sơn. Có thể nói, luận văn đã giúp chúng tôi hiểu biết thêm về con người Sán Chí ở miền xứ Lạng, hiểu về giá trị những câu hát dân ca của họ, đặc biệt, những đặc điểm nội dung và nghệ thuật được nêu trong luận văn sẽ là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi có được định hướng đúng đắn khi đi nghiên cứu sâu hơn về nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí (qua khảo sát tư liệu dân ca của người Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn). - Công trình dự thi giải thưởng tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2011 mang tên Phong tục cưới hỏi và nghệ thuật hát sình ca của nhóm tác giả Ngô Ngọc Ánh, Lại Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Thu Thảo (Đại học khoa học – Đại học Thái Nguyên) được hoàn thành vào năm 2011. Trong công trình này, các tác giả đã dành gần 30 trang nghiên cứu về nghệ thuật hát sình ca của người Sán Chí. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dừng lại ở sự nhận diện một số nội dung: khái niệm, nguồn gốc, phương thức diễn xướng sình ca; giá trị của câu hát sình ca trong việc gắn kết tình cảm con người, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Sán Chí... “Ngay từ khi tìm hiểu nhau, các chàng trai cô gái đã sử dụng sình ca như một thứ ngôn ngữ vừa sâu sắc vừa tế nhị của tình cảm mà không thể tìm thấy ở bất cứ một câu thơ tình nào của con người hiện đại” [1, 61]. Công trình dự thi chưa đề cập đến đặc điểm hình thức nghệ thuật của lời ca, nội dung lời ca cũng chưa được nghiên cứu chi tiết. Song nhìn chung công trình trên cũng đã cung cấp cho chúng tôi nhiều tri thức quý báu giúp chúng tôi có hướng nghiên cứu luận văn tốt hơn. Các công trình trên đây đã đạt được những thành công nhất định khi khảo sát, sưu tầm, nghiên cứu về dân ca của người Sán Chí, đồng thời đáp ứng 6 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- đuợc mục tiêu, yêu cầu đặt ra của Nhà nước về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc. Các công trình trên dù chưa nghiên cứu sâu (có công trình đã đề cập đến) về nghệ thuật lời thơ song đã giúp cho chúng tôi có nhiều kiến thức bổ ích và cung cấp phần tư liệu phong phú, quý báu cho chúng tôi khi thực hiện luận văn của mình. Trong thời gian đi điền dã tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang – nơi tập trung nhiều người Sán Chí, chúng tôi đã gặp gỡ, nói chuyện với một số nghệ nhân hát dân ca và có thu thập được thêm một số cuốn sổ chép tay các bài hát dân ca của họ. Có thể nói vốn dân ca của người Sán Chí tồn tại được đến ngày nay một phần lớn nhờ vào ý thức giữ gìn, duy trì và phát huy lời ca, tiếng hát dân tộc mình của các nghệ nhân nói riêng, của đồng bào Sán Chí nói chung. Những cuốn sổ ghi chép các bài hát (nhất là các bài hát được sáng tác thời hiện đại) của bà con ở Kiên Lao là những tư liệu quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Trong thời gian viết luận văn chúng tôi có đọc được một số bài viết đăng trên báo điện tử về dân ca của người Sán Chí ở nhiều địa chỉ song các bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược về loại hình dân ca này mà chưa đi sâu phân tích cụ thể một vấn đề thuộc nội dung hay nghệ thuật của lời thơ. 3. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này nhằm chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật lời thơ sịnh ca Sán Chí ở Kiên Lao - Lục Ngạn, qua đó thấy được giá trị của sịnh ca Sán Chí trong kho tàng dân ca nói chung cũng như góp phần vào việc bảo tồn vốn văn hóa, văn học này. 3.2. Yêu cầu của đề tài Mô tả khái quát về sịnh ca trên các phương diện diễn xướng và làm rõ những giá trị nội dung của lời thơ trong sịnh ca. Đây là nội dung phụ của luận văn. 7 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Phân tích để nêu bật những đặc sắc nghệ thuật của lời thơ trong sịnh ca. Đây là nội dung chính của luận văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những bài sịnh ca của người Sán Chí 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các bài sịnh ca của người Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 5. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu khảo sát 5.1. Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát thực địa về hát sịnh ca - Phân tích văn bản - Thống kê, phân loại - So sánh sịnh ca của người Sán Chí với dân ca trữ tình của người Kinh để làm rõ những nét đặc sắc của sịnh ca. 5.2. Tư liệu khảo sát: 1058 bài sịnh ca trong cuốn “Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao, Lục Ngạn” (Nguyễn Văn Cần, Trần Văn Lạng chủ biên, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản năm 2003) (tư liệu chủ yếu). 6. Bố cục của luận văn Mở đầu Nội dung: - Chương 1: Tổng quan về dân ca Sán Chí - Chương 2: Thể thơ và kết cấu lời thơ trong dân ca Sán Chí - Chương 3: Các biện pháp tu từ, ngôn ngữ biểu thị thời gian và không gian nghệ thuật trong dân ca Sán Chí Tài liệu tham khảo Phụ lục 8 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN CA SÁN CHÍ 1.1. CHỦ NHÂN CỦA DÂN CA SÁN CHÍ 1.1.1. Sơ lược lịch sử tộc người Sán Chí Dân tộc Sán Chí còn được gọi là dân tộc Sán Chay, Sán Chỉ, Sán Chấy, Sán Tử, Trại… Đây là một trong những dân tộc thiểu số ở nước ta sinh sống chủ yếu ở những vùng trung du và miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Về nguồn gốc của dân tộc này, đã có nhiều ý kiến đưa ra song phần lớn các nhận định đều dựa trên cơ sở thực tế tồn tại của một số tư liệu có ghi chép về sự xuất hiện, quá trình di cư của người Sán Chí qua các tỉnh thành của nước ta trước đây. Các nhà sử học, các nhà nghiên cứu văn hóa đã tìm thấy một số cuốn sách được coi là gia phả của các dòng họ Sán Chí hiện nay, từ đó định lượng khoảng thời gian xuất hiện của tộc người này. Ông Nguyễn Nam Tiến, trong bài viết của mình về người Sán Chí ở Hà Bắc năm 1974 đã công bố việc tìm được cuốn gia phả của dòng họ Nịnh ở Tiên Yên, Quảng Ninh. Trong cuốn gia phả này, có ghi năm 1743, dòng họ Nịnh đã có mặt tại Quảng Ninh. Trước đó dòng họ này đã di cư từ nơi khác đến. Theo tổng kết của Nguyễn Nam Tiến, người Sán Chí đã có mặt ở Quảng Ninh từ cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16 [35, 59-75]. Năm 1905, Revenony công bố một số tài liệu dân tộc học về khu vực Đông Bắc Bộ Việt Nam. Theo đó, ông có nói tới sự có mặt của người Sán Chí ở Việt Nam ước chừng cách đây 400 - 500 năm. Đặng Nghiêm Vạn thì cho rằng người Sán Chí xuất hiện sớm hơn các niên đại vừa nhắc chừng một thế kỷ. Dựa theo một số sách cúng hương hỏa của một số gia đình Sán Chí ở Thái Nguyên, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định: tổ tiên của người Sán Chí hiện nay đã di cư từ Trung Quốc sang nước ta vào thời nhà Minh và 9 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- thời nhà Thanh. Dưới đây xin dẫn lời của ông Nịnh Văn Lợi ở xóm Cây Đa, xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên: “Đại Minh Quốc tỉnh Quảng Đông, đạo lạc nghiệp nhân vì đại loạn giặc giã nổi lên, cướp bóc thôn hương, giết hại đồng bào, cơ nghiệp hao tàn, ăn không ngon ngủ không yên mới đem con cái cùng là tổ tông hương hỏa tiến vào rừng núi… đến đất Ai Nam tỉnh Lạng Sơn chém cây phá rừng để nuôi thân” [5, 20]. Cũng theo sách cúng hương hỏa của người Sán Chí hiện nay, ở một số xã, huyện thuộc tỉnh Bắc Giang thì người Sán Chí đã có mặt, làm ăn, sinh sống trên địa phận của tỉnh cách đây 400 năm. Như vậy, dựa trên phần lớn ý kiến của các học giả, các nhà nghiên cứu về nguồn gốc tộc người Sán Chí, có thể khẳng định: tộc người này đã có mặt ở Việt Nam cách đây 400 - 500 năm (khoảng thế kỷ 15-16) và tồn tại cho đến ngày nay. Về mối quan hệ giữa người Cao Lan và người Sán Chí, có học giả cho rằng, họ thuộc một dân tộc nhưng cũng có học giả không đồng tình với quan điểm trên. Thực tế, những ý kiến trái chiều này đã được nêu lên trong các cuộc họp hội nghị đại biểu người Cao Lan, Sán Chí ở một số địa phương như: Bắc Giang, Thái Nguyên… Song qua thực tế sinh sống, tồn tại cũng như qua nhiều lần trao đổi, bàn luận, phần lớn các ý kiến đều khẳng định: Cao Lan - Sán Chí cùng một nguồn gốc, có quan hệ dòng tộc khăng khít, tiếng nói không phân biệt nhau lắm, cách làm ăn sinh hoạt giống nhau. Vì thế, nên coi họ là một tộc người [5, 30]. Giữa Cao Lan, Sán Chí có sự thống nhất như vậy nên hai tộc người này còn được gọi bằng một tên chung là Sán Chay. 1.1.2. Văn hóa của người Sán Chí 1.1.2.1. Văn hóa tổ chức xã hội Trong sinh hoạt làng xã của người Sán Chí, mỗi thôn bản phải bầu ra một người đứng đầu gọi là khán thủ. Người được chọn làm khán thủ phải là người có uy tín, hiểu biết, giàu kinh nghiệm trong mọi hoạt động để giúp nhân 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- dân trong bản duy trì nề nếp, luật lệ, lối sống hay phong tục một cách tốt nhất. Khi cần thiết, khán thủ còn là người đại diện cho nhân dân trong thôn làm công tác đối ngoại với các cấp chính quyền trong hoặc ngoài địa phương. Ngoài khán thủ, những người như thầy cúng, thầy thuốc, ông mối cũng được bà con, nhân dân trong thôn tôn trọng, kính nể. Trong quan niệm của người Sán Chí, thầy cúng giúp mọi người diệt trừ tà ma, cầu điều thuận, sự an lành; khi mọi người bị đau ốm, sẽ cần đến thầy thuốc; còn ông mối được xem như “ông tơ bà nguyệt” kết tóc se duyên cho thanh niên nam nữ thành đôi lứa. Mỗi người kể trên đều có vai trò khác nhau trong đời sống của cộng đồng dân cư Sán Chí. Khác với phong tục của người Kinh, cách tổ chức dòng họ của người Sán Chí không chặt chẽ: không có tộc trưởng mà chỉ có người đứng đầu chi họ. Với những người cùng dòng họ, người Sán Chí không phân biệt con bác hay con chú, ai sinh ra trước sẽ được làm anh hoặc chị. Song không vì thế mà quan hệ tình cảm giữa những người cùng dòng họ trở nên xa lạ, trái lại, họ rất yêu thương và gắn bó với nhau. Trong quan hệ gia đình của người Sán Chí trước đây, người đàn ông được coi là trụ cột, giữ vai trò quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Còn người phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ phụ thuộc vào gia đình nhà chồng. Họ không được phép đi chơi đêm, trừ những khi vào dịp hội hè, hay những khi làng tổ chức hát giao lưu với người nơi khác đến. Vợ chồng gia đình người Sán Chí rất ít khi bỏ nhau. Con cái trong gia đình người Sán Chí trước khi lấy vợ lấy chồng, không được để vốn riêng. Khi bố mẹ qua đời, việc thừa kế tài sản thuộc về những người con trai. Nếu gia đình không có con trai thì người con rể nào hiếu thảo sẽ là người thừa kế tài sản đồng thời có trách nhiệm thờ cúng tổ tiên, làm ma chay cho gia đình bên vợ. Trường hợp không có con thì gia đình đó phải tìm con nuôi hoặc cháu trai nội để thừa tự, phụng dưỡng người già và lo ma chay, thờ cúng tổ tiên. 11 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- Ngày nay trước sự thay đổi của hoàn cảnh xã hội, nhu cầu đặt ra của cuộc sống, quan hệ, vai trò của mỗi thành viên trong gia đình người Sán Chí đã có sự thay đổi so với trước đây. Người phụ nữ được quyền bình đẳng, tham gia công tác xã hội như nam giới. Điều này không những giúp giải phóng người phụ nữ khỏi sự khắt khe của chế độ nam quyền cũ mà còn góp phần cải thiện, nâng cao đời sống kinh tế, hạnh phúc của gia đình và xã hội. 1.1.2.2. Văn hóa sinh hoạt Muốn duy trì cuộc sống, sự an cư lạc nghiệp, người Sán Chí cần dựng nhà để ở. Trước khi đặt móng làm nhà, chủ hộ phải xem xét kỹ về đất đai, tuổi tác, hướng nhà… Nhà của người Sán Chí xưa kia chủ yếu là nhà sàn lợp gianh và nhà đất lợp ngói với kiến trúc đơn giản. Ngày nay nhiều gia đình Sán Chí đã có điều kiện khá giả hơn xưa, họ đã dựng những ngôi nhà hai tầng, khang trang để ở. Điều này cho thấy đời sống của người Sán Chí đã khá dần lên song vì thế mà những ngôi nhà mang đặc trưng văn hóa của họ xưa kia đã không còn được gìn giữ cho đến tận ngày nay. Về cách bài trí nội thất trong căn nhà, người Sán Chí luôn thể hiện được phong tục thờ cúng (tín ngưỡng) của dân tộc mình. Trước đây trong các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, người Sán Chí chủ yếu đi bộ, mang vác, gồng gánh, địu… Người ta dễ bắt gặp hình ảnh người phụ nữ địu con lên rãy, lên nương làm ruộng, kiếm củi… mang vác những vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày. Ngày nay người Sán Chí đã có các phương tiện như xe thồ, máy gặt, máy kéo… Những vật dụng này giúp đời sống của bà con được cải thiện tốt hơn. Người Sán Chí xưa còn biết chế tạo các công cụ sản xuất như: rìu, cuốc, xẻng, hái, nong, nia… để tự phục vụ cho cuộc sống của mình. Vào những dịp lễ tết, người Sán Chí thường hay uống rượu, uống chè và một số loại nước làm từ lá rừng, mang hương vị đặc trưng của miền núi cao. Về trang phục, trước đây cả nam và nữ Sán Chí đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Trang phục của nữ giới thường nhiều hoa văn, 12 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- phức tạp hơn trang phục của nam giới. Phụ nữ Sán Chí thường mặc trang phục có kích cỡ rộng, chủ yếu là váy xòe, thuận tiện cho việc đi lại, lên nương, lên rãy, kiếm củi. Các cô, các bà, các chị dân tộc Sán Chí còn đội khăn vấn lên đầu, đeo hoa tai, đeo vòng, đeo nhẫn… cho thêm phần duyên dáng, nữ tính. Ngày nay, nơi đồng bào Sán Chí sinh sống, chỉ có những người già mặc trang phục truyền thống, còn lớp trẻ rất ít mặc. 1.1.2.3. Văn hóa phong tục Trong văn hóa tín ngưỡng của mình, người Sán Chí không thờ phật mà chỉ thờ thổ thần hay thần linh. Mỗi làng đều dựng miếu thờ. Mỗi gia đình đều có ban thờ đặt ở gian giữa, trên có ba bát hương: một bát thờ thánh, một bát thờ ông bà nội, một bát thờ ông bà ngoại. Ngoài ra, mỗi dòng họ, chi họ đều có thờ ma riêng hoặc kiêng kỵ các loài ma. Việc thờ cúng sẽ giúp cho người Sán Chí yên tâm hơn về sức khỏe, tinh thần cũng như trong lao động hàng ngày. Trong phong tục hôn nhân của người Sán Chí, người được xem như “cha mẹ đẻ thứ hai”, hay “ông tơ bà nguyệt”, se duyên kết tóc cho đôi lứa là ông mối. Từ lễ dạm hỏi, lễ báo đặt trầu đến khi trai gái tìm hiểu nhau rồi định ngày cưới, ông mối đều có mặt và đại diện cho hai bên quyết định tác hợp cho trai gái thành vợ chồng. Vì vậy cô dâu và chú rể khi đã nên duyên vợ chồng, luôn phải coi ông mối như cha đẻ của mình. Sau hôm tổ chức lễ cưới, chú rể phải trở về nhà vợ để làm lễ lại mặt và ngủ lại đó một đêm. Trong phong tục ma chay của người Sán Chí, khi gia đình có ai qua đời, người nhà phải đi mời thầy cúng về để khâm liệm cho người đã mất và xem xét ngày giờ tốt để đưa đi an táng. Người sống chỉ làm đám chay (bốc mộ) cho người đã mất khi bị thiên nhiên tác động hay bị linh hồn người mất báo ứng điều không hay. Con cháu trong gia đình có người qua đời phải để tang ba năm, không cúng tuần đầu, cúng 49 ngày, cúng 100 ngày, cúng giỗ hàng năm như người Kinh. Sau khi đoạn tang, tất cả quần áo của người mất mới được đem đi đốt. Ngoài ra, khi gia đình có tang con cháu trong nhà không được đi chơi hay tổ 13 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
- chức ăn uống, hát hò. Làm như vậy vừa để tôn trọng, vừa để tưởng nhớ đến người thân thích đã mất của mình. Cũng như người Kinh, đồng bào Sán Chí tổ chức ăn tết Nguyên Đán bắt đầu từ ngày mùng 1 tháng giêng hàng năm nhưng thời gian ăn tết thường kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Trong một năm, người Sán Chí còn tổ chức ăn tết vào những ngày mùng 3/3; 5/5; 10/10… Ngoài ra, bà con còn làm lễ lên đồng, xuống đồng vào tháng tư, tháng sáu âm lịch khi bắt đầu hoặc xong vụ cày cấy. 1.1.2.4. Văn học nghệ thuật Văn học nghệ thuật phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, tư tưởng, tình cảm của con người. Vì thế, để ghi lại những gì diễn ra ngay trong chính cuộc sống của dân tộc mình, các dân tộc ít nhiều đều có vốn văn học mang đặc trưng vùng miền và thậm chí trở thành linh hồn của dân tộc. Nếu người Ê Đê nổi tiếng với những bộ sử thi anh hùng, người Mường nổi tiếng với sử thi thần thoại, người Thái tự hào về những tác phẩm truyện thơ đậm chất trữ tình… thì người Sán Chí lại được biết đến với những bài dân ca. Dân ca của người Sán Chí lâu nay vẫn được lưu truyền bằng hình thức hát (gọi theo tiếng dân tộc thì đây là thể loại hát sịnh ca). Hát sịnh ca với sự đa dạng về nội dung và hình thức, là một nét đẹp văn hóa còn được duy trì cho đến ngày nay, thể hiện đời sống tinh thần, thế giới nội tâm phong phú, nhạy cảm của người Sán Chí. Qua câu hát sịnh ca, người dân Sán Chí có dịp giao lưu, sẻ chia, thổ lộ tình cảm và gắn bó với nhau hơn trong đời sống cộng đồng. 1.2. DIỄN XƯỚNG DÂN CA SÁN CHÍ Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, diễn xướng là hình thức biểu hiện, trình bày các sáng tác dân gian bằng lời lẽ, âm thanh, điệu bộ, cử chỉ…; diễn xướng có sự biến đổi theo thời gian. Diễn xướng các loại hình dân ca ở mỗi vùng miền có sự khác biệt về hình thức thể hiện, đặc biệt là âm nhạc. Diễn xướng sịnh ca của người Sán Chí ở Kiên Lao (Lục Ngạn, Bắc Giang) nói riêng và các vùng khác nói chung từ xưa tới nay là hát đối đáp, không có nhạc cụ đi kèm. 14 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 369 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 411 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 516 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 341 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 318 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 234 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 245 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn