Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay
lượt xem 2
download
Qua việc tiếp cận, nghiên cứu phê bình một cách cụ thể các tác phẩm của các nhà thơ sống và sáng tạo trên mảnh đất này - với những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật để khẳng định đóng góp của thơ Tuyên Quang vào thành tựu của thơ Việt Nam hiện đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz NÔNG THỊ LAN HƢƠNG THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NÔNG THỊ LAN HƢƠNG THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đức Hạnh Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đức Hạnh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tác giả xin chân trọng cảm ơn các nhà thơ, nhà nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang, Thư viện tỉnh Tuyên Quang đã giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011 Tác giả Nông Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nông Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục .................................................................................................................i MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 NỘI DUNG......................................................................................................... 7 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY ........................................................................................................... 7 1.1. Văn hoá tuyên Quang giàu bản sắc - cội nguồn của thơ Tuyên Quang hiện đại ................................................................................................ 7 1.1.1. Khái quát chung về văn hoá Tuyên Quang ở phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn học dân gian Tuyên Quang .................................. 7 1.1.2. Ca dao và dân ca của các dân tộc thiểu số Tuyên Quang - “cái nôi” của thơ ca Tuyên Quang hiện đại ...................................................... 10 1.2. Diện mạo của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay ................................. 21 1.2.1. Thành tựu thơ Tuyên Quang trước 1986 là tiền đề cho sự phát triển của thơ Tuyên Quang hôm nay ......................................................... 21 1.2.2. Diện mạo của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay ......................... 31 Chƣơng 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY .............................................................. 49 2.1. Sự giao thoa các thế hệ và kế thừa - đổi mới về thành tựu sáng tác ..... 49 2.2. Sự giao thoa nhiều giọng điệu, nhiều cá tính sáng tạo trong bức tranh thơ đa sắc mầu.................................................................................. 56 2.3. Truyền thống và hiện đại trong thơ Truyên Quang từ 1986 đến nay ...... 68 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- ii Chƣơng 3. MỘT SỐ GƢƠNG MẶT XUẤT SẮC CỦA THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY .............................................................. 80 3.1. Nhà thơ Gia Dũng .................................................................................. 80 3.1.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác ......................................... 80 3.1.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ gia Dũng từ 1986 đến nay ....... 81 3.2. Nhà thơ Đoàn Thị Ký ............................................................................ 91 3.2.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác ......................................... 91 3.2.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ Đoàn Thị Ký từ 1986 đến nay . 92 3.3. Nhà thơ Mai liễu .................................................................................. 102 3.3.1.Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp nghiệp sáng tác ............................ 102 3.3.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ Mai Liễu từ 1986 đến nay ..... 104 3.4. Nhà thơ Đinh Công Thủy .................................................................... 112 3.4.1. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác ....................................... 112 3.4.2. Một số đặc điểm nổi bật trong thơ Đinh Công Thủy .................... 113 KẾT LUẬN .................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 126 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học địa phương ở từng tỉnh là một bộ phận cấu thành nên nền văn học Việt Nam hiện đại hôm nay. Nhưng do nhiều lí khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu các nền văn học điạ phương ấy chưa xứng đáng với thành tựu của nó. Nhiều tác giả, tác phẩm xuất sắc của nền văn học địa phương hầu như còn bị bỏ quên trong con mắt của giới nghiên cứu và phê bình văn học, nhất là ở các tỉnh miền núi xa xôi như Tuyên Quang. Bởi vậy việc nghiên cứu văn học Tuyên Quang nói chung và thơ tuyên Quang từ 1986 đến nay nói riêng là công việc cần thiết nhằm góp phần soi sáng thành tựu và hạn chế của một vùng văn học đặc sắc. Từ đó, chúng ta chỉ ra đóng góp của Văn học tuyên Quang và đặc biệt là thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay vào thành tựu chung của văn học nước nhà. 1.2. Trong chương trình giảng dạy phần văn học địa phương trong các trường THCS trên toàn quốc, Bộ giáo dục và Đào tạo đã xây dựng chương trình 24 tiết văn học địa phương, nhưng qua khảo sát của chúng tôi, việc thực hiện chương trình này vẫn còn nhiều bất cập do thiếu giáo trình và tài liệu biên soạn thống nhất. Từ đó thực trạng dạy và học tự phát đôi khi tuỳ tiện vẫn xảy ra trong cấp học THCS ở nhiều tỉnh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. 1.3. Trong mảng thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay, chúng ta bắt gặp những gương mặt xuất sắc có đóng góp vào nền thơ Việt Nam hiện đại như Mai Liễu, Gia Dũng, Đoàn Thị Ký, Đinh Công Thuỷ… Việc đặt những tác giả này vào bối cảnh chung là thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay không chỉ nhằm mục đích ghi nhận những thành tựu và đóng góp của họ mà còn hướng tới sự đánh giá xu thế vận động và hiện đại hoá của “nguồn riêng” là thơ tuyên Quang vào “dòng chung” là thơ Việt Nam đương đại. 1.4. Trong chương trình giảng dạy Ngữ văn, khoa Đào tạo giáo viên THCS ở trường ĐHSP Thái Nguyên, ở hai học phần lí luận văn học và Văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 2 học Việt Nam hiện đại đều có chương văn học địa phương, việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần bổ sung tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy và học tập mảng Văn học điạ phương này. 1.5. Là người con của Tuyên Quang, tha thiết với văn hóa, văn học của địa phương mình, thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn được đóng góp một tiếng nói của mình để giáo dục tình yêu và niềm tự hào về nền văn hoá đặc sắc của quê hương cho người đọc Tuyên Quang nói chung và đặc biệt cho thế hệ trẻ Tuyên Quang nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Qua khảo sát, chúng tôi thấy những công trình mang tính chuyên sâu về văn học Tuyên Quang nói chung và thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay nói riêng còn vắng bóng. Về văn học Tuyên Quang chúng tôi mới thấy xuất hiện giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng Sư phạm là “Văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phƣơng tỉnh Tuyên Quang” vào cuối năm 2010 của tiến sỹ Bùi Thị Mai và Trần Lâm Huyền. Giáo trình này có hai đặc điểm, thứ nhất là khái quát chung về văn hoá văn học Tuyên Quang mà chưa đi sâu nghiên cứu thơ Tuyên Quang, đặc điểm thứ hai là giáo trình chỉ dành giảng dạy cho sinh viên trong trường Cao đẳng sư phạm Tuyên Quang. Tiếp đó là đề tài cấp bộ của Tiến sỹ Nguyễn Đức Hạnh có nhan đề “Nghiên cứu triển khai giảng dạy phần văn học địa phƣơng cho cấp học trung học cơ sở tại tỉnh Tuyên Quang” với mục đích khái quát chung về Văn học Tuyên Quang từ Văn học dân gian đến Văn học hiện đại, sau đó thiết kế hệ thống bài giảng văn học điạ phương tỉnh Tuyên Quang. Bên cạnh đó còn có một một số công trình nghiên cứu về Văn học dân tộc thiểu Việt Nam, trong đó ít nhiều đề cập đến một số tác phẩm, tác giả Tuyên Quang như Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Bản sắc dân tộc trong thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại của PGS.TS Trần Thị Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 3 Trung khi đánh giá về sắc thái văn hoá của dân tộc trong thơ Mai Liễu có nhận xét: “Trong niềm tự hào về nền văn hoá của dân tộc mình của các nhà thơ Tày, những vật tƣởng chừng nhƣ là vô tri nhƣng lại mang hồn vía quê hƣơng, chúng neo giữ nhà thơ vào với cộng đồng, để rồi dù đi đâu về đâu thì cội nguồn và bản sắc vẫn là “cõi đi về” của con ngƣời. Nhƣ nhà thơ Mai Liễu, ông kể về cái “bắng” (…), về chái nhà sàn . Cho nên dù có đi đến mọi phƣơng trời thì nhà thơ vẫn nhớ về những gì đã làm nên mình.” [63, tr.105]. Trong cuốn Về Tuyên - Tuyển tập thơ Tuyên Quang, nhận xét về vai trò của đội ngũ sáng tác ở Tuyên Quang cũng như lợi thế của họ, PGS Vũ Giáng Hương có viết: “Các tác giả Tuyên Quang ngày nay đƣợc thừa hƣởng truyền thống văn hoá dân gian của các dân tộc tỉnh nhà và truyền thống tốt đẹp của văn nghệ cách mạng và kháng chiến ngay tại quê hƣơng mình. Họ nhƣ đƣợc tiếp sức từ hai nguồn mạch tinh thần ấy để tiếp tục sáng tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị phục vụ nhân dân, phục vụ đất nƣớc”. [18,tr.5]. Cũng không ít những bài nghiên cứu, bài viết tuy còn lẻ tẻ, tản mạn về cá nhân tác giả, tác phẩm thơ ở Tuyên Quang như: Mai Liễu, Gia Dũng, Đoàn Thị Ký, Đinh Công Thuỷ…đăng trên các tạp chí, các báo trung ương và địa phương, trong đó cũng cho thấy thái độ hết sức trân trọng đối với những sáng tác của họ, chẳng hạn như đánh giá về Mai Liễu: Mai Liễu với sáng tác của mình đã tạo nên “gương mặt” thơ Tày không thể lẫn với thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số khác. Bản sắc văn hoá Tày trong thơ Mai Liễu vừa có sự bảo lưu những tinh hoa văn hoá độc đáo vừa có sự tiếp biến với văn hoá Việt để tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới, có sức lay động và làm say mê người đọc. Phạm Quang Trung đã nhận xét về cấu tứ của thơ Mai Liễu: “Đọc thơ Mai Liễu, tôi không thể không lƣu tâm tới lối cấu tứ của thơ Anh (...) cấu tứ theo trục thời gian”. [65,tr.92]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 4 Còn Lò Ngân Sủn đã thật đích đáng khi nói rằng: “Có thể ví thơ Mai Liễu giống nhƣ những mạch ngầm chảy âm thầm trong đất, trong cây, trong cỏ, để lặng lẽ hiến dâng lặng lẽ vui buồn”. [55,tr.20]. Tân Linh đồng cảm với những trang viết của Gia Dũng đã nhận định: “Thơ Gia Dũng bâng khuâng buồn. Một nỗi buồn man mác nhƣng không có sầu, không bi quan tuyệt vọng bởi Gia Dũng vốn đa đoan, và chấp nhận tất cả, cả sắc và không”.[40,tr.16] Không khác mấy với sự cảm nhận của Tân Linh về Gia Dũng nhà nghiên cứu phê bình Vũ Bình Lục đã thốt lên: “Ngƣời đọc dƣờng nhƣ vẫn nghe vang vọng đâu đây một tiếng gọi đò, một tiếng gọi tình, một tiếng gọi ngƣời thiết tha, da diết, gần lắm, nhƣng mà xa xôi lắm!”.[42,tr.129]. Đến với thơ Tuyên Quang không thể không biết đến một nữ thi sĩ, có một hồn thơ vừa dịu dàng ấm áp, vừa khắc khoải hun hút trong thổn thức, khát khao. Mai Liễu đã viết “Nhiều ngƣời hâm mộ thơ Đoàn Thị Ký bởi sự đằm thắm,tinh tế đầy nữ tính, và cả sự táo bạo, độc đáo trong cấu tứ và ngôn từ”. [33]. Thơ Đoàn Thị Ký, bên cạnh những đề tài có tính xã hội rộng lớn, có sự liên tưởng độc đáo và tài hoa, là những suy tư thẳm sâu đáy lòng mà Phạm Nguyệt Đức cho rằng “…Đầy ắp trong thơ chị, đó là những câu thơ của ẩn ức: ẩn ức về cái đẹp, ẩn ức về nỗi cô đơn, ẩn ức về những khát vọng không thành…”. [13,tr13]. Trong dòng chảy trở về hồi ức cùng Đinh Công Thủy với bài viết “Cảm xúc về mẹ”, Phan Anh đã nói: “Có thể nói, thơ của Đinh Công Thuỷ chất chứa một nỗi niềm hoài cổ. Anh luôn tìm về quá khứ để suy ngẫm. Phong cách thơ hiện đại đã phác hoạ một Đinh Công Thuỷ với những nét riêng không lẫn với tác giả nào” [2]. Ca ngợi quá trình tìm tòi một lối thơ riêng trên nền thơ truyền thống nguồn Evăn viết: “Con đƣờng đến cõi thơ mà Đinh Công Thuỷ đang đi có cả mồ hôi và sự vật vã. Những câu thơ qua bao lần trở dạ lớn lên, góp vào thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 5 giới nghệ thuật một khuôn mặt chững chạc, tƣơi rói. Dấu ấn đậm nét đó là quá trình lao động nghiêm túc, một tấm lòng sẻ chia, trăn trở về tình ngƣời, cõi ngƣời giữa đầy rẫy bon chen thật giả” [14]. Những công trình, bài nghiên cứu phê bình, những lời nhận xét viết về văn học Tuyên Quang nói chung, về thơ Tuyên Quang nói riêng cũng như về các tác phẩm cụ thể đã cho thấy: Thơ Tuyên Quang là một bộ phận quan trọng trong nền thơ Việt Nam hiện đại, nó đã góp phần tạo nên một vườn thơ đa sắc màu cho đời sống thơ ca Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu về thơ ca các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, đã có những nhà nghiên cứu phê bình, nhà thơ, nhà văn …quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về thơ Tuyên Quang. Song có một điều, tất cả chưa đi sâu nghiên cứu phân tích, đánh giá, chỉ ra đặc điểm, diện mạo, cũng như chưa có công trình nghiên cứu độc lập nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay,và đây chính là “khoảng trống” để chúng tôi hành tìm hiểu Thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay một cách toàn diện, hệ thống. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về thơ Tuyên Quang. Từ đó chúng tôi hướng tới một sự đánh giá đầy đủ và khách quan hơn về những thành công và hạn chế, về tiến trình vận động và phát triển cũng như đặc điểm của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay. Qua việc tiếp cận, nghiên cứu phê bình một cách cụ thể các tác phẩm của các nhà thơ sống và sáng tạo trên mảnh đất này - với những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật để khẳng định đóng góp của thơ Tuyên Quang vào thành tựu của thơ Việt Nam hiện đại. Giới thiệu một số gương mặt các nhà thơ tiêu biểu của văn học Tuyên Quang và vai trò của họ trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 6 3.2. Phạm vi Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ những tác phẩm thơ của các tác giả là người Tuyên Quang, hoặc các tác giả đã, đang sống và viết ở Tuyên Quang (chủ yếu từ 1986 đến nay), tập trung vào một số tác giả tác phẩm tiêu biểu nhất để khắc hoạ “chân dung văn học” của họ như Mai Liễu, Đoàn Thị Ký, Gia Dũng, Đinh Công Thuỷ … 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Phác hoạ tiến trình, diện mạo, đặc điểm, thành tựu và hạn chế của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay. Khảo sát, phân tích để xây dựng chân dung văn học và chỉ ra cá tính sáng tạo độc đáo của một số gương mặt thơ Tuyên Quang tiêu biểu từ 1986 đến nay như: Mai Liễu, Đoàn Thị Ký, Gia Dũng, Đinh Công Thuỷ … Khẳng định đặc điểm và giá trị cùng những đóng góp của thơ Tuyên Quang từ 1986 đến nay vào nền thơ Việt Nam hiện đại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học. Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh văn học Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và thư mục tài liệu tham khảo phần nội dung chính gồm 3 chương. Chƣơng 1: Khái quát về thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Chƣơng 2: Một số đặc điểm nổi bật của thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Chƣơng 3: Một số gƣơng mặt xuất sắc của thơ Tuyên Quang từ năm 1986 đến nay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT VỀ THƠ TUYÊN QUANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY 1.1. Văn hoá tuyên Quang giàu bản sắc - cội nguồn của thơ Tuyên Quang hiện đại 1.1.1. Khái quát chung về văn hoá Tuyên Quang ở phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn học dân gian Tuyên Quang Theo Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang thì, Tuyên Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang) thuộc bộ Vũ Định của nhà nước Văn Lang. Trải qua các triều đại Đinh, Lý, Trần, Lê… Tuyên Quang thuộc Châu Tuyên Quang, thừa Tuyên Quang, phủ Tuyên Hoá trấn Minh Quang. Đến năm 1884 Pháp chiếm đóng và chúng chia Tuyên Quang thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Tuyên Quang gồm có sáu châu: Sơn Dương, Yên Sơn, Yên Bình, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Na Hang với 194 xã. Sau Cách Mạng tháng 8 - 1945 và sau hoà bình lập lại ở Miền Bắc 1954, Tuyên Quang có một số thay đổi về hành chính. Năm 1956 huyện Yên Bình được tách khỏi Tuyên Quang nhập vào tỉnh Yên Bái. Năm 1976 Tuyên Quang sát nhập với Hà Giang thành tỉnh Hà Tuyên. Đến năm 1991, Hà Tuyên lại được chia thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Hiện nay, Tuyên Quang có 5 huyện, 1 thành phố, vơí 145 xã, phường, thị trấn. Là mảnh đất có lịch sử lâu đời, Tuyên Quang từ xa xưa đã có sự tồn tại của con người, các bộ lạc người cư trú dọc triền sông Lô, sông Chảy…Trải qua hàng ngàn năm chinh phục thiên nhiên, đức tính cần cù lòng dũng cảm, sự sáng tạo trong lao động của người dân Tuyên Quang đã được hun đúc. Bằng sức lực, trí tuệ của mình, qua nhiều tháng năm gian khổ, chinh phục núi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 8 rừng hoang dã, thiên nhiên khắc nghiệt, đồng bào các dân tộc nơi đây đã xây dựng Tuyên Quang thành mảnh đất mầu mỡ, trù phú… Tuyên Quang là một tỉnh miền núi Phía Bắc của tổ quốc Việt Nam, phía bắc giáp Hà Giang, phía Nam giáp Phú Thọ, phía Đông giáp Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Tây giáp Yên Bái. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 582.002 ha. Trong đó 20% là đất nông nghiệp. Nằm trên vòng cung Ngân Sơn, Tuyên Quang có hệ thống sông ngòi dày đặc, lớn nhất là sông Lô, và sông Gâm bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), xuyên dọc điạ phận Hà Giang, sông Lô chảy qua Tuyên Quang, xuôi về Phú Thọ hợp với sông Hồng tại Việt Trì, rồi đến các con sông nho nhỏ như sông Năng (Nà Hang), sông Phó Đáy (Sơn Dương), cùng hàng trăm ngòi lạch : ngòi Bắc Nhung, ngòi Cổ Linh, ngòi Chinh, ngòi Quẵng, ngòi Là… là một bộ phận quan trọng của hệ thống đường giao thông. Nằm trong vùng khí hậu rừng núi nhiệt đới, lượng mưa hàng năm rất lớn, độ ẩm cao, lượng chiếu sáng lớn tạo cho Tuyên Quang hay có lốc mạnh, lũ to, sương muối. nên được bao phủ một thảm thực vật nhiệt đới khá dày và phong phú về chủng loại. Tất cả những điều kiện tự nhiên đó tạo nên một vùng đất miền núi, với núi non hiểm trở, sông ngòi chằng chịt, thiên nhiên kỳ thú, con người mộc mạc, tươi đẹp. Trong “Bài ký phong thổ Tuyên Quang” (Nam Phong Tạp chí), TS.Nguyễn Văn Bân viết “Tuyên Quang là một tỉnh lớn, núi khe tốt lạ, thế đất kỳ khôi, sản vật rất nhiều, thắng tích chẳng ít”. Không chỉ vậy, nơi đây cũng là mảnh đất in đậm những dấu tích lịch sử và cách mạng như: thành Nhà Bầu, thành Nhà Mạc, Hoà Mục, Bình Ca, Tân Trào, Đá Bàn, Kim Bình Km số 7 Cầu Cả, Đèo Chắn, Hòn Lau… Từ đầu cầu sắt Sơn Dương dọc theo sông Phó Đáy, con đường dẫn chúng ta đến Lán Nà Lừa Tân Trào – khí thiêng sông núi đã tạo cho nơi đây một không gian vừa huyền hoặc vừa trong xanh của hồ nước in bóng rừng cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 9 um tùm xanh mướt, của con suối nhỏ vắt ngang sườn núi ngày đêm róc rách chảy về từ khe núi đá thâm u. Là địa điểm lí tưởng để Bác Hồ tìm đến dừng chân tháng 5 - 1945, chọn làm thủ phủ căn cứ địa chỉ huy quân và dân ta chiến đấu, bảo vệ an toàn đầu não kháng chiến. Cũng từ đó đồng bào các dân tộc nơi đây đã phát huy tinh thần đoàn kết cách mạng, kiên trung, dũng cảm chiến đấu, xây dựng và bảo vệ vững chắc căn cứ địa cách mạng - từ đó Tân Trào sáng lên như một mốc son trong trang sử hào hùng của dân tộc là niềm kiêu hãnh của mọi người dân Việt Nam yêu nước. Còn ngược lên Thượng Lâm - Na Hang, vào cõi sơn thuỷ hữu tình, đi ngược dòng sông trong điệu then ngọt ngào, êm ả, đằm sâu ân tình, chúng ta sẽ được đắm mình trong dòng huyền thoại về 99 con chim phượng hoàng bay về nơi gió ngàn, đậu trên 99 ngọn núi trùng trùng điệp điệp, trong không khí lành lạnh và hơi thở nồng hơi sương của cây rừng xen lẫn với tiếng gọi bạn da diết của chim rừng, cùng những câu chuyện cổ tích cha ông để lại ta như được bước trong tấm thảm huyền thoại hư hư thực thực … Mảnh đất nhỏ bé nên thơ này còn là nơi chứa đựng trong nó một nền văn hoá tâm linh rất đỗi thiêng liêng kì bí, gắn với những ngôi đền mang dấu ấn của lịch sử như : Đền Cây Xanh, Đền thượng, Đền Hạ… Là một tỉnh miền núi, mảnh đất hội tụ của nhiều dân tộc anh em chung sống tự ngàn đời như: người Tày, người Nùng, người Dao, người Cao Lan…với 22 dân tộc sinh sống trong đó các dân tộc thiểu số chiếm gần 50 %, mỗi dân tộc có bản sắc riêng, phong tục tập quán riêng đã tạo nên những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc trong tỉnh làm cho nền văn hóa Tuyên Quang vừa phong phú về nội dung vừa đa dạng về sắc thái, bởi quá trình giao thoa các giá trị văn hoá giữa các dân tộc trong tỉnh. Có thể nói, những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang thể hiện trong đời sống tinh thần và vật chất khá đậm nét. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 10 Đó là những quan niệm và cách giải thích về vũ trụ, các lễ nghi như : Thờ cúng tổ tiên, cúng chữa bệnh, cưới hỏi…còn trong văn nghệ thì có kho tàng dân ca, dân vũ hết sức phong phú, đặc sắc như làn điệu Then, Cọi, Quan làng (dân tộc Tày), Páo dung (dân tộc Dao), Sình ca (dân tộc Cao Lan), Soọng cô (dân tộc Sán Dìu)… Về lễ hội có lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, lễ cầu mùa của dân tộc Dao… Chúng ta đã biết, những giá trị văn hoá truyền thống là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, là nét khu biệt bản sắc dân tộc này với dân tộc khác, là nhân tố quan trọng góp phần vào hành trang văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế. Văn hoá truyền thống Tuyên Quang cũng vậy, vừa mang dấu ấn của văn hoá vùng Việt Bắc, vừa mang bản sắc riêng tự thân của con người, mảnh đất Tuyên Quang. Những đặc sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc chính là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật nhờ sự phản ánh một cách toàn diện đời sống con người - nơi chứa đựng những phẩm chất văn hoá của dân tộc mình, vùng miền mình…Bởi có con người là có văn hoá, có dân tộc là có văn hoá dân tộc, qua văn hóa dân gian, nhân dân lao động “tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của mình”. Có thể nói: Văn học nghệ thuật là bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hoá. Ngƣợc lại thực tiễn cuộc sống và nền văn hoá dân tộc là mảnh đất màu mỡ làm nảy sinh và nuôi dƣỡng văn học nghệ thuật. Thực tiễn ấy, nền văn hoá dân tộc ấy hội tụ khá đầy đủ, sắc nét trong các làn điệu Ca dao dân ca. 1.1.2. Ca dao và dân ca của các dân tộc thiểu số Tuyên Quang - “cái nôi” của thơ ca Tuyên Quang hiện đại Tuyên Quang - vùng đất có tới 22 dân tộc anh em cư trú, có lịch sử lâu đời, giàu tiềm năng về văn hoá, văn nghệ dân gian, trong đó có văn học dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 11 gian Tuyên Quang. Trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, xã hội, tự nhiên thông qua quá trình hội tụ, giao thoa, tiếp biến văn hoá, văn học với các vùng, và giữa các dân tộc trong cộng đồng. Người Tuyên Quang đã không ngừng giữ gìn, bồi đắp, sáng tạo sắc thái riêng của mình thông qua những sáng tạo văn học dân gian nói chung, ca dao dân ca nói riêng. Những tác phẩm dân gian được lưu truyền đến nay đã được sàng lọc qua thời gian, được kết tinh từ lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối sống cùng cách ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của các tộc người định cư trên mảnh đất này. Vì vậy ngoài những sáng tác mang tính phổ biến của toàn quốc, còn có những sáng tác có những sắc thái riêng, mang dấu ấn của vùng đất, của con người sống trên vùng đất này – đó là sự chân chất, mộc mạc, giản dị và rất đỗi hồn nhiên ngây thơ mà tình cảm cũng vô cùng sâu nặng ân tình… Điều đó được thể hiện rất sinh động, chân thực qua những câu ca dao dân ca của các dân tộc trên mảnh đất Tuyên Quang như: Dân tộc Tày có hát lượn, hát quan làng, hát then, hát ru…, dân tộc Dao có hát Páo Dung, dân tộc Cao Lan có hát Sình Ca, dân tộc Sán Dìu có hát Soọng Cô…chỉ điểm qua một số làn điệu phổ biến nhất của một số ít các dân tộc có số lượng dân cư trú đông ở Tuyên Quang cũng đủ mở ra trước mắt ta cả một thế giới tâm hồn nên thơ, tình cảm thẩm mĩ cao đẹp và phong phú với mối ân tình thâm sâu giữa người với người, với mối giao hoà cùng vô tận đất trời tạo nên những âm thanh của tiếng chim rộn rã hoà với dòng chảy bất tận của bao con sóng, con thác gối đầu lên non cao mà thả mình xuống không cùng, những núi non trùng điệp ngút ngàn sương sa lúc bình minh, những âm u bóng toả của những thân cây chìm trong ánh hoàng hôn về chiều khi ráng mặt trời xà xuống thấp…Tất cả tạo nên vẻ đẹp kì thú, muôn điệu của xứ sở lâm tuyền. Do vậy đến với ca dao dân ca là đến với những giá trị truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc của miền sơn cước sơn thuỷ hữu tình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 12 Tam cờ mới mở sào ra, Bên kia có miếu vua bà anh linh. Kim, ngân, lễ bạc lòng thành, Núi dùm mái hữu cây xanh ngất trời (Bài ca đò dọc) Cũng như ca dao dân ca của các dân tộc ở tỉnh khác, ca dao dân ca của các dân tộc ở tỉnh Tuyên Quang cũng phản ánh những ứng xử của con người với môi trường xã hội, những vấn đề tình yêu, hôn nhân, quan hệ gia đình, làng xóm, quan hệ với lịch sử - xã hội…Song nó vẫn mang trong mình bản sắc riêng độc đáo bởi thế giới hình tượng, bởi trường cảm nhận, tư duy, quan niệm …mang giá trị văn hoá truyền thống đậm nét. Chẳng hạn sống trong một không gian có núi rừng bao quanh, nhiều con sông con suối dẫn nước về để cầy cấy sinh hoạt, khí hậu ẩm ướt, dân cư thưa thớt …cho nên hình ảnh làng quê, cuộc sống trong con mắt của con người sinh sống nơi đây cũng chan hoà với núi rừng, trời đất…tạo nên một tình yêu thắm đượm hồn quê nơi tâm thức, đồng bào Mông đã vẽ nên trong lời ca một khung cảnh thiên nhiên kì vĩ,mênh mông và hoang sơ với những hình ảnh của non cao chất ngất chìm ngập trong sương rừng, sông suối chảy như cuộn về vô tận, tiếng hát vang lên khắp núi đồi cỏ cây hoà trong ánh lửa bập bùng… Xứ mèo, biết ở nơi nao Sông sâu mấy dải, non cao mấy tầng? Trong sƣơng, ai hát vang lừng, Lửa thông, ai nhóm trong rừng rậm khơi? (Dân tộc Mông) Tình yêu ban sơ với cỏ cây vạn vật như là sự hoà hợp của đất trời của âm dương, của trai gái…sự giao hoà rất đỗi tự nhiên ấy trở thành niềm khát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 13 khao muôn thuở như trầu phải có vôi, như cá phải có nước…Đó chính là nguồn gốc của mọi tình thân ái, tình đoàn kết, tình người chất phác, mộc mạc, hồn nhiên của con người nơi đây. Và khát vọng về tình yêu của họ được biểu hiện qua những hình ảnh rất cụ thể, quen thuộc: Mì nhầu mì nhả bố mì phon Mì phụ mì phà bố mì cần nòn Dịch nghĩa: (Có trầu có vỏ không vôi Có chăn có chiếu không ngƣời nằm chung) (Dân tộc Tày) Tình yêu là trạng thái cảm xúc với muôn ngàn cung bậc, bày tỏ những cung bậc tình yêu (buồn, sầu, thất vọng, hi vọng …). Lời hát trong Sình Ca của người Cao Lan mượn hình ảnh đôi phượng hoàng chứng giám cho phút giây thiêng liêng của đôi trai gái khi trao tín vật tình yêu cho nhau bằng những lời lẽ có ý nghĩa thâm sâu, hình ảnh cao quý gần gũi trong đời thực. Ti slính slầy Cao san mấy tụi phùng vùng phơi Làng dịu cùng nình tạo sáu sắc Slính slầy tạo sáu di màn slầy. Dịch nghĩa: (Tôi không muốn rời xa Trên núi cao có mấy đôi phƣợng hoàng đang bay Chàng im lặng cùng em trao tín vật Đã đeo tín vật vào ngón tay rồi không muốn rời xa nữa). (Dân tộc Cao Lan) Không chỉ có tiếng hát đằm thắm, tươi trẻ của tình yêu, còn có cả tiếng lòng vừa than oán vừa phản ứng quyết liệt, vừa bế tắc khi bị ép duyên của cô gái Cao Lan: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- 14 “Không phải ngƣời yêu, ta sẽ trả trầu cau Không phải ngƣời nhớ, ta sẽ mang gà trả tận nhà Nếu anh chị cứ ép ta, ta sẽ làm ma ca hát”. (Dân tộc Cao Lan) Bi kịch tình yêu xưa nay vẫn là đề tài muôn thuở đặc biệt là trong xã hội trọng nam khinh nữ, duyên vợ chồng là do “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. Để nói về số phận bấp bênh may rủi, nhiều khi rủi ro của thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, Ca dao, dân ca Tỉnh Tuyên Quang cũng phản ánh những bế tắc, đau khổ trong tình yêu đôi lứa khi bị ép duyên bằng lối nói giàu hình ảnh, giản dị của dân tộc mình. “Thân em nhƣ chim chích bên đƣờng Thân anh nhƣ phƣợng hoàng trời cao Phƣợng hoàng bay trên bầu trời xanh Chim chích bay theo làm sao nổi”. (Dân tộc Tày) Không chỉ ca ngợi quê hương,tình nhân ái, ca ngợi con người với những phẩm chất tốt đẹp, ca dao dân ca Tuyên Quang còn phê phán cái xấu xa, lười biếng, độc ác…Đây cũng là nét tương đồng giữa các dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan, Dao… Cái tạo nên sắc thái độc đáo là việc sử dụng chất liệu rút ra từ đời sống riêng gần gũi thân quen của từng dân tộc, của từng vùng… ví như nói tới những hình ảnh quen thuộc của xuất hiện trong lời ca của đồng bào các dân tộc nơi đây không thể không nói đến giỏ mây, ống bương, chòi canh, khe suối, hoa nở, cỏ mọc quanh nhà… . (Miền luổi piáo thuốt gan Miền chiền piáo thuốt piàng). Dịch nghĩa: (Ngƣời lƣời cỏ mọc quanh nhà Ngƣời chăm quanh nhà hoa nở). (Dân tộc Dao) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 265 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn