intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật hồ Trúc Bạch và hồ Thanh Nhàn của thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:84

121
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được thực hiện với các mục tiêu sau: Phân tích hàm lượng kim loại nặng và đánh giá mức độ ô nhiễm của kim loại nặng trong bùn và trong nước của hồ Thanh Nhàn và Trúc Bạch; phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật ở 2 hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích hàm lượng kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật hồ Trúc Bạch và hồ Thanh Nhàn của thành phố Hà Nội

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ như y tế, du lịch,  thương mại…  ở  nước ta đã làm cho môi trường bị  ô nhiễm nghiêm trọng, đặc   biệt sự  hiện diện của kim loại nặng trong môi trường đất, nước đã và đang là  vấn đề  môi trường được cộng đồng quan tâm. Sự  tích tụ  kim loại nặng sẽ   ảnh  hưởng đến đời sống của các sinh vật thủy sinh, gây  ảnh hưởng đến sức khỏe   của con người thông qua chuỗi thức ăn; ví dụ  nhiều loài động vật không xương  sống sử dụng trầm tích như nguồn thức ăn, vì thế cơ thể chúng là nơi lưu giữ và   tích tụ kim loại nặng. Sự tích tụ kim loại nặng trong sinh vật có thể đe dọa sức   khỏe của nhiều loài sinh vật đặc biệt cá, chim và con người (Wright & Mason,   1999) [50]. Do vậy, xác định hàm lượng kim loại nặng trong môi trường là rất   cần   thiết   do   bởi   tính   độc,   tính   bền   vững   và   sự   tích   tụ   sinh   học   của   chúng   (UNEP/FAO/WHO, 1996 trích trong Clark  và cộng sự, 2000) [27]. Trong những  năm gần đây, kim loại nặng đã được nghiên cứu nhiều trong trầm tích cửa sông,  vùng ven biển, và rừng ngập mặn tại một số quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam   nghiên cứu về  kim loại nặng tập trung  ở  vùng đô thị, vùng đất phèn, và vùng  nông nghiệp.  Hà Nội là một trong những thành phố  lớn  ở  nước ta có số  lượng các hồ  dày đặc, đây là nơi điều hòa khí hậu và là nét đẹp đặc trưng của thành phố này,  nhưng hiện nay chất lượng nước  ở hầu hết các hồ nơi đây đang trong tình trạng   ô nhiễm nặng do phải chứa đựng một lượng lớn nước thải từ khu dân cư, từ các  nhà máy, xí nghiệp. Tài nguyên nước là thành phần chủ  yếu của môi trường sống, quyết định  sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ­ xã   hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên   nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn  kiệt. Nguy cơ  thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm họa lớn  1
  2. đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái đất. Do đó  con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ  và sử  dụng hợp lý  nguồn tài nguyên nước.[1], [2]. Hồ Thanh Nhàn và hồ Trúc Bạch là 2 hồ nuôi cá cung cấp thực phẩm hàng   ngày cho người dân thành phồ Hà Nội, nhưng hiện nay 2 hồ này đang chứa đựng  một lượng nước thải rất lớn từ các khu dân cư, nguy cơ ô nhiễm các KLN trong   thịt cá là rất cao.  Trên cơ sở các vấn đề vừa mới đề cập, đề tài “Phân tích hàm lượng kim loại  nặng trong một số nhóm sinh vật hồ Trúc Bạch và hồ Thanh Nhàn của thành phố  Hà Nội” được thực hiện với các mục tiêu sau:  1. Phân tích hàm lượng kim loại nặng và đánh giá mức độ  ô nhiễm của kim   loại nặng trong bùn và trong nước của hồ Thanh Nhàn và Trúc Bạch. 2. Phân tích hàm lượng một số kim loại nặng trong một số nhóm sinh vật ở 2   hồ Trúc Bạch và Thanh Nhàn. 2
  3. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm và tính chất của kim loại nặng. Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm 3  và  thông thường chỉ những kim loại hoặc các á kim liên quan đến sự ô nhiễm và độc  hại. Tuy nhiên chúng cũng bao gồm những nguyên tố kim loại cần thiết cho một   số sinh vật ở nồng độ thấp (Adriano, 2001) [18]. Kim loại nặng được được chia  làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), nh ững   kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ  (U, Th, Ra, Am,…).   Khối lượng riêng của những kim loại này thông thường lớn hơn 5g/cm3 (Bishop,  2002) [22].  Kim loại nặng không bị  phân hủy sinh học (Tam & Wong, 1995) [43],  không độc khi  ở  dạng nguyên tố  tự  do nhưng nguy hiểm đối với sinh vật sống   khi  ở  dạng cation do khả  năng gắn kết với các chuỗi cacbon ngắn dẫn đến sự  tích tụ trong cơ thể sinh vật sau nhiều năm (Shahidul & Tanaka, 2004) [42]. Đối với con người, có khoảng 12 nguyên tố  kim loại nặng gây độc như  chì, thủy ngân, nhôm, arsenic, cadmium, nickel… Một số kim loại nặng được tìm   thấy trong cơ thể và thiết yếu cho sức khỏe con người, chẳng hạn như sắt, kẽm,   magnesium, cobalt, manganese, molybdenum và đồng mặc dù với lượng rất ít  nhưng nó hiện diện trong quá trình chuyển hóa. Tuy nhiên,  ở  mức thừa của các  nguyên tố  thiết yếu có thể  nguy hại đến đời sống của sinh vật (Foulkes, 2000)   [35]. Các nguyên tố kim loại còn lại là các nguyên tố không thiết yếu và có thể  gây độc tính cao khi hiện diện trong cơ thể, tuy nhiên tính độc chỉ  thể  hiện khi  chúng đi vào chuỗi thức ăn. Các nguyên tố  này bao gồm thủy ngân, nickel, chì,  arsenic, cadmium, nhôm, platinum và đồng ở dạng ion kim loại. Chúng đi vào cơ  thể qua các con đường hấp thụ  của cơ thể như hô hấp, tiêu hóa và qua da. Nếu   3
  4. kim loại nặng đi vào cơ  thể  và tích lũy bên trong tế  bào lớn hơn sự  phân giải  chúng thì chúng sẽ tăng dần và sự ngộ độc sẽ xuất hiện (Foulkes, 2000) [35]. Do  vậy người ta bị ngộ độc không những với hàm lượng cao của kim loại nặng mà  cả  khi với hàm lượng thấp và thời gian kéo dài sẽ  đạt đến hàm lượng gây độc.   Tính độc hại của các kim loại nặng được thể hiện qua:  ­ Một số  kim loại nặng có thể  bị  chuyển từ  độc thấp sang dạng độc cao hơn   trong một vài điều kiện môi trường, ví dụ thủy ngân.  ­ Sự tích tụ và khuếch đại sinh học của các kim loại này qua chuỗi thức ăn có thể  làm tổn hại các hoạt động sinh lý bình thường và sau cùng gây nguy hiểm cho   sức khỏe của con người.  ­ Tính độc của các nguyên tố này có thể  ở một nồng độ  rất thấp khoảng 0.1­10  mg/l (Alkorta và cộng sự, 2004) [18]. 1.1.1. Asen (As)  Asen phân bố  nhiều nơi trong môi trường, chúng được xếp thứ  20 trong   những nguyên tố hiện diện nhiều trong lớp vỏ của trái đất, hiện diện ít hơn Cu,   Sn   nhưng   nhiều   hơn   Hg,   Cd,   Au,   Ag,   Sb,   Se   (Bissen   &   Frimmel,   2003)[23].   Nguồn asen khổng lồ phóng thích vào khí quyển bởi quá trình tự nhiên là sự hoạt   động của núi lửa. Khi núi lửa hoạt động, một lượng lớn arsenic khoảng 17150   tấn phóng thích vào khí quyển (Matschullat, 2000) [41]. Trong môi trường tự  nhiên, asen chủ  yếu liên kết với các khoáng mỏ  sunfide. Hàm lượng arsenic tự  nhiên trong đất nói chung biến động từ  0,1 ­ 40 mg/kg(Tamaki & Frankenberger,  1992) [44]. Theo Murray (1994) [36] hàm lượng asen trong đất trung bình 2,2­25  ppm.   Tác hại của As đối với sức khỏe con người:: Do asen là chất độc, sự thâm nhiễm lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng bất   lợi đến sức khoẻ con người. Năm  1993,  tổ  chức  Y  tế  thế  giới  đã  đề  nghị  hạ  mức  tiêu  chuẩn  của  asen  trong  nước  uống  từ  50  μg/l  xuống  10  μg/l [46]. Năm  4
  5. 2001  tổ  chức  Bảo  vệ  môi  trường  Mỹ  (US EPA)  cũng  đã  thực  hiện  tiêu  chuẩn  mới  này.  Bộ  Y  tế   của  Việt  Nam  cũng  đã  đưa  ra  quyết  định  số  1329/2002/BYT/QĐ về  giảm hàm lượng cho phép của asen trong nước uống từ  50 μg/l  xuống còn 10 μg/l  theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới . Độc tính của asen liên quan đến sự hấp thụ và thời gian lưu của nó trong  cơ  thể.  Ở  hàm  lượng  nhỏ,  asen  và  các  hợp  chất  của  asen  có  tác  dụng  kích  thích  quá  trình trao  đổi  chất  và  chữa  được  bệnh  nhưng  chúng  lại  trở  thành  những chất độc khi ở liều  lượng  cao. Liều gây chết (LD50) đối với con người  là 1­ 4 mg/kg trọng lượng cơ thể.  1.1.2.  Cadmium (Cd)  Các hợp chất của Cd CdO có màu từ vàng đến nâu gần như đen tuỳ thuộc vào quá trình chế hoá  nhiệt, nóng chảy  ở  1813oC, có thể  thăng hoa, không phân huỷ khi đun nóng, hơi  độc. CdO không tan trong nước chỉ tan trong kiềm nóng chảy:                                        CdO + 2KOH(nóng chảy) =   K2CdO2         +   H2O (Kali cadmiat)                       CdO có thể  điều chế  bằng cách đốt cháy kim loại trong không khí hoặc  nhiệt phân hiđroxit hay các muối cacbonat, nitrat: 2Cd + O2   =  2CdO   Cd(OH)2    = CdO + H2O Cd(OH)2  là kết tủa nhầy ít tan trong nước và có màu trắng. Cd(OH)2  không thể  hiện rõ tính lưỡng tính, tan trong dung dịch axit, không tan  trong dung dịch kiềm mà chỉ tan trong kiềm nóng chảy. Tan trong dung dịch NH3 tạo thành hợp chất phức  5
  6. Cd(OH)2 + 4NH3  = [Cd(NH3)4](OH)2 Điều chế bằng cách cho dung dịch muối của nó tác dụng với kiềm Các muối halogenua (trừ  florua), nitrat, sunfat, peclorat và axetat của Cd(II)   đều dễ tan trong nước còn các muối sunfua, cacbonat, hay ortho photphat và muối   bazơ ít tan. Trong dung dịch nước các muối Cd2+ bị thuỷ phân: Cd2+ + 2 H2O ↔ Cd(OH)2 + 2 H+ Tích số tan của Cd(OH)2  là T = 10­14 Cd2+  có   khả   năng   tạo   phức   [CdX4]2­  (X   =   Cl­,   Br­,   I­  và   CN­),  [Cd(NH3)4]2+,  [Cd(NH3)6]2+,… Cd2+ có khả  năng tạo phức [CdX4]2­ (X = Cl­, Br­, I­ và CN­),  [Cd(NH3)4]2+,  [Cd(NH3)6]2+,… Tác hại của Cd đối với sức khỏe con người:  Cadmium được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao. Nghiên cứu  1021 người đàn ông và phụ  nữ  bị  nhiễm độc Cd  ở  Thụy Điển cho thấy nhiễm   độc kim loại này có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xương ở độ tuổi trên 50.   Bệnh itai­itai là bệnh do sự ngộ độc Cd trầm trọng. Tất cả những bệnh nhân với  bệnh này điều bị tổn hại thận, xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy (Nogawa  và cộng sự, 1999) [38].  1.1.3. Chì (Pb) Các Hợp chất của Pb: Chì  tạo  thành  2  oxit  đơn   giản   là   PbO,   PbO2  và   2   oxit   hỗn   hợp   là   chì  metaplombat Pb2O3 (hay PbO.PbO2), chì orthoplombat Pb3O4 (hay 2PbO.PbO2). 6
  7. Monooxit PbO là chất rắn, có hai dạng: PbO có màu đỏ  và PbO có mqàu  vàng. PbO tan chút ít trong nước nên Pb có thể  tương tác với nước khi có mặt  oxi. PbO tan trong axit và tan trong kiềm mạnh. Đioxit PbO2  là chất rắn màu nâu đen, có tính lưỡng tính nhưng tan trong   kiềm dễ dàng hơn trong axit. Khi đun nóng PbO2 mất dần oxi biến thành các oxit,  trong đó chì có số oxi hoá thấp hơn:                    290 ­ 320oC                     390 ­ 420oC                 530 ­ 550oC        PbO2                       Pb2O3                        Pb3O4                       PbO     (nâu đen)                   (vàng đỏ)                      (đỏ)                        (vàng) Lợi dụng khả năng oxi hoá mạnh của PbO2 người ta chế ra acquy chì.  Chì orthoplombat (Pb3O4) hay còn gọi là minium là hợp chất của Pb có các số oxi  hoá +2, +4. Nó là chất bột màu đỏ da cam, được dùng chủ yếu là để sản xuất  thuỷ tinh pha lê, men đồ sứ và đồ sắt, làm chất màu cho sơn (sơn trang trí và sơn  bảo vệ cho kim loại không bị rỉ). Pb(OH)2 là chất kết tủa màu trắng. Khi đun nóng, chúng dễ mất nước biến  thành oxit PbO. Pb(OH)2 cũng là chất lưỡng tính. Khi tan trong axit, nó tạo thành muối của cation Pb2+: Pb(OH)2 + 2HCl = PbCl2 + 2H2O Khi tan trong dung dịch kiềm mạnh, nó tạo thành muối hiđroxoplombit: Pb(OH)2 + 2KOH = K2[Pb(OH)4] Muối hiđroxoplombit dễ tan trong nước và bị thuỷ phân mạnh nên chỉ bền  trong dung dịch kiềm dư. Tác hại của chì đối với sức khỏe con người:  7
  8. Trong cơ thể người, chì trong máu liên kết với hồng cầu, và tích tụ trong xương.   Khả năng loại bỏ chì ra khỏi cơ thể rất chậm chủ yếu qua nước tiểu. Chu kì bán   rã của chì trong máu khoảng một tháng, trong xương từ  20­30 năm (WHO,1995   trích trong Lars Jarup, 2003) [32]. Các hợp chất chì hữu cơ rất bền vững độc hại  đối với con người, có thể  dẫn đến chết người (Peter Castro & Michael, 2003)   [39].  Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, tính dễ  cáu, dễ  bị  kích thích, và nhiều biểu hiện khác nhau liên quan đến hệ  thần kinh. Con   người bị  nhiễm độc lâu dài đối với chì có thể  bị  giảm trí nhớ, giảm khả  năng   hiểu, giảm chỉ  số  IQ, xáo trộn khả  năng tổng hợp hemoglobin có thể  dẫn đến  bệnh thiếu máu (Lars Jarup, 2003) [32]. Chì cũng được biết là tác nhân gây ung  thư  phổi, dạ  dày và u thần kinh đệm. Nhiễm độc chì có thể  gây tác hại đối với   khả năng sinh sản, gây sẩy thai, làm suy thoái nòi giống (Ernest & Patricia, 2000)   [29].  1.1.4.  Đồng (Cu)  Đồng là kim loại màu quan trọng đối với công nghiệp và kĩ thuật, khoảng  trên 50% lượng đồng khai thác hàng năm được dùng sản xuất dây dẫn điện, trên   30% được dùng chế tạo hợp kim. Ngoài ra, do có khả năng dẫn nhiệt tốt và chịu   ăn mòn, đồng kim loại còn được dùng chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt, sinh hàn và   chân không, chế  tạo nồi hơi,  ống dẫn dầu và dẫn nhiên liệu. Một số  hợp chất   của đồng được sử dụng làm chất màu trang trí mỹ thuật, chất liệu trừ nấm mốc   và cả thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Tác hại của đồng đối với sức khoẻ của con người:  Đồng được xem là một trong những nguyên tố cần thiết đối với sự phát triển của  con người, tuy nhiên sự  tích tụ  đồng với hàm lượng cao có thể  gây độc cho cơ  thể. Cumings (1948) trích trong WHO (1998) phát hiện đồng thực sự là tác nhân  độc.  8
  9. Đồng là nguyên tố vi lượng cần thiết trong cơ thể người, có nhiều vai trò   sinh lí, nó tham gia vào quá trình tạo hồng cầu, bạch cầu và là thành phần của   nhiều enzym. Đồng tham gia tạo sắc tố  hô hấp hemoglobin. Các nghiên cứu y   học cho thấy khi nồng độ đồng cao hơn mức cho phép một số người có dấu hiệu  mắc   bệnh   do   đồng   lắng   đọng   trong   gan,   thận,   não   như   bệnh   về   thần   kinh  schizophrenia. Ngược lại khi nồng độ  đồng quá thấp, cơ  thể  phát triển không   bình thường, đặc biệt là với trẻ em. (Roberts, 1999) [40] Mọi hợp chất của đồng đều là những chất độc, khoảng 30g CuSO 4 có khả  năng gây chết người. Nồng độ  an toàn của đồng trong nước uống đối với con   người dao động theo từng nguồn, khoảng 1,5   2mg/l. Lượng đồng đi vào cơ thể  người theo đường thức ăn mỗi ngày khoảng 2   4mg/l. 1.1.5. Thủy ngân (Hg)  Các dạng thủy ngân:  + Thủy ngân nguyên tố: không độc, trơ và được đào thải nhanh. + Thủy ngân dạng hơi: rất độc, có thể  đi theo đường hô hấp vào phổi rồi vào  máu, vào não rồi gây độc. + Thủy ngân dạng muối vô cơ HgCl2, Hg2Cl2 ít tan, ít độc vì là ở dạng hợp chất   không tan. + Ion thủy ngân (Hg2+): độc nhưng khó vận chuyển qua màng sinh học của tế  bào. Tác hại của thủy ngân đối với sức khỏe con người:  Khi thủy ngân kết hợp với các hợp chất hữu cơ và bị  biến đổi bởi các vi  khuẩn và vi sinh vật trong nước và trầm tích hình thành các hợp chất khác nhất là   metyl thủy ngân rất độc, bền và tích tụ  trong chuỗi thức ăn (Peter & Michael,   2003) [39]. Trong môi trường biển, hệ vi sinh vật có thể chuyển nhiều hợp chất   thủy ngân vô cơ  thành metyl thủy ngân và hợp chất này dễ  dàng phóng thích từ  trầm tích vào nước, sau đó có thể tích tụ trong các sinh vật sống (Clark và cộng   sự, 1997) [27]. Metyl thủy ngân độc hại đối với hệ  thần kinh trung  ương và   9
  10. ngoại vi. Hít thở hơi thủy ngân có thể ảnh hưởng tổn hại đến hệ thần kinh, tiêu   hóa và miễm nhiễm, phổi, thận và có thể tử vong. Các muối vô cơ của thủy ngân  có thể phá hủy da, mắt, đường tiêu hóa, và có thể gây ra sự tổn hại thận nếu hấp  thụ  (WHO, 1998) [49]. Thảm họa ngộ  độc metyl thủy ngân (bệnh Minamata)   năm 1956 có hơn 2000 người bi ngộ độc trong số này có 43 người chết, hơn 700   người với tàn tật nghiêm trọng suốt đời (Clark và cộng sự, 1997) [27].  1.2. Các nguồn phát sinh kim loại nặng Kim loại nặng hiện diện trong tự  nhiên đều có trong đất và nước, hàm   lượng của chúng thường tăng cao do tác động của con người.. Các kim loại do   hoạt động của con người như As, Cd, Cu, Ni và Zn thải ra ước tính là nhiều hơn  so với nguồn kim loại có trong tự  nhiên, đặc biệt đối với chì 17 lần (Kabata­ Pendias & Adriano, 1995) [31]. Nguồn kim loại nặng đi vào đất và nước do tác  động của con người bằng các con đường chủ yếu như bón phân, bã bùn cống và   thuốc bảo vệ  thực vật và các con đường phụ  như  khai khoáng và kỹ  nghệ  hay  lắng đọng từ không khí.[8]  1.2.1. Nguồn gốc tự nhiên ­ Cadimi: Cd hiện diện khắp nơi trong lớp vỏ của trái đất với hàm lượng trung  bình khoảng 0,1 mg/kg. Tuy nhiên hàm lượng cao hơn có thể  tìm thấy trong các  loại đá trầm tích như đá trầm tích phosphate biển thường chứa khoảng 15 mg/kg.   Hàng năm sông ngòi vận chuyển một lượng lớn Cd khoảng 15000 tấn đổ vào các  đại dương (GESAMP, 1984 trích trong WHO, 1992) [48]. Hàm lượng Cd đã được  báo cáo có thể  lên đến 5 mg/kgtrong các trầm tích sông và hồ, từ  0,03 đến 1  mg/kgtrong các trầm tích biển (Korte, 1983 trích trong WHO, 1992) [49]. Hàm  lượng Cadmium trung bình trong đất  ở  những vùng không có sự  hoạt động của  núi lửa biến động từ  0,01 đến 1 mg/kg,  ở  những vùng có sự  hoạt động của núi  lửa hàm lượng này có thể lên đến 4,5 mg/kg(Korte, 1983 trích trong WHO, 1992)  10
  11. [48]. Tuy nhiên theo Murray (1994) [36] hàm lượng Cd trong đất hiện diện trung   bình 0,06 ­1,1 ppm.  ­ Đồng được tìm thấy tự  nhiên trong các khoáng như  cuprite (Cu2O), malachite  (Cu2CO3.Cu(OH)2),  azurite  (2CuCO3.Cu(OH)2), chalcopyrite  (CuFeS2),  chalcocite  (Cu2S), và bornite (Cu5FeS4) và trong nhiều hợp chất hữu cơ. Ion đồng (II) gắng   kết qua ôxy đối với các tác nhân vô cơ  như  H2O, OH­, CO32­, SO42­,...đối với các  tác nhân hữu cơ qua các nhóm như  phenolic và carboxylic (Cotton & Wilkinson,   1989 trích trong WHO, 1998). Vì vậy hầu hết đồng trong tự nhiên phức hợp với  các hợp chất hữu cơ (Allen & Hansen, 1996 trích trong WHO, 1998) [49]. Trong  đá nham thạch đồng biến động từ  4­200 mg/kg, trong đá trầm tích 2­90 mg/kg  (Cannon  và cộng sự,1978 trích trong WHO, 1998) [49]. Sự  khuếch tán đồng từ  các nguồn tự nhiên trung bình trên khắp thế giới hàng năm từ bụi được mang từ  gió 0,9­15 × 103  tấn, cháy rừng 0,1­7,5 × 103  tấn, hoạt động núi lửa 0,9­18 × 103  tấn (Nriagu, 1989 trích trong WHO, 1998) [49].  Đồng hiện diện tự  nhiên trong  lớp vỏ  trái đất với hàm lượng trung bình khoảng 60 mg/kg (Lide & Frederikse,  1993 trích trong WHO, 1998), tuy nhiên theo (Murray, 1994) [36] trong đất biến   động từ 6­80 ppm.  ­ Chì: Hàm lượng chì trung bình trong thạch quyển  ước khoảng 1,6x10­3 phần  trăm trọng lượng, trong khi đó trong đất trung bình là 10­3 phần trăm và khoảng  biến động thông thường là từ 0,2x10­3 đến 20x10­3 phần trăm. Chì hiện diện tự  nhiên trong đất với hàm lượng trung bình 10­84 ppm (Murray, 1994) [36].  ­ Asen: Trong tự nhiên, asen thường có mặt trong các khoáng với sắt, lưu huỳnh,  oxi, niken, đồng, v.vv…..như trình bày trong bảng 1.  Bảng 1.1. Các khoáng vật chứa asen trong tự nhiên [44] Khoáng Thành phần Nơi xuất hiện Các mạch thủy nhiệt  As nguyên tố As (hydrothermal veins) 11
  12. Khoáng Thành phần Nơi xuất hiện Niccolite NiAs Các lớp trầm tích Các lớp trầm tích, thường đi kèm  với khoáng orpiment, sét, đá vôi,  Realgar AsS các lớp trầm tích nơi có suối nước  nóng. Các mạch thủy nhiệt, các suối  nước nóng, khu vực có các sản  Orpiment As2S3 phẩm của quá trình thăng hoa núi  lửa. Các lớp trầm tích có nhiệt cao, các  Cobaltite CoAsS lớp đá bị biến dạng Dạng khoáng chứa asen phổ biến  Arsenopyrite FeAsS nhất, tồn tại nhiều trong các vùng  trầm tích chứa khoáng Tennantite (Cu,Fe)12As4S13 Các mạch thủy nhiệt Enargite Cu3AsS4 Các mạch thủy nhiệt Khoáng thứ cấp, hình thành từ quá  trình oxi hóa arsenopyrite, asen  Arsenolite As2O3 nguyên tố và một số khoáng asen  khác Scorodite FeAsO4.2H2O Khoáng thứ cấp Annabergite (Ni,Co)3(AsO4)2.8H2O Khoáng thứ cấp Hoernesite Mg3(AsO4)2.8H2O Khoáng thứ cấp, thải luyện kim Haematolite (Mn,Mg)4Al(AsO4)(OH)8 Conichalcite CaCu(AsO4)(OH) Khoáng thứ cấp Như  vậy, asen là nguyên   tố  hóa học có mặt khá phổ  biến trong đất đá,   quặng khoáng, trong các trầm tích sâu dưới lòng đất. 12
  13. ­ Thủy ngân hiện diện và tồn tại trong tự  nhiên  ở  nhiều dạng khác nhau: kim   loại, vô cơ  và hữu cơ  (metyl và etyl thủy ngân). Tất cả  những dạng này có tính  độc khác nhau và có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Trong môi trường   đất, dạng cation Hg2+ hiện diện là phổ biến nhất. Sự tích tụ  thủy ngân trong đất  có khuynh hướng tương quan với hàm lượng vật chất hữu cơ. Hàm lượng thủy   ngân trong tự  nhiên cao nhất đã được báo cáo trong đất ngập nước và đất than  bùn.   Hàm   lượng   thủy   ngân   trong   đất   trên   thế   giới   trung   bình   0,02­0,41   ppm  (Murray, 1994) [36]. Nồng độ thủy ngân trong nước đại dương trung bình 0,001­ 0,004 μ/l  (Olafsson, 1983 trích trong Bryan & Langston, 1992) [26] và nồng độ Hg  gia tăng gần các cửa sông chịu  ảnh hưởng từ  công nghiệp (Baker, 1977 trích   trong Bryan & Langston, 1992).  1.2.2. Công nghiệp Sự  gia tăng tích lũy kim loại trong môi trường không chỉ  từ  các nguồn tự  nhiên, mà còn từ  hoạt động công nghiệp của con người. Việc đốt cháy các nhiên  liệu hóa thạch làm giải phóng khoảng 20 loại kim loại độc hại quan trọng vào môi  trường bao gồm asen, beri, cađimi, chì, và niken (Goyer, 1996) [27]. Các sản phẩm  công nghiệp và việc sử dụng các vật liệu công nghiệp có thể chứa hàm lượng cao   các nguyên tố kim loại độc hại. Ví dụ, thủy ngân được sử dụng để sản xuất clo và   soda trong công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, công nghiệp sản xuất pin, bóng   đèn huỳnh quang, công tắc điện, sơn và các sản phẩm nông nghiệp, thuốc chữa  răng, và dược phẩm. (Mailman, 1994) [41] ­ Asen: Được con người sử dụng trong ngành công nghiệp: + Khai thác quặng mỏ  (Cu, Ni, Pb, Zn), luyện kim đưa vào môi trường một   lượng lớn arsenic. Khoảng 62000 tấn arsenic phóng thích vào môi trường  hàng năm từ các hoạt động này (Bissen & Frimmel, 2003) [23].  + Đốt các nhiên liệu hóa thạch từ các hộ gia đình, từ các nhà máy điện.  + Sử dụng thuốc diệt nấm, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng và công nghiệp  13
  14. + Từ  khi đưa vào sử  dụng DDT năm 1947 và các loại thuốc trừ  sâu hữu cơ  khác có chứa các hợp chất arsenic hữu cơ (Bissen & Frimmel, 2003) [23].  ­ Cađimi: Một sản phẩm phụ của việc khai khoáng kẽm và chì, là một chất gây ô   nhiễm  môi  trường   quan  trọng.   Nó   được   sử   dụng  rất  nhiều  trong   sơn,   thuốc   nhuộm, ắc quy, và chất dẻo. Ngoài ra nó còn được sử  dụng trong chất chống ăn  mòn thép, sắt, đồng, đồng thau và các hợp kim khác. Các ứng dụng chủ yếu của   Cd trong trong công nghiệp như: lớp mạ  bảo vệ  thép, chất  ổn định trong PVC,  chất tạo màu trong plastic và thủy tinh, và trong hợp phần của nhiều hợp kim là  một trong những nguyên nhân phóng thích Cd vào môi trường.[7]  Hàm lượng của  Cd   trong   phân   lân   biến   động   khác   nhau   tùy   thuộc   vào   nguồn   gốc   của   đá  phosphate. Phân lân có nguồn gốc từ  đá phốt phát Bắc Carolina chứa Cd 0,054   g/kg, phân lân có nguồn gốc từ  đá Sechura chứa hàm lượng Cd 0,012 g/kg, trong   khi đó phân lân có nguồn gốc từ  đá phosphate Gafsa chứa 0,07 g/kg (Bolan   và  cộng sự, 2003) [24].  ­ Chì: Được sử dụng trong pin, trong bình ăcqui, trong một số dụng cụ dẫn điện.   Một số  hợp chất chì được thêm vào trong sơn, thủy tinh, đồ  gốm như  chất tạo   màu, chất ổn định, chất kết gắn.[7] Các sản phẩm thải từ ứng dụng của chì nếu  không được tái chế hợp lý thải vào môi trường làm gia tăng lượng kim loại độc  hại này trong môi trường. Ngoài ra một số  hợp chất chì hữu cơ  như  tetraetyl   hoặc tetrametyl chì được thêm vào trong xăng đặc biệt ở những quốc gia đang  phát triển.  ­ Thủy ngân: Nguồn do hoạt động của con người: đến từ  các nhà máy điện đốt   than; các lò đốt rác thải; những nơi khai thác thủy ngân, vàng, đồng, kẽm, bạc;   các hoạt động luyện kim; thải bỏ các nhiệt kế và từ đốt rác thải y tế. Riêng chất   thải từ  các thiết bị  y tế  có thể  phóng thích chiếm khoảng 5% thủy ngân trong   nước thải (WHO, 1998) [49].  1.2.3. Các sản phẩm nông nghiệp 14
  15. Các kim loại nặng có trong các sản phẩm phân bón bao gồm cađimi, crom,  đồng, mangan,  molipden, niken và  kẽm. Các  nguồn chính của  asen trong môi  trường là từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các sản phẩm bảo vệ thực vật khác.  Chì và asen bên cạnh việc sử dụng trong công nghiệp nó còn được sử dụng trong   thuốc trừ  sâu. Thuốc diệt nấm có chứa thủy ngân cũng góp phần làm ô nhiễm   môi trường. Cuối cùng, rất nhiều các kim loại này tích lũy trong đất nông nghiệp   dẫn đến tạo ra sự nguy hiểm đối với thực vật và động vật. [1],[3]. 1.3. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến sinh vật Ô nhiễm môi trường do tính độc hại của kim loại nặng gây mất cân bằng  sinh thái làm suy giảm nhiều quần thể sinh vật đã được tìm thấy ở  nhiều quốc  gia trên thế giới. The Severn Estuary là một trong những con sông lớn nhất ở Anh   là nơi ở và sinh sản của nhiều loài cá. Nhiều thập kỉ qua, sông này đã phải hứng  chịu nhiều ô nhiễm kim loại nặng như chì, cadmium và nhiều nguyên tố khác từ  nhiều nguồn khác nhau (Owens, 1984 trích trong WHO, 1992)[48]. Những  ảnh   hưởng của ô nhiễm này có thể  là một trong những nguyên nhân gây suy giảm  quần thể cá. Quần thể cá ở sông Severn Estuary đã gia tăng trở lại khi mức độ ô   nhiễm môi trường nước giảm (Potter và cộng sự, 2001)[40]. Nhiều nghiên cứu   về   ảnh hưởng ô nhiễm kim loại trong vùng phụ  cận của nơi tinh luyện chì lớn   nhất thế giới tại Port Pirie nước Úc đã cho thấy rằng 20 loài cá và giáp xác đã bị  biến   mất   hoặc   giảm   số   lượng   (Ward   &   Young,   1982   trích   trong   Bryan   &  Langston, 1992) [26]. Khi sinh vật sống trong môi trường bị  ô nhiễm, khả  năng  tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể chúng là rất cao nhất là ô nhiễm kim loại,   gây nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu thụ chúng thông qua chuỗi thức ăn. Ohi  và cộng sự (1974) trích trong WHO (1985)[49] đã xác định mức độ chì trong máu,  trong xương đùi và trong thận của chim bồ  câu được thu thập từ  những vùng  nông thôn và những vùng đô thị   ở Nhật. Kết quả cho thấy rằng mức độ  chì cao  nhất trong xương đùi của chim bồ  câu với giá trị  trung bình biến động từ  16,5   15
  16. đến 31,6 mg/kg  ở vùng đô thị. Trong khi đó giá trị  trung bình 2,0 và 3,2 mg/kg  ở  vùng nông thôn.  Những năm gần đây,  ảnh hưởng nghiêm trọng của As đối với sức khỏe   con người cũng đã được báo cáo ở Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh. Ước tính có  đến hàng triệu người có nguy cơ bị ngộ độc do ngộ độc As. Việt Nam có khoảng  10 triệu người ở đồng bằng sông Hồng, 500 ngàn đến 1 triệu người ở ĐBSCL bị  ngộ  độc mãn tính do uống nước giếng khoan có chứa arsen (Berg và cộng sự,   2007) [21]. Tương tự, sự tích tụ  Cd trong gan và thận của động vật chăn thả  ăn   cỏ  ở  Úc và New Zealand gây  ảnh hưởng đến tiêu thụ  sản phẩm thịt trong nước  và xuất khẩu ra nước ngoài (Robert và cộng sự, 1994, McLaughlin và cộng sự,  2000) [35].  1.4. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng trên thế giới Ô nhiễm kim loại ở môi trường biển đã gia tăng trong những năm gần đây   do dân số  toàn cầu gia tăng và sự  phát triển công nghiệp (Arellano và cộng sự,  1999 trích trong Susana và cộng sự, 2005) [18]. Ô nhiễm kim loại nặng  ở nhiều   vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế  giới đã được biết từ  lâu bởi tính độc hại   đe dọa đến sự  sống của sinh vật thủy sinh, gây nguy cơ  cho sức khỏe của con   người.  Ô nhiễm Pb và Zn là một trong những điều đáng quan tâm do  ảnh hưởng  độc hại của chúng lên hệ sinh thái tại các cửa sông ở Úc, với hàm lượng rất cao   1000μg/g Pb, 2000 μg/g Zn có thể tìm thấy trong các trầm tích bị ô nhiễm (Irvine   & Birch, 1998 trích trong McFarlane & Burchett, 2002) [35]. Bryan và cộng sự  (1985) trích trong Bryan & Langston (1992) [26] đã xác định hàm lượng chì vô cơ  trong trầm tích cửa sông  ở  Anh biến động từ  25 μg/gtrong khu vực không bị  ô   nhiễm đến hơn 2700 μg/gtrong cửa sông Gannel nơi nhận chất thải từ việc khai   thác mỏ chì. Hàm lượng của các hợp chất chì này có lẽ có nguồn gốc do sử dụng  xăng dầu pha chì. Tương tự  như  Pb, hàm lượng As cũng đã được xác định  ở  16
  17. nhiều vùng cửa sông, vùng ven biển trên thế giới. Hàm lượng As trong trầm tích  cửa sông đã được xác định từ 5 μg/g ở cửa sông Axe đến lớn hơn 1000 μg/g trong   các cửa sông Restronguet Creek, Cornwall nơi nhận nước thải từ  các khu vực  khai thác quặng mỏ  kim loại (Langstone, 1985 trích trong Bryan & Langston,   1992) [26].  Hàm lượng Cd cũng được xác định  ở  Anh tại các cửa sông không bị  ô  nhiễm với hàm lượng 0,2 μg/kg, tại các cửa sông bị ô nhiễm nặng hàm lượng này   có thể lên đến 10 μg/g (Bryan & Langston, 1992) [26]. Sông Deule ở Pháp là một  trong những con sông bị  ô nhiễm rất nặng do hứng chịu chất thải từ  nhà máy  luyện kim. Hàm lượng kim loại trong trầm tích sông này rất cao (480 mg/kg)   (Neda và cộng sự, 2006) [37]. Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích tại vùng  cửa sông, vùng ven biển trên thế  giới nơi có rừng ngập mặn cũng đã được xác   định từ ít bị ô nhiễm cho đến ô nhiễm nặng. Tam & Wong (1995) [43] đã xác định  hàm Pb trong trầm tích rừng ngập mặn Sai Keng, Hong Kong với hàm lượng 58,2   μg/g Zheng & Lin (1996) [51] đã xác định hàm lượng Pb và Cd trong trầm tích   rừng ngập mặn Avicennia marina, vịnh Shenzhen với hàm lượng tương ứng 28,7  μg/g và 0,136 μg/g tương ứng. Theo Breemen (1993), Astrom & Bjorklund (1995)  [20], Sundstrom và cộng sự (2003) [24], Hoa và cộng sự (2004) [30] đã chỉ ra rằng   đất phèn là nguồn phóng thích kim loại nặng gây ô nhiễm nguồn nước. Khi đất  phèn tiềm tàng tiếp xúc với ôxy do hiện tượng tự nhiên hoặc do thoát nước nhân  tạo, pyrite bị  ôxy hóa tạo ra acid sulfuric làm hạ  thấp pH. Khi pH 
  18. Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và   khu công nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và biến chế trên toàn   quốc. Vấn đề ô nhiễm đang là vấn đề nan giải đối với Việt Nam.  Trong số  các KLN xuất hiện trong các thủy vực với một lượng lớn phải   kể  đến Asen (As), Cadimi (Cd), đồng (Cu), thủy ngân (Hg), Mangan (Mn), chì  (Pb)… Các kim loại trên và muối của chúng là những chất độc hại và là chất khá  bền vững hay khó phân hủy sinh học. Những kim loại này có chủ yếu trong nước   thải công nghiệp của các ngành liên quan tới kim loại như: công nghiệp mạ, hóa   chất, sản xuất pin, cơ khí… Nước thải công nghiệp chứa hàng loạt các chất thải  rắn, chất hữu cơ và vô cơ, các muối KLN. Các dạng tồn tại và hàm lượng của  các chất ô nhiễm có trong nước thải tùy thuộc vào loại hình công nghiệp, quá  trình sản xuất, tính hiện đại của máy móc. [8] Tác giả  Trịnh Thị  Thanh và cộng sự  (1993) đã chỉ  ra hầu hết các ngành  công nghiệp của Hà Nội đều sản sinh ra các kim loại nặng độc hại tùy theo loại   hình và quy trình sản xuất. [13],[14],[15] Bảng 1.2. Thành phần một số kim loại nặng có trong các ngành công  nghiệp tại Hà Nội N S Các ngành As Cd Cr Cu Hg Mn Pb Zn i e CN luyện kim đen x x x x x x x x x CN   luyện   kim  x x x x x x x màu CN dệt x x x CN   thực   phẩm,  x x giải khát CN da x x x x CN thủy tinh x x x x CN gốm x x x x x x 18
  19. CN nhựa x x Sx thuốc trừ sâu x x x Sx   hóa   chất   hữu  x x x x cơ Sx hóa chất vô cơ x x x Sx phân bón x x x x Sx chất tẩy rửa x Sx sơn, bột màu x x x x x x x x x x Sx thuốc nhuộm x x x x x Mạ kim loại x x x x x x x Sx pin, acquy x x x x x Sx diêm x Sx vật liệu nổ x x x (Nguồn trích dẫn: Trịnh Thị Thanh, 1993)[13] đội ngũ quản lý, công nhân trong nhà máy. Năm 2009, các tác giả  Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp khi nghiên cứu sự  tích lũy kim loại nặng Cadmium và chì của loài hến Corbicula sp. tại vùng cửa  sông thành phố  Đà Nẵng. Với thực tế  phát triển công nghiệp mạnh mẽ  trong  nhiều năm trở  lại đây tại Đà Nẵng thì nguy cơ  ô nhiễm kim loại nặng của thủy  vực này là rất cao. Thực tế là từ phân tích ANOVA cho thấy hàm lương Cd tại khu  vực sông Hàn: 2,66 ± 1,55 ppm, cao hơn và khác nhau có ý nghĩa (α = 0,05) so với  khu vực cửa sông Cu Đê: 1,41 ± 0,75 ppm [7] Do cấu tạo địa chất, nhiều vùng  ở  nước ta nước ngầm bị  nhiễm asen.   Khoảng 13,5% dân số  Việt Nam (10­15 triệu người) đang sử  dụng nước ăn từ  nước giếng khoan, rất dễ  bị  nhiễm asen. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả  nước   hiện có khoảng hơn 1 triệu giếng khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ  asen  cao hơn từ  20­50 lần nồng  độ  cho phép (0.01mg/l),  ảnh hưởng xấu  đến sức  khoẻ, tính mạng của cộng đồng.Tại châu thổ  sông Hồng, những vùng bị  nhiễm  nghiêm trọng nhất là phía Nam Hà Nội, Hà Nam, Hà Tây, Hưng Yên, Nam Định,  Ninh Bình, Thái Bình và Hải Dương.  Ở  Đồng bằng sông Cửu Long, cũng phát  19
  20. hiện nhiều giếng khoan có nồng độ  asen cao nằm  ở  Đồng Tháp và An Giang.   [17].  Kết quả phân tích và đánh giá việc tận dụng nước thải để nuôi cá ở một  số  ao  đầm vùng Thanh Trì, Hà nội năm 2009 – 2010 của tác giả  Lê Thu Hà­  Trường Đại học Khoa học Tự nhiên được công bố như sau: + Hàm lượng KLN trọng thịt cá có mối tương quan rõ rệt đối với hàm lượng  KLN trong nước ao nuôi. Các ao hồ nuôi cá ở Đông Mỹ, Tứ Hiệp và Yên Sở đều  dẫn nước trực tiếp từ  các kênh nước thải của sông Tô Lịch và Kim Ngưu. Các   con sông này hoàn toàn chứa nước thải công nghiệp chưa qua xử  lý của các nhà   máy sản xuất lớn tại Hà Nội với rất nhiều chất độc hại, đặc biệt là KLN. + Cá nuôi tại hồ đối chứng (Hồ Mạc ở Cúc Phương, Ninh Bình) an toàn trong sử  dụng làm thực phẩm vì hàm lượng KLN của 4 kim loại phân tích đều nằm trong   giới hạn cho phép. + Cả  3 loài cá nuôi tại 3 ao hồ nghiên cứu đều có hàm lượng Pb vượt quá giới   hạn an toàn thực phẩm. + Hàm lượng Cu trong thịt cả  3 loài cá nuôi tại các ao hồ  nghiên cứu đều nằm   trong giới hạn cho phép. + Đối với hàm lượng Cd và Hg trong thịt cá thì có sự khác nhau lớn giữa các loài   và giữa các ao nghiên cứu. + Cá Trôi tích tụ  KLN Pb, Hg, Cu cao hơn so với cá Rô phi, và cá Rô phi tích tụ  nhiều hơn cá Chép. Ngược lại cá Chép tích tụ KLN Cd cao hơn cá Trôi và cá Rô  phi.  + Sự  khác nhau về  đặc điểm sinh học, sinh trưởng và tập tính kiếm mồi là  nguyên nhân của sự chênh lệch này.  + Sự khác biệt về hàm lượng KLN trong thịt cá tại các ao hồ  nghiên cứu so với   cá  ở  ao đối chứng. Cá nuôi tại các  ở  xã Đông Mỹ, Tứ  Hiệp và Yên Sở  có hàm  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1