intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov

Chia sẻ: Lộ Lung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

56
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov; nhân vật - Những dị tật của xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov; nhân vật - Những nạn nhân bi thảm trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Mục đích, lý do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông được coi là người mở đầu cho trào lưu văn ọhc hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Nguyễn Công Hoan còn là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, dẻo dai, một tài năng xuất sắc. Hơn nửa thế kỉ cầm bút nhà văn để lại một số lượng lớn các tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau, trong đó nổi bật là truyện ngắn. Nhiều trong số các truyện ngắn của ông được xếp vào truyện hay, có ý nghĩa tiêu biểu cho nền văn học dân tộc. Chúng ta có thể sánh ông với những nhà văn viết truyện ngắn trào phúng nổi tiếng nhất như Guy dơ Mopatxang, Sekhov…. [37,tr. 181]. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều th ế hệ đ ộ c g iả, cho tới nay vẫn được tiếp tục khám phá và đ ào sâu đ ể tìm tiếp những " vỉa vàng" lấp lánh. Sekhov (1860 - 1904) là đại biểu xuất sắc cuối cùng của văn học Nga thế kỷ XIX, là nhà văn, nhà cách tân ngh ệ thuật mới mẻ trong lĩnh vực truyện ngắn. Hơn hai mươi năm ầcm bút, Sekhov để lại một khối lượng lớn truyện ngắn có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học Nga và thế giới. Sự nghiệp sáng tác của ông vẫn luôn là hiện tượng hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu phê bình "nghĩ tiếp" và khơi sâu vào những " địa tầng" mới trong thế giới nghệ thuật của ông. Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov vẫn ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong nước và ngoài nước. Điều đó chứng tỏ, truyện ngắn của hai nhà văn này vừa mang những giá trị dân tộc đặc thù vừa đạt được những giá trị chung phổ quát của văn học thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  2. 2 1.2. Đối với bạn đọc Việt Nam, Nguyễn Công Hoan rất quen thuộc và gần gũi. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Sekhov cũng là một hiện tượng văn học lớn không xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Ở Nga đã có hẳn một ngành Sekhov học, với nhiều công trình nghiên cứu về Sekhov. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình chuyên biệt nào xem xét thế giới nhân vật của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov trong mối quan hệ so sánh. Vì vậy chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov”. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng tìm ra những nét tương đồng trong việc tổ chức hệ thống nhân vật ở truyện ngắn của hai nhà văn, chỉ ra những hiệu quả nghệ thuật, hiệu quả thẩm mĩ của cách thức tổ chức đó; tìm ra những nét khác biệt thể hiện cái độc đáo, cái sắc nét của mỗi nhà văn với đặc trưng dân tộc, đặc trưng văn hoá khác nhau. 1.3. Trong khoa học giáo dục Việt Nam, Nguyễn Công Hoan và Sekhov là hai tác gia trong ốs các tác gia tiêu biểu được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhà trường.Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đóng góp một cách “đọc, hiểu” mới tác phẩm của hai nhà văn nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. Điều này bổ sung và làm mới cách thức tiếp nhận văn học, cũng như công tác giảng dạy của chúng tôi trong nhà trường. Đồng thời đề tài của chúng tôi góp một phần nhỏ bé vào việc chứng tỏ vai trò của bộ môn văn học so sánh - một bộ môn khoa học có tính chất quốc tế mà hiện nay đang được giới nghiên cứu văn học nghệ thuật trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng quan tâm. 2. Lịch sử vấn đề Với đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov”, chúng tôi tập trung xem xét những tư liệu có liên quan đến nhân vật, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 3 thế giới nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn. Từ những tài liệu thu thập được chúng tôi có những nhận xét sau: 2.1. Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Nói đến Nguyễn Công Hoan là nói đến “ một đời văn lực lưỡng”. Ông không chỉ có những đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 -1945 mà còn có công xây ựng d nên một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan luôn thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong mấy chục năm qua. Nguyễn Công Hoan đã gây được sự chú ý của dư luận ngay từ tập truyện ngắn đầu tiên “Kiếp hồng nhan”, xuất bản năm 1923. Nhưng phải đến những năm 1929 – 1933 nhà văn mới thực sự khẳng định mình bằng những truyện ngắn in ở mục Xã hội ba đào ký trong An Nam tạp chí do Tản Đà chủ trương. Những truyện ngắn này được độc giả yêu thích. Tên tuổi của nhà văn chuyên viết những “cảnh đi xuống của xã hội” đã nhanh chóng trở nên quen thuộc với bạn đọc. Tháng 6 – 1935, khi tập truyện ngắn “ Kép Tư Bền ” ra đời, sáng tác của Nguyễn Công Hoan đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình.. Tập Kép Tư Bền đã mở đầu cho trào lưu văn học tả chân xã hội, đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.. Với Nguyễn Công Hoan, Kép Tư Bền có thể xem là mốc đánh dấu trong đời văn chương Ông viết: “ việc cuốn Kép Tư Bền được hoan nghênh làm tôi tin rằng ể viết nổi tiểu thuyết và tôi có th ể theo đuổi được nghề văn" tôi có th [35, tr.118]. Tập truyện với nghệ thuật độc đáo mới lạ, đã thu hút được đông đảo bạn đọc trong cả nước, Họ chú tâm nhiều hơn đến những tác phẩm hiện thực của Nguyễn Công Hoan. Năm đó Kép Tư Bền là tậ p truyện được đánh giá hay nhất, được mười tám tờ báo Bắc, Trung, Nam viết bài khen ngợi và trở thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 4 đề tài cho một cuộc tranh luận về nghệ thuật. Phái nghệ thuật vị nhân sinh của Hải Triều đã viết nhiều bài đanh thép để công kích phái nghệ thuật vị nghệ thuật của Hoài Thanh. Khi cuộc tranh luận đang trong độ gay cấn nhất thì Hải Triều đọc được Kép Tư Bền. Kép Tư Bền trở thành cứu cánh đưa phái Nghệ thuật vị nhân sinh đến thắng lợi. Trong một bài bút chiến Hải Triều có viết: “ Cái chủ trương Nghệ thuật vị nhân sinh của tôi ngày nay đã được biểu hiện bằng những bức tranh linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của văn sĩ Nguyễn Công Hoan”[66, tr.64] Sau khi tập truyện Kép Tư Bền ra đời, Thiếu Sơn đã xếp Nguyễn Công Hoan và Tam Lang ở cùng một phái " tả chân xã hội" và cho rằng: " Cũng như Tam Lang, tác giả của Kép Tư Bền ưa nói đến những bề trái của xã hội, ưa phanh phui, bày tỏ những cái hèn kém, xấu xa gian tà, độc ác của người đời" và cuối cùng tác giả đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả (...) ". Cái đặc sắc của ông Hoan là ỏ chỗ biết quan sát những cái gì chung ết kiếm ra những câu truyện tức cười, biết vẽ người bằng quanh mình, bi những nét ngộ nghĩnh thần tình, viết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết kết cấu thành những tấn bi hài kịch (...) còn nói về cái tài vẽ người của ông thì thật là tuyệt diệu, có lẽ không thua gì những Carcteres và Paraits của La Bruyere" [71, tr.441- 442]. Trần Hạc Đình khi nhận xét về “Kép Tư Bền”, qua nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật có viết "Ông ưa tả , ưa vẽ cái xấu xa, hèn mạt đê tiện của cả một hạng người xưa nay vẫn đeo cái mặt lạ giả dối. Hạng người này có gặp ở đời, ta thường lầm vì cái bề ngoài mà phải kính trọng nể nang họ” và tác giả kết luận “Nhà văn ở đây vô tình lại có cái đau đớn, khổ sở lầ m than của hạng người cùng đinh nghèo khổ và cái giả trá xấu xa bất lương của bọn quyền quý trưởng giả, nhà văn đã nhận thấy rằng: “cái xã hội hiện thời đầy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 5 rẫy sự ô trọc, giả dối lại xây lên trên mọi sự bất bình, là một xã hội cần phải đạp đổ”” [17, tr.40]. Về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Vũ Ngọc Phan đã nhận định : “Ông miêu ảt đủ hạng người trong xã hội, nhưng ít khi ông tả những ý nghĩ của họ nhất là những điều u uất của họ thì không bao giờ ông đả động, bao giờ cũng đặt họ vào một khuôn riêng, đó là khuôn lễ giáo hay phong tục mà họ đã " ra trò" với những bộ mặt phường tuồng của họ” [64, tr.1078] Trên đây là những ý kiến đánh giá và phê bình về thế giới nhân vật được miêu tả, khắc hoạ trong truyện ngắn Nguyễn công Hoan trước năm 1945. Sau năm 1945 các nhà nghiên ứu c đi vào khai thác sâu hơn về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông và đi đến những ý kiến thống nhất về nghệ thuật mô tả nhân vật, xây dựng tính cách nhân vật, chân dung nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Nhóm tác giả trong cuốn Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam có nhận xét về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật như sau: " ông có sở trường về cách mô tả tư cách hèn hạ, đê tiện hết chỗ nói của bọn quan lại sâu mọt, bọn nha lại, bọn hãnh tiến giầu có, sang trọng và khinh người" [ 9, tr.101]. Nói về cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Công Hoan qua thủ pháp nghệ thuật trào phúng, Trương Chính lại cho rằng: "cách vẽ phóng đai, cách vẽ biếm hoạ của nghệ thuật gây cười... cách tập trung tất cả những cái xấu về hình thức cũng như về tư tưởng vào nhân vật phản diện không phải là cách sáng tạo điển hình. Cách đó sẽ làm cho nhân vật kỳ dị, méo mó, không thật. Bệnh công thức, bệnh sơ lược bắt đầu từ đây chứ còn từ đâu nữa" [8, tr.169] Tại cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Trác nhận định: "Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là một tấn trò đời rộng rãi và phong phú, ông chỉ cốt khám phá trong hiện thực, những mâu thuẫn, những cảnh tượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 6 trái và phản nhau…. Thế giới của Nguyễn Công Hoan là thế giới những những kẻ khốn khổ đáng thương. Đọc truyện ngắn Nguyễn Công Hoan người đọc như được trực tiếp sống giữa cái xã hội khốn cùng của những con người dưới đáy, những thói hư tật xấu của đám thanh niên tiểu tư sản thành thị chạy theo lối sống "Âu hoá". Hoặc “khi nhân vật ông miêu tả vừa là kẻ có tiền, có quyền vừa có nhân cách và hành động trái ngược với thứ đạo đức ông ưa, thì ông lên án bằng cả lý trí và tình cảm. Tiếng cười đả kích của ông sảng khoái, nhân vật của ông sống, tác phẩm của ông thành công” [75, tr.222]. Nguyễn Hoành Khung trong Từ điển văn học - tập 2 đánh giá về nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Công Hoan: "Mỗi nhân vật nhà văn thường chỉ nêu lên một nét tính cách cơ bản, bộc lộ qua hành động ngôn ngữ, tình huống nào đó (...). Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan chưa có bề sâu tâm lý. Song không vì vậy mà chúng không chân thực, không sinh động. Có thể nói trái lại, chỉ bằng vài nét vẽ, nhà văn đã phác ra được một bộ mặt, một tư thế, một chân dung khá sinh động với nét tâm lý chủ yếu nổi bật, phù hợp với bản chất xã hội nhân vật" [39, tr.56]. Vũ Ngọc Khánh trong Thơ văn trào phúng Việt Nam, có viết về thủ pháp nghệ thuật, cách mô tả nhân vật của Nguyễn Công Hoan như sau: "Thủ pháp quen thuộc và độc đáo của Nguyễn Công Hoan là hay làm cho bộ mặt đối tượng trở nên méo mó hơn, lố bịch hơn để bản chất ti tiện của nó được nổi rõ hơn" [38, tr.375]. Nhóm Lê Trí Dũng - Trần Đình Hựu Trong cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 nhận xét về ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, cho rằng: "Đọc ông, độc giả phân biệt rõ đâu là ngôn ngữ của tác giả đâu là ngôn ngữ nhân vật và mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ của riêng mình. Với Nguyễn Công Hoan, có thể nói truyện ngắn hiện đại và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại đã hình thành" [13, tr.386] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 7 Nguyễn Đức Đàn trong Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã nhận xét như sau: “Với số lượng khá lớn như vậy… Nguyễn Công Hoan đã hợp thành một bức tranh rộng lớn khá đầy đủ về xã hội cũ. Hầu hết trong xã hội thực dân phong kiến đều có mặt: nông dân, công nhân, tiểu tư sản, trí thức làm các nghề tự do như thầy thuốc, nhà báo, nhà văn, nhà giáo, các nghệ sĩ, tư sản, các nhà buôn, nha thầu khoán, địa chủ, quan lại, cường hào,nghị viên, công chức, học sinh đứa ở, phu xe, kẻ cắp, anh hát xẩm, chị bán hàng rong, binh lính, bồi bếp…từ các giai cấp bị bóc lột, các giai cấp thống trị và các tầng lớp trung gian cho đến những người ở dưới đáy của một xã hội hết sức phức tạp”. “Quả thật, Nguyễn Công Hoan là một nhà văn có tài xây dựng nhân vật phản diện (...) việc xây dựng nhân vật phản diện cho phép nhà văn được tô đậm khuếch ®¹i những nét tiêu biểu” [14, tr.351] Nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan nhiều nhất phải kể đến Lê Thị Đức Hạnh, với những công trình nghiên cứu sâu sắc, cụ thể, bà đã chỉ ra được những đặc điểm nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Khi nhận xét về cách miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, bà viết: “Cách miêu tả nhân vật trong sự đối lập giữa hai sự vật bản chất khác nhau, giữa bản chất với hiện tượng, nội dung với hình thức..." [28, tr.58] Nhận xét về chân dung nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, tác giả Hoàng Anh trong Văn tập 39 khẳng định: "Những chân dung Nguyễn Công Hoan vẽ nên là những ký hoạ hoặc biếm hoạ linh hoạt, không chỉ đặc tả tính cách của từng loại nhân vật qua cái thần của họ, mà xếp bên cạnh nhau còn hiện lên lồ lộ bức tranh toàn cảnh của xã hội thực dân nửa phong kiến, mặc dù chúng cố tình che đậy, giấu giếm sau tấm phông loè loẹt, mỹ miều" [67, tr.54] Nhìn dưới góc độ thi pháp học, Trần Đình Sử nhận xét: "Con người trong truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan là con người bị tha hoá, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 8 vật hoá, sống và hoạt động hầu như phi nhân tính. Thế giới truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là thế giới làm trò, nhân vật là những kẻ làm trò” [21, tr.142] Những tổng hợp ý kiến trên, một mặt cho thấy tài năng nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan trong nền văn học Việt Nam hiện đại, một mặt đã ít nhiều chú ý đến thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Từ những ý kiến đó đã gợi ý cho chúng tôi khi thực hiện đề tài. 2.2. A.Sekhov và truyện ngắn Nhà văn lão thành Nga Grigôrôvich là ng ười đầu tiên có công phát hiện và đưa ra ý kiến đánh giá mang tính dự báo về tài năng nghệ thuật độc đáo của Sekhov. Đồng thời ông còn khích lệ cổ vũ và xác định ưu thế vượt trội của tác giả trong thể loại văn học này: “Tôi rất kinh ngạc về sự độc đáo của các chi tiết trong truyện, và nhất là tính trung thực, chân xác sâu sắc trong việc mô tả các nhân vật và cả thiên nhiên nữa (...), anh đã có khả năng phân tích nội tâm rất sâu, cả tài tả cảnh điêu luyện” [20, tr.161-162] Yêu mến tài năng nghệ thuật của nhà văn Sekhov, đại văn hào Nga L.Tonxtoi không chỉ coi ông như một người kế tục và thừa hưởng đầy đủ truyền thống văn hoá, tinh thần tốt đẹp của dân tộc Nga, mà còn là người cách tân của văn học Nga. “ Điều chủ yếu là bao giờ Sekhov cũng chân thành, và đó là phẩm chất cao quý của nhà văn, nhờ đó mà Sekhov đã sáng tạo ra được những hình thức viết mới, hoàn toàn mới” [20, tr.330] hoặc “đây là một viên ngọc, một ngôn từ tuyệt diệu. Cả Tuôcghênhep và Gônsarôp, cả tôi không ai viết được như ông ta” [58, tr.41]. Nhận xét này có ý nghĩa định hướng và cổ vũ A.sêkhov vững tin sáng tạo. G.N. Pospelôp với chuyên luận “Dẫn luận nghiên cứu văn học”, khi xây dựng lý thuyết về cốt truyện cũng đánh giá quan trọng về những cách tân nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn: “ Cơ sở của truyện không phải là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 9 các sự kiện đột biến, mà là những cơn thăng trầm trong cảm xúc của nhân vật, thường là độc lập với bất cứ sự kiện nào, sự cảm thụ và lý giải các hiện tượng và sự thực ngày càng mới, những sự bừng sáng của trí tuệ, các bước chuyển hoá từ quan niệm hư ảo đến cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc có tính phê phán đối với thế giới, hoặc là ngược lại, ngày càng phụ thuộc vào sức ỳ của cái tầm thường”[63, tr.42] M.Gorki là người rất say mê Sekhov. Ông đã nhận xét: “Sự tầm thường ti tiện là kẻ thù của anh, suốt đời anh đã đấu tranh với nó, bắt nó hiện nguyên hình nghiêm khắc qua ngòi bút của anh, anh biết moi móc ra vết mốc meo hôi hám của nó ở ngay chỗ mà mới nhìn tưởng như mọi vật đều sắp đặt khéo léo và có vẻ choáng lộn nữa” [59, tr.36]. Đồng thời ông cũng khẳng định tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Sekhov: “Mỗi một truyện của Sekhov đưa ra, là nhấn sâu thêm vào cái điểm dũng cảm và yêu thương cuộc đời, nó là một điểm rất quý và rất cần cho chúng ta”… “ Mỗi một truyện ngắn là một cái thảm kịch nhỏ, nó cảm người một cách sâu sắc” [78, tr.258] M.Gorki đã có những nhận xét chân thành và sâu sắc về tính hiện thực trong sáng tác ủca Sêkhov: "Tất cả những con người ấy, kẻ xấu cũng như người tốt, đều sống trong câu chuyện của Sekhov đúng như họ sống trong hiện thực. Trong các truyện ngắn của Sekhov, không hề có một cái gì mà lại không có thật trong cuộc sống. Cái sức mạnh khủng khiếp của tài năng ông, chính là ông không bịa đặt ra một cái gì, “không có trên đời này”, tuy có thể là tốt đẹp, có thể là đáng mong ước. Ông không bao giờ tô vẽ cho con người...” [22, tr.5] Nhận xét về đầu óc nô lệ trong thế giới nhân vật của Sekhov M. Gorki viết: “Trước mắt ta diễu qua cả một chuỗi dài vô tận những kẻ nô lệ và nô tỳ của tình yêu, của sự ngu dại và của thói lười biếng, của sự tham lam đối với những lạc thú trần gian; đó là nhưng kẻ nô lệ của một nỗi sợ hãi, tối t ăm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 10 trước cuộc sống, họ quằn quại trong một nỗi lo âu mơ hồ và trút ra những lời lẽ đầu Ngô mình Sở về tương lai vì cảm thấy trong hiện tại không có chỗ cho mình đứng...” [22, tr.5] Là đại diện xuất sắc của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga cuối thế kỷ XIX Sekhov được giới thiệu ở Việt Nam khá sớm. Nhiều nhà văn Vi ệt Nam say mê Sekhov như Nguyễn Tuân, Nam Cao. Những truyện ngắn đầu tiên của Sekhov được dịch ra tiếng Việt từ năm 1943. Nguyễn Tuân đã có bài nghiên cứu đầu tiên về ông. Đến nay ở Việt Nam A.Sêkhov được coi là một tài năng đặc biệt, được hâm mộ và ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng. Nhà văn Nguyễn Tuân trong lời giới thiệu ở tập truyện ngắn Sekhov, đã nhận xét: “Trong sáng tác, Sekhov không chen vào màảigiquyết vấn đề, hoặc gián tiếp giải quyết bằng nhân vật này khác. Sekhov cho ta thấy, cho ta xem hết ông nọ bà kia, cho ta gặp nhưng thằng, những con người và như ngụ ý hỏi lại những người đồng điệu chúng ta rằng: “ Trò đời là vậy đó? Vậy thì có nên để nó tồn tại thế không? Có nên bắt chước họ sống một cách tồi tàn, bậy bạ như thế không?” [77, tr.14] Nhấn mạnh cái tính chất ban đầu, tính chất khởi điểm trong cách miêu tả nhân vật của Sekhov, Hoàng Xuân Nhị nhận xét: “lần đầu tiên trong văn học Nga và thế giới chúng ta thấy toàn bộ sáng tác của nhà văn tập trung vào biểu hiện những con người nhìn bề ngoài mà nói rất tầm thường, biểu hiện cảnh sống buồn chán, nghẹt thở, đau thương của họ”[ 65, tr.79] Dịch giả Đỗ Khánh Hoan cho rằng: Thế giới nhân vật Sekhov "là một nhân loại nho nhỏ", qua đó ông nhấn mạnh tính phức tạp của những "mảnh đời" những "mảng sống" của đủ mọi hạng người trong xã hội. Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang đã đưa ra những nhận định để khái quát số lượng nhân vật đông đảo, nhân vật trong truyện ngắn của Sekhov "đó là những cảnh tượng đông đúc huyên náo thật đáng kinh ngạc, hàng nghìn con người, chải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 11 chuốt và bê tha… nói tóm lại chúng ta sẽ gặp được cả một thế giới trên cái đường phố tưởng tượng kia một thế giới thu nhỏ dường như thật hơn, cô đọng hơn, vừa xấu xa hơn mà cũng vừa cao cả hơn" [20, tr.12] Năm 2004 ở Việt Nam đã có một cuộc hội thảo kh oa học kỉ niện 100 năm ngày mất Sekhov. Chúng tôi chú ý đến một số ý kiến về nhân vật trong truyện ngắn Sekhov. Đi sâu tìm tòi những cái mới trong truyện ngắn Sekhov, Nguyễn Hải Hà đã chú tr ọng khám phá ực tiếp miêu tả nhân vật như “Sekhov không tr F.Dostoievski, L.Tonxtoi nhưng ông ẫvn quan tâm đến thể hiện tâm lý theo cách riêng của mình, qua hành động, đối thoại, cảm nhận thiên nhiên và qua chân dung nữa". Đồng thời chú ý đến bút pháp nghệ thuật trong miêu tả chân dung của Sekhov, ông viết: "Ông rất chú trọng đến chân dung nhân vật, nắm bắt tâm lý của nó". [22, tr.6]. Bên cạnh đó, Nguyễn Hải Hà trong bài Cái mới trong truyện ngắn Sekhov, đã chỉ ra thói tật nô lệ của những nhân vật trong truyện ngắn của Sekhov: “Có thể nói thói nô lệ ngấn sâu và đầu độc người lớn, trẻ em, đàn ông, đàn bà, trí thức, viên chức, quan nhân, thương gia, sinh viên, nông dân, “ những con người không biết kính trọng cái phẩm giá làm người của mình, đành tâm ngoan ngoãn phục tùng bạo lực, sống như những kẻ nô lệ”[22, tr.5]. Sekhov muốn giúp con người “chắt lọc, loại bỏ khỏi con người mình từng giọt nô lệ”. Phạm Xuân Nguyên cũng gặp gỡ Nguyễn Hải Hà khi khẳng định tài năng của Sekhov trong miêu tả tâm lý nhân vật "... Sekhov có biệt tài khám phá những khả năng kinh ngạc của bản tính con người, sự phân tích tâm lý của ông rất sâu sắc và linh động”[57, tr.6]. Trong bài Sekhov - Người trần thuật điềm tĩnh tài hoa, Nguyễn Trường Lịch lại chú ý tới giọng điệu, điểm nhìn của người thuật truyện như: “lối dẫn truyện khách quan, sự vắng mặt cả người thuật truyện. Ông đã chứng minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 12 cho các luận điểm của mình bằng các tác phẩm như Người đàn bà có con chó nhỏ, Hai kẻ thù....” [44, tr.89] Đến với thế giới nhân vật đông đảo của Sekhov nhiều nhà nghiên cứu khẳng định lần đầu tiên trong văn học những con người bình thường trong cuộc sống chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của Sekhov…. Nói cách khác, có thể khẳng định "gu" thẩm mĩ hay cái tạng của Sekhov là "nhà văn của đời thường”. Như vậy hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng Sekhov là nhà văn của tầng lớp bình dân, nhân vật của ông chỉ loay hoay với cuộc sống đời thường với những lo lắng tủn mủn về vật chất, những biến động tinh thần không lớn lắm trong từng nhân vật. Tuy nhiên, với tài năng của mình, thông qua cái thế giới nhân vật sám xịt ấy, Sekhov đã phản ánh và nói lên được những vấn đề nóng bỏng của xã hội Nga hoàng lúc bấy giờ. Với một loạt bài viết của mình, Đào Tuấn Ảnh là một trong những người mở đầu cho khuynh hướng nghiên cứu Sekhov theo lối so sánh loại hình. So sánh truyện ngắn của Se khov với truyện ngắn của Nam Cao nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tương đồng loại hình trong sáng tác của hai nhà văn thể hiện ở kiểu truyện “không cốt truyện”, ở nghệ thuật trần thuật (người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn…), ở nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật. Từ những so c đã hướng tới kết luận về một “chủ nghĩa hiện sánh nêu trên nhà nghiên ứu thực kiểu mới” mà người mở đầu trong văn học Nga giao thời thế kỉ XIX- XX là Sekhov, trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945, là nhà văn Nam Cao. Tóm lại: Từ những ý kiến trên chúng tôi nhận thấy: - Về vị trí, vai trò của hai nhà văn viết truyện ngắn Sêkhov và Nguyễn Công Hoan, hầu hết các ý kiến đều nhất trí khẳng định tài năng cùng những đóng góp của họ cho văn học nước nhà và văn học thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 13 - Các ý kiến đó đều thống nhất khẳng định thế giới nhân vật phong phú, đa dạng, độc đáo trong truyện ngắn của hai nhà văn. - Tuy nhiên, các nhà nghiên ức u chưa tập trung phân tích thế giới nhân vật của hai nhà văn, nhất là đặt nó trong hệ thống tiếp cận thi pháp học. Hơn nữa, chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu và so sánh thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. - Mặc dù vậy, những ý kiến chúng tôi thu thập trên đều là những gợi mở, định hướng tốt cho chúng tôi khi lựa chọn và thực hiện đề tài. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn những truyện ngắn tiêu biểu trong tập Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2005 và những truyện ngắn trong Truyện ngắn Sekhov, NXB Văn học 1978, tập I, II, để khảo sát và trích dẫn. Số lượng tác phẩm ở hai tập truyện ngắn của hai nhà văn rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ chọn ở mỗi nhà văn 3 0 tác phẩm đ ể khảo sát và phân tích . Trước hết, ch ú n gtôi căn cứ vào yêu cầu về dung lượng của truyện ngắn để chọn tác phẩm. Căn cứ tiếp theo để chúng tôi ựl a chọn là tính tiêu biểu của tác phẩm đã được khẳng định theo thời gian và quá trình nghiên cứu, tiếp nhận. Đối tượng khảo sát của chúng tôi là nhân vật và cách thức tổ chức hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn công Hoan (trước năm 1945) và truyện ngắn Sekhov (tập I, II do Phan Hồng Giang và Cao Xuân Hạo dịch). 3.2. Nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và Sekhov có thể có nhiều vấn đề nghiên cứu như : nghệ thuật kết cấu truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thời - không gian nghệ thuật…, nhưng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn Sekhov trên hai phương diện hình thức và nội dung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 14 3.3. Từ việc khám phá cách thức tổ chức hệ thống nhân vật, chúng tôi xem xét hai nhà văn đã cắt nghĩa những vấn đề của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, xã hội Nga cuối thế kỉ XIX như thế nào, với những phương thức biểu hiện nào. 4 Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 4.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: nhằm nghiên cứu so sánh truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và A.Sêkhov trong tính chỉnh thể 4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học nhằm giải quyết nhiệm vụ đề tài đặt ra. Phương pháp này cho phép không chỉ dừng lại xem xét tác phẩm nói ải xem còn được nói như thế nào. Trên cơ sở phương pháp lên cái gì mà ph nghiên cứu này chúng tôi sẽ tìm hiểu thông qua việc tổ chức hệ thống nhân vật trong các truyện ngắn của mình, Nguyễn Công Hoan và Sekhov đã cắt nghĩa những vấn đề gì của xã hội đương thời. 4.3. Phương pháp so sánh: giúp cho chúng tôiỉ ch ra những nét tương đồng và khác biệt của hai nhà văn, ở hai quốc gia khác nhau trong những điều kiện lịch sử (dựa trên phông văn hoá khác nhau, lịch đại, lịch sử khác nhau). Sử dụng phương pháp loại hình nhằm so sánh truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov trên một cấp độ và bình diện cụ thể, để từ đó chỉ ra những nét tương đồng mang tính phổ quát và cả những nét khác biệt mang tính đặc thù. 4.4. Phương pháp phân tíchổng t h ợp: giúp chúng tôi đi vào phân tích nhân vật cụ thể nhằm thuyết minh cho những luận điểm, từ đó quy nạp, tổng hợp lại vấn đề. 5. Những đóng góp mới của luận văn So sánh thế giới nhân vật trong truyện ngắn của hai nhà văn có “cơ địa ố n hướng tới những tương đồng về sáng tác” khác nhau này, chúng tôi mu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 15 loại hình nhân vật trong truyện ngắn của hai ông, đồng thời chỉ ra những điểm độc đáo trong phương thức xây dựng thế giới nhân vật của từng nhà văn, qua đó xác định những đóng góp của hai nhà văn đối với chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam, văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung. Thực hiện được điều này, luận văn bước đầu đóng góp thêm vào việc tìm kiếm những cách thức tiếp cận mới sáng tác của Nguyễn Công Hoan, nhằm phát hiện những giá trị về nội dung, tư tưởng nghệ thuật đang còn tiềm ẩn trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Điều này bổ sung thêm một cách “đọc hiểu” hiện tượng văn học được coi là có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình văn học thế kỉ XX ở Việt Nam. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Chương 2: Nhân vật - những dị tật của xã hội trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Chương 3: Nhân ật v - những nạn nhân bi ảm th trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và Sekhov. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 16 Chương 1: HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN VÀ TRUYỆN NGẮN A.SEKHOV 1.1. Hệ thống nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan 1.1.1. Nguyễn Công Hoan và thời đại Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977) được xem là một trong những đại thụ của văn xuôi Việt Nam, là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy của văn học Việt Nam. Được sinh ra trong một gia đình nho học thất thế, cuộc sống của anh em Nguyễn Công Hoan đã trải ra trong khó khăn, vất vả. Nhà nghèo, đông anh em, Nguyễn Công Hoan phải đến ở với bác ruột - một Phó bảng, làm Tri huyện. Những năm tháng sống ở nhà bác, Nguyễn Công Hoan chứng kiến rất nhiều chuyện xung quanh mối quan hệ quan - dân. Chuyện nhà quan, chuyện làm quan đã để lại những ấn tượng sâu sắc, làm thành ý thức khám phá thời cuộc ở Nguyễn Công Hoan. Năm 1926, Nguyễn Công Hoan tốt nghiệp trường sư phạm, bắt đầu cuộc sống tự lập của một ông giáo tiểu học. Cuộc đời dạy học của ông không mấy suôn sẻ. Vốn tinh tường, sắc sảo, trung thực, khảng khái, Nguyễn Công Hoan không được cấp trên vừa ý. Ông bị chuyển chỗ dạy nhiều nơi. Thị xã Hải Dương, Thị xã Lao Cai, Thị xã Nam Định, Trà cổ… là những nơi Nguyễn Công Hoan bị điều đến và dạy học. Mỗi nơi, ông và gia đình không ở quá được 2 năm. Vất vả, long đong, nhưng bù lại, ông có điều kiện đi nhiều nơi, biết và khám phá được nhiều điều. Năm 17 tuổi, truyện ngắn đầu tay “Quyết chí phiêu lưu” (1920) của Nguyễn Công Hoan ra đời. Năm 20 tuổi, tập truyện ngắn “Kiếp hồng nhan” ra mắt độc giả. Cũng như “Quyết chí phiêu lưu”, tập “Kiếp hồng nhan” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 17 không được độc giả đón đợi nhiều. Năm 1935, truyện ngắn “Kép tư bền” ra đời, gây một tiếng vang lớn trên văn đàn, khẳng định tài năng nghệ thuật, mở ra một giai đoạn mới, sung sức trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Có thể coi, sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan được bắt đầu từ những năm 20 và thực sự được khẳng định ở những năm 30 của thế kỷ XX, với thể loại truyện ngắn. Giai đoạn sáng tác truyện ngắn thành công nhất của Nguyễn Công Hoan được tính từ 1920 đến 1945. Đây là thời kỳ mà tình hình chính trị, xã hội Việt Nam rất phức tạp, rối ren với tính chất thực dân nửa phong kiến. Nhà nước phong kiến già nua, lỗi thời, phản động, chế độ thực dân tàn bạo hiện hữu và cùng với nó là sự đàn áp khốc liệt phong trào đấu tranh của nhân dân, là phong trào Âu hóa rầm rộ, lố lăng…, sự vận động của phong trào yêu nước ở các sỹ phu, những manh nha đầu tiên của các tổ chức cộng sản v…v… là những yếu tố tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, làm biến đổi đời sống tinh thần của mọi tầng lớp trong xã hội Việt Nam. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quan lại, khoa bảng, Nguyễn Công Hoan chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ tư tưởng phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Công Hoan là tư tưởng yêu nước, yêu con người. Con gái ông - Nhà văn Lê Minh - khẳng định: “Cha tôi trước khi là nhà văn đã là một nhà giáo yêu nước” [81]. Sống trong thời thế rối ren, đảo lộn đó, ông ghi nhận và đồng tình với tâm lý bất mãn của tầng lớp quan lại thất thế với xã hội nửa Tây, nửa Tầu nhố nhăng. Ông cũng không chấp nhận, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm bởi sự xu nịnh, luồn cúi của bọn quan lại “thức thời”, lũ “liếm gót giầy cho Tây”. Ông khinh bỉ bọn hãnh tiến, bọn tư sản chạy theo lối sống Âu hóa đồi bại. Ông đau đớn trước sự biến đổi khôn lường của những thước đo giá trị cho những vấn đề, vốn được coi là thiêng liêng. Những khái niệm nghĩa: cha - con, tình chồng - vợ, bạn bè… đã được thay đổi nội hàm, được đem ra hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 18 xử theo kiểu xu thời mẫn thế. Xã hội, nhất là nơi thành thị, nhan nhản những rởm đời, học đòi, đua chen, bẩn thỉu. Thời đại, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện sống… đã tạo nên ở Nguyễn Công Hoan một cái nhìn sắc sảo. Ông viết: “Do gia đình tôi là một gia đình quan lại lỗi thời lép vế, hằn học với bọn quan lại đương lên, ôm chân bọn đế quốc để có thể có tiền, bản thân tôi làm cái nghề bị bạc đãi là cái nghề dạy học, lại làm thêm nghề viết tiểu thuyết kiểu tôi, là nghề mà bọn thống trị chẳng ưa tý nào. Tất cả những cái ấy giáo dục cho tôi nhìn đế quốc, phong kiến, tư sản bằng con mắt căm thù” [35, tr.282]. Nguyễn Công Hoan là người quan tâm nhiều đến thời cuộc với những biến đổi khi ồn ào, dữ dội, lúc bình lặng, tinh vi. Không một câu chuyện nào ngoài đời, không một cảnh tượng nào bất chợt xuất hiện…, lại không được ông lưu giữ. Một gánh tuồng với những đào kép son phấn lòe loẹt diễu qua phố lúc chiều muộn, một mẩu tin trên báo đọc hàng ngày, có thể thoáng qua, vô nghĩa đối với người khác, nhưng với ông lại có giá trị và ông không bỏ qua. Với lòng yêu nước, với cái nhìn sắc sảo, tỉnh táo, Nguyễn Công Hoan quan niệm cuộc đời là một sân khấu hài kịch. Ông từng tự bạch : “Tôi là một người bi quan, hoài nghi, nên khinh thế ngạo vật, hay đùa và hay chế nhạo. Sống dưới chế dộ thống trị của thực dân, tôi thấy cái gì cũng là giả dối, lừa bịp, đáng khôi hài. Thế mà thằng làm trò khôi hài là thằng thực dân, lại làm ra mặt nghiêm chỉnh. Thật là buồn cười. Cho nên tôi hay chế giễu, mỉa mai để khôi hài tác giả việc khôi hài. Tôi coi thường tất cả. Tất cả đối với tôi chỉ là trò cười. Vì vậy tôi hay pha trò cười” [35, tr.367]. ời cuộc, xã hội thuộc địa thực dân phong kiến này của Cái nhìn th Nguyễn Công Hoan gặp gỡ cái nhìn của Vũ Trọng Phụng. Vũ Trọng Phụng cũng nhìn thấy sự quay cuồng, hỗn loạn, điên đảo của “xã hội chó đểu”. Ông cũng phanh phui thực chất sự vô luân lý, vô nghĩa lý của xã hội, khi bố con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 19 trở thành kẻ thù, vợ chồng hóa ra anh em, nghèo đói trở thành triệu phú, mạt hạng trở thành vĩ nhân. Có thể nói, cả Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng đều nhìn đời là một trò diễn sân khấu đầy bi hài. Bằng cách của riêng mình, mỗi ông đã giải phẫu những sinh thể quái dị ấy, “xé toạc mọi trạng thái đang bị che giấu”. Không chỉ nhìn đời bằng con mắt lạnh lùng, kết hợp khôi hài để chế giễu những trò diễn sân khấu, Nguyễn Công Hoan còn nhìn đời bằng con mắt trắc ẩn, đầy cảm thông, đau xót. Là một người nhân hậu, sống ở thời kỳ đất nước bị đô hộ, dân chúng lầm than, đói nghèo, loạn lạc. Ông luôn khuyên, dạy các con: “Con người sống phải biết căm thù bọn bóc lột và yêu thương những người cùng khổ [81] Cái nhìn chân thực, cảm thông đối với những kiếp lầm than như hệ quả tất yếu của cái nhìn đời là một trò diễn và không hề mâu thuẫn, trái lại, đó là cái nhìn hiện thực hết sức tinh nhạy, tỉnh táo. Có thể nói, quan điểm đạo đức phong kiến, dẫu có sâu sắc, cũng không là quan điểm nhìn nhận hiện thực duy nhất và của Nguyễn Công Hoan. Từ cái nhìn hiện thực nhiều chiều đó, Nguyễn Công Hoan đã phát hiện mâu thuẫn giầu - nghèo trong xã hội. Đó là “nỗi ám ảnh thường trực, trở thành ý thức nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan” [37,tr.359]. Ý thức nghệ thuật đã chi phối Nguyễn Công Hoan trong sáng tác chính là “yếu tố quyết định một tác phẩm bao giờ cũng là sự sống” [35,tr.236]. Ông luôn đứng về phía những con người nghèo khổ, bần cùng, bị ức hiếp, bóc lột để lên án bọn giầu có, quyền thế, bất nhân, bất nghĩa. Đó chính là cảm quan hiện thực khỏe khoắn và tiến bộ cuả ông. Trong thời của ông, khi người ta đang say sưa với chủ nghĩa lãng mạn, thì Nguyễn Công Hoan dứt khoát chọn con đường hiện thực phê phán. Sức mạnh thuyết phục của cách thức phản ánh này là bám ấr t chặt và o đời sống, nhìn thẳng vào nh÷ng vấn đề của xã hội đương thời, công khai đả kích, phê phán không thương tiếc những thói hư tật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 20 xấu, những cái ác, thói rởm đời và bênh vực những con người bé nhỏ, cơ cực. Mục đích sáng tác mà Nguyễn Công Hoan nhằm tới là “(…) yêu quan ngày xưa, so sánh với quan ngày nay, sẽ khinh ghét, kinh tởm bọn đỉa đói”. Để người đọc nhận biết, hiểu được điều mình nói ra, Nguyễn Công Hoan chú ý khai thác đề tài trong xã hội hiện hành và tìm tới hình thức t ruyện ngắn. Nguyễn Công Hoan quan niệm: “Truyện ngắn không phải là truyện, mà là một vấn đề được xây dựng bằng chi tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ, với cách đặt câu, dùng tiếng có cân nhắc” [35, tr.301]. Mỗi truyện ngắn “chỉ có thể tóm tắt bằng một câu, nêu lên một ý” [35, tr.307]. Từ những sự có thật trong cuộc sống, tìm cho nó được hình thức Nguyễn Công Hoan còn rất chú ý tới kỹ thuật viết để sao cho thích hợp với ngòi bút trào phúng của mình, đồng thời làm cho truyện nổi rõ tư tưởng, chủ đề. Quan niệm của Nguyễn Công Hoan về một truyện hay là “dễ hiểu. Người đọc phải nhận ra được, phải hiểu tác giả định nói cái gì?” [35, tr.132]. Theo Nguyễn Công Hoan để người đọc hiểu được truyện, nhận thấy được từ truyện những cái đang có rất nhiều ở ngoài đời, điều căn bản mà nhà văn phải làm là biết sử dụng chi tiết, phải biết “bớt cái thừa, thêm cái thiếu, nhấn mạnh cái cần ở trong sự việc có thật” [35, tr.315]. Nguyễn Công Hoan sử dụng chi tiết với tư cách là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để p hản ánh cuộc sống với tất cả sự rộng lớn bên trong. Tóm lại, thời đại, hoàn cảnh xã hội cụ thể, điều kiện gia đình, đã tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành, phát triển tài năng của Nguyễn Công Hoan. Hiện thực cuộc sống của một trí thức yêu nước đã trở thành nguồn nguyên liệu quý giá để Nguyễn Công Hoan kiến tạo nên hệ thống hình tượng trong sáng tác của mình. Những quan niệm về cuộc đời, về con người đã giúp nhà văn ìtm hiểu, khám phá hiện thực, phản ánh hiện thực một cách sống động trong tác phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2