Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
lượt xem 13
download
Luận văn bước đầu chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời tìm ra những nét độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------ LÊ HỒNG TUYẾN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ TUẤN ANH Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Người viết luận văn Lê Hồng Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS Vũ Tuấn Anh - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy khoá 17 chuyên ngành Văn học Việt Nam, các cán bộ khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn thành luận văn này. Lê Hồng Tuyến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iii MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài……………………………...........…………..................1 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………...........…………..2 3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………............……...10 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………...................11 5. Cấu trúc của luận văn…………………………………………............….11 6. Đóng góp của luận văn………………………………………............…..11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ. KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT 1.1. Đặc sắc thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư……....…13 1.1.1. Khái niệm chung về thế giới nhân vật ………………............……13 1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học…………...........…...15 1.2. Nguyễn Ngọc Tư và quá trình sáng tác….……………..…............…...17 1.2.1. Chân dung nhà văn…………………………………............……..17 1.2.2. Khái quát về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư …………….........….20 1.2.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…………………..…............…...20 1.2.2.2. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư……………………..…...........……...23 1.3. Quan niệm sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư……………….....................25 1.3.1. Về vai trò, trách nhiệm người cầm bút……………............…..…..25 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con người………………............……....27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- iv Chƣơng 2: NHỮNG KIỂU DẠNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 2.1. Hình tượng người lao động nghèo vùng sông nước Nam Bộ ............…33 2.2. Những con người bất hạnh và luôn khát khao yêu thương…….............44 2.3. Nhân vật những con người nghĩa hiệp, vị tha, giàu đức hi sinh.............56 2.4. Nhân vật loài vật……………………………………………............….63 Chƣơng 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ 3.1. Miêu tả tâm lí nhân vật như một phương thức nghệ thuật chủ đạo…....68 3.1.1. Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật………………...............................68 3.1.2. Nghệ thuật độc thoại nội tâm…………………….............….……..74 3.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật……………………..........…...79 3.3. Tính cách nhân vật được bộc lộ trong hoàn cảnh éo le, ngang trái…....84 3.4. Số phận nhân vật được giấu kín đến cuối tác phẩm……..…….............87 KẾT LUẬN………………...………………………………………............91 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………...…………………................93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư mới xuất hiện trên văn đàn chưa đầy mười năm trở lại đây nhưng chị đã trở thành một "hiện tượng" đặc biệt, làm hâm nóng văn đàn, trở thành đề tài trong một số cuộc tranh luận văn chương và được nhiều bạn đọc yêu mến. Là một nhà văn trẻ nhưng chị là chủ nhân của nhiều giải thưởng có uy tín, tiêu biểu là: Giải Nhất cuộc vận động sáng tác "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" do Nhà xuất bản Trẻ, Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn đèn không tắt"; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam các năm 2001; 2004; 2006; Giải Ba cuộc thi sáng tác truyện ngắn 2003-2004 của báo Văn Nghệ với truyện ngắn "Đau gì như thể…"; Giải thưởng văn học ASEAN năm 2008; Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban Toàn quốc liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Chị là một trong "Mười gương mặt tiêu biểu năm 2003" do TW Đoàn trao tặng và là một trong những Hội viên trẻ tuổi nhất của Hội nhà văn Việt Nam. Truyện Nguyễn Ngọc Tư được Nhà xuất bản Trẻ mua giữ bản quyền. Các tác phẩm của chị liên tục được tái bản và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Tập truyện "Ngọn đèn không tắt" đã được tái bản đến trên mười lần. Đặc biệt, tập truyện ngắn "Cánh đồng bất tận": số lần tái bản đã lên tới mười sáu lượt, số lượng phát hành lên tới 25.000 bản (số ấn bản cao nhất cho sách văn học Việt Nam năm 2005; 5000 bản in đầu tiên đã bán hết chỉ trong một tuần lễ). Với tập truyện ngắn này, chị được trao tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006. Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của bản thân đối với văn chương Nguyễn Ngọc Tư cũng như với văn học Nam Bộ, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là "Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 1.2. Việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện của một tác giả trẻ như Nguyễn Ngọc Tư là một công việc đòi hỏi người viết một thái độ đánh giá khoa học. Chúng tôi mạnh dạn căn cứ vào một số tập truyện ngắn đã xuất bản trong thời gian qua của Nguyễn Ngọc Tư để nghiên cứu, xem như bước đầu khảo sát thế giới nhân vật trong truyện của cây bút trẻ này qua một chặng đường sáng tác. Đời sống văn chương nước ta đang từng ngày từng giờ khởi sắc với sự đóng góp của một thế hệ nhà văn trẻ, tài năng và tâm huyết, trong đó có Nguyễn Ngọc Tư. Vì lẽ đó, việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện của cây bút trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn bổ sung kịp thời trong việc nhận diện và đánh giá một phong cách sáng tác trẻ mang đậm dấu ấn phương Nam. Chúng ta dễ dàng nhận thấy nhiều năm trở lại đây, khu vực Nam Bộ chưa có một nhà văn nào xuất hiện như là một "hiện tượng" của văn học nước nhà như Nguyễn Ngọc Tư. Hiếm có một nhà văn nào mới sáng tác mà đã sớm khẳng định được vị trí, vùng sáng tác và phong cách sáng tác chuyên biệt như Nguyễn Ngọc Tư. Có thể xem Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của nông thôn và nông dân Nam Bộ, và tác phẩm của chị có ý nghĩa như một thứ "đặc sản miền Nam". Do vậy, truyện Nguyễn Ngọc Tư rất đáng để chúng ta tiếp cận từ góc độ nghiên cứu văn học, và điều đó cũng làm giàu thêm những cảm nhận của chúng ta về tác phẩm của cây bút nữ tài năng này. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học có uy tín và nhận được sự yêu mến từ nhiều độc giả. Chị có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng, hiện tại, công việc nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện của chị lại có vẻ chưa được quan tâm nhiều so với những tiếng vang của dư luận về nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 văn này. Nói đúng hơn, theo sự tìm hiểu của người viết, chưa có một luận văn chính thức nào nghiên cứu về thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư. Vì thế, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận "Lịch sử vấn đề" này dưới con mắt của lí thuyết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến đánh giá của công chúng khi tiếp cận thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác nhau. Là một nhà văn được yêu mến, một "hiện tượng" đang diễn ra, nên những bài viết tìm hiểu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải nhiều trên các phương tiện truyền thông. Số lượng bài viết dồi dào, sắc thái, "cấp độ" tình cảm khác nhau; người viết có thể là nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp hay đơn thuần chỉ là một độc giả yêu thích văn chương, nên công việc sưu tầm của chúng tôi gặp những khó khăn nhất định. Thành công khởi nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư là tác phẩm "Ngọn đèn không tắt". Tác phẩm đầu tay đã chính thức đưa Nguyễn Ngọc Tư vào nghề văn. Chị nhanh chóng chiếm được cảm tình của độc giả bằng một văn phong giản dị mà nhẹ nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy dấu ấn phương Nam. Từ sự thành công ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập truyện khác của chị như: Nước chảy mây trôi; Giao thừa…với một tình cảm đặc biệt. Nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao năng lực của Nguyễn Ngọc Tư. 2.1. Các ý kiến đánh giá chung về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm Trong số các bài viết về Nguyễn Ngọc Tư trước hết phải kể đến bài "Nguyễn Ngọc Tư như thế nào?" của nhà văn Dạ Ngân đăng trên báo Văn nghệ. Nhà văn từng bộc bạch: "Tôi đã viết bài Nguyễn Ngọc Tư như thế nào? bằng tâm trạng thú vị khi nhớ đến lời khen mà người ta dành cho Solokhov: "Trên bầu trời văn học Nga, một con đại bàng non vừa cất lên đôi cánh mênh mông từ sông Đông". Nhà văn rất vui mừng: "Khi tập truyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Ngọn đèn không tắt vào giải Nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" năm 2000, ban Văn (của báo Văn nghệ) chúng tôi mới thú vị nhận ra chính Văn nghệ đã in cho tác giả ngôi sao này một truyện rất Nam Bộ (…). Nhiều tiếng khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu." [51]. Nhà văn Huỳnh Kim cũng nhận xét: "Đọc tập truyện Ngọn đèn không tắt đoạt giải thật là thích vì văn chương sâu sắc mà dung dị, tinh tế mà lại tràn trề tánh nết của người dân Nam Bộ trong khi tác giả mới 24 tuổi. Với tôi, truyện của Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện nhà quê. Ở trong đó, ai đọc, dù không hợp gu, cũng như tìm gặp được bóng dáng quê nhà của riêng mình". [38]. Sau thành công ban đầu ấy (Ngọn đèn không tắt), các tác phẩm của chị được đăng liên tục trên các báo. Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời liên tiếp các tập truyện ngắn: Ông ngoại (2001); Biển người mênh mông (2003); Giao thừa (2003); Nước chảy mây trôi (2004); Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005); Cánh đồng bất tận (2005); Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008); Khói trời lộng lẫy (2010). Càng ngày chị càng dành được nhiều tình cảm yêu mến của độc giả bởi một giọng văn Nam Bộ chân chất và một phong cách riêng không lẫn vào ai. Nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: "Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế, đặc biệt "Nam Bộ " một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào cả như các tác giả Nam Bộ đi trước". [54]. Khi tập truyện "Giao thừa" (2003) ra đời, một độc giả ở Sydney đã nhận xét: "Bấy lâu nay người ta vẫn tưởng rằng dân miền Nam chỉ biết làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 báo chứ không biết viết tiểu thuyết (hay dân miền Bắc và Trung giỏi viết tiểu thuyết nhưng dở về báo chí). Nguyễn Ngọc Tư không chỉ là nhà báo mà còn là một nhà văn, một trong những Hội viên trẻ tuổi nhất trong Hội Nhà văn Việt Nam." [107]. Nhà văn Chu Lai khẳng định: "Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô ấy trong nhiều giải thưởng. Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam". [40]. Một Việt kiều ở Mĩ, GS. Trần Hữu Dũng đã lập một thư viện điện tử "Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư" trên trang web của ông. Giáo sư tự bạch: "Tôi tự lập trang web với mục đích, trước hết, cho tôi thu thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi". Nguyễn Ngọc Tư được ông đánh giá là một "đặc sản miền Nam". [18]. Tuy nhiên, những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau được đăng tải rộng rãi trên các báo, tạo thành một "hiện tượng văn học" đáng chú ý năm 2005. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng: Trước "Cánh đồng bất tận", cái hay của Nguyễn Ngọc Tư là cái hay "xinh xẻo mong manh", còn "Cánh đồng bất tận" đã có đột phá về bút pháp, về dung lượng cuộc sống trong tác phẩm. Ông nhấn mạnh: "Đây là một tác phẩm văn chương chứ không phải bút kí hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chỉ là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương (…). Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lí gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình" [92]. PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp trong bài tham luận ở "Hội nghị lí luận, phê bình văn học" lần thứ II đã khẳng định: "Cánh đồng bất tận" không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại (Đừng lo Nguyễn Ngọc Tư còn quá trẻ mà ngại xếp loại, vì khi truyện ngắn này xuất hiện trên báo Văn nghệ, tác giả đã tròn ba mươi, so với Vũ Trọng Phụng khi viết Giông tố, Số đỏ…thì đã bắt đầu "già"!)" . Tuy nhiên, bên cạnh những bài báo hết lời ca ngợi Nguyễn Ngọc Tư và "Cánh đồng bất tận" thì cũng có không ít bạn đọc tỏ ra bất ngờ, tiếc nuối vì Nguyễn Ngọc Tư đã "là một cơn gió mát rượi của đất phương Nam, bỗng trở thành cơn lốc, xoáy lên, chướng lên trên cánh đồng bất tận. Hay "Cánh đồng bất tận" đã mở ra trước mắt người đọc một thế giới khốc liệt và tàn khốc". [53]. Sau khi "Cánh đồng bất tận" ra đời được 5 tháng, hàng loạt sự kiện gây xôn xao dư luận. Đầu tiên là việc ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tỉnh Cà Mau yêu cầu Hội VHNT tỉnh kiểm điểm nghiêm khắc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Tiếp theo, ông Nguyễn Hữu Thành, phó trưởng ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tiếp tục kí báo cáo số 41 ngày 12/4/2006 về việc "Đại biểu HĐND và truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" với câu chữ khá nặng nề: "Với tư cách là cán bộ, viên chức Nhà nước, đại biểu HĐND mà trả lời thiếu trách nhiệm, coi thường cơ quan quyền lực ở địa phương, làm mất uy tín HĐND, làm giảm sút niềm tin của cử tri đối với đại biểu HĐND và xem thường nông dân Việt Nam". Theo đó, báo cáo đề nghị Đảng, Đoàn nơi Nguyễn Ngọc Tư sinh hoạt giáo dục, kiểm điểm nghiêm khắc về việc phát ngôn thiếu trách nhiệm, đề nghị Hội VHNT Tỉnh thường xuyên có định hướng chính trị cho hội viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 (trong đó có Nguyễn Ngọc Tư) được học tập lí luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút cách mạng. Ngày 9/4/2006, phó Giám đốc sở Văn hoá - Thể thao Cà Mau - ông Vưu Nghị Lực viết một bài đăng trên báo Tuổi trẻ với tiêu đề "Có một vũng lầy bất tận", với lời lẽ gay gắt, nặng nề: "Cây bút nữ xứ Cà Mau ơi (…). Những chuyện mà cô kể không còn là chuyện của cánh đồng nữa, tôi nghĩ đó là "vũng lầy bất tận" thì đúng hơn" [45]. Cũng trong bài báo này, ông viết: "Cánh đồng của Nguyễn Ngọc Tư là ở đâu vậy; một cánh đồng bệnh hoạn về nhân cách, tồn tại không kỉ, không cương, không pháp luật. Có một thứ cánh đồng của ngày hôm nay như thế sao? Càng khó chấp nhận hơn khi đọc mấy lời Nguyễn Ngọc Tư trả lời phỏng vấn trên một tờ báo rằng viết "Cánh đồng bất tận" là "Thấy cần đổi mới mình đi"; "Chỉ là đánh ùm một tiếng mà thôi". Ngọc Tư nghĩ "Con người sống nên mở lòng ra, sống nhân ái với nhau; Nhưng Ngọc Tư viết thì rất ác, cố ý từ chối đạo lí làm người. Đọc văn thì thấy lòng người viết văn. Xua đuổi, bôi tro trát trấu lên phận nghèo, chửi mắng bọn ngu dốt dân mình, bắt nhân vật ai cũng đê hèn…" [45]. Trước vụ việc Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm, báo Tuổi trẻ đã tổ chức một diễn đàn về "Cánh đồng bất tận". Các ý kiến trao đổi, phản hồi liên tục được cập nhật vào Tuoitreoline. Sau năm ngày mở ra diễn đàn, đã có 868 bạn đọc tham gia góp ý kiến, viết bài. Trong đó có 13 phê phán trên 855 ý kiến ủng hộ tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Hàng loạt các nhà văn uy tín đã lên tiếng bênh vực Nguyễn Ngọc Tư: Hữu Thỉnh, Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Dạ Ngân, Nguyễn Quang Sáng, Phạm Xuân Nguyên, Khắc Phê…với nhiều cảm xúc kinh ngạc, bất bình, phẫn nộ trước những lời phê phán, đồng thời sẻ chia, động viên đối với cây bút trẻ đầy tài năng này. Tựu trung lại, có hai luồng ý kiến: Một bên ủng hộ lối viết dữ dội đến khốc liệt, ủng hộ việc khai thác và phản ánh hiện thực chân thực đến trần trụi như thế, nghĩa là ủng hộ một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 Nguyễn Ngọc Tư "mới". Còn phía bên kia, lại cảm thấy tiếc nuối vì chị đã đánh mất đi chất trong trẻo, nhẹ nhàng, đầy ân tình trong những sáng tác trước đó. Như chính tác giả thừa nhận "Cánh đồng bất tận" chỉ là việc "xen canh", một ngã rẽ bất ngờ để thử thách và làm mới bản thân. Sự chuyển đổi đột ngột về giọng điệu này khiến những độc giả đã quá quen thuộc với lối viết hiền lành, mộc mạc của chị bị sốc. Và trong thực tế, theo dõi những tác phẩm ra đời sau "Cánh đồng bất tận", chúng tôi vẫn nhận thấy một Nguyễn Ngọc Tư của nông thôn Nam Bộ hiền lành, chân chất nhưng ngày càng sâu sắc và ám ảnh hơn với nỗi đau, nỗi buồn man mác trước số phận những con người bé nhỏ, thiệt thòi, những mối tình lỡ dở, cùng với giọng văn bình dân, đậm chất Nam Bộ. 2.2. Những bài nghiên cứu, phê bình có liên quan đến vấn đề thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư: Xung quanh vấn đề "thế giới nhân vật" trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có nhiều bài viết có giá trị khoa học bởi sự tâm huyết và đồng điệu của nhà phê bình. Trong bài "Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ" của Huỳnh Công Tín, tác giả thừa nhận "Vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ" [95], Huỳnh Công Tín cũng đánh giá cao khả năng miêu tả tâm lí người và vật hết sức sắc sảo của Nguyễn Ngọc Tư. Nhà văn Nguyễn Hữu Quý nhận xét: "Nguyễn Ngọc Tư cũng viết về cái xấu. Nhưng sau những dòng văn quằn quại ấy là thông điệp mà Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi đến chúng ta: Trong cuộc sống này, những người tốt, những người vô tội chưa chắc đã được sống đàng hoàng, được đền đáp xứng đáng, được hưởng hương vị ngọt ngào của cuộc đời. Xã hội phải thiết lập sự công bằng và phải biết bảo vệ, nâng niu cái tốt. Cũng cần nhớ rằng kẻ xấu, cái ác vẫn còn nhởn nhơ có mặt ở mọi nơi". [77]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Cánh đồng bất tận" là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Viết được một truyện như thế chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng nỗi đau của con người, bằng cái nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người". [57] Nhà văn Nguyễn Văn Viện nhận xét: "Với "Cánh đồng bất tận", Nguyễn Ngọc Tư đã chứng tỏ cô thực sự là một nhà văn với tất cả tính chuyên nghiệp trong cách viết và ngôn ngữ sử dụng. Tôi chọn "Cánh đồng bất tận" còn vì ở đó, tôi thấy cái ác, lòng thù hận đã được cứu chuộc và tha thứ bởi sự chấp nhận của số phận, không phải cam chịu mà là sự bao dung hiểu biết cuộc đời…" [79]. Phạm Thị Thái Lê trong bài viết: "Hình tượng con người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" cũng chỉ ra môtíp "người nghệ sĩ cô đơn" thường thấy trong truyện ngắn của chị trong hành trình đi tìm cái Đẹp ở đời: chấp nhận đánh đổi và hi sinh. Phạm Thị Thái Lê kết luận: "Quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư rất khác. Cô đơn luôn là nỗi đau, là bi kịch tinh thần lớn nhất của con người. Nhưng đọc Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta cảm nhận rất rõ niềm cô đơn mà không thấy sự bi quan tuyệt vọng. Nhân vật của chị ý thức về sự cô đơn. Họ chấp nhận bởi họ tìm thấy trong nỗi đau ấy một lẽ sống. Và, từ trong nỗi đau ấy, họ vươn lên làm người. Cô đơn trong quan niệm của Nguyễn Ngọc Tư là động lực của cái Đẹp, cái Thiện." [42] Trần Phỏng Diều với bài viết "Thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" đã nhấn mạnh: "Đi tìm thị hiếu thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thực chất là đi tìm những hình tượng văn học trong sáng tác của tác giả. Các hình tượng văn học này cứ trở đi trở lại và trở thành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 một ám ảnh khôn nguôi, buộc người viết phải thể hiện ra tác phẩm của mình." Ông đã chỉ ra: "Thị hiếu thẩm mĩ trong Nguyễn Ngọc Tư cũng chính là hình tượng người nghệ sĩ; hình tượng người nông dân và hình tượng con sông đưa mình uốn khúc chở nặng tình người". [15] Điểm lại các bài nghiên cứu, phê bình về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy: Đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó. Có rất ít những bài phê bình mang tính khái quát về văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Đa số là những bài nhận xét, đánh giá có nhiều cảm thụ tinh tế hơn là những nhận định khoa học. Hầu hết các bài viết đều khẳng định tài năng và giá trị tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Chị là một nhà văn Nam Bộ, luôn trăn trở với cuộc sống và số phận con người nói chung và người nông dân vùng đồng bằng sông nước nói riêng. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ có bản lĩnh, không ngần ngại động chạm đến những vấn đề phức tạp. Đồng thời, có cái nhìn tinh tế, cách khai thác và thể hiện cuộc sống - con người một cách độc đáo, ám ảnh người đọc. Về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, có một số bài viết đã đề cập đến, nhưng thường đặt nó trong tổng thể thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư mà ít có những khảo sát kĩ lưỡng. Tuy vậy, đây cũng là một số gợi ý để chúng tôi triển khai đề tài của luận văn. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư qua những tập truyện mang tính dấu mốc, cụ thể là các tập truyện ngắn sau: - Giao thừa, Nhà xuất bản Trẻ, 2003 - Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hoá, 2005 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 - Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005 - Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, NXB Trẻ, 2008 Đây là những văn bản tập hợp những tác phẩm đặc sắc, có giá trị và tiêu biểu cho văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Tuy nhiên, luận văn cũng chú ý đến nghiên cứu những tác phẩm khác trong cả quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, thấy được sự vận động trong truyện ngắn của chị. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thống kê - phân loại. 4.2. Phương pháp so sánh - đối chiếu. 4.3. Phương pháp hệ thống - loại hình. 4.4. Phương pháp phân tích. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, phần Nội dung được chia làm ba chương: Chương 1: Quá trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Khái quát về "Thế giới nhân vật". Chương 2: Những kiểu dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn này tập trung tìm hiểu "Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư" nhằm mục đích: Bước đầu chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thế giới nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Tư, đồng thời tìm ra những nét độc đáo, đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nhân vật truyện Nguyễn Ngọc Tư chưa nhiều và chưa có hệ thống. Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng tôi mong muốn bổ sung thêm một số nhận định có ý nghĩa khoa học bên cạnh những ý kiến đã có về vấn đề này và đóng góp một chút công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu nhà văn trẻ đầy triển vọng Nguyễn Ngọc Tư, một điểm sáng của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ. KHÁI QUÁT VỀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT 1.1. Đặc sắc thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ 1.1.1. Khái niệm chung về thế giới nhân vật Thế giới nhân vật là sự sáng tạo nghệ thuật, là sản phẩm của hoạt động có ý thức của nhà văn. Thế giới đó không chỉ tồn tại trong tác phẩm văn học mà còn tồn tại trong trí tưởng tượng của độc giả. Nó có thể thống nhất nhưng không đồng nhất với thực tại. Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học): Nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật [109,705]. Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cho rằng: Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong các tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng như "thằng bán tơ", "một mụ nào" trong Truyện Kiều [27,162]. Còn theo cuốn Giáo trình lý luận văn học thì nhân vật văn học được quan niệm rộng hơn: Đó không chỉ là con người có tên hoặc không có tên, mà có thể là những sự vật, loài vật khác nhau, ít nhiều mang bóng dáng tính cách của con người, được dùng như những phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật dế mèn, võ sĩ bọ ngựa, con mèo lười trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài; là vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác v.v… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan đến con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm [46,126]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 Nhân vật văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn, là nơi thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách, được bộc lộ dần trong không gian, thời gian và mang tính quá trình. Muốn xây dựng nhân vật thành công, nhà văn phải có một quá trình thai nghén, có một khả năng đồng cảm, có quá trình thâm nhập thực tế. Nghĩa là quá trình sáng tạo ra một nhân vật đòi hỏi nhà văn phải huy động toàn bộ tư cách nghệ sĩ và năng lực tinh thần của cá nhân. Nếu như trong tiểu thuyết, nhân vật là con người nếm trải, được biểu hiện trong cả quá trình, đi qua nhiều cảnh ngộ, nhiều mối quan hệ và có sự thay đổi diện mạo, số phận thì trong truyện ngắn, nhân vật thường có số lượng ít, chỉ xuất hiện trong các tình huống nên bản thân nhân vật rất đa dạng, linh hoạt. Vì truyện ngắn chỉ là một "lát cắt" của cuộc sống, chỉ miêu tả một đoạn đời của nhân vật nên nó đời hỏi phải chọn lọc chi tiết, bộc lộ rõ quan điểm. Như vậy, nhân vật luôn là yếu tố hàng đầu của truyện ngắn nói chung. Nhân vật văn học hết sức đa dạng, phong phú. Nó được thể hiện trong tác phẩm văn học dưới nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đủ cả ngoại hình lẫn nội tâm, tính cách như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, nhân vật chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, nhân vật Xuân tóc đỏ trong tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng…; có khi nhân vật chỉ hiện lên trong tác phẩm qua một vài chi tiết như tiếng nói, giọng điệu, hành động, cảm xúc, suy nghĩ v.v…như hình ảnh người câu cá trong bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, hình ảnh cô hái mơ trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Bính v.v… Nhân vật văn học thường được xây dựng từ những nguyên mẫu ngoài đời, có khi là từ những điển hình xã hội, nhưng nó được xây dựng qua trí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 15 tưởng tượng, sự sáng tạo và tài năng của người nghệ sĩ, phục vụ cho dụng ý nghệ thuật của mình, mang phong cách riêng của mình. Vì vậy, khi tìm hiểu nhân vật văn học, cần lưu ý: Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. [27,200]. Tóm lại: Nhân vật văn học là một hình tượng nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Nhân vật văn học rất phong phú, nó có thể là loài vật, đồ vật…nhưng chủ yếu là con người. Sự thể hiện nhân vật cũng ở những hình thức rất đa dạng. Dù nhân vật là thế giới loài người hay loài vật nó đều có vai trò rất quan trọng trong sáng tác của nhà văn, nó làm nên linh hồn của tác phẩm. 1.1.2. Vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học Tác phẩm văn học không thể không có nhân vật. Bởi nhân vật là linh hồn của tác phẩm, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực. Nhà văn sáng tạo ra nhân vật là để thể hiện nhận thức về con người cũng như những quy luật của cuộc sống. Một tác phẩm văn học được đánh giá là có giá trị, có chiều sâu, có sức sống lâu bền khi tác phẩm ấy khắc họa rõ nét, chân thực và sinh động hình tượng nhân vật. Có lẽ vì vậy mà người đọc không dễ gì quên được hình ảnh một nàng Kiều, một chị Dậu, một Chí Phèo v.v…Họ là những điển hình bất hủ trong văn học. Nhân vật trong tác phẩm văn học là sản phẩm sáng tạo của, là kết quả của quá trình khám phá, chiêm nghiệm. Cũng bởi vậy mà nó mang dấu ấn của cá nhân sáng tạo ra nó. Khi dấu ấn ấy được lặp đi lặp lại trong nhiều sáng tác của nhà văn, sẽ dần dần hình thành nên phong cách nghệ thuật và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn ấy. Bởi vậy, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định: Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường có một hình tượng tâm huyết cứ trở đi trở lại nhiều lần như là một "ám ảnh" đối với nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 334 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 264 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn