intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

11
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm phát hiện, nhận diện để chỉ ra sự hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên các phương diện nội dung cũng như nghệ thuật: Cảm hứng dựng chân dung, sự lựa chọn đối tượng, các phương diện hình thức như sự phối xen các giọng điệu, tạo dựng không khí, bối cảnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ TUẤN ANH THÁI NGUYÊN - 2014 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những s . Tôi xin cam đoan m . Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Hạnh Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN ihttp://www.lrc.tnu.edu.vn/
  3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy Cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu rèn luyện tại nhà trường. Đặc biệt với tấm lòng thành kính tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Vũ Tuấn Anh, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Hiệu trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa học. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này. Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn này còn có những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy Cô và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hồng Hạnh Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN iihttp://www.lrc.tnu.edu.vn/
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................................. 2 2.1. Về thể tài chân dung văn học ................................................................... 2 2.2. Về các công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học .................... 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 7 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 7 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 7 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 7 5. Mục đích nghiên cứu …………………………………………...………….. 7 6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7 7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8 NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................ 9 Chƣơng 1. THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................ 9 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về thể tài chân dung văn học ..................................... 9 1.1.1. Giới thuyết khái niệm.............................................................................. 9 1.1.2. Mối quan hệ giữa thể tài chân dung văn học với thể loại kí và phê bình văn học ................................................................................................................. 11 1.1.3. Các đặc điểm của thể tài chân dung văn học....................................... 16 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học ............. 22 1.2.1. Cơ sở tiền đề cho sự ra đời của thể tài chân dung văn học ................. 22 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN iiihttp://www.lrc.tnu.edu.vn/
  5. 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam nói chung .......................................................................... 25 1.3. Thể tài chân dung văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - vị trí và những đóng góp trong con đường hình thành và phát triển .............................. 27 Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 TỪ BÌNH DIỆN NỘI DUNG ........................................................ 34 2.1. Những đặc điểm cơ bản ................................................................................ 34 2.1.1. Cảm hứng dựng chân dung .................................................................... 34 2.1.2. Đối tượng dựng chân dung: những nhà văn đương thời .......................... 38 2.1.3. Cung cấp tư liệu..................................................................................... 41 2.1.4. Nhận thức và tôn vinh giá trị đích thực của tác phẩm, tác giả .................. 47 2.2. Góc độ tiếp cận đối tượng ............................................................................. 55 2.2.1. Tiếp cận với tư cách người trong cuộc, trong giới ................................... 55 2.2.2. Tiếp cận qua nhiều hình thức ................................................................. 59 2.3. Đặc điểm về cách dựng chân dung trong văn học giai đoạn 1930 - 1945....... 62 2.3.1. Cách tiếp cận gần gũi, thân ái mà trân trọng ................................... 62 2.3.2. Đặt cá nhân trong bối cảnh chung của văn học ....................................... 66 2.3.3. Sự chia sẻ, cảm thông của những người đồng nghiệp, đồng cảnh ...... 71 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 - TỪ BÌNH DIỆN NGHỆ THUẬT ............................... 76 3.1. Từ lát cắt hình dung bên ngoài đến tính cách của người văn, đời văn ....... 76 3.1.1. Sử dụng nghệ thuật thay đổi điểm nhìn trần thuật và kĩ thuật nhiếp ảnh .. 76 3.1.2. Sự lựa chọn tinh tế các chi tiết điển hình ............................................ 82 3.1.3. Tạo dựng không khí và bối cảnh ......................................................... 86 3.2. Đa thanh về giọng điệu ............................................................................... 88 3.3. Tính hình tượng, sự tinh tế và phong phú trong ngôn ngữ ......................... 90 KẾT LUẬN....................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 99 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN ivhttp://www.lrc.tnu.edu.vn/
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nghiên cứu văn học theo thể loại là một nhu cầu, một xu thế cấp thiết của giới nghiên cứu văn học hiện nay. Các thể loại của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 cả về số lượng và chất lượng đã có những đóng góp quan trọng vào sự hiện đại hóa của văn học dân tộc. Lịch sử văn học giai đoạn này đã ghi nhận sự hình thành và phát triển của thể chân dung văn học với tư cách là một thể tài mới trong toàn bộ hệ thống thể loại văn học hiện đại. Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng “Đây là thời kì, trong giới cầm bút, có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi người viết đều muốn có những tìm tòi riêng về tư tưởng và nghệ thuật, đều muốn là một tiếng nói riêng. Vì thế, trong đời sống văn học, có sự xuất hiện hàng loạt cá tính, phong cách độc đáo”. Trên chặng đường phát triển 15 năm, thể chân dung văn học đã để lại những thành tựu bước đầu đặc sắc. Với tất cả sự đón nhận và đánh giá rất tích cực của giới nghiên cứu cũng như của độc giả, đã có đủ căn cứ thuyết phục để cho rằng thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu. 1.2. Văn học phản ánh cuộc sống, các văn nghệ sĩ là nhân vật của cuộc sống nên họ là đối tượng khách quan cần được văn học phản ánh, bởi đằng sau những trang viết của họ là tính cách, số phận, tài năng, buồn vui của một con người và của cả một thời kỳ văn học. Đó chính là mảng hiện thực mà nhiều nhà văn khai thác để dựng lên chân dung các nhà văn. Khi nghiên cứu văn học, nghiên cứu tác giả, tác phẩm, dựa vào những tập chân dung người đọc sẽ được cung cấp rất nhiều tư liệu về tiểu sử, cuộc đời không chỉ của Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 1http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  7. một con người bình thường mà còn là một nhà văn nổi tiếng, chính qua bức chân dung ấy người ta có thể thấy được văn học của cả một thời đại. 1.3. Chân dung văn học cho đến nay vẫn là thể tài đang tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó, quan niệm về thể tài này còn có biên độ co giãn khác nhau ở từng người viết, do vậy, vấn đề lí luận đưa ra những “tổng kết” mang tính khái quát về lí thuyết vẫn còn khá ít ỏi và nhiều ý kiến khác nhau. Đứng trên phương diện thực tiễn sáng tác, chúng ta nhận thấy dựng thành công chân dung văn học về một tác giả - vốn là một đơn vị đích thực của văn học thành văn, là một phạm trù bền vững trong phê bình và nghiên cứu văn học - không hề đơn giản. “Đấy vừa là kết quả của việc “đọc” sáng tác của người ấy, lại vừa là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào cuộc đời và sự nghiệp, quan niệm và hoạt động của bản thân người ấy. Bản thân việc dựng một chân dung, về thực chất cũng bao hàm sự lí giải về một nghệ sĩ, sự đánh giá vị trí và vai trò của con người đó trong một nền văn nghệ” (Vương Trí Nhàn). Việc xếp và “dán nhãn” thể tài chân dung văn học cho những tác phẩm trong thực tiễn sáng tác hiện vẫn là vấn đề đòi hỏi sự “nghiêm nhặt” và thận trọng để đảm bảo sự chính xác trong việc nhận dạng và phân loại. Vì thế, việc lựa chọn nghiên cứu những đặc điểm của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam trong một giai đoạn nhất định là cần thiết, giúp chúng ta định hình rõ nét hơn về thể tài này trên cả phương diện lí thuyết và thực tiễn. Một cái nhìn tổng quát về lịch sử nghiên cứu cho thấy mặc dù chúng ta đã có những công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam dưới nhiều góc nhìn khác nhau nhưng chưa có công trình chuyên biệt đi sâu vào thể tài này ở giai đoạn 1930 - 1945 - một thời kỳ đánh dấu sự hình thành và phát triển đỉnh cao của thể tài này. Chính vì vậy, luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945” với mong muốn có thể đóng góp thêm những khám phá hữu ích cho việc dựng lại sự hình thành, phát triển và những đặc điểm riêng của thể tài này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về thể tài chân dung văn học Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 2http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  8. Chân dung văn học là một thể tài khá mới mẻ trong văn học dân tộc. Trước đây trong văn chương Việt chưa thấy xuất hiện thể tài này do rất nhiều lí do xuất phát từ đặc điểm ý thức xã hội và văn chương. Đến giai đoạn 1930 - 1945 thể tài chân dung văn học đã xuất hiện, phát triển và có được vị trí mới, dành được sự quan tâm đặc biệt của cả người sáng tác lẫn người đọc. Viết chân dung được xem là một thể loại mới, nên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có phân biệt hai khái niệm thể tài và thể loại . Trong nhiều tài liệu lí luận văn học thì đây chỉ là hai cách dịch của cùng một thuật ngữ có gốc tiếng Pháp là genre littéraire. Cùng thuộc phạm trù thể trong sự phân biệt với phạm trù loại, khái niệm thể loại thường được dùng để chỉ các hình thức cụ thể của sáng tác như tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, truyện vừa. Còn khái niệm thể tài thích hợp với việc chỉ định các sáng tác có những điểm chung về nội dung, đề tài (tất nhiên nội dung, đề tài đó sẽ quy định một hình thức có tính đặc thù). Ở đây các tác phẩm thuộc thể tài chân dung văn học gần như đều hướng đến việc dựng chân dung của một nhà văn gắn liền với việc tìm hiểu một thời đại văn chương. Trên thế giới, chúng ta thấy có những tác giả nổi tiếng viết chân dung văn học như M.Gorki viết về L.Tolstoi, Chekhov, Essenin; S.Zweig viết về Balzac, Dickens, Byron; Ehrenburg, Pautovski viết về nhiều nhà văn và nghệ sĩ cùng thời... Những tác phẩm của các tác giả này đã trở thành mẫu mực của thể tài chân dung văn học, trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật. Ở Việt Nam chúng ta cũng đã có nhiều tác giả viết chân dung văn học như Nguyễn Đình Thi viết về Nam Cao và Trần Đăng; Nguyễn Tuân viết về Nguyễn Huy Tưởng và Nguyên Hồng; Nguyễn Đức Bính viết về Hồ Xuân Hương và Ngô Tất Tố. Ngoài ra, Vũ Ngọc Phan, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Tô Hoài,… cũng là những tên tuổi đánh dấu trong việc xây dựng thể tài chân dung văn học ở nước ta. Cùng với sự phát triển của thời gian, thể chân dung văn học ngày càng được chú ý. Trong văn học Việt Nam hiện đại và đương đại đã có thể tìm thấy những Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 3http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  9. tác phẩm đặc sắc của thể tài này như “Chân dung văn học” của Hoài Anh, “Bạn văn” của Nguyễn Quang Lập, “Viết về bè bạn” của Bùi Ngọc Tấn ... Bên cạnh những tác phẩm trên, chúng ta còn có thể kể thêm những tác phẩm rất giá trị tiêu biểu cho thể tài chân dung văn học. Có thể kể: Vương Trí Nhàn với sức viết dồi dào; nghệ thuật viết chân dung văn học của ông thể hiện qua hàng loạt tập sách như Những kiếp hoa dại (NXB Hội nhà văn, 1993), Cây bút, đời người (NXB Trẻ, 2002), Ngoài trời lại có trời (NXB Hội nhà văn, 2003), Có những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006), Cánh bướm và đóa hướng dương (NXB Phụ nữ, 2006). Nguyễn Khắc Phê với ý thức khắc họa chân dung khá độc đáo trong cuốn Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (NXB Hội nhà văn, 2006), giúp chúng ta được mở rộng tầm hiểu biết, tôn kính về những con người của xứ Huế mà cuộc đời và sự nghiệp khá lặng thầm như họa sĩ Lê Văn Miến, nữ sĩ Mai Am, nữ sĩ Cao Ngọc Anh, Hải Triều; nhà thơ đầy chất Huế Nam Trân, Hải Bằng. Văn Giá với Đời sống và đời viết (NXB Hội nhà văn, 2005) được viết bằng một phong cách riêng, thể hiện sự hài hòa, hô ứng phê bình tác phẩm với phác thảo chân dung tác giả trong chín bài dựng chân dung các tác giả Nguyễn Nhược Pháp, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thâm Tâm, Hoài Thanh, Vũ Bằng, Thanh Châu, Văn Cao. Văn Giá còn viết chung với Nguyễn Đăng Điệp, Lê Quang Hưng, Nguyễn Phượng, Chu Văn Sơn trong cuốn Chân dung các nhân vật Việt Nam hiện đại (2 tập, NXB Giáo dục, 2005), chủ yếu dựng chân dung các nhà thơ, nhà văn có tác phẩm trong nhà trường phổ thông, những người có ảnh hưởng lớn đến tri thức văn học sử Việt Nam hiện đại. Ở cuốn sách này, chúng ta nhận thấy một cách viết chân dung khoa học, hệ thống, có sự kết hợp giữa văn phong nghị luận và văn phong sáng tác, vừa cho người đọc những tri thức cơ bản, vừa tạo thêm nhiều phát hiện mới mẻ, sâu sắc và giàu cảm xúc thẩm mĩ. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 4http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  10. Khác với cách viết hệ thống của Chân dung các nhân vật Việt Nam hiện đại, cuốn Văn khoa chân dung kí (NXB Hội nhà văn, 2006) của Hữu Đạt lại viết dưới dạng chương hồi, không câu nệ thứ tự về thế hệ trước sau mà theo cảm hứng văn chương của người viết. Cuốn sách dựng lại chân dung các giáo sư Khoa Ngữ văn vẻ vang một thời của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQG Hà Nội). Chính vì thế, sự hấp dẫn của cuốn sách chính là ở các sự kiện mang tính lịch sử được phản ánh qua thời gian dưới các góc nhìn đa chiều đối với mỗi tính cách và mỗi con người. Hòa vào chiều sâu liên tưởng khám phá đó, có thể kể thêm Dấu tích văn nhân (NXB Đà Nẵng, 2001) của PGS. TS. Nguyễn Phong Nam như một cách cảm nhận chân dung các văn nhân qua những dấu tích mà họ tạc vào những trang tác phẩm. Trong mười tám bài viết, tác giả Nguyễn Phong Nam đã dựng chân dung các nhà văn, nhà thơ bằng chính những tác phẩm của họ. Gần đây nhất, những người quan tâm đến thể chân dung văn học đón nhận cuốn Chân dung văn học Việt Nam (NXB Hội nhà văn, 2010) của Nguyên An. Đọc cuốn sách này, ta cảm nhận được sự tâm huyết của tác giả khi ông bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu để trả lời cho được câu hỏi thế nào là chân dung văn học và đưa ra một nhận định của riêng mình về thể loại này. Nguyên An đã phác họa chân dung gần hai mươi nhà văn, nhà thơ: Tô Hoài, Huy Cận, Vũ Cao, Nguyễn Duy, Thúy Toàn, Hữu Mai, Phùng Quán… Cuốn Nhà văn độc hành độc bộ của Vũ Từ Trang được NXB Phụ nữ ấn hành (quý II năm 2013), viết về những nhà văn, nhà thơ lớp đàn anh đã thành danh đáng quí trọng như Yến Lan, Quang Dũng, Nguyễn Bản, Lê Bầu, Nguyễn Xuân Khánh, Phan Xuân Hạt, Thái Giang, Thanh Tùng, Hoài Anh; những nhà văn bạn bè cùng trang lứa như Tô Ngọc Hiến, Lưu Quang Vũ, Nghiêm Đa Văn, Hoàng Việt Hằng; những người viết có số phận không mấy an lành như Nguyễn Tuân, Phương Thúy, Nguyễn Ngọc Ly, Lương Vĩnh… và cả về những người bình thường nhưng vì đam mê văn chương mà dấn Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 5http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  11. thân như Nguyễn Hữu Cung - một người sửa mo-rát của một nhà xuất bản; như Nguyễn Thị Hoài Thanh. Giống như phần đông những người viết chân dung, Vũ Từ Trang cũng đã giới thiệu giúp bạn đọc hiểu thêm về nhân vật, những con đường khác nhau đến với văn chương cùng những thành tựu dù ít dù nhiều nơi họ. Có thể nói rằng, phần lớn những tập sách này đã dựng lên chân dung nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong nước cũng như trên thế giới trong cuộc sống đời thường và đời sống nghệ thuật. Đặc sắc nổi bật của các tập sách này chính là dựng chân dung khá đầy đặn về các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng được nhiều người biết đến. Qua các tác phẩm chân dung văn học đương đại ngay từ khi xuất hiện người ta đã thấy được cách dựng chân dung nhà văn qua nhiều cách tiếp cận, có sự kết hợp linh hoạt, đa dạng các sắc thái giọng điệu và sự phong phú về từ ngữ. Nhờ đó các chân dung chân thực hơn và như đang bước ra khỏi thế giới tác phẩm để đến với độc giả. 2.2. Về các công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học Điểm lại những công trình nghiên cứu về thể tài chân dung văn học, chúng tôi thấy rằng đến nay đã có một số luận văn, khóa luận chú ý đến thể tài này như: Luận văn Thạc sĩ Mảng chân dung văn học trong sáng tác của Tô Hoài (Nguyễn Văn Quang - 1996, Đại học Vinh); các khóa luận tốt nghiệp Đại học như Nghệ thuật dựng chân dung văn học của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Thị Xuân Giang - 2003, Đại học Vinh), Đóng góp của Nguyễn Tuân đối với lí luận về tiểu thuyết và thể tài chân dung văn học (Bùi Hà Phương - 2007, Đại học Vinh) ... Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều xoay quanh một số vấn đề cơ bản như khái niệm thể tài chân dung văn học, đặc điểm, khía cạnh nổi bật của thể tài chân dung văn học cũng như phong cách của người viết chân dung. Những công trình nghiên cứu đó đã có những đóng góp đáng ghi nhận. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 6http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  12. Tuy nhiên, như trên đã giới thiệu, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập trung về thể chân dung văn học thời kỳ 1930 - 1945 với tư cách là một đối tượng nghiên cứu. Vì vậy chúng tôi đã tìm đến thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 với mong muốn đóng góp vào việc nhận diện đặc trưng thể tài chân dung văn học cũng như những nét đặc sắc của thể tài này trong giai đoạn 1930 - 1945. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là: Các đặc điểm của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên hai bình diện nội dung và nghệ thuật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong giới hạn của đề tài này, chúng tôi lựa chọn phạm vi nghiên cứu là các bài chân dung văn học được in trong các tập sách, trên báo chí của giai đoạn 1930 - 1945. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Phương pháp thống kê: thống kê một số các dữ liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu. - Phương pháp phân tích: chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể đi sâu nhận diện những giá trị của sáng tác. - Phương pháp cấu trúc hệ thống. - Phương pháp so sánh - đối chiếu. 5. Mục đích nghiên cứu Phát hiện, nhận diện để chỉ ra sự hình thành và phát triển của thể tài chân dung văn học trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trên các phương Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 7http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  13. diện nội dung cũng như nghệ thuật: cảm hứng dựng chân dung, sự lựa chọn đối tượng, các phương diện hình thức như sự phối xen các giọng điệu, tạo dựng không khí, bối cảnh. 6. Đóng góp của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu, khẳng định những nét đặc sắc và ý nghĩa nhiều mặt của thể tài chân dung văn học trong toàn cảnh của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được cấu trúc làm 3 chương: Chƣơng 1. Thể tài chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 - Quá trình hình thành và phát triển Chƣơng 2. Đặc điểm thể tài chân dung văn học giai đoạn 1930 - 1945 - từ bình diện nội dung Chƣơng 3. Đặc điểm của thể tài chân dung văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 - từ bình diện nghệ thuật Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 8http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  14. NỘI DUNG CHÍNH Chƣơng 1. THỂ TÀI CHÂN DUNG VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1.1. Một số vấn đề lí thuyết về thể tài chân dung văn học 1.1.1. Giới thuyết khái niệm Chân dung văn học là một thể tài ra đời tương đối muộn. Sự xuất hiện và phát triển của chân dung văn học đánh dấu một ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn học nói chung và trong lịch sử phát triển của phê bình văn học nói riêng, thu hút cả giới nhà văn - những người sáng tác. Đây là một thể tài chỉ ra đời trên một cơ sở ý thức xã hội nhất định, khi lịch sử chuyển sang thời kì hiện đại - thời kì mà việc viết văn, sáng tạo nghệ thuật trở thành một loại hình lao động nghề nghiệp, nghề văn được coi trọng và trở thành một loại hình lao động nghệ thuật được chuyên môn hóa. Từ đây văn nghệ sỹ trở thành một tầng lớp có vị trí nhất định trong xã hội và trở thành đối tượng miêu tả của văn học nghệ thuật, và theo sự phát triển theo thời gian, về sau, đối tượng của chân dung văn học càng được mở rộng biên độ, còn hướng đến việc phác thảo lại những con người tiêu biểu trong các lĩnh vực khác của xã hội và cả những sự kiện, thời kì văn học. Chân dung văn học là thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó. Khác với hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, với tư cách là một thể loại văn học, chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác định về nhân cách và tài năng văn chương. Đứng từ góc độ thể loại, chân dung văn học được xem là một hình thức đứng giữa ba thể loại: ký - truyện - phê bình văn học. Sở dĩ như thế là bởi chân Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 9http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  15. dung văn học được xây dựng trên những chất liệu lấy từ chính cuộc đời thực của các đối tượng nhưng lại không hoàn toàn trùng khít, đồng nhất với con người tiểu sử, bởi nó có xu hướng được „tiểu thuyết hóa”, có phần pha trộn với truyện kể, suy tưởng và bình luận. Chúng ta còn nhận thấy thể chân dung văn học được tồn tại ở dưới nhiều dạng thức biến thể: có tác phẩm thiên về phê bình sáng tác, có tác phẩm như một hồ sơ lí lịch, tiểu sử nhân vật; có bức chân dung là những kỉ niệm một thời, ấn tượng sống động về những lần gặp gỡ; có chân dung như một nhật ký cá nhân; có những chân dung là tổng hòa của những cái nói trên. Vì vậy, nghiên cứu chân dung văn học yêu cầu cần có sự phân biệt với thể loại tiểu luận nghiên cứu hay các bài báo, bài viết tưởng niệm có tính chất thời sự. Chính điều này đặt ra đòi hỏi người dựng chân dung không dừng lại ở việc cung cấp tư liệu, mà còn phải tạo nên những thần thái độc đáo riêng cho bài viết của mình. Đối với chân dung mà tác giả là những nhà văn đầy tài năng như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, … thì giá trị không chỉ dừng lại ở đó, mà còn ở vẻ đẹp nghệ thuật. Nghĩa là trên cơ sở tư liệu sống, người viết phải xây dựng được những chân dung nghệ thuật giàu chất thẩm mĩ, đạt được phẩm chất nghệ thuật cao và gây ấn tượng sâu sắc đối với độc giả. Những bài viết chân dung văn học không chỉ đơn thuần là những bài giới thiệu tiểu sử hay những tiểu luận khoa học viết về sự nghiệp của một tác giả nào đó mà quan trọng hơn phải bắt được cái thần của văn nghiệp của người được tạo chân dung, phác họa nên được cái hồn cốt của chân dung ấy. Chúng ta có thể bắt gặp những giá trị nhận thức giàu chất thẩm mĩ này ở những tác phẩm chân dung văn học của Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Thạch Lam, Vũ Bằng, Ma Văn Kháng, Xuân Diệu ... Như vậy, xét về mặt thể loại, chân dung văn học được xem là một thể tài khá co giãn, không có đường biên ranh giới rạch ròi, dễ lẫn vào các thể loại khác. Chính sự giao thoa giữa các thể loại khác nhau này đã tạo nên sự độc đáo riêng của chân dung văn học. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 10http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  16. Xét về mặt giá trị, chân dung văn học được đánh giá dựa trên những thang độ xây dựng từ các tiêu chí, đó là: sự đóng góp của tác giả trong việc cung cấp những tư liệu quí báu, đặc sắc về chân dung đó; tính sinh động, hấp dẫn của việc xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật và sau nữa là những giá trị thẩm mĩ, nhận thức, giáo dục tác động sâu sắc đến người đọc ở mức độ nào. Tóm lại, định nghĩa về chân dung văn học, chúng ta chấp nhận quan niệm xem chân dung văn học là những sáng tác dựng lại chân dung của một con người gắn liền với tác phẩm của họ, rộng hơn, gắn liền với một thời kì văn học. Giá trị của chân dung văn học sẽ nằm cốt lõi ở sự thay đổi của người đọc sau khi đọc xong văn bản, mà đúng như những nhà nghiên cứu nước ngoài đã từng đánh giá rất cao vị trí của thể tài này. Đó là, một tác phẩm chân dung văn học có thể “thay đổi cả cách nhìn về thế giới của cả một thế giới”, đúng như câu hỏi mà Barbara Doyen đã đặt ra trong bài viết Hồi ký là gì? Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa hồi ký với tự truyện hoặc tiểu sử?(What is a memoir? What makes a memoir defferent from an autobiography or biography?). 1.1.2. Mối quan hệ giữa thể tài chân dung văn học với thể loại kí và phê bình văn học - Chân dung văn học là một thể văn sáng tác thuộc loại kí văn học. Định nghĩa về chân dung văn học, Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) cho rằng: “Thể loại văn học đặc thù có nhiệm vụ tương tự như thể loại chân dung trong hội họa và điêu khắc, miêu tả diện mạo của một con người cụ thể, có thật, sao cho truyền được thần thái sống động của người đó, phát hiện đặc điểm riêng cá nhân, độc đáo, không lặp lại của một nhân cách với thế giới tinh thần của nó. Chân dung văn học miêu tả con người cụ thể với một quan niệm xác định về nhân cách. Phương pháp của chân dung văn học là phương pháp của thể kí. Nó không thiên về cốt truyện. Nhà văn phát huy sở trường về quan sát, chọn lựa chi tiết, cử chỉ ngôn luận, kể cả tác phẩm, tư thế hồi Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 11http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  17. tưởng để dựng lại bộ mặt tinh thần của con người sao cho truyền được thần thái sống động của con người, thường là nhà văn, nghệ sĩ hoặc các nhà hoạt động nổi tiếng” [11, tr.52]. Tô Hoài một nhà văn tiêu biểu của thể tài này cũng nhận định như sau: “Chân dung văn học là việc dựng lại những bóng dáng thần thái văn nhân, những câu nói cái cười, bước đi dáng đứng của họ mà mình từng thấy từng biết” [14, tr.72]. Như vậy, bao quát lại, chân dung văn học là một thể loại văn học đặc thù thuộc thể ký văn học nhằm miêu tả con người một cách cụ thể, có thật, tiêu biểu, thông qua việc dựng lên một cách sinh động diện mạo, phẩm chất, tinh thần của đối tượng. Người viết dựng lên diện mạo chân dung văn học về những người có quan hệ trực tiếp thân mật của họ trong giới, trong nghề hoặc trong những mối quan hệ quen biết. Nhìn chung, người viết chân dung văn học phải phát huy cao độ năng lực quan sát, vốn hiểu biết của mình về những tình cảm, cảm xúc mạnh mẽ về đối tượng sử dụng nghệ thuật trong sáng tạo hình tượng nhân vật theo yêu cầu thể ký văn học để đạt đến độ đặc sắc trong chân dung được tạo hình. Nếu không có năng lực quan sát, không có kinh nghiệm sống với vốn hiểu biết phong phú, không có những tình cảm, xúc cảm chân chính, mạnh mẽ và cao đẹp thì không thể tạo dựng được thể chân dung văn học. Với tác phẩm chân dung văn học, hình tượng nghệ thuật luôn được soi sáng bởi một cái nhìn chủ quan của tác giả. Có lúc tác giả còn bộc lộ quan điểm, tình cảm của mình. Nếu đem so sánh giữa chân dung văn học do các nhà phê bình viết với chân dung văn học do các nhà văn viết thì ta thấy ít nhiều có sự khác nhau. Đọc những chân dung do các nhà phê bình viết, ta thấy họ thường có xu hướng thiên về phê bình và đánh giá, nhưng đối với những nhà văn dựng chân dung, họ thường xem đây như là một hoạt động sáng tạo. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 12http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  18. - Chân dung văn học là một dạng đặc biệt của hoạt động phê bình văn học. Ngoài ra, cũng phải thấy thêm rằng, chân dung văn học là một dạng đặc biệt của hoạt động phê bình văn học. Căn cứ vào đặc trưng trên về đối tượng, về thể loại và căn cứ vào thực tiễn sáng tác từ những năm 1930 của thế kỉ XX trở lại đây, chúng ta thấy các nhà văn viết chân dung thường dựa vào hai cách tiếp cận để dựng chân dung. Thứ nhất là từ những chi tiết lấy từ đời sống của nhà văn, người dựng chân dung làm hiện lên thế giới tinh thần và hình tượng con người nhà văn. Có thể thấy rõ điều này trong những trang viết tiêu biểu như của Nguyễn Tuân viết về Tú Xương, Ngô Tất Tố; Xuân Diệu viết về Hồ Xuân Hương; Nguyễn Đức Bính viết về Hồ Xuân Hương và Ngô Tất Tố; Hoài Thanh - Hoài Chân viết về bốn mươi sáu gương mặt xuất sắc của phong trào Thơ mới. Thứ hai là đi từ những chi tiết của đời sống nhà văn mà làm sáng tỏ thế giới tinh thần của họ trong tác phẩm để thấy “văn với người là một” (Nguyễn Đăng Mạnh). Thông thường người dựng chân dung phải có khả năng thẩm văn và tổng hợp được từ văn cái thần thái chung của nghệ thuật, hiểu được cả tư tưởng phong cách mà nhà văn - người được tác giả dựng chân dung. Tiêu biểu có những trang viết như của Nguyễn Tuân viết về Tản Đà, Nguyên Hồng; Nguyễn Đăng Mạnh viết về Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Minh Châu; Vũ Bằng viết về Nguyễn Tuân, Tản Đà; Nam Cao viết về Nguyên Hồng … Do đó, có thể nói, thể loại chân dung văn học là một dạng đặc biệt của phê bình văn học. Tính chất phê bình văn học được xây dựng theo cách tiếp cận thứ nhất tất nhiên không cần bàn nhiều. Tính chất phê bình văn học của chân dung văn học được tiếp cận theo cách thứ hai không thể hiện thật rõ, nhưng nhất thiết phải có để tránh lối kể chuyện dễ dãi. Các tác phẩm thuộc thể loại chân dung có thể thiên về phê bình chân dung, có thể là như một cuốn tiểu sử nhân vật, hay có thể lại như một cuộc dạo chơi thơ thẩn trong tâm trí theo dòng hồi tưởng để tìm lại những gặp gỡ cũ. Dù Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 13http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  19. ở bất kì dạng nào, chúng ta cũng cảm nhận được sự cung cấp về mặt tư liệu thật đáng quý. Tuy nhiên, giá trị của chân dung văn học không dừng lại ở việc cung cấp tư liệu mà cái hay, cái độc đáo cốt nằm ở chỗ dựng chân dung sống động của nhà văn, giúp chúng ta từ con người mà hiểu được văn, đúng như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “Cái gốc gác, cốt lõi của nó, hay có thể gọi là cái “thần” của văn” [21]. Đồng thời, cũng là hiểu được tư tưởng của nhà văn ấy. Chẳng hạn như chân dung của Tản Đà hiện lên trong những hồi tưởng của Nguyễn Tuân: “Người ngày xưa… lôi - thôi lắm. Tôi hãy bắt đầu bằng cái lôi - thôi của Nguyễn - Khắc - Hiếu đi tắm ở bể Sầm Sơn. Thứ đến là cái lôi - thôi của Tản Đà khi cuốc cả nền nhà người ta lên để làm vườn trồng rau thơm. Rồi thứ nữa là đem ra giới thiệu một ông Tản Đà múa kiếm! Gánh văn lên bán Chợ Giời; gửi thư lên thiên đình cầu hôn; xuống bể Sầm Sơn bơi đứng và ăn hải sản sống; lên rừng tịch cốc; uống rượu sâm banh với nem chua trên toa xe lửa tốc hành; đi thăm mả vua Tây Sơn với cái lối khấn ngang tàng: “Bắc kỳ Sơn tây nhân Nguyễn Khắc Hiếu kinh quá thử địa”, làm náo động cả quan nha một vùng địa phương Bình Định, quái gở ôi là quái gở vậy thay. Chưa cho là đủ ngôn, chưa chịu chấm dấu hết, cái “quái - tượng” ấy lại còn cầm đốc một thanh kiếm múa may quay cuồng nữa. Có đáng sợ không? Thật là “đời chưa chán tớ, tớ còn chơi”. Có như thế, vong linh thi nhân ạ!” [37, tr.689-690]. Từ chân dung ấy, chúng ta càng cảm thấu, lí giải rõ hơn khí chất ngang tàng, cái “ngông” của một “khối tình” Tản Đà. Đồng thời, qua lối phác thảo chân dung với chất giọng tài tử, thể hiện rõ một mối tương giao đặc biệt giữa người được dựng chân dung và người dựng chân dung, chúng ta càng hiểu hơn cái “ngông nghênh” trong những áng văn của nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân. Rồi đến lượt chân dung người văn đầy uyên bác Nguyễn Tuân này lại được thể hiện thật cụ thể trong những hồi tưởng của Tô Hoài trong hồi ký Cát bụi chân ai. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 14http://www.lrc.tnu.edu.vn/
  20. Đó là một Nguyễn Tuân khác người từ cách ăn mặc: “đi bên này Hồ Gươm thấy Nguyễn Tuân ngồi trong nhà hàng Hoàng Gia, cái quán rượu kiểu Pháp che cánh sáo ra kín vỉa hè. Nhà văn chơi chua khác đời. Khăn lượt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt ba thước thay ba toong, chân bít tất dận giày mõm nhái Gia Định” [37, tr.383]… Cho đến ẩm thực: “Ít ai biết Nguyễn Tuân chỉ ăn một thứ phở, phở chín, phở thịt bò chín… Thịt bò chín, nạm hay mỡ, bánh vừa phải không nẫu vồng lên, không thái sẵn và thái máy như Sài Gòn mà Nguyễn Tuân gọi đùa là vằn thắn phở. Xúc bánh xong, thái thịt bày lên rắc hành hoa và hạt tiêu - không ớt, mặc dù thích cay” [37, tr.403]. Đến sở thích cầu kì, tỉ mỉ cho mỗi chuyến đi cũng khác: “sửa soạn đi còn kĩ lưỡng hơn đi” [37, tr.394], “mải mê quên ngày tháng, nhưng tính đếm sửa soạn thì phải nhớ từng ly. Cái phóng khoáng của ông ấy không lẫn với buông tuồng, cẩu thả” [37, tr.395]. Cái thú ăn chơi, sinh hoạt khác đời, khác người, vừa tinh tế, vừa rất “ngông” ấy đi cả vào văn chương của ông: “Đem cái “duyên” đẹp đẽ mọi bề quàng cho Nguyễn Tuân có thể chưa kín nghĩa, mà cũng không hẳn đúng. Về nhà văn và cả về đời. Có người mê Nguyễn Tuân như điếu đổ, từng chữ. Có người chỉ lướt một đoạn đã không chịu được cái giọng khụng khiệng, khệnh khạng. Triết lí và câu văn Nguyễn Tuân không giống vị hoài sơn trong thang thuốc bắc, ghé bổ một tý vô thưởng vô phạt. Cái chơi của Nguyễn Tuân cũng thế. Với người này, không thể thiếu Nguyễn Tuân. Người kia thì không chịu đựng nổi” [37, tr.384-385]. Từ những hồi tưởng của Tô Hoài, ta có thể cắt nghĩa sâu sắc hơn thứ chủ nghĩa xê dịch và duy mỹ trong văn chương Nguyễn Tuân. Như thế, qua những chân dung văn học, ta không chỉ thấy được những chân dung của những nhà văn, nhà thơ cùng thời, mà ta còn thấy được bức chân dung của chính tác giả và cũng từ đó, hiểu được hơn chính về con người và văn chương của người được dựng chân dung và cả người dựng chân dung; hiểu được hơn cả một thời đại lịch sử, văn hóa, văn học đằng sau những thế hệ con người ấy. Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN 15http://www.lrc.tnu.edu.vn/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0