Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên
lượt xem 5
download
Đề tài đi sâu làm rõ vấn đề nguyên mẫu Hồ Chí Minh và hư cấu nghệ thuật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong hai cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, NXB Hội nhà văn 2010 và Giải phóng, NXB Hội nhà văn 2013. Trên cơ sở đó, khẳng định cá tính sáng tạo, vai trò, vị trí cũng như những đóng góp quan trọng của Hoàng Quảng Uyên trong thể loại tiểu thuyết viết về đề tài Bác Hồ kính yêu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LƯU THÚY LAN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÁI NGUYÊN - 2014 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LƯU THÚY LAN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh THÁI NGUYÊN - 2014 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Luận văn đã được chỉnh sửa theo sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học chấm luận văn, ngày 7 tháng 6 năm 2014 tại Đại học Sư phạm Thái Nguyên. XÁC NHẬN XÁC NHẬN CỦA KHOA CHUYÊN MÔN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả Lưu Thúy Lan i Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên cùng các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường. Tác giả xin chân thành cảm ơn Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh Cao Bằng đã giúp tôi tìm hiểu các thông tin cần thiết bổ sung cho luận văn. Cảm ơn nhà văn Hoàng Quảng Uyên, tác giả hai cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải Phóng đã cung cấp nhiều thông tin và tư liệu quý báu để tôi hoàn thành cuốn luận văn này! Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Thầy luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn! Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2014 Tác giả Lưu Thúy Lan ii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan .............................................................................................................. i Lời cảm ơn................................................................................................................. ii Mục lục..................................................................................................................... iii MỞ ĐẦU....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề.........................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................................................6 4. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................6 6. Đóng góp mới của luận văn.....................................................................................7 7. Cấu trúc của đề tài...................................................................................................7 Chương 1. TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI...............................8 1.1. Tiểu sử và quá trình sáng tác văn học của Hoàng Quảng Uyên.............................8 1.1.1. Tiểu sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên...........................................................8 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Hoàng Quảng Uyên ..........................10 1.2. Sáng tác của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam ..................................................................................................................11 1.3. Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại .....................................................................................................12 1.3.1. Vài nét về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử.........................................12 1.3.2. Hai khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết lịch sử.................................................14 1.4. Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận tiểu thuyết lịch sử viết về Bác Hồ. .........................................................................................................15 iii Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Chương 2. NGUYÊN MẪU HỒ CHÍ MINH VÀ HƯ CẤU NGHỆ THUẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT: “MẶT TRỜI PÁC BÓ” VÀ “GIẢI PHÓNG” CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUẢNG UYÊN ...........................................................18 2.1. Hoàn cảnh ra đời của 2 tiểu thuyết: “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng” của Hoàng Quảng Uyên...................................................................................................18 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết “Mặt trời Pác Bó”. .......................................18 2.1.2. Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết “Giải phóng”................................................18 2.2. Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và những “cột mốc” lịch sử được tái hiện trung thực trong “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng” ..........................................................19 2.3. Hư cấu nghệ thuật trong hai tiểu thuyết: “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng” .................21 2.3.1. Tái hiện bức tranh thiên nhiên và bức tranh xã hội ..........................................22 2.3.2. Khắc họa chân dung các nhân vật lịch sử đã sống và hoạt động cùng Bác .............30 2.3.3. Tái hiện chân dung của nguyên mẫu Hồ Chí Minh ở phương diện ngôn ngữ, hành động; phẩm chất vĩ nhân và đời thường. ...........................................................33 2.3.3.1. Tái hiện chân dung ngoại hình......................................................................33 2.3.3.2. Tái hiện qua phương diện ngôn ngữ và hành động........................................36 2.3.3.3. Xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh thành nhân vật tiểu thuyết với hai phẩm chất “Vĩ nhân” và “Đời thường”......................................................................38 2.3.4. Hư cấu để tái hiện đời sống nội tâm của Bác ...................................................55 2.4. Điểm khác biệt trong hai tiểu thuyết: “Mặt trời Pác Bó” và “Giải phóng” khi sử dụng hư cấu nghệ thuật để xây dựng nguyên mẫu Hồ Chí Minh thành nhân vật văn học .....................................................................................................................61 2.4.1. Chất kí trong Mặt trời Pác Bó đậm hơn Giải phóng .........................................61 2.4.2. Chất tiểu thuyết trong Giải phóng đậm hơn Mặt trời Pác Bó............................64 Chương 3. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG HAI TIỂU THUYẾT “MẶT TRỜI PÁC BÓ ” VÀ “GIẢI PHÓNG” CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUẢNG UYÊN ...........................................................68 3.1. Khái niệm “Kết cấu” và kết cấu tiểu thuyết ........................................................68 3.1.1. Khái niệm “Kết cấu” và một số hình thức kết cấu trong tác phẩm văn học.............68 3.1.2. Kết cấu tiểu thuyết...........................................................................................70 iv Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của Hoàng Quảng Uyên...................................................................................................71 3.2.1 Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật........................................................................71 3.2.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên ......................72 3.3. Giọng điệu trần thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của Hoàng Quảng Uyên...................................................................................................76 3.3.1. Khái niệm giọng điệu và giọng điệu trần thuật.................................................76 3.3.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên ......................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90 v Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bộ phận hợp thành quan trọng của nền văn học Việt Nam. Từ nền văn học dân gian đến văn học viết thời kỳ hiện đại, văn học các dân tộc thiểu số luôn có mặt và đã góp phần tạo nên diện mạo của một nền văn học dân tộc Việt Nam vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất và giàu bản sắc. Bên cạnh đội ngũ các nhà văn, nhà thơ người Kinh còn có đội ngũ các tác giả người dân tộc thiểu số ngày càng đông đảo và trưởng thành, góp phần làm nên diện mạo văn học hiện đại nước nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ văn các dân tộc thiểu số là hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt là nghiên cứu các tác phẩm do chính các tác giả người dân tộc thiểu số sáng tác. Các thế hệ cầm bút ngày một đông đảo và trưởng thành hơn như: Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Viết Toại, Hoàng Hạc, Triều Ân, Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Vi Thị Kim Bình … Họ là những cây bút tiêu biểu, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển của văn học dân tộc thiểu số nói riêng và cho nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Đội ngũ những người sáng tác văn xuôi các dân tộc thiểu số (từ 1975 đến nay) có ý thức tìm hiểu về cội nguồn, về bản sắc dân tộc trong văn học, tiếp tục sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ để gìn giữ vốn ngôn ngữ dân tộc như Nông Viết Toại, có nhà văn thời kỳ đầu sáng tác bằng tiếng dân tộc, thời gian sau sáng tác bằng tiếng Việt như Vi Hồng, cũng có tác giả ngay từ đầu đã dùng tiếng Việt làm ngôn ngữ sáng tác như Triều Ân, Cao Duy Sơn …Trong đó, phải kể đến nhà văn miền núi người dân tộc Nùng - Hoàng Quảng Uyên, một cây bút trưởng thành sau năm 1975. 1.2. Ngòi bút của Hoàng Quảng Uyên luôn hướng về những người con của dân tộc miền núi phía Bắc. Tuy những trang viết của ông rất giản dị, mộc mạc nhưng thể hiện sự hiểu biết sâu sắc mang đậm nét riêng về phong tập tập quán, về những phẩm chất văn hóa gắn với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc. Đọc những tác phẩm của ông, ta nhận thấy bản sắc văn hóa dân tộc luôn đậm nét trong toàn bộ tác phẩm. Trong hơn 20 năm cầm bút, miệt mài với quá trình sáng tạo nghệ thuật, ông đã tạo được dấu ấn riêng trong lòng độc giả với một cá tính sáng tạo độc đáo. 1 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 1.3. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên sáng tác rất nhiều thể loại văn học khác nhau như: Kí, lý luận phê bình, tiểu thuyết ... Độc giả vẫn chú ý đến ông ở thể loại kí với các tác phẩm tiêu biểu như: Bài kí Thầy giáo Đại học - tác phẩm đặc sắc được trao giải B (không có giải A) của Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp 1988; Bút kí Trí thức tỉnh lẻ, in trên Báo Văn nghệ, những năm đầu “đổi mới”... Song 2 năm trở lại đây, từ khi tập tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó ra đời và được trao giải thưởng trong cuộc vận động sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", đánh dấu bước tiến mới trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn thì ông lại được độc giả biết đến với thể loại tiểu thuyết. 1.4. Có thể nói, trong toàn bộ khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, từ trước tới nay, chúng ta mới thấy xuất hiện 2 nhà văn tiêu biểu viết tiểu thuyết lịch sử. Đó là nhà văn Nguyễn Trường Thanh và nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Nhà văn Nguyễn Trường Thanh với những tập tiểu thuyết lịch sử tái hiện chân dung của các nhân vật lịch sử gắn với vùng đất và con người xứ Lạng. Riêng Hoàng Quảng Uyên là người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam đầu tiên viết tiểu thuyết lịch sử về Bác Hồ kính yêu. Đó là một cố gắng, một tình yêu đáng ghi nhận của nhà văn Hoàng Quảng Uyên trong việc tái hiện nhân vật lịch sử là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Bởi vậy, việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên là một công việc cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 1.5. Hiện nay, văn học địa phương cũng đã đưa vào giảng dạy tại hai cấp học là bậc Trung học cơ sở và bậc Tiểu học. Do đó, việc thực hiện đề tài này cũng sẽ góp một phần tư liệu bổ ích cho sự nghiệp giáo dục tại tỉnh Cao Bằng - quê hương của tác giả Hoàng Quảng Uyên. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà khoa học tại Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã và đang bắt tay vào xây dựng bộ giáo trình Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại để giảng dạy cho hệ Đại học và Sau đại học. Việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên sẽ góp thêm tư liệu quan trọng cho việc giảng dạy và học tập học phần này trong trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên nói riêng và trong hệ thống các trường Đại học Sư phạm nói chung. 2 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 2. Lịch sử vấn đề Trong hơn 20 năm gắn bó và miệt mài lao động nghệ thuật, đến nay, các sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã có những thành công nhất định và được giới nghiên cứu, phê bình văn học cũng như dư luận và bạn đọc quan tâm. Hàng loạt các bài viết, bài báo phỏng vấn ông được đăng tải trên các báo, tạp chí và các phương tiện truyền thông của Trung ương và địa phương nói về con người, cuộc đời và những sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên ở thể loại kí và thể loại tiểu thuyết lịch sử. 2.1. Những bài viết về tác phẩm kí của nhà văn Hoàng Quảng Uyên Đầu tiên, phải kể đến nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến về Kí của Hoàng Quảng Uyên trong tác phẩm: Văn học và miền núi, phê bình - tiểu luận (NXB Văn hóa dân tộc (2002): “Kí của Hoảng Quảng Uyên không những viết về dân tộc và miền núi mà còn viết về những đề tài khác. Cũng như H Linh Niê, Hoàng Quảng Uyên có tài phân tích mổ xẻ cho mọi người thấy đến ngọn ngành, gốc rễ của mọi sự vật, hiện tượng, cái được, cái mất, cái vui, cái buồn trong cuộc sống xã hội hiện nay. Văn của ông thể hiện rất rõ nét tính cách của người dân tộc là thẳng thắn, bộc trực. Ông lên án, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong xã hội với những câu văn châm biếm, dí dỏm có phần nào chua cay. Nên kí của ông thường gây xôn xao dư luận.” [27, tr.18]. Đó là những đánh giá, nhận xét khách quan, công bằng, đầy đủ và chính xác của nhà nghiên cứu văn học Lâm Tiến về những đặc trưng trong thể Kí của Hoàng Quảng Uyên. 2.2. Những bài viết về con người và cuộc đời của nhà văn Hoàng Quảng Uyên Viết về con người Hoàng Quảng Uyên có bài phỏng vấn của Phong Điệp đăng tải trên website Phongdiep.net có nhan đề: Nhà văn Hoàng Quảng Uyên: Xuống núi để ... đi học. Đó là cuộc trò chuyện giữa nhà văn Hoàng Quảng Uyên với Phong Điệp về việc "đào tạo nhà văn" [41] và quá trình Hoàng Quảng Uyên đã từng là học viên khoá ba của trường viết văn Nguyễn Du; Về việc ông theo học lớp lý luận phê bình văn học khoá I (đuợc tổ chức trong tháng 7 và tháng 8 năm 2008) do Hội nhà văn tổ chức khi ông đã ở độ tuổi sáu mươi. Ông rất tự hào khi nhắc đến việc “làm mới” kiến thức cho mình. Trong bài phỏng vấn ông tự khẳng định: “Tôi học khóa 3 trường viết văn Nguyễn Du năm 1988. Năm nay là năm 2008. Nghĩa là 20 năm trôi qua, kiến thức của tôi đã cũ đi nhiều và tôi có nhu cầu được làm mới. Khóa học này, tôi vẫn được học các thầy như Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Khắc Phi … nhưng những 3 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- kiến thức các thầy dạy chúng tôi hôm nay đã được bổ sung hơn rất nhiều so với 20 năm trước. Vậy tại sao tôi lại không học cho được?”[41]. Bài phỏng vấn giúp người đọc có cái nhìn mới mẻ về nhà văn Hoàng Quảng Uyên – một con người luôn vượt lên trên mọi hoàn cảnh để không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá cái mới và làm phong phú thêm, mở rộng thêm cũng như bồi đắp thêm nguồn tri thức mới cho bản thân. Còn với Y Phương – người bạn chí cốt tâm giao của Hoàng Quảng Uyên lại có bài viết: Tản mạn cùng Hoảng Quảng Uyên đăng tải trên trang nhất Báo Văn nghệ công an, mục đời sống văn hóa số ra ngày 10/11/2009 với lời mở đầu: “Phải đến hơn một năm rồi nhà văn Hoàng Quảng Uyên chẳng có việc gì liên quan mà xuống Hà Nội. Sáng nay bỗng nghe ai nói loáng thoáng Uyên đang có mặt ở Hội nhà văn [42]. Y Phương đã cho người đọc thấy một Hoàng Quảng Uyên “còn ham sống và ham viết lắm” [42]. 2.3. Những bài viết về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên Đặc biệt phải kể đến bài viết của Trần Hoàng Thiên Kim có tựa đề Nhà văn Hoàng Quảng Uyên: viết văn cùng cực như đi săn được đăng tải trên mạng Internet ngày 28 tháng 2 năm 2011 từ hai nguồn cand.com.vn và nguoibanduong.net ngay khi ông vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó (NXB Hội nhà văn 2010) - Giải thưởng cuộc vận động sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", nhân kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ rời Bến Nhà Rồng (còn được gọi là Cảng Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước và 70 năm Bác Hồ về nước (Pác Bó - Cao Bằng) lãnh đạo thắng lợi cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đây là cuộc trò chuyện giữa nhà văn Hoàng Quảng Uyên và phóng viên Trần Hoàng Thiên Kim về cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó cũng như những tâm sự chân thật về nghề viết văn của Hoàng Quảng Uyên theo năm tháng. Trong cuộc trò chuyện, Hoàng Quảng Uyên đã tự khẳng định "Tiểu thuyết chỉ là niềm đam mê thứ ba của tôi. Nhờ những đam mê và thành công với thể loại lý luận - phê bình và thể ký nên tôi không quá khó khăn khi viết tiểu thuyết". Cuộc trò chuyện đã giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan về cái dễ và khó của một nhà văn khi quyết định dùng ngòi bút của mình để khắc họa một bậc vĩ nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh thành nhân vật tiểu thuyết. Đồng thời, giúp người đọc nhìn thấy năng lực của nhà văn Hoàng Quảng Uyên không chỉ có niềm đam mê nghệ thuật mà còn có khả năng đi tìm “ẩn số” và “giải mã” tập trung trong phạm vi đề tài con người và thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 4 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Cùng với đó, bài viết Lặn lội thu thập tài liệu về Bác Hồ của phóng viên Minh Quân đăng tải trên website thethaovanhoa.vn, ngày 4/9/2008 viết về quá trình 3 lần nhà văn Hoàng Quảng Uyên lặn lội sang nước bạn để thu thập tài liệu về Bác với những dự định, ấp ủ viết cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó. Với những tàì liệu, tình cảm thu nhận được, Hoàng Quảng Uyên đã viết trên nhiều bài báo (cả ở Việt Nam và Trung Quốc). Ông cũng đã hoàn tất một kịch bản phim tài liệu nhiều tập đó là: Bác Hồ ở Quảng Tây - những tháng ngày lịch sử, dự kiến sẽ đuợc Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Đài truyền hình Quảng Tây - Trung Quốc thực hiện [43]. Trên đây là một số bài viết của những người đi trước đã nghiên cứu về con người và những sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Tuy nhiên, việc đánh giá về các tác phẩm của ông, nhất là với thể lọai tiểu thuyết còn ít. Do đó, đề tài chúng tôi nghiên cứu: “Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên” là bước tiếp nối các ý kiến nghiên cứu trên, để từ đó, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về giá trị của thể loại tiểu thuyết về đề tài lịch sử trong dòng chảy của nền Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. Đồng thời, việc nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên sẽ bổ sung nguồn tư liệu bổ ích cho công tác dạy và học văn học địa phương cũng như cho việc giảng dạy học phần này trong trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên nói riêng và trong hệ thống nhà trường trên khắp cả nước Việt Nam nói chung. Hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu đề tài này còn giúp chúng tôi hiểu và kính yêu hơn về Bác, đặc biệt là những ngày tháng Bác sống và hoạt động ở Việt Bắc. Là một người con của núi rừng Việt Bắc, tôi luôn khao khát được tìm hiểu và khám phá về mảnh đất quê hương mình, khao khát tìm hiểu cội nguồn của nơi “chôn nhau cắt rốn”. Chính vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này đối với riêng tôi là một công việc yêu thích và rất cần thiết. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nguyên mẫu và hư cấu, kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong 2 tập tiểu thuyết lịch sử Mặt trời Pác Bó, Nxb Hội nhà văn Việt Nam, năm 2010 và Giải phóng, Nxb Hội nhà văn Việt Nam, năm 2013 của nhà văn Hoàng Quảng Uyên viết về Bác Hồ. 5 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đề tài đi sâu vào nghiên cứu “Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên” qua 2 tác phẩm đó là: Mặt trời Pác Bó – tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn 2010 và Giải phóng – tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn 2013 ở các phương diện: - Nguyên mẫu và hư cấu nghệ thuật; Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật - Trong phạm vi cho phép, chúng tôi có so sánh vấn đề nghiên cứu trong tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên với một số tiểu thuyết lịch sử viết về Bác Hồ của một số nhà văn khác như Sơn Tùng với Búp sen xanh, Bông sen vàng và nhà văn Hồ Phương với Cha và con ... 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài đi sâu làm rõ vấn đề nguyên mẫu Hồ Chí Minh và hư cấu nghệ thuật, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong hai cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, NXB Hội nhà văn 2010 và Giải phóng, NXB Hội nhà văn 2013. Trên cơ sở đó, khẳng định cá tính sáng tạo, vai trò, vị trí cũng như những đóng góp quan trọng của Hoàng Quảng Uyên trong thể loại tiểu thuyết viết về đề tài Bác Hồ kính yêu. Đồng thời, giúp cho người đọc cảm nhận một cách sâu sắc về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình Người hoạt động cách mạng, đặc biệt là trong giai đoạn Bác ở chiến khu Việt Bắc. 5. Phương pháp nghiên cứu Để việc khảo sát và nghiên cứu, phân tích đề tài đạt kết quả như mong muốn, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng kết hợp những phương pháp sau: - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp nghiên cứu tác gia văn học - Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo thể loại. - Phương pháp so sánh. Các phương pháp nghiên cứu trên luôn luôn bổ sung cho nhau như một chỉnh thể thống nhất, tạo nên sự hài hòa nhất định. Trong đó, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống và phân tích tác phẩm văn học theo thể loại. Bởi ba phương pháp này sẽ giúp cho chúng tôi làm rõ hơn nghệ thuật hư cấu nhân vật lịch sử trong tiểu thuyết của Hoàng Quảng Uyên. 6 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 6. Đóng góp mới của luận văn Việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp cho bản thân tác giả cũng như người đọc hiểu sâu sắc hơn, toàn diện hơn về tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên, đồng thời, góp thêm một nguồn tư liệu quý giá về phẩm chất, tài năng, trí tuệ của nguyên mẫu Hồ Chí Minh. Đề tài được nghiên cứu thành công sẽ là tiền đề quan trọng để khẳng định thêm những đóng góp mới của nhà văn Hoàng Quảng Uyên trong việc xây dựng chân dung nhân vật lịch sử bằng hư cấu nghệ thuật. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc thành ba chương gồm: Chương 1: Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên và một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài. Chương 2: Nguyên mẫu Hồ Chí Minh và hư cấu nghệ thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng. Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ nghệ thuật và giọng điệu trần thuật trong hai tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. 7 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- Chương 1 TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA HOÀNG QUẢNG UYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tiểu sử và quá trình sáng tác văn học của Hoàng Quảng Uyên 1.1.1. Tiểu sử của nhà văn Hoàng Quảng Uyên Nhà văn Hoàng Quảng Uyên (tên khai sinh là Hoàng Dương Quý), sinh ngày 27/9/1950 tại làng Pác Cam, xã Quốc Phong, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Ông là người dân tộc Nùng. Bút danh Hoàng Quảng Uyên được lấy từ họ Hoàng ghép với tên huyện Quảng Uyên (nơi ông được sinh ra). Hoàng Quảng Uyên đã từng theo học trường cấp 1 và cấp 2 tại trường huyện Quảng Uyên. Vốn là một học sinh thông minh, học giỏi nên khi học hết cấp 2, ông thi đỗ vào lớp chuyên Toán của tỉnh Cao Bằng. Thời gian sau đó (từ năm 1968 đến năm 1972), ông thi đỗ và vào học khoa Vật Lý trường Đại học sư phạm Việt Bắc (nay là trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên). Trong quá trình học tại trường Sư phạm, tuy theo học khối khoa học tự nhiên nhưng ông lại có niềm say mê đặc biệt đối với văn học. “Máu nghề nghiệp” sáng tác văn chương trong Hoàng Quảng Uyên được khơi nguồn từ đó. Vì xuất phát từ việc học khoa học tự nhiên nên Hoàng Quảng Uyên chịu ảnh hưởng sâu sắc của lối tư duy khoa học, chính xác. Ông đã vận dụng một cách khéo léo những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên vào trong các sáng tác của mình. Do đó, những bài phóng sự của ông đều đảm bảo độ chân thực đến tận cùng của vấn đề mà không hề né tránh. Chính vì thế, những tác phẩm do ông sáng tác có nhiều điểm khác biệt so với nhiều nhà văn khác cùng thời. Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông trở thành một nhà giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng, lối giảng dạy dí dỏm và đặc biệt rất yêu thương học sinh và tôn trọng đồng nghiệp. Hơn 7 năm (từ năm 1973 đến năm 1980) gắn bó với sự nghiệp giáo dục và với các em học sinh, người thầy mẫu mực Hoàng Quảng Uyên đã nhận được nhiều tình cảm yêu mến từ phía đồng nghiệp và lớp lớp thế hệ học sinh. Ông đã từng dành nhiều tâm huyết với nghề dạy học nhưng do hoàn cảnh xã hội, do niềm say mê khám phá đời sống xã hội trong ông quá lớn nên ông quyết định tìm một hướng đi mới, một ngã rẽ mới, mặc dù tình yêu với ngành giáo dục vẫn còn sâu đậm. Do đó, từ năm 8 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 1980 đến năm 1981, ông quyết định chuyển sang làm báo và công tác tại Đài phát thanh tỉnh Cao Bằng. Tuy thời gian làm báo ngắn ngủi và đầy gian khổ nhưng đó lại là một trong những kỷ niệm đẹp đẽ nhất trong cuộc đời ông. Ông đã từng tâm sự với tôi: “ Những năm tôi là phóng viên Đài phát thanh Cao Bằng là những năm tháng gian khổ mà đẹp nhất trong nghề làm báo. Những năm buồn ít, vui nhiều!”. Thời gian sau đó, ông tiếp tục theo đuổi tình yêu đối với văn học. Ông rong ruổi qua từng đường làng, ngõ xóm để tìm hiểu tư liệu. Đi đến đâu ông cũng chăm chỉ tìm tòi, ghi chép. Năm 1986, Hoàng Quảng Uyên thi đỗ và theo học trường Viết văn Nguyễn Du (khóa 3). Trong quá trình học tại trường, ông đã được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, chính quy về những kiến thức cơ bản, kĩ năng viết văn và tác phong nghề nghiệp cần có trong quá trình sáng tác của một người viết văn. Nhờ thế, sau thời gian học ở trường (1986 – 1989), Hoàng Quảng Uyên đã có nhiều tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận. Đến năm 1990, Hoàng Quảng Uyên nghỉ chế độ khi ông vừa tròn 39 tuổi. Từ năm 1998 đến năm 2000, Hoàng Quảng Uyên công tác ở báo Văn nghệ (phóng viên hợp đồng). Năm 2006, Hoàng Quảng Uyên là đặc phái viên của Hội nhà văn Việt Nam sang Trung Quốc để tìm hiểu thời gian 2 năm (1942 – 1943) Chủ tịch Hồ Chí Minh bị Tưởng Giới Thạch bắt giữ ở Quảng Tây – Trung Quốc, bị đày ải trong các nhà tù và sáng tác tác phẩm thơ “Nhật kí trong tù”. Đến năm 2007, Hội nhà văn Việt Nam mở trại sáng tác tiểu thuyết, từ đó Hoàng Quảng Uyên “gõ cửa” với thể loại tiểu thuyết. Tuy ông mới chuyển hướng sáng tác của mình theo thể loại này song ngòi bút của ông luôn tinh tế, sắc sảo và đã có thành công bước đầu. Trước hết phải kể đến cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó được xuất bản năm 2010. Với cuốn tiểu thuyết này, Hoàng Quảng Uyên đã vinh dự được nhận giải thưởng trong sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2010. Đến năm 2013, tiểu thuyết Giải phóng ra đời và được xem như là tập 2 trong bộ tiểu thuyết dài tập mà nhà văn dự định viết về Bác Hồ. Hiện nay, ông là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam và đang tiếp tục cống hiến không ngừng nghỉ cho sự nghiệp sáng tác văn chương. 9 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- 1.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của nhà văn Hoàng Quảng Uyên Nhà văn Hoàng Quảng Uyên là cây bút trưởng thành sau năm 1975. Những tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn, lay động người đọc bởi sức sáng tạo dồi dào của nhà văn luôn ẩn sâu trong từng câu chữ. Trong vòng hơn 20 năm cầm bút, ông đã có một sự nghiệp sáng tác đáng tự hào và có giá trị thể hiện trên nhiều thể loại khác nhau, từ thể loại kí cho đến tiểu thuyết, các bài phóng sự. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã gặt hái được nhiều thành công với 2 tập kí, 2 tập truyện, 3 tập lí luận phê bình, 2 vở kịch, 2 tiểu thuyết và hàng loạt các bài báo phóng sự. Có thể kể đến thành công của ông trên bước đường sáng tác nghệ thuật với các tác phẩm tiêu biểu như: Hai tập truyện: Kim Đồng (1996), Đức Thanh - người anh đội nhi đồng cứu quốc (2012); Hai tập kí: Buồn vui (1999), Vọng tiếng non ngàn (2001); Ba tập lí luận phê bình văn học: Một mình trong cõi thơ (2000), Nhật kí trong tù và số phận và lịch sử (2007), Đi tìm nhật kí trong tù (2009); Hai kịch bản phim truyện: Mật đắng (2002) và nhiều kịch bản phim tài liệu; Một vở kịch: Nước mắt rừng Pác Bó (2010) và hai tập tiểu thuyết lịch sử: Mặt trời Pác Bó (2010) và Giải phóng (2013). Trong đó, có nhiều tác phẩm của ông đạt đuợc trao giải thưởng. Cụ thể: - Buồn vui - tập kí (NXB Văn hoá dân tộc, 1999) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 1999. - Thầy giáo Đại học - kí được trao giải B (Không có giải A) - Bộ Đại học, Trung học chuyên nghiệp 1988. - Một mình trong cõi thơ - tập tiểu luận - Chân dung văn học (NXB Văn hoá dân tộc, 2000) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2000. - Vọng tiếng non ngàn - tập kí (NXB Văn hóa dân tộc 2001) được trao giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2001. Nổi bật trong số đó là 2 tập tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó và Giải phóng. Tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, được trao giải thưởng trong sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2010. Ngay khi mới ra mắt bạn đọc, tác phẩm đã tạo được chỗ đứng trong lòng công chúng và được các nhà văn, nhà thơ cùng các nhà lí luận phê bình quan tâm. Đây là cuốn tiểu thuyết viết về những năm 10 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- tháng Bác Hồ ở Pác Bó - Cao Bằng (1941 - 1945) lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với biết bao gian truân, vất vả. Nối tiếp cuốn tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó, năm 2013, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cho ra đời cuốn Giải phóng với gần Giải phóng với 25 chương và hơn 600 trang, được tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam trong sáng tác và quảng bá các tác phẩm Văn học - Nghệ thuật và Báo chí về cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", 2013. Đây là tập 2 trong bộ tiểu thuyết 5 tập trong dự định sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên, mà tập 1 là tiểu thuyết Mặt trời Pác Bó. Nội dung tập Giải phóng tái hiện quá trình hoạt động cách mạng của Bác từ năm 1945 đến năm 1954. Với những giải thưởng đã đạt được cùng sự yêu mến của đông đảo bạn đọc dành cho cây bút miền núi này, nhà văn Hoàng Quảng Uyên từng bước khẳng định vị trí vững chắc của mình trong nền văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam. 1.2. Sáng tác của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận văn xuôi các dân tộc thiểu số Việt Nam Nhìn chung, văn xuôi các dân tộc thiểu số ra đời muộn, phát triển chậm và không đồng đều. Trong sự hình thành văn xuôi các dân tộc thiểu số, văn học của người Việt (dân tộc Kinh) có ảnh hưởng rất lớn. Nhiều nhà văn dân tộc thiểu số được tiếp xúc với văn học Việt từ rất sớm. Những tiểu thuyết và truyện ngắn của Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan … trước cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là những tác phẩm viết về miền núi của những nhà văn người Kinh sau này như: Tô Hoài, Nam Cao … đối với sự phát triển văn hóa, văn nghệ của các dân tộc thiểu số Việt Nam, do Đảng đề ra, đã tạo điều kiện để văn học dân tộc thiểu số nói chung, văn xuôi dân tộc thiểu số nói riêng hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi còn nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy nghệ thuật của một số nhà văn dân tộc. Trong tình hình ấy, sự phát triển nhanh hay chậm của văn xuôi các dân tộc thiểu số phụ thuộc rất lớn vào tài năng, sự nỗ lực lao động nghệ thuật của người sáng tạo ra nó. Trong văn xuôi các dân tộc thiểu số, đề tài về thiên nhiên đất nước, phong tục tập quán và con người miền núi được các nhà văn phản ánh một cách chân thực, sinh động. Tất cả những gì gắn bó với đời sống vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào 11 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
- dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đều được thể hiện trong mảng sáng tác này. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý rằng: Không phải bất cứ tác phẩm nào viết về cuộc sống và con người miền núi đều trở thành một tác phẩm đậm bản sắc văn hóa dân tộc vùng cao. Từ 1945 đến 1975, nhiều nhà văn dân tộc thiểu số đã tìm được cho mình một phong cách sáng tác riêng với nhiều hình thức thể hiện mới mẻ, độc đáo nhằm đem lại cho độc giả có cái nhìn chân thực, toàn diện, đầy đủ hơn về bức tranh hiện thực cuộc sống và con người đồng bào dân tộc thiểu số như: Nông Minh Châu, Triều Ân, Vi Thị Kim Bình, Nông Viết Toại ... Trong quá trình viết văn, các nhà văn dân tộc thiểu số thường băn khoăn, trăn trở về việc sử dụng thứ ngôn ngữ để sáng tác. Sau năm 1975, có nhiều nhà văn vừa sáng tác bằng tiếng dân tộc vừa sáng tác bằng tiếng Việt, nhưng cũng có nhà văn chỉ sáng tác bằng tiếng Việt. Ví dụ như: Y Phương, Cao Duy Sơn, Dương Thuấn … Nhìn từ góc độ của từng dân tộc, có thể kể đến một số nhà văn thời kì này như: Ma Trường Nguyên, Hà Đức Toàn, Vi Hồng (dân tộc Tày); Mã A Lềnh (dân tộc Hmông); Vi Thị Kim Bình, Mã Thế Vinh (dân tộc Nùng) ... Trong đó, phải kể đến nhà văn Hoàng Quảng Uyên (dân tộc Nùng). Ông viết truyện, kí, tiểu thuyết … và đã có những đóng góp nhất định vào thành tựu chung của Văn học dân tộc thiểu số Việt Nam. 1.3. Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên trong bộ phận tiểu thuyết lịch sử Việt Nam hiện đại 1.3.1. Vài nét về thể loại tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử Theo Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên: Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng. Theo nguồn vi.wikipedia.org: “Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định”. Và trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung 12 Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu –ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 491 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 370 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 412 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 299 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 342 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 311 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 319 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 263 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 235 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 246 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 214 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 191 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn