Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu nghệ thuật tự sự qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan hệ với gia đình và xã hội, qua đó khẳng định loại tiểu thuyết hướng về đời tư của con người gắn bó với các thế hệ trong gia đình và đặt trong bối cảnh xã hội nước ta mà nó tồn tại và có khả năng đặt ra được nhiều vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh sâu sắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------- NGUYỄN THỊ THẤM NHÂN VẬT THIẾU NHI QUA HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THIỆN Thái Nguyên, 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, quý thầy cô khoa Ngữ văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên và quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt là Sở Giáo dục và Đào tạo Tuyên Quang; Ban giám hiệu, giáo viên dạy Ngữ văn cùng toàn thể các em học sinh của trƣờng THPT Xuân Huy - huyện Yên Sơn - tỉnh Tuyên Quang đã tận tình hợp tác giúp đỡ tôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện - ngƣời thầy hƣớng dẫn Luận văn đã tận tình giúp đỡ tôi về tri thức, phƣơng pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn nhà văn Ma Văn Kháng cùng bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thấm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả nghiên cứu khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn nhƣng những nội dung nghiên cứu của tôi không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Những trích dẫn tài liệu đã đƣợc sử dụng trong Luận văn là đúng sự thật và đƣợc trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản, công bố. Các giải pháp nghiên cứu nêu trong Luận văn đƣợc rút ra từ những cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tiễn, trong quá trình học tập và giảng dạy. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Thấm Xác nhận Xác nhận của khoa chuyên môn của ngƣời hƣớng dẫn khoa học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS : Giáo sƣ TS : Tiến sĩ PGS : Phó giáo sƣ Nxb : Nhà xuất bản THPT : Trung học phổ thông H : Hà Nội tr : trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iii MỤC LỤC .............................................................................................................. iv MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 8 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 8 7. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 9 8. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 9 NỘI DUNG ......................................................................................................... 10 CHƢƠNG 1. BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG .............................................................................................................. 10 1.1. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại ........ 10 1.1.1. Khái niệm về đề tài .................................................................................... 10 1.1.2. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ...................................................................... 11 1.1.2.1. Đời sống thiếu nhi trong gia đình ........................................................... 12 1.1.2.2. Đời sống thiếu nhi trong học đường nhà trường ..................................... 20 1.1.2.3. Đời sống thiếu nhi trong các mối quan hệ xã hội khác ........................... 23 1.2. Hệ thống nhân vật trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng .............................................. 27 1.2.1. Khái niệm về hệ thống nhân vật ................................................................. 27 1.2.2. Hệ thống nhân vật trong hai tiểu thuyết ..................................................... 27 1.2.2.1. Hệ thống nhân vật trẻ em ........................................................................ 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 1.2.2.2. Hệ thống nhân vật người lớn .................................................................. 31 1.3. Đặc sắc bức tranh đời sống xã hội trong hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ........................ 41 CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT THIẾU NHI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG .................................................................................... 44 2.1. Khái niệm về nhân vật thiếu nhi trong văn học ........................................ 44 2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng .............................................. 44 2.2.1. Khái niệm về miêu tả .................................................................................. 44 2.2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết ...................... 45 2.2.2.1. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật ................................................... 45 2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa đời sống nội tâm nhân vật ..................................... 55 CHƢƠNG 3. ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU QUA HAI TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ THIẾU NHI CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG .................................................... 65 3.1. Ngôn ngữ của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ................................................................... 65 3.1.1. Khái niệm về ngôn ngữ nghệ thuật ............................................................. 65 3.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật sử dụng trong hai tiểu thuyết ................................... 66 3.1.2.1. Ngôn ngữ dung dị, đời thường đậm đặc chất liệu dân gian và mang đậm phong vị miền núi ................................................................................................. 66 3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ, chất biểu cảm ................................................... 71 3.2. Giọng điệu của hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng ................................................................... 74 3.2.1. Khái niệm về giọng điệu nghệ thuật ........................................................... 74 3.2.2. Các sắc thái giọng điệu trong hai tiểu thuyết ............................................ 76 3.2.2.1. Giọng điệu trữ tình sâu lắng, thiết tha .................................................... 76 3.2.2.2. Giọng điệu suy ngẫm, triết lí sâu xa, hướng về nhân bản, bênh vực quyền con người ............................................................................................................. 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- 3.2.2.3. Giọng điệu thương cảm, xót xa ............................................................... 84 3.2.2.4. Giọng điệu mỉa mai, phê phán ................................................................ 88 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ma Văn Kháng (sinh ngày 1/12/1936) là nhà văn xuôi Việt Nam hiện đại nổi tiếng trên Văn đàn. Ông đƣợc đánh giá là “một cây bút văn xuôi sung sức, một đời văn sáng tạo” [55]. Kể từ năm 1961, khi cho ra đời truyện ngắn đầu tay Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ, số 136 đến nay, Ma Văn Kháng đã có một sự nghiệp văn chƣơng đồ sộ có giá trị với trên 200 truyện ngắn, 16 cuốn tiểu thuyết, 4 truyện thiếu nhi, một cuốn hồi ký - tự truyện, một cuốn tiểu luận và bút kí văn học. Song ở thể loại nào ông cũng thành công và đƣợc đông đảo bạn đọc đón nhận, nhất là truyện ngắn và tiểu thuyết. Ở mảng truyện ngắn, Ma Văn Kháng tỏ ra là một ngòi bút khá điêu luyện về nghề nghiệp và đã đạt đƣợc những đỉnh cao của phong độ, đem đến vinh quang cho nhà văn ngay từ buổi đầu khởi nghiệp: Truyện ngắn Xa Phủ đƣợc Giải nhì (không có giải nhất) trong Cuộc thi viết Truyện ngắn 1967 - 1968 của Báo Văn nghệ; Tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ đƣợc Giải thƣởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 và Giải thƣởng Văn học Đông Nam Á (ASEAN) năm 1998; Truyện ngắn San Cha Chải đƣợc Giải thƣởng “Cây bút vàng” trong cuộc thi viết Truyện ngắn và Ký năm 1996 - 1998 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam đồng tổ chức. Tập truyện ngắn Móng vuốt thời gian đƣợc Giải thƣởng của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số 2003… Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn, Ma Văn Kháng còn rất thành công ở thể loại tiểu thuyết và đã đoạt đƣợc nhiều giải thƣởng cao quý nhƣ: Giải thƣởng Văn học Công nhân lần thứ 3 năm 1984 cho tiểu thuyết Mưa mùa hạ; Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985 cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn; Giải thƣởng Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số 2001 cho tiểu thuyết Gặp gỡ ở La Pan Tẩn; Giải thƣởng Hội nhà văn Hà Nội năm 2009 cho tiểu thuyết Một mình một ngựa; Giải thƣởng về đề tài Nông Nghiệp 2011 với tiểu thuyết Mưa mùa hạ; Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001; Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt IV năm 2012 cho cụm tác phẩm: Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn; Giải thƣởng đặc biệt của Hội Văn học Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2013 cho tiểu thuyết Chuyện của Lý. Cũng trong năm 2013, nhà văn còn đoạt Giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn Phút giây huyền diệu, tập tiểu luận và bút kí về nghề văn 320 trang. Nhƣng dù thành công ở thể loại nào thì các tác phẩm của Ma Văn Kháng cũng đều tập trung vào ba đề tài lớn: Miền núi; Thiếu nhi; Đô thị và tri thức. Nói về các tác phẩm của Ma Văn Kháng, thầy giáo ngoại ngữ Thanh Thông trong bài viết: “Vài cảm nghĩ khiêm tốn sau khi đọc tác phẩm Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng” đã bộc lộ sự ngƣỡng mộ và khâm phục về tài năng văn chƣơng của nhà văn nhƣ sau: “Tác phẩm nào anh viết cũng tường tận, chi li, đằm thắm và giầu tình tiết, anh hoàn toàn được gọi là nhà tâm lí học, giáo dục học, dân tộc học, nhân chủng học, khoa học hình sự, một lương y có tay nghề…”. Cùng với lời nhận xét đó và những thành tựu kể trên, Ma Văn Kháng đã tự khẳng định đƣợc tài năng và vị thế của mình trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 1.2. Lâu nay, đã có nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng và các tác phẩm của ông. Nhƣng hầu hết là các đánh giá, nhận định chung về từng tác phẩm cụ thể, về hình tƣợng nghệ thuật. Các công trình nghiên cứu công phu nhƣ các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ tuy đã hƣớng vào những khía cạnh chuyên biệt. Ví dụ nhƣ: Kiểu nhân vật, đặc trƣng thể loại, cảm hứng nghệ thuật, phân tích đặc sắc nghệ thuật tự sự của truyện ngắn, tiểu thuyết trên các loại đề tài: đề tài ngƣời tri thức, hình ảnh ngƣời phụ nữ, hình tƣợng ngƣời kể chuyện trong tiểu thuyết… Tuy nhiên, đứng về góc độ nghiên cứu, Ma Văn Kháng là nhà văn có không ít tác phẩm viết thành công về đề tài thiếu nhi nhƣng còn ít đƣợc đề cập đến. Côi cút giữa cảnh đời là một trong ba cuốn tiểu thuyết nằm trong cụm tác phẩm đƣợc Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2012 và Chuyện của Lý đoạt Giải thƣởng đặc biệt của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2013 đều viết về đề tài thiếu nhi rất sâu sắc nhƣng vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá. Với lí do đó, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học: Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng. Luận văn này là một công trình nghiên cứu quy mô nhỏ để lấp vào khoảng trống đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi sâu vào khảo sát, nghiên cứu nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết xuất bản cách nhau 24 năm, cho thấy sự tiến triển trong cái nhìn nghệ thuật, bút pháp cũng nhƣ phong cách tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trên cùng một đề tài. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi Việt Nam hiện đại thời kỳ đổi mới. Các tác phẩm của nhà văn, đặc biệt là những tác phẩm viết về thiếu nhi đã thu hút đƣợc sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và giảng dạy văn học. 2.1. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng Ngay từ khi ra đời, tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời (xuất bản lần đầu 1989) đã đƣợc dƣ luận quan tâm và chú ý đến. Có rất nhiều bài viết, ý kiến về thiên truyện đặc sắc này nhƣng đáng chú ý là: Bài viết của Văn Hồng dƣới dạng thƣ viết cho các bạn đọc nhỏ tuổi, in ở đầu sách:“Gửi em, người bạn đọc sắp bước vào đời!”. Văn Hồng đánh giá cao tƣ tƣởng nghệ thuật sâu sắc của tác phẩm có cái vị đắng cay và ngọt bùi, nhận ra tấm lòng đau đớn và lời nhắn gửi của tác giả: “Đồng tiền, quyền lực cũng nhƣ tất cả tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phƣơng tiện. Ngƣời nào coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, ngƣời đó sẽ trở thành kẻ ác, giẫm đạp lên ngƣời khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình! Mục đích của chúng ta cao đẹp biết bao nhiêu, một cuộc sống có nghĩa, có tình, giàu về vật chất và tinh thần, giàu cho tất cả mọi ngƣời, hòa bình và hữu nghị cho tất cả các dân tộc!” [24, tr. 9]. Giáo sƣ Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người đã nhận xét: “Côi cút giữa cảnh đời - viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ. Nếu chỉ là đau khổ và oan khiên thì chỉ làm nẩy ở ngƣời đọc sự uất ức, phẫn nộ. Ngƣời ta mím môi nghiến răng. Nhƣng để làm rơi đƣợc giọt nƣớc mắt thì phải có một cái gì khác, hoặc cao hơn sự căm giận, sự phẫn nộ. Cái đó chỉ có thể khơi gợi đƣợc ở cái thiện, cái đẹp và tình ngƣời. Chƣa thể nói ở đây cái thiện, tình ngƣời đã thắng, đã vƣợt lên đƣợc cái ác, đã đè bẹp đƣợc những tâm địa tối tăm. Nhƣng nó đã có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- thể tồn tại mà không bị vùi dập. Và tôi nghĩ đó là chiến thắng của tác giả... Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục vào cái sự thật tối tăm oan khổ đó nhƣ nhiều cuốn sách khác. Nhƣng thật lạ, anh lại đƣa con ngƣời vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu, tốt lành. Có thể nói đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn giành cho nghệ thuật; và dƣờng nhƣ cũng chỉ có một nghệ thuật đích thực, nghệ thuật cao hơn cuộc đời mới làm nổi... Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa giòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, và khát vọng bao trùm là khát vọng dân chủ; cũng đồng thời cho ta một sự gắn nối với văn mạch truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình thƣơng yêu con ngƣời”. Còn về nhân vật thiếu nhi trong truyện, Giáo sƣ Phong Lê cũng nhận định: “Nhân vật bé Duy cho ta một hình ảnh một sự chống chọi để vƣợt lên bao đau khổ, đau khổ mà không quá tầm thƣờng với của lứa tuổi lên mƣời, mà không cƣờng điệu, giả tạo” [31, tr. 193 - 198 ]. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết: “Tiểu thuyết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng” cho rằng: “Trong thể tài truyện vừa của văn học thiếu nhi, Ma Văn Kháng đã góp vào đó bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề này của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, đƣợc tái hiện trên cơ sở thu hút nhiều yếu tố tự truyện, đã đƣợc tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thƣởng, bởi tác phẩm là tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con ngƣời ngay từ khi nó vẫn còn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [25, tr. 231]. PGS.TS.Vân Thanh - Tác giả cuốn sách Phác thảo Văn học thiếu nhi Việt Nam cũng đã trích dẫn một số ý kiến của một số nhà phê bình về cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. Tác phẩm thu hút ngay ngƣời đọc ở sự thể hiện cuộc sống thực đầy cay đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta. “Cuốn sách thể hiện cuộc sống nhƣ một sự toàn vẹn” “không một cuộc phiêu lƣu, không một pha đuổi bắt, nhƣ bất cứ văn học đích thực nào. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những con ngƣời” (Văn Hồng). “Đọc Côi cút giữa cảnh đời, có trang rơi nƣớc mắt, có đoạn muốn gào lên” (Quần Phƣơng) [50, tr. 388]. Văn Trọng, trên báo Tiền Phong số 26, ngày 30/6/2002 cho rằng: “Tôi rất thích truyện Côi cút giữa cảnh đời của nhà văn Ma Văn Kháng bởi tác phẩm đó giúp thiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- nhi giáp mặt với thực tế xã hội ngƣời lớn, trang bị cho các em một cái nhìn đúng về cuộc đời, giúp các em biết phân biệt ngƣời và quỷ” [50, tr. 388]. Ma Văn Kháng - tác giả cuốn sách cũng đã tự bộc lộ cảm xúc của mình và đƣa ra những lời nhận xét nhƣ sau: “Tác phẩm tôi yêu thích nhất là cuốn Côi cút giữa cảnh đời, in năm 1989. Vì “cuốn sách đặt con ngƣời vào dòng đời đƣơng đại trong một hiện thực gay gắt và không ít buồn phiền đau đớn ... Côi cút giữa cảnh đời triển khai một cấu trúc gồm một loạt những gian truân cùng cực của ba bà cháu trong cuộc vật lộn với thiếu thốn vật chất, mất mát tình cảm và những ức chế tinh thần. Tôi nghĩ, văn học ta đã xây dựng khá sắc sảo hình tƣợng ngƣời vợ, ngƣời mẹ đại diện cho ngƣời phụ nữ Việt Nam trong những cơn thăng trầm của lịch sử. Bây giờ tôi muốn có hình ảnh của một ngƣời bà độ lƣợng, khoan dung thƣơng yêu hết mực, hi sinh hết thảy vì con, cháu và bền bỉ, ngoan cƣờng, dũng cảm đối mặt với cái xấu, cái ác; là hiện thân cho lẽ phải, lòng tin và sự can đảm. Trong Côi cút giữa cảnh đời có hình bóng ngƣời mẹ kính yêu của tôi, ngƣời bà nội, bà ngoại của các con cháu tôi”... [29, tr. 247 - 248]. Nhƣ vậy, qua ý kiến của các nhà nghiên cứu, nhà văn Ma Văn Kháng và ý kiến của các độc giả về cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, chúng ta nhận thấy, điều mẫu chốt làm nên thành công tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời - tác phẩm nghệ thuật đích thực là ở sự xúc động và chinh phục đƣợc lòng ngƣời. Đó cũng chính là sự trải nghiệm mọi cung bậc cuộc đời của Ma Văn Kháng. 2.2. Những công trình nghiên cứu về tác phẩm Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng Tiểu thuyết Chuyện của Lý vừa mới đƣợc xuất bản năm 2013, nhƣng tại buổi giới thiệu cuốn tiểu thuyết đã có rất nhiều ý kiến phát biểu và lí giải về sự thành công của cuốn sách này. Tuy nhiên, Ma Văn Kháng là ngƣời đầu tiên đã tâm sự: “Số phận con ngƣời trong chiến tranh cùng với những gian nan trong cuộc sống bất toàn mà nó phải chịu. Đó là câu chuyện của hàng trăm cuốn tiểu thuyết ở xứ ta rồi. Thế còn số phận của những đứa trẻ thì sao? Về đề tài này tôi đã viết cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, trong đó trung tâm là hình ảnh một ngƣời bà của hai đứa trẻ côi cút thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn về Chuyện của Lý thì rõ ràng đứa trẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- mang tên Lý phải là nhân vật chủ yếu của cuốn sách. Lý là đứa trẻ đƣợc tác giả theo dõi và miêu tả từ lúc là một ấu nhi, một sinh thể sống đơn thuần, tới khi hình thành trọn vẹn nhân cách con ngƣời”... [30]. Với việc theo dõi và miêu tả bé Lý nhƣ vậy, Ma Văn Kháng muốn ngầm nhắc nhở những ông bố bà mẹ là phải phát huy hết khả năng của mình trong việc nuôi dạy con cái. Cho nên, việc theo dõi và miêu tả bé Lý ở trong cuốn sách Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng hoàn toàn trùng hợp với cách giáo dục con cái của ông bố CarlWeter. Lý tƣởng giáo dục của ông là bồi dƣỡng con trai trở thành một ngƣời phát triển toàn diện. Thực ra, đây có lẽ cũng là lý tƣởng của mọi ông bố bà mẹ yêu con trên thế giới này. Chính vì thế, cuốn sách mới xuất bản mà đã thu hút đƣợc cảm tình của độc giả. Điều này đúng nhƣ nhà Lí luận phê bình Bùi Việt Thắng trong bài viết “Sự sống chẳng bao giờ chán nản” đã nhận định: Chuyện của Lý là “một cái kết có hậu nhƣng không ai không đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu cả. Khi Lý tròn mƣời bảy tuổi (tại sao lại không là mƣời tám nhỉ?), đẹp rạng rỡ nhƣ trăng rằm, ấy là khi câu chuyện kết lại “Biết bao thời gian đã qua đi và đọng lại cho hôm nay. Em là đứa bé đƣợc mẹ ấp ủ, đƣợc cha đẻ và bố dƣợng soi đƣờng, hoàn thiện nhân cách, đƣợc bà ngoại, bà Pham, ông Thòn thƣơng yêu nuôi dƣỡng, dạy bảo. Bất chấp những đổi thay của thời cuộc, thể chế và thời gian, với em đó sẽ mãi mãi là những con ngƣời đẹp nhất, hoàn thiện nhất của mọi cuộc đời. Em là Lý đây. Em đã đƣợc sống trong lòng cuộc sống của Phong Sa với đủ các cung bậc buồn vui, đau khổ và sung sƣớng. Em là con đẻ của cuộc đời. Là con của ngƣời đời, em đang can đảm bƣớc vào đời đây” (Ý kiến phát biểu trong buổi giới thiệu tiểu thuyết Chuyện của Lý do Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức - Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013). Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Văn học Việt Nam, một ngƣời em, ngƣời bạn lâu năm của Ma Văn Kháng. Tại buổi lễ ra mắt cuốn sách Chuyện của Lý, nhà thơ Hữu Thỉnh đã ghi nhận: “Nhà văn Ma Văn Kháng là một trong những ngƣời đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn trong văn xuôi. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện rất thật về đời thƣờng, đồng thời là những chiêm nghiệm về cuộc sống của nhà văn đầy tinh thần trách nhiệm, giàu nhiệt huyết, hăng say lao động. Đọc tác phẩm của ông, ta thấy một vốn sống khổng lồ đƣợc chuyển hóa nhuần nhuyễn thành những câu từ hết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- sức gần gũi”... (Ý kiến phát biểu trong buổi giới thiệu tiểu thuyết Chuyện của Lý do Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức - Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013). Có thể nói, qua các ý kiến, các nhận định và lời tâm sự của nhà văn. Chúng ta thấy, Chuyện của Lý cũng giống nhƣ tác phẩm Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đích thực, giàu tính chiến đấu và tràn đầy tính nhân văn, làm cho ngƣời đọc xao xuyến, suy tƣ nhƣ đang thƣởng thức một món ăn đặc sản tinh thần cao quý và thật sự cảm thấy bổ ích cho tâm hồn. Tóm lại, với các bài viết, ý kiến, nhận định, các công trình nghiên cứu và bản tâm sự của nhà văn... về hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, chúng tôi đã có đƣợc những gợi ý tham khảo, những tƣ liệu quý báu và cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài: Nhân vật thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng. Đây là hai cuốn tiểu thuyết tiêu biểu xuất bản cách nhau 24 năm nhƣng đều có chung một đề tài là viết về thiếu nhi. Điều này đã đƣợc PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định: “Chuyện của Lý (2013) - cuốn tiểu thuyết thứ 16 của đời văn Ma Văn Kháng, đã cùng với Côi cút giữa cảnh đời (1989) hợp thành bộ đôi tiểu thuyết gia đình. Ở đây, nổi lên số phận những đứa con côi cút từ trong bụng mẹ, gặp nhiều bất hạnh, nhƣng lại là những mầm sống khỏe khoắn, cứng cỏi vƣơn lên, trụ vững trƣớc bao thử thách, bầm dập, bất công. Với bút pháp hiện thực tỉnh táo mà bất ngờ đến tận chi tiết; giọng điệu trữ tình thƣơng cảm đằm thắm, nhà văn đã gợi mở những thức nhận tƣờng minh, nhân bản, hƣớng thiện vào miền hiện thực mới: đời sống tâm linh bí ẩn, nhục cảm…” (Ý kiến phát biểu trong buổi giới thiệu tiểu thuyết Chuyện của Lý do Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức - Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2013). Cùng với lời nhận xét đó, hầu nhƣ những trang viết nào ở trong hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng, ta cũng bắt gặp cách dùng từ ngữ phong phú, mới mẻ, có lối hành văn thật tự nhiên, biến hóa, phức tạp một cách thú vị. Phải là một nhà văn bậc thầy, với một kho tàng kiến thức sâu rộng thì mới viết đƣợc những trang đẹp đẽ dƣờng ấy! Nhìn chung với hơn 50 năm trong nghề cầm bút viết văn, Ma Văn Kháng vẫn luôn là ngƣời cùng thời với bao thế hệ ngƣời viết, và cùng đồng hành với bạn đọc từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- những năm giữa thế kỷ trƣớc cho đến những ngày hôm nay. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu nghệ thuật tự sự qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi trong mối quan hệ với gia đình và xã hội, qua đó khẳng định loại tiểu thuyết hƣớng về đời tƣ của con ngƣời gắn bó với các thế hệ trong gia đình và đặt trong bối cảnh xã hội nƣớc ta mà nó tồn tại và có khả năng đặt ra đƣợc nhiều vấn đề có ý nghĩa đạo đức nhân sinh sâu sắc. Việc tác giả chọn hai tác phẩm cách nhau 24 năm nhƣng lại cùng đề tài viết về thiếu nhi là để ghi nhận sự tiến triển trong bút pháp tự sự cũng nhƣ phong cách nghệ thuật của loại tiểu thuyết gia đình của Ma Văn Kháng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý trên cơ sở so sánh với các tiểu thuyết khác cùng viết về đề tài thiếu nhi. Qua đó để thấy đƣợc những nét chung, nét riêng của các nhà văn cũng nhƣ nét độc đáo của Ma Văn Kháng khi viết về nhân vật thiếu nhi. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn tập trung vào hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý. Sau đó có thể mở rộng so sánh với các tiểu thuyết khác cùng viết về đề tài thiếu nhi để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu. 5.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu một số vấn đề chính: Bức tranh đời sống xã hội; Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi; Đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu qua hai tiểu thuyết viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng. Hi vọng luận văn này sẽ đóng góp một cái nhìn toàn diện về những cống hiến của Ma Văn Kháng đối với một khu vực đề tài của dòng văn xuôi Việt Nam hiện đại. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu 7. Đóng góp của luận văn Thông qua đề tài, luận văn muốn góp thêm tiếng nói mới về phƣơng diện nghệ thuật tự sự, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật thiếu nhi của Ma Văn Kháng, cũng nhƣ có cái nhìn toàn diện về quá trình vận động tƣ tƣởng nghệ thuật của nhà văn. Khẳng định những thành tựu và đóng góp của Ma Văn Kháng trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần thƣ mục tài liệu tham khảo, thì cấu trúc của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Bức tranh đời sống xã hội trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng Chƣơng 2: Nghệ thuật miêu tả nhân vật thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng Chƣơng 3: Đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1 BỨC TRANH ĐỜI SỐNG XÃ HỘI TRONG HAI TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI VÀ CHUYỆN CỦA LÝ CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại 1.1.1. Khái niệm về đề tài Trong các bộ môn nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng, đề tài là phạm vi cuộc sống mà nhà văn chọn lựa để sáng tác. Chỉ cần xem tác phẩm viết về cái gì là có thể xác định đƣợc đề tài của tác phẩm đó. Hay nói cách khác, đề tài là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm [13, tr.110]. Đọc bất cứ tác phẩm nào chúng ta cũng bắt gặp những ngƣời, những cảnh và tâm tình cụ thể sinh động. Đó là phạm vi miêu tả trực tiếp của tác phẩm. Tính chất của phạm vi miêu tả trực tiếp trong các tác phẩm có thể hết sức đa dạng: có thể là chuyện con ngƣời, con thú, cây cỏ, chim muông... nên đề tài của tác phẩm văn học bao giờ cũng xuyên qua một phạm vi miêu tả cụ thể để khái quát lên một phạm vi hiện thực đời sống nhất định có ý nghĩa sâu rộng hơn. Đề tài là phạm vi đời sống đƣợc nhà văn nhận thức, lựa chọn, lí giải và tái hiện trong tác phẩm. Con đƣờng nhận thức đề tài là đi từ nội dung trực tiếp của tác phẩm, xác định những đƣờng nét xã hội lịch sử của nó. Mỗi nhân vật của tác phẩm đều có thể tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội, mang một tính cách xã hội, hoạt động trong một lĩnh vực đời sống, đều có thể tiêu biểu cho một đề tài. Chẳng hạn, tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, bên cạnh đề tài về cuộc sống bi thảm của ngƣời nông dân còn có các đề tài về cuộc sống của bọn quan lại tham lam, ích kỉ, về cuộc đời của các em bé nghèo khổ… Nhƣ vậy, khi nói đến đề tài của một tác phẩm văn học, chúng ta không chỉ nói tới một đề tài mà là một hệ thống đề tài liên quan nhau, bổ sung cho nhau tạo thành đề tài của tác phẩm. Đề tài tác phẩm chẳng những gắn với hiện thực khách quan mà còn do lập trƣờng tƣ tƣởng và vốn sống nhà văn quy định. Mỗi nhà văn, tùy theo sở trƣờng của mình, có thể chọn lựa một địa hạt nào đó để phản ánh. Có những đề tài dƣờng nhƣ thƣờng lặp đi lặp lại trong văn học ở mọi nơi và mọi thời đại nhƣ đề tài tình yêu và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- hạnh phúc, chiến tranh và hòa bình, sự sống và cái chết…Có ngƣời cho rằng đấy là những đề tài vĩnh cửu của văn học. Thật ra, đó chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay chính một nhà văn khi viết về một phạm vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng là một cái gì mới mẻ, không trùng lặp. 1.1.2. Đề tài về đời sống thiếu nhi trong hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý của Ma Văn Kháng Nếu nhƣ những trang viết của Ma Văn Kháng, kể cả viết cho thiếu nhi và viết cho ngƣời lớn trƣớc thập kỷ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự đời tƣ. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thần thánh. Ông quan tâm, phản ánh số phận con ngƣời trong nhiều quan hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó. Ông thực sự muốn dùng sức mạnh ngòi bút của mình để mang tới những giá trị nhân văn cho con ngƣời và con ngƣời ở nghĩa rộng nhất. Với quan niệm viết văn là việc “Đào bới vào bản thể ở chiều sâu tâm hồn”. Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật riêng. Đúng nhƣ ông đã từng nói: “Chỉ viết đƣợc những gì mình đã trải nghiệm và mỗi cuốn văn xuôi tự sự dài đều có một phần đời của tôi” [29, tr. 299]. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ ở trong các sáng viết về thiếu nhi của nhà văn. Ở trong các sáng viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng nói chung hai cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý nói riêng, ta thấy, Ma Văn Kháng luôn quan tâm và đề cập đến vấn đề cốt tử của đời sống con người, của vận mệnh dân tộc, đặc biệt là đời sống con ngƣời thiếu nhi. Đó là đời sống thiếu nhi trong gia đình, đời sống thiếu nhi trong học đƣờng nhà trƣờng và trong các mối quan hệ xã hội khác. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn, muốn giáo dục thiếu niên, nhi đồng thì chúng ta “phải biết kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội để nuôi dạy và giáo dục các cháu. Tất cả mọi ngƣời, mọi đoàn thể, mọi ngành, mọi gia đình phải có trách nhiệm chăm sóc các cháu…phải chú ý đến các cháu thiếu tình cảm gia đình, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- những ngƣời phụ trách cần tìm cách bù đắp cho các cháu. Lỗi các cháu một phần thì lỗi ngƣời lớn chúng ta là mƣời phần”… Chính vì thế, mà các đề tài viết về đời sống thiếu nhi qua hai tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời và Chuyện của Lý cũng đã đƣợc Ma Văn Kháng phản ánh tƣơng đối toàn diện, đề cập đến tất cả các khía cạnh trong đời sống tâm hồn của các em. 1.1.2.1. Đời sống thiếu nhi trong gia đình Trong nếp sống của ngƣời Á Đông, gia đình có vai trò rất lớn trong việc bồi dƣỡng tâm hồn và giáo dục nhân cách con ngƣời. Vì “gia đình là một nhóm người cùng sống chung thành đơn vị tổ chức nhỏ nhất trong xã hội. Họ gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu. Gia đình thường bao gồm vợ chồng là cha mẹ và con cái” [40, tr. 43]. Cho nên, khi viết truyện cho thiếu nhi, Ma Văn Kháng đặc biệt quan tâm đến tình cảm gia đình. Bởi trẻ em là một trong những thành phần quan trọng cấu thành gia đình. Phải xác định gia đình hạnh phúc chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em. Ở trong các sáng tác của Ma Văn Kháng viết cho thiếu nhi, ta thấy đời sống thiếu nhi trong gia đình hiện lên khá rõ nét. Đó là đời sống thiếu nhi trong các gia đình khá giả, giàu có và đời sống thiếu nhi trong các gia đình nghèo khổ. Đại diện cho lớp thiếu nhi sống ở trong các gia đình nghèo khổ nhƣng họ lại chăm ngoan, hiếu học, giàu tình cảm và có ý chí vƣợt lên trên hoàn cảnh để sống tốt nhƣ Duy, Thảm (Côi cút giữa cảnh đời) và Lý (Chuyện của Lý). Trƣớc hết là Duy - một cậu bé đã từng đƣợc sống trong một gia đình rất hạnh phúc có ngƣời bà hiền hậu nhƣ bà Tiên trong truyện cổ tích; có bố mẹ đều là những ngƣời thợ giỏi rất thƣơng yêu nhau và quan tâm đến con. Thế nhƣng quãng thời gian đó chẳng kéo dài đƣợc bao lâu thì lần lƣợt bao biến động không tốt đã ập đến gia đình và tuổi thơ của cậu bé. Tai họa bắt đầu từ lúc bố Duy làm bộ đội lái xe ở chiến trƣờng Cam - pu - chia biệt vô âm tín với gia đình. Mẹ Duy ở nhà tin vào lời một quẻ bói là chồng đã chết nên chị đã bỏ gia đình, bỏ nghề nghiệp đi theo ngƣời đàn ông lái xe tải, để lại cho mẹ chồng đứa con trai năm tuổi. Vậy là từ một tuổi thơ ăm ắp hạnh phúc, tràn đầy tiếng cƣời nói vui vẻ, thế mà bỗng chốc Duy đã trở thành một đứa trẻ côi cút, thiếu vắng sự chăm sóc, quan tâm của cả cha lẫn mẹ, chỉ có bà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- nội là chỗ dựa duy nhất của em. Mẹ Duy vừa bỏ đi chƣa đƣợc bao lâu, thì cái căn nhà từng là tổ ấm êm đềm ngày xƣa của gia đình Duy đã bị ông Đào Chí Hứng - Trƣởng phòng hành chính, nơi mẹ Duy làm việc câu kết với ông Luông - Chủ tịch phƣờng Ngọc Sinh, nơi bà cháu Duy cƣ trú đến thu hồi, thực chất là chiếm riêng cho bản thân. Từ căn hộ hai mƣơi tƣ mét vuông, chỉ để lại cho bà cháu Duy một góc phòng sáu mét vuông vừa kê đƣợc một chiếc giƣờng chen giữa lối đi chung cho cả hai nhà. Bây giờ hai bà cháu phải sống trong cảnh chật chội, chèn ép và đặc biệt phải hàng ngày chứng kiến, chịu đựng những hành động thô bỉ, xỉ vả, hành hạ, truy bức của bọn ma giáo kia vì lý do này nọ, kể cả vu khống chính trị. Thế rồi, số phận nghiệt ngã vẫn chƣa chịu buông tha cho hai bà cháu nghèo khổ, bơ vơ. Giữa lúc thiếu thốn, cùng cực thì cô Quỳnh - em ruột bố Duy lại mang đứa cháu gái còn đỏ hỏn - kết quả của mối tình lầm lỡ về nhờ bà ngoại nuôi hộ, còn bản thân mình lại phải ra đi nơi khác để lập nghiệp. Với đồng lƣơng hƣu công nhân ít ỏi, may ra chỉ đủ mua gạo cho hai bà cháu. Bây giờ bà cháu Duy lại bắt đầu quãng thời gian phải chi tiêu tằn tiện, chắt bóp hơn để nuôi thêm một sinh linh bé nhỏ phải đêm ngày giành giật sự sống với bệnh tật. Phải nói, tuổi thơ của Duy là một tuổi thơ đầy rẫy những bất hạnh, những ngang trái. Mặc dù sống trong gia đình có mẹ, có cha mà lại hóa ra côi cút. Nhƣng bằng sức mạnh tình thƣơng và sự che chở của bà, bằng sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều ngƣời tốt đặc biệt là bằng tinh thần tự chủ, sức mạnh của ý chí và sự cố gắng cao của bản thân đã giúp Duy vƣợt qua đƣợc những ngày tháng nhọc nhằn, oan nghiệt để có ngày đƣợc gặp lại bố và mẹ trong những giây phút hạnh phúc đoàn tụ muộn mằn sau này. Số phận éo le và có phần buồn tủi hơn cả Duy là tuổi thơ của bé Thảm. Thảm chƣa từng biết đến thế nào là hạnh phúc gia đình, em là con cô Quỳnh - cô ruột của Duy, làm công nhân nông trƣờng bị một tên Sở Khanh lừa gạt, khiến đời cô phải lỡ làng. Thảm sinh ra chẳng đƣợc bao lâu thì mẹ Quỳnh mang Thảm về nhờ bà ngoại nuôi hộ. Còn mình thì bỏ nông trƣờng, bỏ làng để đi nơi khác lập nghiệp. Thảm sinh ra chỉ đƣợc ít ngày bú sữa mẹ, còn những ngày về sau em đƣợc nuôi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 300 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào việc giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở Đà Nẵng hiện nay
26 p | 228 | 35
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 192 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 204 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn