Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 phục vụ định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
lượt xem 30
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005-2010 phục vụ định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ THÚY HƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20052010 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 QUẬN ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội 2013 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ THÚY HƯƠNG PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20052010 PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 QUẬN ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 60850103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS PHẠM QUANG TUẤN 2
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Quang Tuấn người đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này. Trong thời gian thực hiện Luận văn này tôi đã nhận được sự tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo từ các thầy cô giáo của Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, sự ủng hộ giúp đỡ của người thân, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành của quận Đồ Sơn mà trực tiếp là Phòng Tài nguyên và môi trương, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, phòng kinh tế, phòng thống kê… đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó! Ngoài sự tri ân trên đây, tôi xin cam đoan những nội dung được trình bày ở đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tôi rất biết ơn và mong mỏi nhận được những ý kiến đóng góp và phản hồi đối với nội dung nghiên cứu của công trình này. Ngày 12 tháng 5 năm 2013 Phạm Thị Thúy Hương 3
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ......................................................................................................... 9 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP QUẬN 12 1.1. Vấn đề nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất phục vụ định hướng quy hoạch sử dụng đất 12 1.1.1. Khái niệm về đô thị và đất đô thị: 12 1.1.2. Vấn đề sử dụng đất hiện nay ở nước ta: 13 1.1.3. Vấn đề sử dụng đất đô thị: 16 1.1.4. Sự cần thiết phải đánh giá hiện trạng sử dụng đất 20 1.2. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất và phát triển đô thị: 21 1.2.1 Biến động đất đai: 21 1.2.2 Các vấn đề về cập nhật chỉnh lý biến động đất đai 22 1.2.3 Đô thị hoá và sử dụng đất: 23 1.2.4 Ý nghĩa thực tiễn của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai: 23 1.3. Cơ sở khoa học cho việc định hướng qui hoạch sử dụng đất 24 1.3.1 Khái niệm về qui hoạch sử dụng đất 24 1.3.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất 25 1.3.3 Những nguyên tắc của qui hoạch sử dụng đất 27 1.3.4 Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất 29 1.3.5 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất 29 Chương 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN ĐỒ SƠN GIAI ĐOẠN 2005 2010 31 2.1. Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. 31 2.1.1 Vị trí địa lý 31 2.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 31 2.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 32 2.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng và tài nguyên đất 32 4
- 2.1.5 Tài nguyên nước 33 2.1.6 Tài nguyên rừng 35 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội và áp lực đối với đất đai của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng 36 2.2.1 Áp lực từ sự gia tăng dân số, lao động và việc làm đối với đất đai 36 2.2.2 Áp lực từ sự phát triển các ngành và lĩnh vực đối với đất đai 38 2.2.3 Áp lực từ sự phát triển cơ sở hạ tầng và quá trình đô thị hóa đối với đất đai 39 2.3. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai quận Đồ Sơn sau luật đất đai 2003 44 2.3.1. Đặc điểm chung 44 2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất 44 2.3.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó: 44 2.3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính: 45 2.3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: 45 2.3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 46 2.3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất: 46 2.3.2.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 47 2.3.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai: 47 2.3.2.8. Quản lý tài chính về đất đai: 48 2.3.2.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: 48 2.3.2.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm luật về đất đai: 48 2.3.2.11 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý sử dụng đất đai: 49 2.4. Phân tích hiện trạng và biến động sử dụng đất quận Đồ Sơn giai đoạn 2005 2010. 49 2.4.1 Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của thị xã Đồ Sơn 49 2.4.1.1. Đặc điểm chung: 49 2.4.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất thị xã Đồ Sơn năm 2005 53 2.4.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 quận Đồ Sơn 55 2.4.2.1. Đặc điểm chung: 55 2.4.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 quận Đồ Sơn 59 2.4.3. Đánh giá tình hình biến động về sử dụng đất quận Đồ Sơn giai đoạn 2005 2010: 62 5
- 2.4.3.1 Đất nông nghiệp 63 2.4.3.2 Đất phi nông nghiệp 64 2.4.3.3 Đất chưa sử dụng 66 Chương 3 : ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT QUẬN ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2020 72 3.1. Đánh giá chung về tiềm năng đất đai của quận Đồ Sơn 72 3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đến năm 2020: 72 3.2.1 Phương hướng 72 3.2.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quận Đồ Sơn 73 3.3. Dự báo xu thế biến động sử dụng đất của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 2020: 75 3.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đến 2020: 75 3.4.1. Quan điểm sử dụng đất đến năm 2020: 75 3.4.2. Đề xuất định hướng sử dụng đất của quận Đồ Sơn 76 3.4.2.1 Đinh hướng sử dụng đất nông nghiệp: 78 3.4.2.2 Định hướng sử đụng đất phi nông nghiệp 79 3.4.2.3 Định hướng quy hoạch vùng không gian kinh tế 79 3.5 Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện phương án qui hoạch sử dụng đất của quận trong những năm còn lại của kỳ qui hoạch và định hướng sử dụng đất đến năm 2020. 80 3.5.1 Về chủ trương, chính sách 80 3.5.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư: 82 3.5.3. Giải pháp công nghệ: 83 3.5.4. Giải pháp về công tác qui hoạch, quản lý qui hoạch, quản lý đất đai 83 3.5.5. Giải pháp về quản lý, hành chính 84 ̣ KÊT LUÂN VÀ KI ́ ẾN NGHỊ 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DT Diện tích 6
- ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất LĐ Lao động NXB Nhà xuất bản N0 Số STT Số thứ tự SXKD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân NQ/HĐND Nghị quyết, Hội đồng nhân dân NĐ/CP Nghị định, chính phủ HĐBT Hội đồng bộ trưởng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam HSĐC Hồ Sơn địa chính TNMT Tài nguyên môi trường KTXH Kinh Tế Xã hội 7
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 01: Chỉ tiêu đất cây xanh đô thị 19 2 Bảng 02 : Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quận Đồ 37 Sơn năm 2005 – 2010 3 Bảng 03 : Cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Đồ Sơn giai đoạn 39 20052010 4 Bảng 04: Số trường, lớp, giáo viên, học sinh toàn quận 41 5 Bảng 05: Hiện trạng sử dụng đất TX Đồ Sơn, thành phố Hải 51 Phòng năm 2005 6 Bảng 06: Hiện trạng sử dụng đất quận Đồ Sơn, thành phố Hải 57 Phòng năm 2010 7 Bảng 07: Bảng chu chuyển đất đai giai đoạn 20052010 quận 68 Đồ Sơn 8 Bảng 08: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng quận 69 Đồ Sơn giai đoạn 2005 – 2010. 9 Bảng 09: Định hướng quy hoạch sử dụng đất quận Đồ Sơn đến 78 năm 2020 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 1 Hình 1: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất thị xã Đồ Sơn, thành phố 50 Hải Phòng năm 2005. 2 Hình 2: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quận Đồ Sơn, thành phố 56 Hải Phòng năm 2010. 3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 thị xã Đồ Sơn 52 4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 quận Đồ Sơn 58 5 Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 20052010 quận Đồ 70 Sơn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 8
- Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai thông qua các qui hoạch và chiến lược phát triển, với mục tiêu hướng tới cao nhất là sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, bền vững. Trong tiến trình phát triển, nhu cầu sử dụng đất luôn có xu hướng tăng mà nguồn cung tự nhiên của đất là không thay đổi, điều này dẫn tới những mâu thuẫn gay gắt giữa những người sử dụng đất, giữa các mục đích sử dụng đất. Qui hoạch sử dụng đất là công tác có ý nghĩa quan trọng trong quản lý và sử dụng đất, góp phần tích cực trong việc điều hòa các mâu thuẫn phát sinh.Tuy nhiên trong thực tế việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương còn những hạn chế bất cập. Việc tổ chức thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát dẫn đến tình trạng “quy hoạch treo” hay "điều chỉnh quy hoạch". Để đưa ra được phương án qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý thì việc phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất nhằm làm rõ những mặt tích cực và hạn chế trong sử dụng đất là rất cần thiết. Quận Đồ Sơn được thành lập ngày 12 tháng 9 năm 2007 theo Nghị định 145/2007/NĐCP của Chính Phủ, trên cơ sở toàn bộ diện tích của thị xã Đồ Sơn cũ là 3.141,89ha và 1.095ha tách từ xã Hợp Đức, huyện Kiến Thụy. Quận Đồ Sơn được thành lập có diện tích tự nhiên 4.237,29ha, dân số là 51.417 nhân khẩu với 07 phường trực thuộc : Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn. Quận Đồ Sơn cách trung tâm thành phố khoảng 20km về hướng Đông Nam. Về phía tây và tây bắc, quận Đồ Sơn tiếp giáp với huyện Kiến Thụy, các hướng còn lại tiếp giáp với biển Đông. Về cơ cấu kinh tế thì Du lịch và dịch vụ chiếm 70%, Đánh bắt thủy sản và nông nghiệp: 23%, Công nghiệp và xây dựng: 7%.GDP trên đầu người năm 2005 ước đạt khoảng 1.100 USD. Đồ Sơn là một đơn vị hành chính cấp quận (huyện) có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội đồng thời có nhiều thay đổi trong những nỗ lực phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng. Từ một thị xã có kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, năm 2007 được chuyển thành quận, với cơ cấu 9
- kinh tế được xác định là Dịch vụ Nông nghiệp Công nghiệp. Nhu cầu sử dụng đất của Đồ Sơn đã có nhiều biến động do địa giới hành chính thay đổi Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất đai của quận Đồ Sơn để đưa ra định hướng quy hoạch sử dụng đất cho quận Đồ Sơn giai đoạn 2011 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai cho mục tiêu phát triển kinh tếxã hội, quốc phòng, an ninh của quận và mục tiêu phát triển các nghành, các lĩnh vực, các địa phương trong quận đến năm 2020 đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: Phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 20052010 phục vụ định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2010 làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến khu vực nghiên cứu Thu thập tài liệu, số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất đai năm 2005, năm 2010 của quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Phân tích hiện trạng sử dụng đất năm 2005, năm 2010 và phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2010. Phân tích quan hệ giữa các hoạt động kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất làm cơ sở cho việc phân tích biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2010. Phân tích yếu tố ảnh hưởng và dự báo xu thế biến động sử dụng đất quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 2020. 10
- Đề xuất định hướng qui hoạch sử dụng đất quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên địa bàn quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng. Phạm vi khoa học: + Đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 2010 + Định hướng qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra, khảo sát : Điều tra thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, các số liệu thống kê, kiểm kê về diện tích các loại đất tại thời điểm hiện trạng để phục vụ cho việc qui hoạch phát triển quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Phương pháp thống kê số liệu, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các năm để thấy được sự biến động, thay đổi về cơ cấu sử dụng các loại đất. Do tiêu chí thống kê đất đai năm 2005 và năm 2010 khác nhau. Vì vậy cần quy đổi chỉ tiêu thống kê về cùng một hệ thống chỉ tiêu thống nhất phục vụ cho việc so sánh, phân tích, đánh giá biến động sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý GIS : Phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và kinh phí trong nghiên cứu, dùng để thành lập, trình bày và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010, bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 20052010 của quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Phương pháp chuyên gia: phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, để đưa ra các giải pháp tối ưu phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 6. Cấu trúc luận văn 11
- Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, biến động sử dụng đất phục vụ định hướng qui hoạch sử dụng đất cấp quận. Chương 2: Phân tích hiện trạng, đánh giá biến động sử dụng đất quận Đồ Sơn giai đoạn 2005 2010 Chương 3: Đề xuất định hướng qui hoạch sử dụng đất quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG QUI HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP QUẬN 1.1. Vấn đề nghiªn cøu hiÖn tr¹ng sử dụng đất vµ biÕn ®éng sö dông ®Êt phôc vô ®Þnh híng quy ho¹ch sö dông ®Êt. 1.1.1. Khái niệm về đô thị và đất đô thị: a, Khái niệm về đô thị: Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu đô thị, mỗi cách tiếp cận lại đưa ra định nghĩa khác nhau về đô thị, dưới góc nhìn của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đô thị được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Đô thị được định nghĩa là một khu dân cư tập trung thoả mãn 2 điều kiện: Về cấp quản lý: Đô thị là thành phố, thị xã, thị trấn được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Về trình độ phát triển: Đô thị phải đạt những tiêu chuẩn sau: Thứ nhất, đô thị có chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung 12
- tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Thứ hai, đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn yêu cầu: + Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động. + Hệ thống công trình hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ (hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) đã được đầu tư xây dựng đạt 70% yêu cầu của đồ án quy hoạch xây dựng theo từng giai đoạn; đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định khác có liên quan. + Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên. + Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn. Căn cứ vào các nội dung yêu cầu trên có thể định nghĩa một cách khái quát về đô thị như sau: “Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp (trên 65% xét ở khu vực nội thị), là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ (có thể là cả nước, hoặc một tỉnh, một huyện), có cơ sở hạ tầng thích hợp và dân số nội thị tối thiểu là 4000 người (đối với miền núi tối thiểu là 2800 người). Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị bao gồm các khu chức năng đô thị”.[4]: b, Khái niệm đất đô thị: Đất đô thị đượ c định nghĩa là đất nội thành, nội thị xã, thị trấn sử dụng để xây dựng nhà ở, trụ sở cơ quan, tổ chức, c ơ s ở t ổ ch ức kinh doanh, c ơ s ở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh và vào các mục đích khác nhằm phát triển kinh tế xã hội cho một vùng lãnh thổ. Ngoài ra, đất ngoại thành, ngoại thị nếu đã có quy hoạch đượ c cơ quan nhà nướ c có thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị cũng đượ c quản lý như đất đô thị . Việc sử dụng đất đô thị có hiệu quả nhiều hay ít phụ thuộc vào công tác quy hoạch 13
- xây dựng. Hiện trạng sử dụng đất đô thị đượ c đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: tỷ số giữa di ện tích sàn nhà trên diện tích đất, giữa diện tích xây dựng trên diện tích đất, có chỉ tiêu diện tích đất cho các loại công trình. Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất đô thị chỉ ra những loại đất đang phát huy hiệu quả, những lo ại đất kém hiệu quả và cần chuyển đổi mục đích sử dụng, đất hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích cần đượ c thu hồi để quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị bố trí vào những mục đích sử dụng hợp lý nhất. Phân vùng chức năng đất đô thị: Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, đất đô thị bao gồm: Đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng; Đất ở; Đất khu công nghiệp và kho tàng; Đất cây xanh; Đất xây dựng mạng lưới giao thông và kỹ thuật hạ tầng; Đất vùng ngoại ô. 1.1.2. Vấn đề sử dụng đất hiện nay ở nước ta: Việt Nam có diện tích tự nhiên là hơn 33 triệu ha, đứng thứ 59/200 quốc gia, dân số khoảng 86 triệu người, đứng thứ 13/200 quốc gia, vì vậy bình quân diện tích đất trên đầu người vào loại thấp 3.840 m2/người (0,3 0,4 ha/người), đứng thứ 135/200 quốc gia trên thế giới bằng mức 1/6 bình quân thế giới, đứng thứ 9 ở khu vực Đông Nam Á (chỉ trên Singapore). Trước đây, khi dân số thế giới còn ít hơn ngày nay rất nhiều, đa số các cộng đồng xã hội đã sinh sống một cách hài hoà với môi trường tự nhiên, trong đó có tài nguyên đất đai là nguồn cung cấp dồi dào cho nhu cầu tồn tại của con người. Một vài thế kỷ gần đây, dân số thế giới tăng nhanh đã thúc đẩy nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Song trong đó, nhịp độ phát triển nhanh chóng của các cuộc cách mạng về kinh tế và kỹ thuật,... là nguyên nhân dẫn đến việc tàn phá môi trường tự nhiên và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất đai. Hơn nhiều thập kỷ qua, không ngoài quy luật, đó tình trạng sử dụng đất ở nước ta cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự gia tăng dân số nhu cầu lương thực và các yêu cầu thiết yếu khác. Nhiều khu vực tài nguyên đất đai bị suy thoái 14
- một cách nghiêm trọng bởi việc phá rừng và khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng và tài nguyên khoáng sản, hoặc tình trạng đô thị hoá nhanh chóng gia tăng. Trong quá trình công nghiệp hóa, một phần đất có khả năng cho sản lượng lương thực cao sẽ bị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác, sản xuất trong nông nghiệp không mang lại lợi nhuận cao như sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp và dịch vụ, phần lớn lao động sẽ được chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; dân cư trong khu vực đô thị sẽ tăng nhanh và có xu hướng cao hơn trong khu vực nông thôn Đánh giá tình hình sử dụng đất giai đoạn 2000 2010 trên toàn quốc, cho thấy bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì việc sử dụng đất vẫn có những biểu hiện thiếu bền vững như sau: Đối với khu vực đất nông nghiệp: Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, lao động nông nghiệp vẫn chiếm tới 80%, tình trạng ruộng đất manh mún, thửa đất nhỏ, mỗi hộ có quá nhiều thửa ở những vị trí xa nhau. Mặc dù đã tập trung thực hiện việc đổi điền dồn thửa thành công ở nhiều nơi nhưng nhìn chung thửa đất nông nghiệp vẫn còn quá nhỏ, toàn quốc còn tới 75 triệu thửa đất nông nghiệp, bình quân mỗi hộ có từ 7 25 thửa đất nhỏ ở nhiều xứ đồng khác nhau, do đó canh tác manh mún, chưa tạo thuận lợi để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Đây là một giải pháp để thực hiện tập trung ruộng đất theo không gian dựa trên diện tích đất mà mỗi hộ gia đình cá nhân đang sử dụng. Chưa có sự đầu tư để sử dụng đạt hiệu quả cao đối với 1.168.529 ha đất nương rẫy, việc sử dụng đất chưa trở thành động lực để xoá đói, giảm nghèo và tiến tới phát triển bền vững kinh tế xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa. Việc chuyển một bộ phận đất chuyên trồng lúa cho mục đích phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa được cân nhắc một cách tổng thể đang là vấn đề cần chấn chỉnh. Cần cân nhắc hiệu quả đầu tư cả về hiệu quả kinh tế lẫn xã hội và môi trường, khuyến khích đầu tư hạ tầng cơ sở để chuyển đất nông nghiệp kém hiệu quả sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, hạn chế việc 15
- tận dụng hạ tầng hiện có tại các vùng đất nông nghiệp có năng xuất cao để đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện các dự án đầu tư phi nông nghiệp chưa giải quyết được quyền lợi, việc làm, ổn định tại khu vực nông thôn. Nhiều nơi trao cho người nông dân tiền bồi thường, hỗ trợ về đất khá cao nhưng không định hướng được phương thức sử dụng nên đã dẫn đến tình trạng tiêu cực trong sử dụng. Đối với đất phi nông nghiệp: Đất dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa thực sự được chú ý trong quy hoạch dài hạn. Đặc biệt, đầu tư hạ tầng cho khu vực nông thôn còn thiếu nên chưa bảo đảm điều kiện để giải quyết xoá đói, giảm nghèo thực sự cho người nông dân. Vấn đề đất ở, nhà ở đang là khâu yếu và có nhiều vướng mắc hiện nay, đặc biệt là nạn đầu cơ đất ở, đất dự án nhà ở kéo dài trong nhiều năm, mặc dù gần đây đã được chấn chỉnh nhưng hậu quả để lại khá nặng nề, nhất là giá đất vẫn còn ở mức cao làm hạn chế những cố gắng về nhà ở, đất ở. Quỹ đất dành cho xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao chưa được quy hoạch đầy đủ, chưa thực hiện đúng các chính sách ưu đãi về đất cho các nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực này. Đến nay cả nước đã và đang xây dựng khoảng 249 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung nhưng vẫn đang ở trạng thái bị động vì thiếu các nhà đầu tư có tiềm lực lớn; sử dụng đất còn lãng phí do chưa có quy hoạch đồng bộ; nhiều khu công nghiệp đã hoàn thành nhưng mức độ lấp đầy rất thấp; còn nhiều nhà đầu tư được bàn giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng tiến độ, thiếu hiệu quả; giá thuê đất gắn với hạ tầng ở nhiều nơi còn quá cao, chưa thu hút nhà đầu tư sản xuất vào khu công nghiệp; vấn đề bảo vệ môi trường chưa được chú trọng ngay từ đầu nên đang phát sinh nhiều hậu quả xấu về môi trường, khó khắc phục. Về đối tượng sử dụng đất ngoài hộ gia đình, cá nhân, phần lớn là do các tổ chức trong nước sử dụng, diện tích đất do tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng chiếm tỷ trọng không đáng kể (toàn quốc chỉ có 43.364 ha đất do 16
- các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài sử dụng, chỉ chiếm 0,13% tổng diện tích đất tự nhiên). Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không cao, thiếu tính hệ thống, chưa có được lời giải tốt về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, chưa bảo đảm tính liên thông giữa cả nước với các tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nói chung đã bảo đảm tính phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhưng hiệu quả chưa cao. Hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự phát, chạy theo lợi ích riêng vẫn chưa được khắc phục. Nhiều tỉnh để dự trữ quỹ đất phi nông nghiệp nhiều hơn khả năng đầu tư nên dẫn tới tình trạng hoặc là “quy hoạch treo” do không triển khai được hoặc là trình trạng “dự án treo” do giao đất cho chủ đầu tư thiếu năng lực. Việc chuyển mục đích sử dụng ồ ạt từ đất lúa sang đất nuôi tôm tại một số tỉnh ven biển đã dẫn đến ô nhiễm môi trường, mặn hoá diện tích trồng lúa, người nông dân không còn đất để sản xuất nông nghiệp mà nuôi tôm lại bị dịch bệnh, thua lỗ. Như vậy, để ngăn chặn tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết cũng như do chạy theo lợi ích trước mắt của người dân gây ra, Nhà nước cần có những quyết định hướng dẫn cụ thể về sử dụng đất và quản lý đất đai, sao cho nguồn tài nguyên này có thể được khai thác tốt nhất cho nhu cầu của con người hiện tại và trong tương lai phục vụ phát triển kinh tế xã hội một cách có hiệu quả. 1.1.3. Vấn đề sử dụng đất đô thị: Việc sử dụng đất tại các đô thị trong những năm qua rất nhiều bất cập. Nhìn chung công nghiệp chậm phát triển nhưng dân số tăng nhanh, đặc biệt các đô thị miền Nam, việc sử dụng đất đô thị chưa hợp lý, phát triển thiếu sự cân đối cần thiết theo các chức năng đô thị. Công tác quản lý đất đô thị chưa thật sự chặt chẽ, kỷ cương. Hiện tượng lấn chiếm, mua bán chuyển nhượng trái phép còn khá phổ biến, nhất là các đô thị lớn. Một trong những chỉ tiêu định hướng quan trọng nhất để đánh giá mức độ đô thị hoá là dân số đô thị. Ở nước ta sự 17
- tăng dân số toàn quốc ảnh hưởng không tương xứng với mức đô thị hoá đồng thời cũng thể hiện trình độ kinh tế còn quá chậm. Để xem xét, đánh giá những vấn đề sử dụng đất đô thị, chúng ta phải xem xét ở một vài tiêu chí sau: Mật độ dân số đô thị Mật độ dân số đô thị là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở các nước phát triển. Mật độ dân số càng tăng thì quá trình đô thị hóa càng diễn ra không cân đối. Nguyên nhân chính là do sự bùng nổ dân số, tỷ lệ dân nhập cư lớn hơn di cư, sự mâu thuẫn sâu sắc giữa nông thôn và đô thị, quan trọng là kết cấu hạ tầng đô thị không theo kịp tốc độ tăng dân số đô thị, điều đó đồng nghĩa với sự mất cân bằng sinh thái đô thị. Mật độ dân số đô thị các vùng sinh thái rất khác nhau và ngay trong một đô thị đất vùng trung tâm, các phố cũ mật độ dân số có thể gấp 23 lần mật độ dân số trung bình đô thị đó. Nhìn chung mật độ dân số đô thị ở nước ta tương đối lớn, trong điều kiện hiện nay thì mật độ dân số như vậy là thiếu cân đối. Đất ở đô thị Đất ở đô thị phụ thuộc vào địa hình, khí hậu, kinh tế xã hội và số tầng cao trung bình các đô thị. Trong 30 năm qua, mặc dù thời gian đầu gặp nhiều khó khăn nhưng hàng năm Nhà nước đã rất quan tâm đến việc đầu tư cho xây dựng nhà ở và các cơ sở hạ tầng tại các đô thị. Trong những năm gần đây với cơ chế mới, đất ở đô thị cũng tăng lên nhanh chóng do Nhà nước cấp đất và mở rộng thị trường bất động sản cho người dân tự do mua bán nhưng đồng thời thấy rõ quỹ đất đô thị đã ngày càng bị thu hẹp. Đất giao thông đô thị Giao thông đô thị là một yếu tố quan trọng quyết định hình thành cơ cấu đô thị và sự phát triển kinh tế xã hội đô thị, là yếu tố tác động trực tiếp với đời sống thường nhật của người dân đô thị. Tuy một số năm gần đây Nhà nước ta quan tâm đến việc phát triển đất giao thông đô thị nhưng đất giao thông đô thị hiện nay còn ở mức thấp chỉ chiếm trên dưới 10% đất đô thị: Trong khi đó ở các nước phát triển không tính tới điều kiện phương tiện giao thông hiện đại thì tỷ 18
- lệ đất giao thông đô thị chiếm trung bình 35 40% diện tích đô thị. Toàn thành phố Pari diện tích đất là 10.500 ha thì tổng số diện tích hệ thống đường xá chiếm 42%. Các nước Đông Nam Á như Singapo, Malaixia, Indonexia tỷ lệ đất giao thông đô thị cũng rất lớn. Theo dự báo, tỷ lệ đất giao thông đô thị ở nước ta trong tương lai phải đạt 15 20% diện tích đô thị, bình quân diện tích giao thông đầu người là khoảng 15 20 m2. Nhưng hiện nay ở Hà Nội và nhiều đô thị bình quân diện tích đất giao thông trên đầu người thấp nên là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn giao thông thường xuyên tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,... Đất cây xanh, công viên đô thị Tiêu chuẩn diện tích cây xanh/người dân đô thị (m2/người) rất quan trọng để đánh giá môi trường sinh thái đô thị. Nhìn chung đô thị nước ta diện tích cây xanh trên đầu người rất thấp mặc dù nước ta rất thuận lợi cho cây xanh sinh trưởng và phát triển. Chưa có một công trình nào nghiên cứu sự hợp lý đất cây xanh theo quan điểm sinh thái đô thị và phát triển lâu bền. Tuy nhiên, theo quy phạm thiết kế quy hoạch đô thị đã bước đầu đề xuất diện tích cây xanh trung bình trên đầu người như bảng 1. Tiêu chuẩn này là thấp so với một số nước phát triển ở châu Âu, cây xanh rất được coi trọng, bảo vệ cây xanh đã thấm vào máu thịt của mỗi người dân nên diện tích cây xanh trên đầu người rất cao như Pari 10 m2/người, Berlin 15 m2/người, Maxcơva 40 m2/người. Các đô thị ở Việt Nam diện tích cây xanh rất thấp, nhất là đồng bằng sông Cửu Long rồi đến các đô thị Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ dưới 1 m2/người. Các đô thị miền Bắc có khá hơn nhưng đều dưới 1,5 m2/người. 19
- Bảng 01: Chỉ tiêu đất cây xanh đô thị [3]: Diện tích cây xanh Diện tích cây xanh sử dụng công cộng Loại đô thị toàn đô thị (m2/người) (m2/người) Toàn khu dân dụng Khu ở I,II 1015 58 34 III, IV 710 78 34 V 710 1214 34 (Nguồn: Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997) Đối với đô thị nghỉ mát, diện tích cây xanh toàn đô thị tối thiểu phải là 30 40 m2/người. Các loại đất đô thị khác Bao gồm đất cơ quan trường đại học, dạy nghề, viện nghiên cứu, đất quốc phòng trong đô thị, đất công nghiệp kho tàng,... nhìn chung chiếm diện tích tương đối lớn so với nhu cầu nên sử dụng còn lãng phí, nhiều nơi sử dụng không đúng mục đích. Một số năm trước, tình trạng các cơ quan xí nghiệp chia hoặc bán cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở khá phổ biến. Riêng đất quốc phòng đặc biệt đối với các đô thị miền Nam là sự tiếp quản đất quân sự của chế độ cũ nên đất quốc phòng trong đô thị rất lớn, nhiều nơi bỏ trống hoặc cho thuê, chia đất cho cán bộ quân đội làm nhà ở không theo quy hoạch đô thị gây nên sử dụng đất lộn xộn sai mục đích và lãng phí. Thành phố Hải Phòng là đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, diện tích tự nhiên được phân theo các nhóm loại đất như sau: đất nông nghiệp chiếm 55,8%; đất phi nông nghiệp chiếm 41,1%; đất chưa sử dụng chiếm 3,1%. Nhìn chung đất sản xuất nông nghiệp của thành phố có mức bình quân trên khẩu nông nghiệp đạt thấp, song lại có ý nghĩa rất quan trọng về mặt an sinh xã hội thành phố với trên 55% dân số sống ở nông thôn, trong đó có trên 50% dân số nông nghiệp. Những năm qua, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung, đất sản xuất nông nghiệp nói riêng về cơ bản được sử dụng đúng mục đích, nhìn chung 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 790 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 372 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 517 | 60
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 301 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 313 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 322 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 236 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 250 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Tích hợp nội dung giáo dục biến đổi khí hậu trong dạy học môn Hóa học lớp 10 trường trung học phổ thông
119 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn