intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

23
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sẽ giúp chúng ta thấy rõ vị thế của các yếu tố nghệ thuật (cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ) trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về phương diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, đồng thời đề tài cũng góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người yêu thích văn học Việt Nam hiện đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------    --------- DƢƠNG THỊ HỒNG LIÊN NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------    --------- DƢƠNG THỊ HỒNG LIÊN NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG THỜI KỲ ĐỔI MỚI CHUYÊN NG ÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S. MAI THỊ NHUNG THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Mai Thị Nhung - người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Viện Văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, song do thời gian thực hiện không nhiều, năng lực bản thân có hạn nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để được học hỏi, rút kinh nghiệm cho các công trình sau. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Dương Thị Hồng Liên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 7 4. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 7 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 8 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 8 NỘI DUNG Chƣơng 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới ................................................................................................ 9 1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật............................................................................... 9 1.2. Những yếu tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng ....................... 10 1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn ................ 10 1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới ............................. 13 1.3. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn K háng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới ............................................................................................15 1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống .................................................................................. 15 1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá truyền thống .................................................................................................. 28 Chƣơng 2. Giọng điệu nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới ................................................................................................. 46 2.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật .......................................................................... 46 2.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng ........................................................................................................ 48 2.2.1. Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng ...................................................... 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 2.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận ...................................................................... 59 2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm ................................................................ 67 2.2.4. Giọng điệu thương cảm, xót xa .................................................................. 74 Chƣơng 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới ....................................................................................... 80 3.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................................ 80 3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Ma Văn Kháng............................................. 82 3.2.1. Ngôn ngữ dung dị đời thường tươi rói sự sống........................................ 83 3.2.2. Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm giản dị mà trong sáng .............................. 98 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có công đầu tiên mở đường cho sự nghiệp đổi mới văn học. Vào những năm đầu 80 của thế kỷ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã "nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật", từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học. Ông cũng là một trong số các nhà văn Việt Nam hiện đại sáng tác thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng tiểu thuyết, truyện ngắn, Ma Văn Kháng không ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngòi bút Ma Văn Kháng khiến ông luôn gặt hái được những thành tựu đáng kể. 1.2. Toàn bộ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nhìn chung được sáng tác theo hai mảng đề tài lớn với hai cảm hứng chủ đạo: Đề tài về dân tộc miền núi với cảm hứng sử thi và đề tài về thành thị với cảm hứng thế sự đời tư. Trong đó có những tác phẩm được giải thưởng trong nước, quốc tế và được dịch ra tiếng nước ngoài như: Truyện ngắn Xa phủ đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn của Tuần báo Văn nghệ 1967 - 1968, tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995, giải cây bút vàng cho truyện SanChaChải trong cuộc thi truyện ngắn và ký 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài Mùa lá rụng trong vườn được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1984, Ma Văn Kháng còn vinh dự nhận được giải thưởng văn học Đông Nam Á (1998) và giải thưởng Nhà Nước về văn học nghệ thuật (2001). Với những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định vị thế của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại. 1.3. Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng và các tác phẩm của ông. Nhưng hầu hết là những đánh giá, nhận định chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật, thậm chí là khen chê một tác phẩm hoặc một khía cạnh nào đó của tác phẩm ngay khi nó ra mới ra đời. Với các công trình nghiên cứu công phu như các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy đã hướng vào những khía cạnh chuyên biệt như: kiểu nhân vật, đặc trưng cuả thể loại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 2 cảm hứng nghệ thuật hoặc những dấu hiệu đổi mới văn học qua sáng tác của ông và một số nhà văn tiêu biểu cùng thời, nhưng việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng từ góc độ cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật để thấy sâu sắc hơn quan niệm của nhà văn về hiện thực cuộc sống và con người trong một giai đoạn phát triển đầy phức tạp của xã hội thì vẫn còn bỏ ngỏ. Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới làm đề tài nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề này sẽ giúp chúng ta thấy rõ vị thế của các yếu tố nghệ thuật (cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ) trong việc thể hiện tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Từ đó khẳng định đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng về phương diện sáng tạo nghệ thuật tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, đồng thời đề tài cũng góp phần làm tư liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và những người yêu thích văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Ma Văn Kháng là một trong số những nhà văn có đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới văn xuôi giai đoạn sau 1975. Một trong những đóng góp ấy là sự đổi mới về cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật. Ông "đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong lao động sáng tạo nghệ thuật". Ngay từ khi truyện ngắn Phố cụt ra đời (1959) và đặc biệt là những tác phẩm xuất hiện trong giai đoạn đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã được đông đảo dư luận, độc giả và các nhà phê bình quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu, phê bình của các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu như: Giáo sư Phong Lê, Lã Nguyên, Tô Hoài, Trần Đăng Xuyền, Nguyễn Bích Thu đã được đăng tải trên nhiều sách báo và tạp chí… Để phục vụ cho những vấn đề mà đề tài nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu ý kiến của những người đi trước về cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật. 2.1. Về cái nhìn nghệ thuật Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới đã thật sự gây được sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông đảo độc giả cũng như giới nghiên cứu, phê bình văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 3 và đã trở thành hiện tượng văn học một thời. Các tiểu thuyết Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Côi cút giữa cảnh đời... đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi làm cho đời sống văn học đương đại trở nên phong phú và đa dạng hơn. Tác giả Trần Đăng Xuyền, trong bài viết Một cách nhìn cuộc sống hôm nay đăng trên báo Văn nghệ số 15 - 19 - 1983 đã đưa ra nhận định xác đáng về tiểu thuyết Mưa mùa hạ: "Giá trị của Mưa mùa hạ không chỉ là chỗ mạnh dạn lên án cái tiêu cực mà chủ yếu là xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn trước những cái xấu, trước những bước cản đi lên Chủ nghĩa xã hội". Sau Mưa mùa hạ, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Trong cuộc hội thảo về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn do Câu lạc bộ Báo Người Hà Nội và Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn, nhà lý luận phê bình đã có nhiều ý kiến đánh giá về những thành công cũng như những hạn chế của tác phẩm. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định: "Mùa lá rụng trong vườn biểu hiện cho xu thế văn học đang vươn tới những vấn đề cốt yếu"; Hoàng Kim Quý lại nhấn mạnh: "Tác giả Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình với mỗi người". Nói về cái nhìn của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, trong bài viết: "Đọc Đám cưới không có giấy giá thú" của Lê Ngọc Y, tác giả đã nhận thấy "Bằng cách nhìn tinh tế vào hiện thực đời sống tác giả đã mô tả những người giáo viên sống và làm việc gặp quá nhiều khó khăn. Những vui buồn của thời thế đã phản ánh vào những trang tiểu thuyết trở nên sống động". Từ đó, tác giả nhấn mạnh Ma Văn Kháng "đã có cái nhìn hiện thực, tỉnh táo nên không bị thói xấu, cái bất bình thường vốn nảy sinh trong xã hội đang vận động lấn át, hoặc chỉ thấy một chiều này u ám mà không thấy chiều khác đầy nắng rực rỡ". Cùng với ý kiến đó, tác giả Lê Thanh Hùng cũng đưa ra nhận xét: "Có lẽ Ma Văn Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá chính xác về hiện thực đời sống đương thời - cái xấu, cái ác vẫn tồn tại, hoành hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 4 và sinh sôi trong đời sống, còn cái thiện, cái tốt mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có thể chiến thắng" [12,77]. Đến với tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời (1998) - tác phẩm mà nhà văn tâm đắc nhất, đã có không ít ý kiến xung quanh tác phẩm. Giáo sư Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người - Nhà xuất bản Văn hoá thông tin năm 1989 cho rằng: "Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nó thật lạ, anh lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu tốt lành. Có thể nói, đó là hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn dành cho nghệ thuật và dường như cũng chỉ có nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới có thể làm nổi"… Nhận xét về cái nhìn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới, nhìn chung các tác giả đã thấy rõ cái nhìn tiến bộ, mới mẻ của nhà văn. Tuy nhiên, đây chỉ là những nhận xét lẻ tẻ trên các công trình của các nhà nghiên cứu. Chúng tôi thấy vấn đề này cần phải nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn. 2.2. Về giọng điệu nghệ thuật Trong quá trình sưu tầm tài liệu tham khảo chúng tôi nhận thấy, có những công trình nghiên cứu, những ý kiến đánh giá liên quan đến khía cạnh này như trong bài viết Mùa lá rụng trong vườn và những vấn đề của đời sống gia đình hôm nay (Báo phụ nữ Việt Nam số 17 - 1986) tác giả Trần Bảo Hưng nhận xét: "Về mặt bút pháp, qua tác phẩm này, Ma Văn Kháng bộc lộ thêm một số sở trường mới; khả năng biện giải, triết lý, phân tích một cách khúc chiết thông minh" Nghiên cứu về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú (1989), tác giả Mai Thục cho rằng: Đám cưới không có giấy giá thú có tính luận đề về mối quan hệ giữa những giá trị văn hóa với đời sống của con người; Vũ Dương Quý với bài viết Phải chăng đời là một vại dưa muối hỏng?...đặc biệt là cuộc hội thảo về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú do báo Văn nghệ tổ chức ngày 11- 1- 1990 với sự tham gia đông đảo của các nhà văn, nhà lý luận phê bình nổi tiếng đã đánh giá khái quát và bổ ích, lý thú về giá trị đích thực cũng như những hạn chế của tác phẩm trên mọi phương diện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 5 Khi bàn về Ma Văn Kháng với Côi cút giữa cảnh đời trong Vẫn chuyện Văn và Người, Giáo sư Phong Lê tiếp tục nhận xét: "Truyện ngắn Ma Văn Kháng quả là một hiện tượng nổi bật trong văn học những năm 90, tuy vẫn chỉ một giọng điệu nhưng không gây nhàm tẻ. Biết thế trước rồi mà vẫn ham đọc. Một giọng điệu vẫn là nằm trong trong mạnh ngầm tuôn chảy từ một nguồn chung của nền truyện ngắn hiện đại. Rõ ràng Ma Văn Kháng vẫn chưa tách ra được thật rõ một lối riêng, nhưng vẫn không bị nhoè mờ trong diện mạo chung đó… Côi cút giữa cảnh đời đối với tôi, đó là một cuốn sách đọc không thôi cảm động và đầy ấn tượng. Trên hai trăm trang sách, đọc một thôi, không có gì khúc mắc, tất cả đều dễ hiểu, tưởng như không có nghệ thuật… Cuốn sách của Ma Văn Kháng ai đọc cũng hiểu, đọc một lần là hiểu, và xem ra cũng chỉ một tầng nghĩa thôi. Ấy vậy mà, tôi lại nghĩ, đó mới là hoặc vẫn là nghệ thuật đích thực". Về các luận văn, luận án tiến sĩ chúng tôi thấy luận văn cuả Phạm Mai Anh (1997) - Đặc điểm truyện ngắn Ma Văn Kháng; Lê Thanh Ngọc (2004) - Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975; Đỗ Phương Thảo (2006) - Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng… Đây là những công trình đã nghiên cứu và có những nhận xét, đánh giá khá sâu sắc, khách quan một số khía cạnh về phương diện nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng và là những gợi ý vô cùng quan trọng cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi. 2.3. Về ngôn ngữ nghệ thuật Với sự đóng góp của mình về thể loại tiểu thuyết, Ma Văn Kháng được coi là một trong những người có thành tựu đáng kể trong quá trình đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong sự sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là sự sáng tạo về ngôn ngữ. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong bài viết Một vài suy nghĩ khi đọc Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, tác giả Vũ Thị Oanh đã cho rằng: "Côi cút giữa cảnh đời - cuốn sách viết theo đề nghị cho lứa tuổi sắp vào đời, không đề cương, không hợp đồng, được xuất bản bởi sự hợp tác của Nhà xuất bản Kim Đồng và Nhà xuất bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 6 Văn học là một cuốn sách như thế… Đặc biệt, viết cho lứa tuổi sắp vào đời nhưng tác giả không hề né tránh cái xấu, cái ác; những yếu tố tồn tại khách quan làm rõ thêm bức tranh cuộc sống với những cuộc đấu tranh thể hiện ở nhiều bình diện, sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác... Tất cả được thể hiện bằng ngòi bút mềm mại, uyển chuyển, ngôn ngữ hóm hỉnh, phong phú sắc màu: kết cấu có hậu kiểu truyện cổ dân gian của tác giả Ma Văn Kháng". Khi bàn về tác phẩm Ngược dòng nước lũ theo tác giả Hồ Anh Thái, "Ngược dòng nước lũ chứa đựng những điển tích được gài cắm cẩn thận, khi được huy động đã chuyển tải được những gửi gắm của tác giả từ trong chiều sâu suy tư ra bên ngoài, trong một khoảng không gian mở rộng nhiều chiều kích. Nếu không có công dụng tài hoa ấy, cuốn sách ấy chắc khó đọc với những tranh giành đấu đá đầy công thức". Nghiên cứu tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn tác giả Trần Cương đã đưa ra nhận định: "Nghệ thuật viết tiểu thuyết của Ma Văn Kháng đã có bề dày, kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ và ở tác giả đã có định hình rõ nét phong cách nghệ thuật của mình". Gần đây còn có những công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như luận văn Thạc sĩ của Lê Thanh Hùng (2006) - Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đầu Đổi mới (Giai đoạn sáng tác 1980 - 1989); Lê Minh Chung (2007) - Tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới; Đỗ Thị Thanh Quỳnh (2006) - Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết cuả Ma Văn Kháng; và luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thi Huệ (2000) - Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn... Từ việc tìm hiểu các bài viết, công trình nghiên cứu sáng tác của Ma Văn Kháng ở từng khía cạnh cụ thể có liên quan đến những vấn đề mà luận văn nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới ít nhiều đã được tìm hiểu, đề cập đến. Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ dừng lại ở những ý kiến, nhận định có tính khái quát, tổng hợp. Mặc dù vậy, trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 7 mức độ nhất định, các tài liệu kể trên sẽ là những gợi ý, định hướng, là nguồn tư liệu quý báu và cần thiết cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Vì thời gian có hạn, luận văn không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng mà chỉ tập trung vào 3 vấn đề đặc sắc: Cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới của Ma Văn Kháng. Trong quá trình nghiên cứu những vấn đề đặt ra, chúng tôi tập trung vào một số tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn như Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời, Đám cưới không giấy giá thú, Chó Bi- đời lưu lạc và Ngược dòng nước lũ. Tuy nhiên, để thấy rõ sự chuyển hướng trong nghệ thuật của nhà văn, chúng tôi có đề cập đến sáng tác của nhà văn trước đổi mới và có so sánh với những nhà văn khác. 4. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ những vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới" nhằm hướng tới mục đích cụ thể như sau: 4.1. Cảm thụ tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới một cách sâu sắc hơn, đồng thời chỉ ra được những nét đặc sắc riêng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, từ đó góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật Ma Văn Kháng. 4.2. Nâng cao khả năng cắt nghĩa, lý giải, truyền thụ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy tác phẩm của Ma Văn Kháng ở trường THPT. 4.3. Chỉ ra yếu tố chi phối thế giới nghệ thuật của Ma Văn Kháng, qua đó khẳng định mối quan hệ thống nhất hữu cơ giữa các yếu tố nổi trội: cái nhìn, giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật Ma Văn Kháng. Khẳng định sự đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng trên thi đàn văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thống kê, khảo sát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 8 - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - Phương pháp khái quát, tổng hợp 6. Đóng góp của luận văn - Góp thêm tiếng nói mới về phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đương đại, cũng như có cái nhìn toàn vẹn về quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. - Khẳng định những thành tựu và đóng góp to lớn của Ma Văn Kháng trong nền văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. - Ở một mức độ nào đó, luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học ở trường PTTH và Đại học cũng như người yêu thích văn học Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai 3 chương: Chương 1. Cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới Chương 2. Giọng điệu nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới Chương 3. Ngôn ngữ nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT CỦA MA VĂN KHÁNG TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật Chúng ta đã biết, cái nhìn là một năng lực tinh thần đặc biệt của con người, qua cái nhìn người ta "có thể thâm nhập vào sự vật, phát hiện ra đặc điểm của nó mà vẫn ở ngoài sự vật, bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật". Do đó, cái nhìn được vận dụng muôn vẻ trong nghệ thuật và là một vấn đề dặc biệt quan trọng, đối với một nhà văn có tư tưởng và sự sáng tạo không thể không có cái nhìn nghệ thuật. Khrápchencô trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học đã nhận xét: "Chân lý cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ" [106]. Bởi qua cái nhìn mỗi nhà văn mới tìm ra chất liệu để sáng tác và sáng tạo nghệ thuật. Những nhà văn có tài là những nhà văn nhìn thấy cái mà người khác không thấy hoặc khó thấy. Nhận thấy tầm quan trọng của cái nhìn nghệ thuật, nhà văn Pháp M.Proust có nói: "Đối với nhà văn cũng như đối với hoạ sĩ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn". Như vậy là, các nhà nghiên cứu lý luận và sáng tác nghệ thuật đều khẳng định vai trò đặc biệt của cái nhìn trong sáng tạo nghệ thuật dù ở bất cứ lĩnh vực nghệ thuật nào. Khi nghiên cứu về cái nhìn, Giáo sư Trần Đình Sử cho biết "Cái nhìn được thể hiện trong tri giác, cảm giác, quan sát, do đó nó có thể phát hiện ra cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi... Đó là một cái nhìn bao quát của người nghệ sĩ" [59,130]. Vậy cái nhìn đó được hình thành từ đâu? và nó được thể hiện trong sáng tác của nhà văn như thế nào? Cái nhìn nghệ thuật được hình thành từ trong quá trình tập trung năng lực tinh thần đặc biệt của nhà văn trước thực tiễn của cuộc sống. Khi nhà văn có cái nhìn sâu sắc, bao quát thì nó sẽ mở ra khả năng nhìn thấy rõ tính cách, quan hệ của con người và còn thấu hiểu được các mối liên hệ giữa những hiện tượng phức tạp của hiện thực. Sự nhận thức, vốn sống của nhà văn về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 10 thế giới được thể hiện chủ yếu trong cái nhìn nghệ thuật. Trong sáng tác của nhà văn, cái nhìn nghệ thuật được thể hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua các chi tiết, sự kiện và chi phối thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Cũng trong cuốn Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Khrápchencô đã phát biểu rằng: "Một nhà văn tài năng có thể tích luỹ những kiến thức lớn có liên quan tới phạm vi này hay phạm vi nọ của cuộc sống, có thể là một con người hiểu biết trong lĩnh vực này hay một lĩnh vực khác, song nếu thiếu một nhãn quan rộng rãi về cuộc sống thì anh ta sẽ đâm ra bất lực trong việc khám phá ra cái chủ yếu trong hiện thực" [15]. Qua đó có thể thấy, cái nhìn nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc phản ánh và khám phá hiện thực. Như vậy, trong nghệ thuật, chân lý cuộc sống không thể tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật của người nghệ sỹ. Thực tế sáng tác, mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng, độc đáo biểu hiện trong thế giới nghệ thuật của mình. Chính cái nhìn ấy đã góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật cuả nhà văn. 1.2. Những yếu tố tạo nên cái nhìn nghệ thuật của Ma Văn Kháng 1.2.1. Tố chất thông minh sắc sảo và cá tính sáng tạo của nhà văn Ma Văn Kháng sinh ngày 01 tháng 12 năm 1936, tên thật là Đinh Trọng Đoàn, người dân tộc Kinh, quê gốc ở Phường Kim Liên, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, nay ở Quận Ba Đình - Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình hiếu học, Ma Văn Kháng được bố mẹ rất quan tâm đến chuyện học hành. Vốn có tố chất thông minh cùng với năng khiếu và sự ham tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật ông đã thành công trên con đường sự nghiệp. Ông được đánh giá là một trong những "cây bút văn xuôi lực lưỡng" của văn học Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX. Là một chàng trai Hà thành chính hiệu nhưng Ma Văn Kháng có một thời gian khá dài sống ở miền núi Tây Bắc. Ma Văn Kháng đã từng tham gia quân đội từ tuổi thiếu nhi và được cử đi học ở Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc. Năm 1960, ông vào học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Ma Văn Kháng lên dạy học ở Lào Cai và đã lần lượt trải qua nhiều cương vị công tác. Ông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 11 đã từng làm giáo viên dạy Văn, hiệu trưởng trường cấp 2, cấp 3 phổ thông Lào Cai, về sau ông được Tỉnh uỷ Lào Cai điều về làm thư ký cho Bí thư Tỉnh uỷ, rồi làm phóng viên, Phó tổng biên tập báo Đảng bộ Tỉnh. Suốt 20 năm gắn bó với mảnh đất Tây Bắc, Ma Văn Kháng am hiểu lối sống, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số. Cái tên Ma Văn Kháng phần nào đã nói lên tình yêu thương mà ông dành cho mảnh đất giàu tình nghĩa ấy. Từ trong tâm khảm, nhà văn đã coi Tây Bắc là quê hương thứ hai của mình. Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, từ năm 1976 đến nay, Ma Văn Kháng về sống và công tác tại Hà Nội. Ông từng làm Tổng biên tập, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Đến tháng 3 năm 1995, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Đảng - Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam khoá IV, trưởng ban sáng tác của Hội và là Tổng biên tập Tạp chí Văn học nước ngoài. Ở cương vị công tác nào, ông cũng là người dễ mến, sống chan hoà với mọi người. Trải qua gần năm mươi năm cầm bút, Ma Văn Kháng đã chứng tỏ khả năng tung hoành ngòi bút của mình trên nhiều lĩnh vực và đề tài khác nhau. Đức tính kiên trì, tố chất thông minh của nhà văn đã giúp ông trong việc tìm tòi nghệ thuật biểu hiện và mạnh dạn phanh phui trực diện những vấn đề phức tạp, gai góc của đời sống hiện tại. Sau nhiều năm miệt mài tâm huyết với sáng tạo nghệ thuật cho đến nay, Ma Văn Kháng đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại gần 20 truyện ngắn, 10 tiểu thuyết và 8 tập truyện viết cho thiếu nhi. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ và bề thế, cùng với chất lượng nghệ thuật trong từng trang viết của mình, Ma Văn Kháng đã khẳng định vị trí xứng đáng trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Ở những sáng tác thời kỳ đầu người ta có thể thấy ngay chỗ mạnh và cũng là đặc điểm trong các sáng tác của Ma Văn Kháng là tính chất tập trung đề tài và nội dung phản ánh cuộc sống của con người miền núi. Đây chính là "đặc khu" mà Ma Văn Kháng đã dồn tâm, dồn sức trong suốt cuộc đời trai trẻ của mình. Có thể nói cùng với nhà văn Tô Hoài - người đặt nền móng xây dựng nền văn học viết về đề tài miền núi, Ma Văn Kháng đã góp sức mình khẳng định tầm cao mới trong những sáng tác viết về đề tài miền núi của nền văn học hiện đại Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 12 Ma Văn Kháng đã từng tâm sự "Có sự tương hợp giữa thành nhân và đắc đạo văn chương". Chặng đường dài mấy chục năm qua của Ma Văn Kháng đã chứng minh cho sự tương hợp ấy. "Tự rèn luyện mình để viết văn. Viết văn để tự rèn luyện mình" chu kỳ chuyển đổi đó không ngừng vận hành trong cuộc sống hàng ngày của Ma Văn Kháng. Từ một Đinh Trọng Đoàn ngơ ngác giờ đây đã trở thành nhà văn Ma Văn Kháng được bạn đọc mến mộ. Hàng ngàn trang sách của ông quện đặc tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống. Trải qua nhiều môi trường công tác, giữ nhiều chức vụ khác nhau, Ma Văn Kháng đã phát huy mọi khả năng của mình để quan sát cuộc sống ở nhiều góc cạnh. Làm việc không mệt mỏi sau mỗi chuyến đi, Ma Văn Kháng lại chắt lọc lại từng mẩu nhỏ của cuộc đời để tái hiện vào trong tác phẩm của mình. Bởi vậy, nhiều người đọc tác phẩm của Ma Văn Kháng cứ ngỡ rằng tác giả viết cho mình - Ma Văn Kháng là "nhà văn của mình". Đến với văn học bắt đầu bằng thể loại truyện ngắn, được người đọc yêu mến qua những tập truyện ngắn đặc sắc, nhưng Ma Văn Kháng chưa hài lòng với phạm vi phản ánh của thể loại này. Ông nhận ra rằng: "Chỉ có tiểu thuyết viết theo quy luật sáng tạo nghệ thuật mới cho phép tôi chuyển hoá khối lượng vốn sống khá dày dặn sau nhiều năm tích luỹ, cho phép tôi phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, cho phép tôi gửi gắm vào đó những suy nghĩ, những tình cảm, những kinh nghiệm của cá nhân tôi" [30]. Như vậy, có thể thấy Ma Văn Kháng đã biến tất cả những cái mà mình đã thu lượm được, thành năng lượng tâm hồn và trào chảy ra đầu ngọn bút để tạo dựng cho mình một cái nhìn riêng đầy phong cách của một cây bút hiện thực, cảm thương, từng trải, tinh tế, gan ruột mà đằm thắm. Nằm trong dòng chảy của văn học thời kỳ Đổi mới, các sáng tác của Ma Văn Kháng cũng có những thay đổi đáng kể với những bước đột phá về tư duy nghệ thuật. Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập kỷ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự đời tư. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thánh thần. Ông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 13 quan tâm, phản ánh đến số phận con người trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó… Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các nhà văn, kể cả những nhà văn luôn gắn mình với đô thị. Thách thức đó còn lớn hơn đối với một nhà văn có thời gian lâu dài sống xa nơi phố phường, đô hội như Ma Văn Kháng. Nhưng bằng tài năng, bằng sức sáng tạo và cả tấm lòng của mình, Ma Văn Kháng đã thổi vào văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới một luồng sinh khí mới với cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hôm nay. 1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi năm 1975 đã đưa đất nước và nhân dân ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi tiếng súng đã thật sự chấm dứt, thì hậu quả nặng nề của ba mươi năm chiến tranh chống Pháp và Mỹ vẫn để lại những ảnh hưởng của nó, vì thế thời kỳ hậu chiến vốn đã khó khăn lại càng khó khăn. Công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết cả trong nhận thức lẫn và thực tiễn, bên cạnh đấy là tình trạng suy thoái về kinh tế, tệ nạn xã hội phát triển… Để đưa đất nước thoát ra khỏi cơn khủng hoảng và tình trạng bế tắc đó, Đảng ta đã lựa chọn con đường đổi mới, có thể nói đây là con đường phát triển tất yếu, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã kêu gọi "Đổi mới tư duy" trên tất cả mọi phương diện và "Nhìn thẳng vào sự thật". Sự đổi mới ấy đã đem đến cho văn học một không khí mới - không khí dân chủ hoá, nói như PGS Nguyễn Văn Long "Dân chủ hoá đã thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ bình diện của đời sống văn học" [42]. Các nhà văn được viết những gì họ nhìn thấy, cảm thấy kể cả những mặt trái của đấu tranh, mặt trái của cuộc sống. Có thể nói, dân chủ hoá đã tạo điều kiện cho văn học đề cập đến hiện thực trong và sau chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh. Các nhà văn đã nhấn mạnh tư tưởng tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật vì "Sự thật luôn luôn là linh hồn của nghệ thuật chân chính" [43]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 14 Thực tế công cuộc đổi mới của văn học diễn ra không hoàn toàn đơn giản một chiều mà hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng cũng chính điều này lại làm cho đời sống văn học sau Đại hội Đảng VI trở nên náo động hơn. Xét cho cùng, yếu tố quan trọng nhất để quá trình đổi mới văn học thành công là cái tâm trong sáng và trách nhiệm của người cầm bút. Nói như Hà Xuân Trường: "Đổi mới văn học, điều quan trọng nhất, quyết định là cái nhìn và cái tâm của lòng trong sáng nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ và chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Không có những cái đó thì không có đổi mới" [dẫn theo72,27]. Xuất phát từ một cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ này cũng có những thay đổi cơ bản về phương diện nghệ thuật. Từ chỗ lấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết đã hướng vào tâm hồn, tính cách số phận con người để soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội. Cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết có những bước chuyển biến rõ rệt, tiểu thuyết đã trở thành thể loại đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn học. Đây chính là thể loại thích hợp, uyển chuyển và giàu khả năng nhất trong việc bám sát hiện thực cuộc sống và khám phá số phận, tính cánh con người. "Con mắt" tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những vấn đề xã hội và bề sâu với từng số phận con người. Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn... Ông đã dũng cảm tiên phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Đúng như đánh giá của PGS - TS Lã Nguyên "Trước làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn…đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý. Hứa hẹn khả năng đổi mới văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản" [49,158]. Sự đổi mới trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung đều bắt đầu bằng cái nhìn nghệ thuật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 15 1.3. Cái nhì n nghệ thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới 1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống Khi chuyển hướng ngòi bút sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng tiếp cận một hiện thực phong phú, ngổn ngang, bộn bề, phải trái trắng đen lẫn lộn, xen cài trong đó biết bao biến động. Quả thực, nhiều chục năm nay, khi nói đến hiện thực trong văn học bên cạnh những mặt tích cực, phấn chấn hào hùng luôn được các nhà văn miêu tả một cách hào phóng, thì những mảng tối, những bóng đen nhiều khi còn quá gượng nhẹ, hoặc né tránh. Trong khi cái xấu, cái ác không biết từ lúc nào từ bóng tối đã lấn dần ra ánh sáng và biết bao con người lao động lương thiện đã lâm vào đau khổ, thậm chí tuyệt vọng. Cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… Ma Văn Kháng đã "vục" vào cái sự thật tối tăm, oan khổ trong hầu hết các sáng tác của mình. Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nay trở về cuộc sống đúng với quy luật bình thường của nó, nhưng thực tế đó không hề diễn ra bình yên. Vốn đã quen với đời sống trong chiến tranh, nơi chỉ có mục tiêu duy nhất là đấu tranh giành độc lập tự do, giờ đây trước cuộc sống mới con người trở nên bỡ ngỡ, khó bề hoà nhập ngay được với cơ chế mới, hoàn cảnh sống mới. Đời sống của nền kinh tế thị trường lúc này là một thứ thuốc thử về năng lực và phẩm hạnh con người. Con người phải đứng trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống mà cuộc đấu tranh với chính bản thân là cuộc đấu tranh nhiều cam go nhất. Thử thách này không chỉ diễn ra với đại bộ phận người dân mà còn diễn ra ngay trong bộ máy chính quyền, quản lý Nhà nước. Trước thực tế không ít những kẻ được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý, giúp đỡ nhân dân đã thừa cơ hội "đục nước béo cò", đục khoét của Nhà nước, chèn ép, hành hạ những người dân lương thiện, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng đưa hiện tượng đó lên từng trang sách của mình. Với cái nhìn sắc sảo và mới mẻ nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống ở tầm vĩ mô để phát hiện nguyên nhân của sự thật đau lòng đấy chính là sự bất cập trong việc lựa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2