intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sử dụng các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước cho một số sông thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:117

97
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường sông Nhuệ - Đáy thông qua việc áp dụng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước. Tác giả được áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường vào điều kiện thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Sử dụng các phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước cho một số sông thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Cái Anh Tú SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN  CHẤT LƯỢNG NƯỚC  CHO MỘT SỐ SÔNG  THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN   Cái Anh Tú SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN  CHẤT LƯỢNG NƯỚC  CHO MỘT SỐ SÔNG  THUỘC LƯU VỰC SÔNG NHUỆ, SÔNG ĐÁY                     Chuyên ngành: Khoa học Môi trường                     Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG                                                                     NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC                                                                                 PGS.TS:   Trần Yêm 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được  sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô trong Khoa Môi trường, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Yêm, người  đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cũng như  thực hiện luận   văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường nói chung, Bộ  môn Công nghệ Môi trường nói riêng đã tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành khóa   học này. Cuối cùng tôi xin cảm  ơn gia đình và bạn bè đã động viên, cổ  vũ tôi trong   suốt quá trình học tập.                                                                Hà Nội, ngày   tháng 12 năm 2013                                                                       Người th ực hi ện lu ận văn                                                                                 Cái Anh Tú 3
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn  này là trung thực và chưa hề bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự  giúp đỡ  cho việc thực hiện luận văn  này đã được cảm  ơn và thông trích dẫn trong luận văn đều được chỉ  rõ  nguồn gốc                                      Hà Nội, ngày    tháng 12 năm 2013                                                           Người thực hiện luận văn                                                                                           Cái Anh Tú 4
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 ­ 2 Mục tiêu nghiên cứu 1 Phạm vi nghiên cứu 1 Nội dung nghiên cứu 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.Một số đặc điểm chính về  điều kiện tự nhiên, kinh tế  ­ xã hội   3 ­ 7 tại lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy 1.2.Một số nghiên cứu chính đã thực hiện về chất lượng nước sông  7 Nhuệ ­ Đáy 1.3.Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI) 7 ­ 8 1.3.1.Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới về về áp dụng các chỉ  8 số đánh giá chất lượng nước mặt 1.3.2.Tổng quan các nghiên cứu đã thưc hiện  ở  Việt Nam về  áp  9 ­ 14 dụng các chỉ  số đánh giá chất lượng nước mặt Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 15 ­ 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu 16 ­ 23 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả  quan trắc hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ,  24 sông Đáy 3.2. Tính toán chỉ số thể hiện chất lượng nước sông Đáy – Nhuệ 44 3.2.1. Phương pháp 1 ­ Đánh giá sắp xếp chất lượng nước sông   46 – 48 thông qua số  lần thông số  môi trường quan trắc đạt và không đat   QCVN  3.2.2. Phương pháp 2 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc  48 tính toán chỉ số ô nhiễm tổng IB1  3.2.3. Phương pháp 3 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc  52 tính toán chỉ số WQI  5
  6. A) Kịch bản 1: Tính WQI không có trọng số 53 – 58 B) Kịch bản 2: Tính WQI có trọng số  58  Trường hợp 1: Chỉ số WQI có trọng số riêng cho sông Đáy  60 Trường hợp 2: Chỉ số WQI có trọng số riêng cho sông Nhuệ 64 Trường hợp 3 ­ Trọng số chung cho cả lưu vực Nhuệ­Đáy 65 3.2.4. Phương pháp 4 – Đánh giá chất lượng nước thông qua việc  70 xác định trạng thái chất lượng nước 3.2.5. Nhận xét  các  phương pháp đánh giá chất lượng nước  71 Nhận xét  phương pháp đánh giá chất lượng nước thông qua số  lần   71 quan trắc có thông số môi trường đạt và không đạt  QCVN Nhận xét  phương pháp xác định chất lượng nước qua tính toán chỉ  71 số giá trị tỷ lệ trung bình  Nhận xét  phương pháp xác định chất lượng nước qua tính toán chỉ  71 số WQI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 80 ­ 84 Kiến nghị 85 Tài liệu tham khảo 86 ­ 88 Phụ lục            89 ­ 100 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT WQI : Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index) 6
  7. QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Việt Nam TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân TNMT : Tài nguyên Môi trường CLN : Chất lượng nước CTCP : Chỉ tiêu cho phép CLN : Chất lượng nước BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa  (Biochemical Oxygen Demand) COD : Nhu cầu oxy hóa học  (Chemical Oxygen Demand) DO : Lượng oxy hoà tan (Dissolvel Oxygen) QLMT : Quản lý môi trường KTXH : Kinh tế xã hội PP : Phương pháp TCMT : Tổng Cục môi trường A1 : Sử  dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các  mục đích khác như loại A2, B1 và B2. A2 : Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp  dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động vật thủy  sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2 B1 : Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục  đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương   tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 B2 Giao  thông thủy và   các  mục   đích  khác   với  yêu cầu  chất lượng nước thấp DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1– Các vị trí lấy mẫu sông Nhuệ       15 Bảng 2 – Các vị trí lấy mẫu sông Đáy      15 Bảng 3 ­   Các thông số  quan trắc và phương pháp  17 phân tích Bảng 4 ­  Bảng quy định các giá trị qi, Bpi 19 Bảng 5 ­ Bảng quy định các giá trị  BPi và qi đối với  20 DO% bão hòa 7
  8. Bảng 6 ­ Bảng quy định các giá trị  BPi và qi đối với  21 thông số pH Bảng 7 ­ Mức đánh giá chất lượng nước theo chỉ  số  22 WQI Bảng   8 –   Phương pháp đánh giá   trạng thái chất  23 lượng nước Bảng 9 ­ Giá trị  pH tại các điểm lấy mẫu  dọc theo   24 sông Nhuệ Bảng 10 ­ Giá trị  pH tại các điểm lấy mẫu dọc theo   24 sông Đáy Bảng 11 ­ Giá trị TSS tại các điểm lấy mẫu  dọc theo  26 sông Nhuệ Bảng 12 ­ Giá trị TSS tại các điểm lấy mẫu  dọc theo  26 sông Đáy  Bảng 13 ­ Giá trị DO tại các điểm lấy mẫu  dọc theo  28 sông Nhuệ Bảng14 ­ Giá trị DO tại các điểm lấy mẫu  dọc theo  29 sông Đáy  Bảng 15 ­ Giá trị COD tại các điểm lấy mẫu  dọc  30 theo sông Nhuệ  Bảng 16 ­ Giá trị  COD tại các điểm lấy mẫu   dọc  30 theo sông Đáy Bảng 17 ­ Giá trị BOD tại các điểm lấy mẫu  dọc  32 theo sông Nhuệ  Bảng 18 ­  Giá trị BOD tại các điểm lấy mẫu dọc  32 sông Đáy  Bảng  19 ­ Giá trị NH4+ tại các điểm lấy mẫu  dọc  35 theo sông Nhuệ Bảng 20 ­ Giá trị NH4+ tại các điểm lấy mẫu dọc theo  35 sông Đáy Bảng 21 ­ Giá trị  PO43­  tại các điểm lấy mẫu   dọc  37 theo sông Nhuệ 8
  9. Bảng   22 ­ Giá trị  PO43­  tại các điểm lấy mẫu   dọc  37 theo sông Đáy Bảng   23 ­ Giá trị  Coliform   tại các điểm lấy mẫu  43 dọc theo sông Nhuệ                         Bảng   24 ­ Giá trị  Coliform   tại các điểm lấy mẫu  37 dọc theo sông Đáy  Bảng 25 ­ Tổng kết chất lượng nước dọc theo sông   44 Nhuệ Bảng 26 – Tổng kết chất lượng nước dọc theo sông  45 Đáy Bảng 27 – Đánh giá sắp xếp chất lượng nước sông  47 Nhuệ  thông qua số lần thông số môi trường quan trắc   đạt và không đat QCVN Bảng 28 – Đánh giá sắp xếp chất lượng nước sông  48 Đáy thông qua số  lần thông số  môi trường quan trắc  đạt và không đat QCVN Bảng 29 ­ Kết quả tính toán I tại các vị trí quan trắc      49 chất lượng nước sông Nhuệ vào mùa khô Bảng 30 ­ Kết quả tính toán I tại các vị trí quan trắc  49 chất lượng nước sông Đáy vào mùa khô Bảng 31 ­ Kết quả tính toán I tại các vị trí quan trắc  50 chất lượng nước sông Nhuệ vào mùa mưa Bảng 32 ­ Kết quả tính toán I tại các vị trí quan trắc  51 chất lượng nước sông Đáy vào mùa mưa Bảng 33 ­ Bảng quy định các giá trị qi, BPi 53 Bảng 34 ­ Tính WQI các thông số của các mẫu nước  53 sông Nhuệ  Bảng 35 ­ Tính WQI các thông số của các mẫu nước  54 sông Đáy  Bảng 36 ­ Kết quả  tính toán WQI và mức đánh giá  54 chất lượng nước sông Nhuệ vào mùa khô Bảng 37 ­ Kết quả  tính toán WQI và mức đánh giá  55 chất lượng nước  9
  10. sông Nhuệ vào mùa mưa Bảng 38 ­ Kết quả  tính toán WQI và mức đánh giá  56 chất lượng nước  sông Đáy vào mùa khô Bảng 39 ­ Kết quả  tính toán WQI và mức đánh giá  57 chất lượng nước  sông Đáy vào mùa mưa Bảng 40 – Trọng số đối với các thông số môi trường   60 nước sông theo các trường hợp khác nhau Bảng 41 ­ Tính WQI các thông số trên các mẫu ở sông   60 Đáy  61 Bảng 42 ­  Đánh giá chất lượng thông qua chỉ số WQI (trường hợp có trọng số) 62 Bảng  43 ­ Đánh giá chất lượng sông Đáy (trường hợp  có trọng số) Bảng 44 ­ Tính WQI cho các thông số ở sông Nhuệ 63 63 Bảng 45   ­  Đánh giá  chất lượng  sông Nhuệ  (trường  hợp có trọng số) 64 Bảng 46   ­  Đánh giá  chất lượng  sông Nhuệ  (trường  hợp có trọng số chung lưu vực) Bảng   47   –   So   sánh   tính   chất   lượng   nước   theo  67 ­  các kịch bản và trường hợp khác nhau 68 Bảng   48     –   Phương   pháp   xác   định   trạng   thái   chất   70 lượng nước Bảng   49   ­   Phương   pháp   xác   định   trạng   thái   chất  71 lượng nước:Áp dụng cho thông số BOD Bảng 50 – Tóm tắt so sánh các vấn đề  do luận văn   78 ­  đưa ra so sánh với các nghiên cứu trước đây  79 10
  11. 11
  12. MỞ ĐẦU Số liệu quan trắc nước mặt từ các chương trình quan trắc thường được sử dụng  trong các báo cáo hiện trạng môi trường các lưu vực sông. Các thông số  trong môi  trường nước được phân tích đánh giá và đưa ra các nhận định về  hiện trạng và diễn  biến của chất lượng nước. Ngoài các phân tích đánh giá cho từng thông số, các bộ  chỉ  thị  môi trường quốc   gia cũng đã được xây dựng. Bộ chỉ thị môi trường nước mặt lục địa đã có quy định chi   tiết và đang được áp dụng cho cấp độ địa phương cũng như quốc gia. Trước đây,  đã có nhiều chương trình quan trắc  ở  lưu vực  sông Nhệu –  Đáy  nhưng nhìn chung hoạt động quan trắc vẫn còn một số hạn chế như: ­ Các dữ liệu quan trắc được thu thập chưa đầy đủ.  ­ Một số chương trình quan trắc chưa được gắn liền với  mục tiêu sử dụng nước. ­ Phương pháp tiếp cận, phương pháp đánh giá chất lượng nước hiện vẫn còn chưa thống nhất, chưa hệ thống,  trong đó có việc sử dung các chỉ số để đánh giá. Chỉ số chất lượng nước và các phương pháp đánh giá chất lượng nước là công  cụ  phục vụ  việc đánh giá mức độ  ô nhiễm từng đoạn sông phục vụ  mục đích quy hoạch  sử  dụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ  môi trường nước. Từ  đó, xây dựng các biện pháp để  kiểm soát ô nhiễm môi trường  nước tốt hơn, đây là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách.  Lưu vực sông Nhuệ ­ Đáy là một trong ba lưu vực được quan tâm hàng đầu trong   lĩnh vực bảo vệ môi trường lưu vực sông ở  Việt Nam do các chức năng và vị  trí quan  trọng của lưu vực.  Luận văn “Sử dụng các phương pháp tính toán chỉ số  chất lượng nước cho một  số sông thuộc lưu vực sông Nhuệ ­ sông Đáy” được thực hiện với các mục tiêu, phạm  vi và nội dung  nghiên cứu chính như sau: 1
  13. Mục tiêu nghiên cứu ­ Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý môi trường sông Nhuệ ­ Đáy thông qua việc  áp dụng phương pháp tính toán chỉ số chất lượng nước. ­  Tác giả  được áp dụng những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường vào   điều kiện thực tế.  Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu đã tiến hành 12 đợt khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích trong 12  tháng liên tục (từ  tháng 11 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013) tại tất cả  các điểm lấy  mẫu. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu bao gồm các vấn đề chính như sau: 1. Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông tại  sông Nhuệ, sông Đáy ­ Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng nước sông Đáy. ­ Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ     2. Tính toán chỉ số thể hiện chất lượng nước sông Đáy – Nhuệ Kết luận và kiến nghị 2
  14. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Một số  đặc điểm chính về  điều kiện tự  nhiên, kinh tế  ­ xã hội tại   lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy Lưu vực sông Nhuệ  ­ Đáy có tọa độ  địa lý từ  200 ­ 21020' vĩ độ  Bắc và 1050 ­   106030' kinh độ  Đông, diện tích 7665 km2, chiếm 10% diện tích toàn lưu vực sông  Hồng, Bao gồm địa phận hành chính của các tỉnh sau: Tỉnh Hòa Bình: gồm các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy. Thành phố Hà Nội: gồm nội thành, quận Hà Đông (Tp.Hà Đông), các huyện Từ  Liêm, Thanh Trì, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai,  Ứng   Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức. Tỉnh Hà Nam: gồm thành phố  Phủ  Lý và các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Kim   Bảng, Bình Lục, Thanh Liêm. Tỉnh Nam Định: gồm thành phố  Nam Đinh và các huyện Nam Trực, Vụ  Bản,   Xuân Trường, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Giao Thủy, Hải Hậu. Tỉnh Ninh Bình: gồm thành phố Ninh Bình, tp. Tam Điệp và các huyện Gia Viễn,   Nho Quan, Hoa Lư, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn.  Lưu vực được giới hạn như sau: 3
  15. Phía Bắc và phía Đông được giới hạn bởi đê Sông Hồng kể  từ  ngã ba Trung Hà  tới cửa Ba Lạt với chiều dài 242 km. Phía Tây Bắc giáp với Sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài khoảng 33   km. Phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng với lưu vực  sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương – Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai An Tiêm (nơi   có sông Tống gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 10km rồi đổ  ra biển tại   Cửa Càn. Phía Đông và Đông Nam là biển Đông, có chiều dài khoảng 95 km từ cửa Ba Lạt   tới Cửa Càn. Lưu vực sông Nhuệ  ­ Đáy là khu vực có nền kinh tế  ­ xã hội phát triển. Trong  vùng đã hình thành một mạng lưới đô thị, với Hà Nội là thủ  đô và là thành phố  loại I  trực thuộc Trung ương, thành phố Nam Định là đô thị loại 2, ngoài ra còn các thị xã tỉnh  lị và thị xã công nghiệp. Theo kết quả  khảo sát   của Bộ  Tài nguyên và Môi trường trong tháng 8/2013,   trung bình mỗi ngày hiện nay 2 con sông Nhuệ và Đáy phải tiếp nhận khoảng 3,8 triệu   m3 nước thải các loại, trong đó Hà Nội chiếm tới 48,8%, các tỉnh khác lần lượt là Nam   Định 17,8%, Hà Nam 15%, Ninh Bình 14% và Hoà Bình chiếm 4,4%. Và trong 3,8 triệu   m3 nước thải đó thì nước thải từ  trồng trọt và chăn nuôi là 2,6 triệu m3 chiếm 62%   tổng lượng thải, nước thải công nghiệp chiếm 16% (tương đương 636.000 m3 nước   thải)… Theo sở  TNMT Hà Nội, có hơn 700 nguồn thải công nghiệp, làng nghề, bệnh  viện, sinh hoạt vào sông Nhuệ­Đáy hầu hết không qua xử lý /1/ /2/ Trên lưu vực này có  khoảng 60­70% dân số toàn lưu vực sản xuất nông nghiệp,   sử  dụng phân bón và thuốc bảo vệ  thực vật không đúng quy cách. Bên cạnh đó, chăn   nuôi đang được khuyến khích đầu tư phát triển với số lượng đàn vật nuôi không ngừng  tăng theo thời gian đang tác động rất xấu đến lượng nước thải, bởi hầu hết lượng nước   thải đều đổ xuống các nguồn nước mặt. 4
  16. Theo số liệu thống kê của các Sở TN&MT các tỉnh, thành phố  trong lưu vực thì  hiện nay trong lưu vực có 458 làng nghề, phần lớn các cơ  sở  tiểu thủ  công nghiệp tại   các làng nghề đều phát triển tự phát theo yêu cầu của thị trường nên thiết bị, công nghệ  đơn giản, mặt bằng sản xuất nhỏ, khả năng đầu tư  cho các hệ  thống xử  lý nước thải  rất hạn chế. Nước thải của các làng nghề này không qua xử lý hoặc xử lý ko hiệu quả.   Tổng lượng nước thải phát sinh từ  các làng nghề  này khoảng 50.000­60.000m3 nước  thải/ngày, trong đó riêng ở Hà Nội đã chiếm khoảng 40% /1/ /2/.  Về đặc điểm thủy văn, nói chung, 90% lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đáy  có nguồn gốc từ  sông Hồng chuyển sang, chỉ  10% còn lại bắt nguồn từ  trên lưu vực.   Tổng dòng chảy năm khoảng 28,8 tỉ m3, trong đó có đến 25,8 tỉ m3 (chiếm 85­90%) bắt   nguồn từ  sông Hồng qua sông Đào. Lượng dòng chảy trên sông Hoàng Long chiếm   khoảng 2.4% tổng dòng chảy năm, tương đương 0.68 tỉ m3. Lượng dòng chảy trên sông   Tích vào sông Đáy tại Ba Thá chiếm khoảng 4.7%, tương đương 1.35 tỉ m3.  Mật độ lưới sông trong lưu vực biến đổi trong phạm vi 0.7 ­ 1.2 km/km2. Hệ thống  sông này gồm 2 con sông chính là sông Nhuệ và sông Đáy. Chế độ thủy văn sông Nhuệ ­ sông Đáy không những chịu ảnh hưởng của các yếu  tố mặt đệm trên bề mặt lưu vực, các yếu tố khí hậu mà còn phụ thuộc vào chế độ dòng   chảy của nước sông Hồng và các sông khác cũng như chế độ vận hành của các công trình  thủy lợi trên sông. Vì thế mà chế độ thủy văn ở đây rất phức tạp và có sự khác nhau nhất  định giữa các đoạn sông. Sự phân bố theo thời gian thể hiện rõ nét thông qua phân phối dòng chảy trong năm.   Phân phối dòng chảy năm phụ thuộc vào sự phân phối theo mùa của lượng mưa năm nên   dòng chảy trong năm cũng phân phối không đều và thể hiện hai mùa rõ rệt là mùa mưa và  mùa khô. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm 80 ­ 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô  từ tháng XI đến tháng IV năm sau. a) Sông Nhuệ: bắt nguồn tại cống Liên Mạc, lấy nước từ sông Hồng chảy vào. Đây   là nguồn nước cấp cho nhiều hệ  thống, công trình thủy lợi như  Hà Đông, Đồng Quan,  Nhật Tựu, Lương Cổ  ­ Điệp Sơn. Ngoài ra, sông Nhuệ  còn đóng vai trò tiêu nước cho  5
  17. thành phố Hà Nội và thị xã Hà Đông. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ  với lưu lượng trung bình từ 11 ­ 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Sông Nhuệ dài 75  km, chảy vào sông Đáy tại thị  xã Phủ  Lý, Hà Nam. Lưu vực sông Nhuệ  có diện tích  khoảng 1.070 km2, chiếm 13,5% tổng diện tích toàn lưu vực.   Nối liền sông Nhuệ với sông Đáy có các sông Vân Đình dài 11,8 km, sông La Khê  dài 6,8 km, Ngoại Độ dài 12 km, sông Duy tiên dài 21 km, một số sông nhỏ khác tạo thành   một mạng lưới tưới tiêu tự chảy hoàn chỉnh. Tổng chiều dài 113,6 km, lưu lượng đến 150  m3/s vào mùa mưa và mùa cạn chỉ đạt 41m3/s.  Sông Nhuệ có lưu lượng đến 150 m3/s vào mùa mưa. Mùa cạn chỉ đạt 41m3/s.  Chế độ dòng chảy của sông Nhuệ chịu ảnh hưởng nhiều bởi chế độ vận hành của   các công trình thủy lợi trên sông. Mực nước sông Nhuệ  về  mùa mưa tại hạ  lưu đập Hà  Đông nơi cửa xả của đập Thanh Liệt khoảng 5,20 ­ 5,77 m. Cao độ ruộng ven sông 5,4m.   Mật độ lưới sông trong lưu vực biến đổi trong phạm vi 0.7 ­ 1.2 km/km 2. Hệ thống sông  này gồm 2 con sông chính là sông Nhuệ và sông Đáy. Chế độ thủy văn sông Nhuệ ­ sông Đáy không những chịu ảnh hưởng của các yếu  tố mặt đệm trên bề mặt lưu vực, các yếu tố khí hậu mà còn phụ thuộc vào chế độ dòng   chảy của nước sông Hồng và các sông khác cũng như chế độ vận hành của các công trình  thủy lợi trên sông. Vì thế mà chế độ thủy văn ở đây rất phức tạp và có sự khác nhau nhất  định giữa các đoạn sông. Sự phân bố theo thời gian thể hiện rõ nét thông qua phân phối dòng chảy trong năm.   Phân phối dòng chảy năm phụ thuộc vào sự phân phối theo mùa của lượng mưa năm nên   dòng chảy trong năm cũng phân phối không đều và thể hiện hai mùa rõ rệt là mùa mưa và  mùa khô. Mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm 80 ­ 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô  từ tháng XI đến tháng IV năm sau. b) Sông Đáy: Nguyên là một phân lưu lớn của sông Hồng, chảy theo hướng Tây  Bắc – Đông Nam và đổ  ra biển Đông tại cửa Đáy. Kể  từ  năm 1937, sau khi đập Đáy   được xây dựng, sông Đáy hầu như  chỉ nhận nước từ  sông Hồng qua cửa đập Đáy vào  những năm phân lũ. Vì vậy, phần đầu nguồn sông Đáy, khoảng 70km từ  km 0 đến Ba   Thá, coi như đoạn sông chết. Lượng nước để nuôi sông Đáy chủ yếu do các sông nhánh   6
  18. cung cấp, quan trọng nhất là sông Tích, sông Bôi, sông Đào và sông Nhuệ. Sông Đáy dài  237 km, diện tích lưu vực khoảng 6.592 km2  (chiếm 83% diện tích toàn LVS Nhuệ  ­  Đáy). Chế độ dòng chảy của sông Đáy rất phức tạp và có sự  khác nhau giữa các đoạn   sông do địa hình lòng dẫn và  ảnh hưởng từ  chế  độ  dòng chảy của sông Đào và triều   cường Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km, diện tích lưu vực xấp xỉ 850.000 ha. Sông  Đáy nguyên là một phân lưu lớn đầu tiên ở hữu ngạn sông  Hồng, bắt đầu từ  cửa  Hát   Môn chảy theo hướng  Đông  Bắc – Tây Nam rồi đổ  ra biển qua Cửa  Đáy. Sông Đáy   bản thân nó cũng có các sông nhánh khác đổ vào nên chế độ dòng chảy tương đối phức   tạp, vừa chịu  ảnh hưởng của sông  Hồng vừa chịu  ảnh hưởng của các sông nội địa và  thủy triều. Nhìn chung, sông Đáy hoàn toàn mang các đặc thù của sông đồng bằng. Vào   mùa lũ, dòng chảy lũ trên sông Đáy phản ánh các đặc trưng chế độ dòng chảy lũ cả trên   sông Hồng cũng như  trên vùng núi. Do có đập Đáy, nước sông Hồng không thường   xuyên vào sông Đáy qua cửa đập này trừ những khi phân lũ. Khi đập đáy đóng, sông Đáy  chủ yếu nhận nước từ các sông nhánh là: sông Tích, sông Thanh Hà, Sông Châu Giang,   sông Nhuệ, sông Hoàng Long, sông Sắt, sông Đào và sông Bút, phần đầu nguồn sông (từ  km 0 đến Ba Thá dài 71 km) coi như một đoạn sông chết. Ở đoạn sông này xảy ra hiện  tượng bồi lắng, nhân dân ven sông lấn đất canh tác làm dòng sông hẹp và nông, cản trở  việc thoát lũ mùa mưa. Tại điểm giao nhau giữa sông Đáy và sông Hồng thuộc địa phận  tỉnh Hà Tây cũ có hai công trình kiểm soát lũ trên sông Đáy, điều tiết dòng chảy từ sông  Hồng vào. Việc tiêu nước trên sông Đáy dùng động lực là chính, chỉ có một số khu vực   miền núi, trung du giáp biển là có thể tự chảy vì lợi dụng được độ dốc và thủy triều. 1.2. Một số nghiên cứu chính đã thực hiện về chất lượng nước sông Nhuệ ­ Đáy Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về chất lượng nước sông Nhuệ ­ Đáy, trong đó tiêu biểu là nghiên cứu: 7
  19. ­ Nghiên cứu của Trường Đại học Thuỷ  lợi và Viện Quy hoạch Thuỷ  lợi thông  qua đề  tài nghiên cứu khoa học nhằm tìm giải pháp làm hồi phục lại dòng sông Đáy. Qua phân tích tổng hợp và tính toán, nghiên cứu  đã đưa ra phương án cải tạo  sông  Đáy thành sông tự nhiên nhằm duy trì dòng chảy sông Đáy với lưu lượng vào mùa  kiệt từ  36 ­ 106 m3/s, mùa lũ khoảng 800m3/s, các giải pháp công trình được đề  xuất ­ Nghiên cứu điều tra khảo sát nguồn thải sông Nhuệ ­ Đáy, Tổng Cục Môi trường 2010 với những kết quả chính như sau: Chất lượng nước sông Nhuệ ­ Đáy đang bị ô nhiễm do chịu ảnh hưởng của nước  thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải làng nghề chưa được xử lý hoặc xử lý  chưa đạt yêu cầu đã đổ trực tiếp vào sông. Nghiên cứu đã đưa ra các mức xả thải khác   nhau từ các nguồn (Hình 1) /12/ Tỷ lệ nước thải công nghiệp đổ vào lưu vực sông Nhuệ Đáy 7% 2% 7% 8% Hà Nôi Hà Nam Nam Định Ninh Bình Hòa Bình 76% Tỷ lệ nước thải công nghiệp đổ vào  Tỷ lệ nước thải công nghiệp đổ vào  lưu vực sông Đáy – Nhuệ /12/ lưu vực sông Đáy – Nhuệ /12/ Tỷ lệ nước thải bệnh viện đổ vào lưu  Tỷ lệ phân bố các làng nghề trên lưu  8
  20. vực sông Đáy – Nhuệ /12/ vực sông Đáy – Nhuệ /12/ Hình 1 – Tỷ lệ các nguồn nước đổ vào sông lưu vực sông Nhuệ – Đáy /12/ 1.3. Tổng quan về chỉ số chất lượng nước (WQI) 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế  giới về về áp dụng các chỉ  số đánh giá   chất lượng nước mặt Chỉ số chất lượng nước (Water Quality Index­ WQI) là một chỉ  số  tổ  hợp được   tính toán từ  các thông số chất lượng nước xác định thông qua một công thức toán học.  WQI dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và được biểu diễn qua một thang  điểm. Hiện nay, có rất nhiều quốc gia, địa phương xây dựng và áp dụng chỉ  số  WQI.   Thông qua một mô hình tính toán, từ các thông số khác nhau ta thu được một chỉ số duy   nhất. Sau đó chất lượng nước có thể được so sánh với nhau thông qua chỉ số đó. Đây là  phương pháp đơn giản so với việc phân tích một loạt các thông số /20/ /22/ /23/. * Các ứng dụng chủ yếu của WQI bao gồm: ­ Phục vụ quá trình ra quyết định: WQI có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc ra  các quyết định phân bổ tài chính và xác định các vấn đề ưu tiên. ­ Phân vùng chất lượng nước ­ Thực thi tiêu chuẩn: WQI có thể đánh giá được mức độ đáp ứng/không đáp ứng  của chất lượng nước đối với tiêu chuẩn hiện hành ­ Phân tích diễn biến chất lượng nước theo không gian và thời gian. ­ Công bố thông tin cho cộng đồng ­ Nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng nước thường  không sử dụng WQI, tuy nhiên WQI có thể sử dụng cho các nghiên cứu vĩ mô khác như  đánh giá tác động của quá trình đô thị  hóa đến chất lượng nước khu vực, đánh giá hiệu  quả kiểm soát phát thải,…  * Quy trình xây dựng WQI: 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1