intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:150

38
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- DƢƠNG NGỌC KIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Khoa học quản lý Hà Nội, tháng 10/ 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- DƢƠNG NGỌC KIÊN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Khoa học quản lý Đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân Hà Nội, tháng 10/ 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.Nguyễn Thanh Xuân. Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014 Tác giả Dương Ngọc Kiên
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 5 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 6 5. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................. 6 6. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 6 7. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 6 8. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 7 9. Kết cấu của Luận văn .............................................................................. 8 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..................................................... 9 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ................................ 9 1.1.1. Những khái niệm............................................................................. 9 1.1.2. Cơ sở pháp luật, mục đích, nội dung, phương pháp quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo..................................................... 177 1.2. Khái lƣợc về các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội............ 244 1.2.1. Khái quát tình hình tôn giáo Thành phố Hà Nội ...................... 244 1.2.2. Đường hướng hoạt động của các tôn giáo ................................ 277 * Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................. 344 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 355 2.1. Thực trạng hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội .................................................................................................................... 355 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của các tôn giáo trên địa bàn Thành phố ........ 355 2.1.2. Thực trạng tín đồ các tôn giáo trên địa bàn Thành phố ........... 399 2.1.3. Tình hình hoạt động của hàng ngũ chức sắc, chức việc tôn giáo ... 455 2.1.4. Thực trạng cơ sở thờ tự của các tôn giáo .................................. 566 2.2. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội ..................................................................................... 599 2.2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng về tôn giáo ......... 599 2.2.2. Công tác phối hợp vận động quần chúng tôn giáo của hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị cơ sở ................ 699 2.2.3. Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ...... 777 2.2.4. Công tác đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo ....................... 91
  5. 2.2.5. Thành tựu, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Hà Nội và nguyên nhân ........................... 933 * Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................. 988 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................... 999 3.1. Quan điểm về công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới ......................................... 999 3.1.1. Dự báo tình hình tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới ............................................................................................ 999 3.1.2. Quan điểm về công tác tôn giáo.................................................. 101 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới1055 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, tín đồ .................. 1055 3.2.2. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ..... 11111 3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tại các vùng đồng bào có đạo trọng điểm ................................................................ 1177 3.2.4. Kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp từ cấp Thành phố đến cấp xã ..................................................................................... 1233 3.2.5. Phát triển kinh tế, nâng cao trình độ dân trí trong đồng bào có đạo1288 * Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................. 13131 KẾT LUẬN .............................................................................................. 13232 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 1366
  6. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức. Tôi vô cùng biết ơn tất cả! Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, người hướng dẫn khoa học tận tình và chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học KHXH&NV, Phòng Sau Đại học đã giúp đỡ cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành chương trình Thạc sỹ này. Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy, cô trong Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học KHXH&NV đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2014 Tác giả Dương Ngọc Kiên
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND : Ủy ban nhân dân CSVN : Cộng sản Việt Nam BHG : Ban hành giáo HĐMV : Hội đồng mục vụ HĐGX : Hội đồng giáo xứ NXB : Nhà xuất bản QLNN : Quản lý nhà nước
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Nội với vị trí là Thủ đô, đồng thời là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm về văn hóa, khoa học giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội là nơi có trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của đất nước. Đồng thời, là nơi có trụ sở của Trung ương Giáo hội một số tôn giáo như: Phật giáo, Công giáo, Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc). Do vậy, những diễn biến và hoạt động tôn giáo trong cả nước đều tác động trực tiếp đến tôn giáo ở Hà Nội, từ đó, ảnh hưởng đến tình hình chính trị - xã hội Thủ đô. Mặt khác, những động thái tôn giáo ở Hà Nội có quan hệ trực tiếp đến động thái tôn giáo cả nước. Sau hơn 4 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội, thành phố Hà Nội được mở rộng về diện tích bao gồm: thành phố Hà Nội (cũ), toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 04 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Thành phố Hà Nội được mở rộng có diện tích 3.324,92 km² (nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới), dân số 6.232.940 người, tại 29 quận, huyện, thị xã; 580 xã, phường, thị trấn (gồm: 154 phường, 404 xã và 22 thị trấn). Theo đó, các tổ chức tôn giáo và số lượng chức sắc, tín đồ, cơ sở thờ tự của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng tăng lên cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp trong công tác quản lý. Hiện nay, Hà Nội có 7 tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Baha’i, Minh sư đạo; đồng thời, còn tồn tại một số hiện tượng tôn giáo khác (đạo lạ) như: Long hoa Di lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Bạch Chân Không, Thanh Hải Vô thượng sư, Pháp luân công, Pháp môn Diệu âm… Các Tín ngưỡng dân gian 1
  9. có: 5211 di tích đình, đền, nhà thờ họ, lăng, miếu, …. Trong đó, di tích được xếp hạng: cấp Quốc gia khoảng 1.200 di tích; cấp Thành phố khoảng 900 di tích. Trong những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động của một số tổ chức tôn giáo, chức sắc tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp, không tuân thủ các quy định của pháp luật. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo vẫn còn có một số hạn chế. Nhận thức của một bộ phận cán bộ, Đảng viên về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo còn có sự bất cập, thiếu nhất quán tạo mâu thuẫn trong công tác quản lý, gây bức xúc trong nhân dân và đồng bào có đạo. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo cần nhanh chóng được tổng kết, đánh giá chính xác thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm; từ đó, đề ra các chủ trương, giải pháp quản lý phù hợp, định hướng hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo hướng tuân thủ pháp luật, gắn bó, đồng hành cùng đất nước và dân tộc, góp phần ổn định tình hình chính trị - tôn giáo tại Thủ đô. Đây là một đòi hỏi cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay, hoạt động của các tôn giáo và công tác quản lý hành chính nhà nước đối với hoạt động trên tại địa bàn thành phố Hà Nội đã được tiếp cận ở một số góc độ khác nhau trong một số xuất bản phẩm như: - Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Nxb Tôn giáo (2007). Công trình đề cập đến chủ 2
  10. nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, tín ngưỡng; tôn giáo trên thế giới, các tôn giáo lớn ở Việt Nam, chính sách và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ (chủ biên), Nxb Tôn giáo (2005). Công trình đề cập đến những bài viết về vai trò tín ngưỡng dân gian trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam; một số lễ hội điển hình trong tín ngưỡng dân gian Việt nam; thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc ở nước ta... - Những thay đổi của đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Viện nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng, Kỷ yếu hội thảo khoa học (2006). Công trình đề cập gồm những bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về sự phát triển quan điểm về tôn giáo trong quá trình đổi mới đất nước; đời sống tín ngưỡng Việt Nam trước tác động của sự biến đổi xã hội thế giới và trong nước; đổi mới quản lý nhà nước đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới... - Mai Thanh Hải (1998), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, Nxb.CAND và TS.Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb.Tôn giáo, tuy là hai cuốn sách của hai tác giả khác nhau, nhưng về cơ bản đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về lịch sử, giáo lý, cơ cấu tổ chức của các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam. - GS.Đặng Nghiêm Vạn (2012), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb.Chính trị, là cuốn sách cung cấp những kiến thức căn bản và quan trọng về lý luận tôn giáo học mác-xít đồng thời người đọc có thể nhìn nhận được khái quát thực trạng một số tôn giáo ở Việt Nam. - GS.TS Đỗ Quang Hưng (2003) với hai cuốn sách: Nhà nước và giáo hội và Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ nhà nước và giáo hội, Nxb.Tôn giáo, 3
  11. tác giả đã lý giải sâu sắc về vai trò, chức năng và mối quan hệ của nhà nước thế tục đương đại đối với tổ chức giáo hội các tôn giáo và Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam- lý luận và thực tiễn,Nxb Lý luận chính trị; Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo; PGS. TS Ngô Hữu Thảo- chủ nhiệm đề tài(1998), Mối quan hệ giữa chính trị và tôn giáo trong thời kỳ mở rộng giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, đề tài khoa học cấp bộ; PGS. TS Hoàng Minh Đô- Chủ nhiệm đề tài (2002), Đạo Tin lành ở Việt Nam- Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra hiện nay trong công tác lãnh đạo, quản lý, thuộc đề tài độc lập cấp nhà nước,… - PGS.TS Hoàng Minh Đô (2007), Dòng tu Công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước. Đề tài cấp Bộ, Viện Nghiên cứu tôn giáo và tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài đã trình bày rõ thực trạng, phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề dòng tu ở Việt Nam. Về vấn đề liên quan trực tiếp đến công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo có các đề tài sau: Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Tập bài giảng tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Việt Nam; Nxb Tôn giáo; - Bùi Đức Luận (chủ biên), Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, Nxb Tôn giáo, 2005; Một số tôn giáo ở Việt Nam (Nhà xuất bản Tôn giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ), đây là tác phẩm có nội dung khái quát đầy đủ nhất về các tôn giáo ở Việt Nam, giới thiệu về hầu hết các tôn giáo lớn tại Việt Nam, từ quá trình hình thành, quá trình du nhập vào Việt Nam, đặc điểm, ảnh hưởng… 4
  12. Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội (Ban Tôn giáo Chính phủ), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Lữ), phân tích khá kỹ lưỡng về chính sách tôn giáo ở Việt Nam trong lịch sử cận, hiện đại. Ngoài những tác phẩm giới thiệu về các tôn giáo chung, các tác phẩm bàn về chính sách tôn giáo qua các thời kỳ, còn có một số tác phẩm bàn về các tôn giáo trong quá trình truyền đạo, phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội như Lịch sử truyền giáo (Mục sư Hoàng Lê Phu), Tin lành và Công giáo (Mục sư Bùi Hoành Thử), Kitô giáo ở Hà Nội (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Dương), Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981-2012) (Văn phòng Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam), Về các đề tài khoa học, tiêu biểu có các công trình như Đổi mới nội dung, phương pháp công tác vận động quần chúng tôn giáo, xây dụng cơ sở chính trị Công giáo Hà Nội góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới thủ đô của Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội (1998); Đề tài khoa học: Hoạt động của đạo Tin lành ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp của Ban Tôn giáo Thành phố Hà Nội (2003),... Đồng thời, còn một số công trình nghiên cứu (trong đó có một phần đề cập đến hoạt động của các tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội) hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Trung tâm Khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin – Ban Tôn giáo Chính phủ... Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội trên phương diện quản lý nhà nước. Tuy nhiên, các công trình trên sẽ được sử dụng như tài liệu tham khảo trực tiếp, kế thừa bổ ích cho quá trình thực hiện Luận văn. 3. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. Từ đó, đề xuất giải pháp 5
  13. nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu trên phương diện quản lý nhà nước của chính quyền và hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội đối với hoạt động của các tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Baha’i, Hồi giáo, Minh sư đạo trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2004 đến nay. 5. Địa bàn nghiên cứu Luận văn tập trung vào một số địa bàn trọng điểm về hoạt động của các tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo như quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa, thị xã Sơn Tây, huyện Sóc Sơn, huyện Từ Liêm. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Nhận diện khái quát hoạt động của một số tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây như thế nào? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Làm thế nào để nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo ở Hà Nội trong tình hình mới. 7. Giả thuyết nghiên cứu Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn và ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và sau đó là Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo tại Thủ đô đã có những biến chuyển rõ rệt, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đúng pháp luật của chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn thành phố 6
  14. đã được đáp ứng về cơ bản. Hầu hết các hoạt động tôn giáo diễn ra theo hướng chấp hành các quy định của Pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn có những bất cập, hạn chế như: trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế, sự thay đổi về tổ chức, đội ngũ làm công tác quản lý; sự phối hợp, thống nhất trong tham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý của các cấp, các ngành chưa thống nhất, đồng bộ, kịp thời... Bên cạnh đó, bản thân nội tại các tổ chức tôn giáo trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng còn có diễn biến phức tạp như quan điểm sai lệch, vọng ngoại, sự lấn lướt chính quyền,... trong hoạt động của một bộ phận chức sắc, tín đồ các tôn giáo. Những vấn đề trên đã làm hạn chế rất nhiều những thành tựu trong công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thủ đô. Do đó, việc nghiên cứu toàn diện hoạt động của các tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động này trên địa bàn thành phố, đánh giá kết quả đã thực hiện được, những hạn chế, thành công, nguyên nhân để từ đó đề ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn Thành phố Hà Nội là việc cần thiết về lý luận và có tính ứng dụng thực tiễn cao. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn được tiến hành trên cơ sở vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và quản lý hành chính nhà nước về tôn giáo. - Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn thường đối với một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo tại các địa bàn trọng điểm về tôn giáo như: quận Hoàn Kiếm, quận Đống Đa, thị xã Sơn 7
  15. Tây, huyện Sóc Sơn, huyện Từ Liêm. Đồng thời, luận văn còn sử dụng phương pháp quan sát, thống kê, tổng hợp, phân tích tài liệu, tổng kết thực tiễn. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết. 8
  16. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nƣớc về tôn giáo 1.1.1. Những khái niệm * Quản lý: Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng những phương pháp và công cụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu quản lý một cách hiệu quả nhất trong điều kiện biến động của môi trường. Từ định nghĩa này, có thể thấy rằng: - Quản lý là biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, đó là quan hệ giữa chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. - Quản lý là tác động có ý thức, - Quản lý là tác động bằng quyền lực, - Quản lý là tác động theo quy trình, - Quản lý là phối hợp các nguồn lực, - Quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung, - Quản lý tồn tại trong một môi trường luôn biến đổi. Như vậy, quản lý là một hệ thống bao gồm những nhân tố cơ bản: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý, công cụ, phương tiện quản lý, cách thức quản lý (có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình) và môi trường quản lý. Những nhân tố đó có quan hệ và tác động lẫn nhau để hình thành nên quy luật và tính quy luật quản lý. - Các đặc trưng của quản lý: Bởi vì quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, lại là loại hình lao động đặc biệt nên quản lý có những đặc trưng nổi bật để phân biệt với các khoa học và nghệ thuật khác như: 9
  17. - Quản lý là hoạt động mang tính tất yếu và phổ biến; Hoạt động quản lý biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người; Quản lý là tác động có ý thức; Quản lý là tác động bằng quyền lực; Quản lý là tác động theo quy trình; Quản lý là hoạt động để phối hợp các nguồn lực; Quản lý nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chung; Quản lý là hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật; Mối quan hệ giữa quản lý và tự quản. - Vai trò của quản lý Quản lý là một hoạt động hay là một hình thức lao động đặc biệt. Nó lấy các hoạt động cụ thể làm đối tượng để tác động vào nhằm định hướng, thiết kế, duy trì, phát triển, điều chỉnh và phối hợp các hoạt động đó thành một hợp lực để hướng tới hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Chính vì vậy, xét về mặt tổng thể hay xét như một quy trình, quản lý có những vai trò sau: định hướng, thiết kế, duy trì và thúc đẩy, điều chỉnh, phối hợp. * Nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. - Đặc điểm của nhà nước: Các nhà nước trong lịch sử có sự khác nhau về bản chất, nhưng đều có đặc điểm chung. Những đặc điểm của nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội do giai cấp thống trị tổ chức ra. Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt tách ra khỏi xã hội (không hòa nhập vào dân cư như xã hội nguyên thủy), đó là quyền lực nhà nước. Để thực hiện quyền lực này và quản lý xã hội, nhà nước tạo ra lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, họ được tổ chức thành các cơ quan và hình thành nên bộ máy 10
  18. cưỡng chế để duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, buộc các giai cấp và tầng lớp dân cư trong xã hội phải phục tùng ý chí giai cấp thống trị. Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ, phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính. Việc phân chia này không phụ thuộc huyết thống, chính kiến, nghề nghiệp, giới tính... Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác. Trong thiết chế chính trị xã hội thì chỉ nhà nước mới xác lập lãnh thổ của mình và chia lãnh thổ đó thành các bộ phận cấu thành nhỏ hơn: thành phố, tỉnh, huyện, xã... Nhà nước có chủ quyền quốc gia thể hiện ở quyền tự quyết của Nhà nước về tất cả các vấn đề của chính sách đối nội và chính sách đối ngoai, không phụ thuộc quyền lực bên ngoài. Trong thiết chế chính trị - xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có chủ quyền quốc gia. Đây là thuộc tính không thể tách rời của nhà nước. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý bắt buộc với mọi công dân. Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng gắn bó hữu cơ với nhau không thể tách rời. Nhà nước có bộ máy cưỡng chế để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện và thực hiện sự quản lý bắt buộc với mọi thành viên trong xã hội. Nhà nước quy định các loại thuế và thực hiện thu thuế dưới hình thức bắt buộc. Việc thu thuế nhằm tạo ra nguồn tài chính đảm bảo bộ máy nhà nước hoạt động, đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo việc thực hiện vai trò xã hội của nhà nước. * Tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một hiện tượng xã hội được hình thành trong những điều kiện tồn tại vật chất của xã hội ở những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Tôn giáo ra đời cách đây khoảng 95000 - 35000 năm vào thời đại đá cũ với người Néanderthal, 11
  19. hình thành con người hiện đại, khi con người biết tổ chức thành xã hội thị tộc- bộ lạc; hay có thể nói khi con người xã hội đã hình thành. Vậy tôn giáo là gì? Có rất nhiều nhà khoa học, nhà tư tưởng tập trung tâm huyết để nghiên cứu và cố gắng định nghĩa nó. Các nhà triết học duy tâm, các nhà thần học thừa nhận sự tồn tại của thực thể siêu nhiên, họ cho rằng tôn giáo là cái có sẵn, đó là một đấng siêu nhiên, thần thánh nào đó điều khiển xã hội, từ đó nảy sinh niềm tin tôn giáo. E. Tylor đã viết: “Có lẽ nên đặt niềm tin vào những thực thể tinh thần (hay siêu nhiên) như một định nghĩa tối thiểu về tôn giáo” [73,2]. Quan điểm trên của Tylor có thể nói là phát ngôn của các nhà duy tâm khẳng định sự tồn tại không phụ thuộc vào con người của đáng thần thánh, siêu nhiên và tôn giáo chính là biểu hiện niềm tin của con người đối với đấng siêu nhiên đó. Đối lập với các nhà duy tâm, các nhà duy vật biện chứng mà tiêu biểu là Mác- Ăngghen cho rằng tôn giáo không thể do bất cứ một đấng siêu nhiên nào tạo nên. Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử, của con người, do con người sáng tạo ra rồi lại bị nó chi phối, “con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người”[73,1]. Phát triển quan điểm của Mác, Ăngghen đã chỉ rõ tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh thần thánh hóa những lực lượng trần thế áp bức con người trong sinh hoạt hàng ngày. Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc con người những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức siêu trần thế”[73,2]. Sau Mác - Ăngghen, nhiều nhà khoa học khác cũng đã nêu lên những định nghĩa về tôn giáo xuất phát từ quan điểm của mình. Từ góc độ thế giới quan, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội; từ góc độ tâm lý học, tôn giáo là một dạng biểu hiện đặc thù của tình cảm thành tín ngưỡng; từ góc độ xã hội 12
  20. học và chính trị học, tôn giáo là một thể chế trong cơ cấu xã hội; từ góc độ nhận thức luận, tôn giáo là hệ thống nhận thức dưới hình thức niềm tin không cần kiểm chứng; từ góc độ thể chế, tôn giáo là những cộng đồng người có chung một tín ngưỡng nhất định. Tất cả các định nghĩa đều tiến tới một quan niệm phổ quát nhất về tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thể hiện trong những quan niệm của con người (hay nhóm người) dưới dạng niềm tin vào một sức mạnh siêu nhiên tự nhiên hay là những nhân vật được thần thánh hóa, thể hiện bằng những nghi thức, sinh hoạt nhất định, giống nhau của từng thành viên trong nhóm đó. Từ góc độ khoa học quản lý, tôn giáo là một hoạt động được tổ chức chặt chẽ, nó là tổng hợp những yếu tố liên quan đến con đường thỏa mãn những nhu cầu tín ngưỡng của con người. Để nhận thức tôn giáo đúng với những hoạt động, những sức mạnh của niềm tin, của thể chế bên trong các tôn giáo cụ thể, cần nhìn nhận tôn giáo bao gồm các yếu tố: giáo lý, giáo luật, giáo lễ và giáo hội. * “Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận. Tổ chức tôn giáo cơ sở là đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo bao gồm ban hộ tự hoặc ban quản trị chùa của đạo Phật, giáo xứ của đạo Công giáo, chi hội của đạo Tin lành, họ đạo của đạo Cao Đài, ban trị sự xã, phường, thị trấn của Phật giáo Hoà hảo và đơn vị cơ sở của tổ chức tôn giáo khác. - Hoạt động tôn giáo là việc truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của tôn giáo. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2