intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

161
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng phân mảnh và xu thế của tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp Việt Nam, những tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai và từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2012
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------- Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA H ỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Trọng Cúc Hà Nội - 2012
  3. Lời cảm ơn Sau một thời gian nỗ lực học tập và tiến hành nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành được khóa học của mình và luận văn này khẳng định những nỗ lực của bản thân tôi trong thời gian qua. Để đạt được những thành công này, với lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể thầy cô giáo Khoa Môi trường, Trường đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. Với lòng nhiệt tình yêu nghề và yêu học trò các Thầy, các Cô đã cho tôi những tri thức mới, vươn tới những tầm cao mới, đã động viên khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất của cuộc sống đề vươn lên đạt được như ngày hôm nay. Với lòng biết ơn của mình, em xin chúc các Thầy, các Cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp, chúc các Thầy, các Cô có những lớp học trò giỏi, chăm ngoan và thành đạt. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Trọng Cúc, người đã không thấy nản trí khi tôi gặp những khó khăn trong cuộc sống, có lúc tưởng chừng phải dừng lại, Thầy đã giúp tôi lấy lại nghị lực của cuộc sống và vươn lên để đạt được như hôm nay. Trong quá trình hướng dẫn tôi, Thầy luôn tạo cơ hội để tôi tiếp thu những kiến thức, tạo động lực để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu của mình, Thầy cũng đã giúp tôi có những định hướng và cái nhìn tươi sáng hơn về cuộc sống. Em xin gửi lời cám ơn tới Thầy, chúc Thầy luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc thấy sẽ mãi dẻo dai để chèo lái con thuyền đưa học trò của mình tới những chân trời tri thức mới. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp tại Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp đã hỗ trợ rất nhiều cho tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân tới gia đình, Bố Mẹ, các anh chị em và người thân của mình, những người luôn luôn bên cạnh tôi những lúc tôi vui vẻ hay buồn phiền, giúp tôi có động lực vươn lên trong thời gian qua cũng như trong cả thời cuộc đời tôi sau này. Xin chân thành cám ơn Kim Văn Chinh
  4. Mục lục Danh mục bảng ...........................................................................................................3 Danh mục hình ............................................................................................................3 Danh mục từ viết tắt ....................................................................................................4 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.......................................................................................8 1.1. Các định nghĩa ..................................................................................................8 1.2. Quy mô ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ....................................10 1.3. Tích tụ và tập trung đất đai.............................................................................14 1.4. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới ..................................................16 1.4.1. Nhật Bản ..................................................................................................17 1.4.2. Hàn Quốc.................................................................................................21 1.4.3. Trung Quốc ..............................................................................................23 1.4.4. Thái Lan...................................................................................................27 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....30 2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................30 2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................31 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31 2.3.1. Cách tiếp cận ...........................................................................................31 2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ..............................................................32 2.3.3. Phương pháp phân tích............................................................................35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................39 3.1. Chính sách đất đai tại Việt Nam.....................................................................39 3.1.1. Tổng quan chính sách đất đai và đất nông nghiệp..................................39 1
  5. 3.1.2. Các chính sách về tích tụ, tập trung đất đai ............................................44 3.2. Thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp...................46 3.2.1. Thực trạng quỹ đất và phân bổ đất nông nghiệp.....................................46 3.2.2. Cơ cấu sử dụng đất của hộ gia đình ở khu vực nông thôn ......................49 3.3. Thực trạng quá trình tích tụ và tập trung đất tại Việt Nam ............................51 3.3.1. Tình hình dồn điền đổi thửa.....................................................................51 3.3.2. Xu hướng tích tụ và tập trung đất............................................................53 3.3. Thực trạng thị trường đất nông nghiệp tại Việt Nam .....................................56 3.4. Quy mô đất đai và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy mô ..............61 3.4.1. Thực trạng manh mún đất đai tại một số địa phương của Việt Nam ......61 3.4.2. Phân mảnh đất đai và khả năng cơ giới hóa...........................................62 3.4.3. Quy mô và hiệu quả sử dụng đất theo quy mô.........................................67 3.5. Tác động của tập tích tụ tập trung đất đai tới thu nhập của người dân nông thôn ........................................................................................................................70 3.6. Đề xuất giải pháp thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay..................................................................................75 3.6.1. Tạo môi trường pháp lý để khuyến khích tích tụ và tập trung ruộng đất 76 3.6.2. Tạo môi trường kinh tế ổn định, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn ....................................................................................................................78 3.6.3. Tạo môi trường xã hội ổn định để thực hiện công bằng xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực do quá trình tích tụ gây ra ...........................................79 KẾT LUẬN ...........................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................83 2
  6. Danh mục bảng Bảng 1.1. Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985 .............18 Bảng 3.1. Diện tích đất nông nghiệp tính đến đầu năm 2010 ...................................47 Bảng 3.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010 (ha) ..............48 Bảng 3.3. Tỷ trọng các loại đất trong cơ cấu đất của hộ gia đình .............................50 Bảng 3.4. Sự thay đổi của chỉ số Simson trong giai đoạn 2008-2010 ......................55 Bảng 3.5. Cơ cấu hộ nông nghiệp theo quy mô đất sản xuất (%)............................56 Bảng 3.6. Tham gia thị trường thuê đất của hộ gia đình nông thôn: Đi thuê đ ất......57 Bảng 3.7. Tham gia thị trường thuê đất của hộ gia đình nông thôn: Cho thuê đất ...58 Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ tham gia thị trường đất đai năm 2008 ........................................60 Bảng 3.9. Thực trạng manh mún đất đai, 2010........................................................61 Bảng 3.10. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo quy mô trang trại..........................63 Bảng 3.11. Đầu vào và đầu ra của sản xuất theo số mảnh đất ..................................64 Bảng 3.12. Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, theo quy mô và vùng......65 Bảng 3.13 . Đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp, chia theo số mảnh đất và vùng...........................................................................................................................66 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu bình quân của 1 trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 ...................................................................................................................68 Bảng 3.15. Chỉ số Simson theo các nhóm thu nhập..................................................70 Bảng 3.16. Diện tích và số mảnh đất phân theo các nhóm thu nhập ........................71 Bảng 3.17: Tỷ lệ các hộ có hiệu suất không đổi, tăng hay giảm theo quy mô .........75 Danh mục hình Hình 1.1. Quy mô hộ nông nghiệp ở Hàn Quốc .......................................................22 Hình 1.2. Quy mô hộ nông nghiệp ở Trung Quốc ....................................................24 Hình 3.1. Mối quan hệ giữa quy mô diện tích đất và thu nhập của hộ gia đình, 2008 ...................................................................................................................................72 Hình 3.2. Quan hệ giữa năng suất lao động và diện tích đất ....................................73 3
  7. Danh mục từ viết tắt ADB Ngân hàng phát triển châu Á ARD Phát triển nông thôn BSPS Chương trình hỗ trợ thương mại CRS Lợi tức theo quy mô không đổi DANIDA Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch DEA Phương pháp Bao Dữ liệu GDP Tổng sản phẩm nội địa MONRE Bộ Tài nguyên và Môi trường NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn SE Hiệu quả quy mô SFA Phương pháp phân tích Biên Ngẫu nhiên TE Hiệu quả kỹ thuật TEVRS Mức độ hiệu quả kỹ thuật VARHS Điều tra tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình Việt Nam VHLSS Điều tra Mức sống hộ gia đình VRS Lợi tức theo quy mô biến đổi 4
  8. MỞ ĐẦU Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong cải cách nông nghiệp, đặc biệt từ khi phát động đổi mới vào năm 1986. Nghị quyết 10 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VI năm 1988 đã tạo ra một bước đột phá trong cải cách đất đai. Lần đầu tiên, hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đ ẳng với các thành phần kinh tế khác trước pháp luật. Đất đai được giao ổn định và lâu dài. Cùng với quá trình cải cách, Luật đất đai ra đời năm 1993 đã đánh d ấu một bước thể chế hóa các giao dịch về đất. Sau các lần sửa đổi và bổ sung năm 1998 và 2003, các hộ gia đình đã được quyền chuyển nhượng, trao đổi và thừa kế, cho thuê và thế chấp đất. Các cải cách đất đai được thực hiện gắn liền với hàng loạt các cải cách khác như về giá, thủy lợi, và khoa học công nghệ, tất cả đã góp phần tạo ra động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển. heo số liệu thống kê của Vụ Kế hoạch - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt gần 5,36%/năm, GDP tăng 3,7%/năm. Tuy nhiên, về cơ bản nông nghiệp vẫn chưa có sự thay đổi về chất, tăng trưởng kém bền vững và khả năng cạnh tranh thấp. Điều đáng lo ngại là tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần, từ 4%/năm trong giai đoạn 1995-2000 xuống còn 3,83%/năm giai đo ạn 2001-2005 và 3,3%/năm giai đoạn 2006-2010. Tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có xu hư ớng giảm, từ 66,35% năm 2000 xuống 58,8% năm 2010 (theo giá thực tế). Sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang đặt ra nhiều thách thức đối với nỗ lực của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo và duy trì ổn định an ninh lương thực. Cùng với đà suy giảm của nông nghiệp trong thời gian gần đây, cuộc khủng hoảng lương thực vào đầu năm 2008 đã gây ra nhi ều bất ổn về chính trị, kinh tế và xã hội cho nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các tác động của khủng hoảng lương thực và hậu quả của nó đã cho thấy được tầm quan trọng của việc đảm bảo an ninh lương thực của các quốc gia. Đây vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách của chính phủ. Với hơn 80 triệu dân, trong khi diện tích đất lúa chỉ 5
  9. là 4,1 triệu ha và số hộ có quy mô diện tích dưới 0,5 ha còn chiếm trên 70%1, lời giải cho bài toán tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam đang là một thách thức lớn cho các nhà lập chính sách. Trong giai đoạn 2001-2010, hàng năm Việt Nam mất đi khoảng hơn 70 nghìn ha do nhu cầu của công nghiệp hóa, đô thị hóa và tốc độ mất đất nông nghiệp đang có xu hướng tăng dần. Như vậy, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn trong việc thỏa mãn nhu cầu lương thực và nguyên liệu thô cho công nghiệp và quy mô dân số ngày một lớn. Việc đảm bảo cung cấp đủ lương thực và thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển bền vững đang và sẽ là thách thức mà chính phủ và các nhà nghiên cứu phải đối mặt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ngày một sâu rộng. Nghị quyết 26 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại kỳ họp thứ 7 khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tăng năng suất nông nghiệp như là một trong những yêu cầu cấp bách để đối phó với các vấn đề thời đại khi nguy cơ bùng phát khủng hoảng lương thực xảy ra. Với áp lực dân số gia tăng trong khi đất đai ngày một khan hiếm thì việc đẩy mạnh năng suất nông nghiệp được xem là một cách hiệu quả trong việc đảm bảo sản xuất đủ lương thực trong dài hạn của Việt Nam. Một trong những trở ngại cho việc cải thiện năng suất đó chính là tình trạng manh mún đất đai và sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ. Theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2008, bình quân diện tích đất nông nghiệp của hộ là 0,65ha được chia cho 3,8 mảnh. Trong khi đó diện tích đất trồng cây hàng năm trung bình chỉ có 0,37ha một hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Câu chuyện về thành công của nông nghiệp Việt Nam trong suốt hơn hai thập kỷ qua có được là nhờ sự thay đổi trong thể chế như Nghị quyết 10 và Luật đất đai. Sự đổi mới về thể chế đã t ạo ra động lực cho hộ gia đình trong vi ệc đầu tư tăng sản lượng. Tuy nhiên, sự sụt giảm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần đây lại chỉ ra rằng vai trò của các cải cách này trong việc đẩy nhanh sản xuất hơn nữa đang dần giảm tác dụng. Diện tích đất nông nghiệp đang sụt giảm trong những năm gần 1 Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, 2010. Tổng cục thống kê 6
  10. đây, đã làm cho qu y mô sản xuất ngày một bị thu hẹp, điều này đã hạn chế trong việc áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng bền vững diện tích đất nông nghiệp và thúc đẩy tích tụ ruộng đất đang và sẽ trở thành hướng đột phá nhằm tiến tới một nền nông nghiệp quy mô lớn và năng suất cao. Với những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tích tụ tập trung và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Khoa học Môi trường với các mục tiêu: Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu thực trạng phân mảnh và xu thế của tích tụ tập trung ruộng đất nông nghiệp Việt Nam, những tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai và từ đó đề ra các phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất trong sản xuất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, tôi tập trung vào phân các cụ thể mục tiêu các như sau: - Làm rõ thực trạng, kết cấu và xu thế thay đổi sử dụng đất nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam, qua đó thấy được một bức tranh tổng thể về hiện trạng phân mảnh cũng như xu hướng tích tụ tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong đất trồng lúa. - Xác định và đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình tích tụ tập trung đất nông nghiệp và ảnh hưởng của quá trình này đ ến phân phối thu nhập ở khu vực nông thôn Việt Nam. - Đánh giá tác động của quá trình tích tụ tập trung đất đai tới hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất, năng suất lao động, khả năng cơ giới hóa cũng như bất bình đ ẳng nông thôn. Các kết quả nghiên cứu có thể đóng góp vào việc xây dựng chính sách nhằm đẩy nhanh hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất, từng bước tạo dựng một nền nông nghiệp có quy mô hiện đại, tập trung, phát triển một cách bền vững và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. 7
  11. 1. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Đất đai đã tr ở thành vấn đề trung tâm trong lịch sử và phát triển của Việt Nam cũng như c ủa nhiều quốc gia khác. Với đặc trưng là một nước đang phát triển có dân số đông, lại phần lớn tập trung ở khu vực nông thôn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2007, dân cư nông thôn ở Việt Nam chiếm tới 72,6% dân số cả nước, trong đó phần lớn là hộ thuần nông. Trong khi đó số hộ có diện tích đất dưới 0,5 ha vẫn chiếm trên 70% tổng số hộ. Chính vì vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình cải cách đất đai để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp. Mặc dù Việt Nam đã đ ạt đươc nhiều thành công của cải cách kinh tế và mở cửa nhưng nông nghiệp những năm vừa qua đang có xu hướng giảm. Sự sụt giảm này có rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó yếu tố đất đai đang trở thành một trong những vấn đề chính trong việc giải quyết bài toán tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam. Một trong những thách thức mà nông nghiệp của Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt đó chính là nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất trong bối cảnh có nhiều điều kiện mới được đặt ra như tác động của hội nhập ngày một sâu rộng, sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa làm cho diện tích đất có xu hướng giảm và thay đổi mục đích sử dụng, trong khi tỷ lệ lao động nông nghiệp lớn và có trình đ ộ thấp. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất là một trong những tiền đề quan trong cho sự thành công trong cải cách nông nghiệp của Việt Nam. Quá trình cải cách đất đai đang đặt ra nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải được làm sáng tỏ. 1.1. Các định nghĩa Tích tụ và tập trung ruộng đất được định nghĩa theo nhi ều cách khác nhau. FAO (2003) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình phân bổ và sắp xếp lại các mảnh nhằm loại bỏ hạn chế của tình trạng manh mún đất đai. Manh mún ruộng đất bao gồm tình trạng manh mún về ô thửa và sự phân tán quy mô ruộng đất nông hộ. Để khắc phục tình trạng manh mún, có hai phương thức được thực hiện phổ biến là dồn điền đổi thửa và tích tụ ruộng đất. Dồn điền đổi thửa là phương thức 8
  12. mang nặng tính kỹ thuật hơn là xã hội. Các ô thửa phải được xây dựng và quy hoạch lại phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý đất đai ở mỗi vùng. Trong khi đó, tích tụ và tập trung ruộng đất cũng góp phần vào giảm thiểu tình trạng manh mún đất nhưng tính chất phức tạp hơn vì nó liên quan đến phân hóa ruộng đất và phân hóa kinh tế nông hộ. Vũ Tr ọng Khải (2008) cho rằng tích tụ và tập trung ruộng đất chính là quá trình tích tụ tư bản với đất đai là tư liệu sản xuất chính để mở rộng sản xuất và phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô. Hoạt động tích tụ và tập trung ruộng đất được thực hiện trên thị trường đất đai. Để có đất đai đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, nhà đầu tư có thể mua quyền sở hữu hay thuê quyền sử dụng đất theo nguyên tắc "thuận mua, vừa bán" hoặc thuê lại đất và trả địa tô cho người cho thuê đất. Như vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất gắn liền trực tiếp tới thị trường đất, khác với dồn điền đổi thửa. Dồn điền đổi thửa chỉ có tác dụng mở rộng qui mô của 1 thửa đất, và giảm số thửa đất của nông hộ, khiến họ quản lý sản xuất thuận lợi và có hiệu quả cao hơn, mà không làm tăng qui mô ruộng đất của nông hộ. Tương tự như cách tiếp cận của Vũ Trọng Khải (2008), Agarwal (1972) và McPherson (1982) khẳng định rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ làm tăng quy mô diện tích trung bình của nông hộ và giảm tình trạng phân tán đất đai. Các nghiên cứu này cho rằng sự phát triển của thị trường đất đai, hoạt động phi nông nghiệp phát triển và môi trường thể chế được hoàn thiện là nhân tố quan trọng cho sự thành công của tích tụ và tập trung ruộng đất. Tóm lại, mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi làm giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Ho ạt động tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ và tập trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở 9
  13. khu vực nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong quá trình phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27]. 1.2. Quy mô ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp Hầu hết các lý thuyết nghiên cứu về đất nông nghiệp đều sử dụng cách tiếp cận hàm sản xuất khi coi đất là một trong bốn đầu vào quan trọng trong quá trình tăng trưởng của nông nghiệp. Các lý thuyết này đều chỉ ra rằng chất lượng của đất có ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất nông nghiệp trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Tăng năng suất nông nghiệp cho phép giải phóng lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, tiếp đó dẫn tới lợi tức gia tăng và tăng thu nhập đầu người và đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn. Đối với các nước đang phát triển, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo thì các yếu tố liên quan đến đất đai như thời hạn sử dụng đất, tỷ lệ lao động trên đơn vị diện tích đất, quy mô ruộng đất có ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển. Bên cạnh đó, các yếu tố về địa lý liên quan đến tự nhiên của đất và yếu tố thời tiết đều có thể cung cấp cơ sở cho trả lời câu hỏi tại sao quốc gia này phát triển nhanh hơn quốc gia khác và tại sao nhiều nước vẫn nằm trong tình trạng trì trệ kém phát triển. Nếu sản lượng nông nghiệp tăng hơn hai lần khi các đầu vào tăng gấp đôi, ta có hiệu suất tăng dần theo quy mô. Điều này xảy ra do quy mô lớn, hộ nông dân hay các trang trại cho phép chuyên môn hóa các công đoạn của quá trình sản xuất và ứng dụng máy móc, công nghệ. Nếu sản lượng có thể tăng gấp đôi khi các đầu vào tăng gấp đôi, ta có hiệu suất không đổi theo quy mô. Với hiệu suất không đổi theo quy mô, quy mô sản xuất không ảnh hưởng đến năng suất của các yếu tố đầu vào. Năng suất trung bình và năng su ất biên của các đầu vào là không thay đổi. Một vấn đề nữa là hiệu suất giảm dần theo quy mô. Cùng với áp lực dân số ngày một gia tăng, sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ cũng như đô th ị hóa đã làm qu ỹ đất ngày một giảm. Sự sụt giảm diện tích đất canh tác, đặc biệt ở các nước đang phát triển đã trở thành nhân tố cản trở sự tăng trưởng nông nghiệp một cách bền vững ở các quốc gia này. Điều này chính là khởi 10
  14. đầu cho nghiên cứu về đất đai, David Ricardo trong tác phẩm “Các nguyên tắc của kinh tế chính trị và thuế khóa” năm 1817 đã chỉ ra quy luật lợi tức giảm dần trong nông nghiệp do đất đai là yếu tố sản xuất cố định. Theo Ricardo, để tăng quy mô sản xuất cần phải sử dụng đất đai ngày càng xấu hơn, dẫn đến chi phí sản xuất ngày một gia tăng. Những dự báo về giới hạn của tăng trưởng nông nghiệp của Ricardo và cách giải quyết lao động dư thừa ở khu vực nông thôn của nhiều nhà kinh tế cổ điển khác đã không thấy được vai trò của khoa học công nghệ tạo ra cuộc cách mạng về năng suất trong nông nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy được tầm quan trọng trong việc duy trì ổn định quỹ đất sản xuất nông nghiệp nếu như muốn duy trì mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực. Các lý thuyết về đất đai phần lớn tập trung vào giải quyết mối quan hệ giữa quy mô ruộng đất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp hay năng suất trong sản xuất nông nghiệp. Thirlwall (2006) đã khẳng định rằng năng suất trong nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của tỷ lệ giữa đất đai và lao động. Năng suất thấp gắn liền với mật độ dân số cao và tỷ lệ lao động trên đất đai cao. Trong trường hợp này, năng suất có thể cải thiện khi có sự bổ sung vốn phù hợp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp năng suất thấp do tỷ lệ đất đai trên lao động cao, giải pháp cho trường hợp này là bổ sung tỷ lệ lao động phù hợp. Như vậy có thể thấy, hệ thống tổ chức và canh tác đất là những nhân tố quan trọng trong việc cải thiện năng suất ở các nước đang phát triển. Cơ cấu nông nghiệp nông thôn có sự khác biệt giữa các nước, phần lớn là lý do lịch sử, nhưng cơ cấu này có đặc điểm chung là cản trở sự tăng trưởng của năng suất. Ở nhiều nước, quy mô ruộng lại quá nhỏ và manh mún. Điều này có thể thấy rõ ở khu vực Châu Á, với mật độ dân số cao, diện tích đất được chia nhỏ, khi quy mô gia đình tăng lên, đ ất đai tiếp tục được phân chia và dẫn tới một cơ cấu đất không hiệu quả. Ngược lại với Châu Á, các nước ở khu vực Châu Mỹ La tinh đất đai lại quá tập trung. Các trang trại lớn được sở hữu bởi một nhóm nhỏ các gia đình giàu có. Ở Braxin, 90% diện tích đất được sở hữu bởi 15% dân số. Trong trường hợp này, đất đai cũng được sử dụng kém hiệu quả và lãng phí. 11
  15. Hiện nay, mối quan hệ giữa tập trung ruộng đất và năng suất đang còn nhi ều trang cãi. Tập trung ruộng đất thành các trang trại lớn sẽ tạo ra hiệu suất nhờ quy mô và thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp. Quy mô lớn sẽ tạo điều kiện để áp dụng cơ giới hóa vào trong nông nghiệp và tăng hiệu quả [44, 47]. Các nghiên cứu này chỉ ra rằng khi tiền lương ở khu vực phi nông nghiệp tăng lên, lao động sẽ chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, quá trình này cũng tác động làm tăng tiền lương ở khu vực nông nghiệp và tạo ra động lực cũng như cơ hội để các trang trại còn lại mở rộng diện tích đất canh tác. Hayami (1988) khi nghiên cứu về nông nghiệp qua ba thập kỷ đã cho thấy lợi tức tăng dần trong nông nghiệp sẽ xảy ra khi phát triển kinh tế đạt đến một giai đoạn mà tỷ lệ tiền lương thực tế tăng mạnh. Nghiên cứu cho thấy các tác động của hiệu suất nhờ quy mô là có ý nghĩa ngay cả khi ảnh hưởng của thị trường lao động liên ngành lớn hơn so với ảnh hưởng của tập trung ruộng đất. Kết quả này cho thấy các nước đang phát triển không cần phải phải lo ngại về cơ chế gây ra phân phối đất đai một cách thiếu công bằng nếu như thị trường không bị bóp méo một cách quá mức. Theo báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (2008), năng suất trên một diện tích đất phân bổ theo mùa có thể cao hơn đối với các nông trại lớn có xu hướng sử dụng phân bón và các nguyên liệu đầu vào nhiều hơn. Khoảng cách về năng suất của các nông trại lớn so với các nông trại nhỏ có thể tăng do thị trường bảo hiểm và tín dụng không hoàn thiện cản trở các tiểu nông áp dụng kỹ thuật sản xuất cần nhiều vốn hay các sản phẩm có giá trị cao. Các nước Châu Âu đã có chủ trương hình thành các trang trại sản xuất lớn để tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa. Người nông dân bị đẩy ra khỏi khu vực nông thôn và trở thành công nhân. Ở đây, vai trò của khu vực phi nông nghiệp là rất lớn trong việc thu hút lượng lớn lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Hà Lan là một nước có nền nông nghiệp phát triển. Chính phủ luôn khuyến khích mở rộng các trang trại và do một gia đình làm ch ủ. Các trang trại được tạo điều kiện để tập trung đất đai, lao động dôi ra được chính phủ trợ cấp để chuyển sang các lĩnh vực khác. Giới hạn hợp lý cho việc mở rộng quy mô là mức độ lao động toàn thời gian trong 12
  16. các trang trại. Thêm vào đó, quá trình t ập trung đất sản xuất sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng tạo cơ hội giải phóng lao động khỏi khu vực nông nghiệp và sự phát triển của thị trường đất đai cũng như các th ể chế liên quan đến đất. Về mối quan hệ giữa quy mô ruộng đất và năng suất ở các nước đang phát triển, đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về sự tác động của quy mô trang trại lớn đối với năng suất nông nghiệp. Kawagoe, Hayami và Ruttan (1985) khi ước lượng hàm sản xuất nông nghiệp dựa trên số liệu của các nước đang phát triển đã cho thấy hiệu suất không đổi theo quy mô là phổ biến ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, có rất nhiều nghiên cứu lại chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ruộng đất và năng suất, tức là sản lượng trung bình sẽ giảm khi quy mô đất tăng [31, 24, 25]. Các nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là do yếu tố chất lượng đất không được quan sát trong quá trình ước lượng. Lamb (2003) cũng đã b ổ sung nghiên cứu khi cho rằng mối quan hệ nghịch đảo này là do sự kết hợp giữa yếu tố chất lượng đất, sự không hoàn hảo của thị trường và sai số đo lường về biến quy mô đất. Tương tự như vậy, Ellis (1993) lại cho rằng tập trung ruộng đất sẽ dẫn đến năng suất đất giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do người nông dân nhỏ phải chịu chi phí cơ hội lao động thấp hơn và giá đất cao hơn. Do vậy họ sử dụng đất một cách tối ưu và tạo ra năng suất cao. Ngược lại, các trang trại lớn do đất sử dụng lớn nên năng suất đất có xu hướng thấp. Bên cạnh đó, các trang trại lớn đòi hỏi tiếp cận với nguồn tín dụng và nguồn cung cấp đầu vào lớn hơn, cộng với việc quản lý và giám sát khó khăn hơn. Vì vậy, những thị trường không hoàn hảo thường đem lại cho các trang trại lớn sự thay thế vốn tư bản cho lao động. Đối với các nước đang phát triển, đất đai và vốn thường khan hiếm trong khi lao động lại dồi dào, do đó một mô hình phân phối nguồn lực như vậy thường dẫn đến không hiệu quả về mặt xã hội. Như vậy, một trong những thách thức lớn nhất trong việc giải bài toán tăng trưởng nông nghiệp của các nước mà tình trạng manh mún đất đang diễn ra đó chính là đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất. Vấn đề này đang vấp phải một nền nông nghiệp mà sản xuất bởi "đám đông" chứ không phải là sản xuất hàng loạt. Nếu nông nghiệp muốn theo kịp sự tăng trưởng của các ngành khác, nó 13
  17. sẽ phải tác động tới phần còn lại của nền kinh tế. Điều này có nghĩa là, n ếu muốn có quy mô ruộng đất lớn hơn, cần phải đẩy lao động thoát khỏi khu vực nông nghiệp. Xét về mặt chính trị thì đây là bài toán khó và chưa có l ời giải. 1.3. Tích tụ và tập trung đất đai Với tư cách là một tư liệu sản xuất, đất đai thường có sự vận động về mặt sở hữu và qua nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Sự khác nhau cơ bản của các chế độ sở hữu đất đai là các quan hệ sở hữu về đất đai. Từ những đặc thù mang tính khách quan, nó đặt ra yêu cầu mở rộng phương thức xử lý các quan hệ đất đai như mua bán, cho thuê, thừa kế hay thế chấp. Thực hiện các yêu cầu đó sẽ làm cho quá trình tập trung đất đai được đẩy nhanh, quá trình sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp có điều kiện để phát triển. Quá trình tập trung đất đai như vậy về cơ bản sẽ không dựa trên cơ sở tước đoạt và bần cùng hóa người nông dân, mà trên cơ sở phân hóa kinh tế, phân công lao động xã hội của các hộ nông dân. Như vậy, những đặc thù mang tính quy luật là cơ sở khách quan để thực hiện các điều tiết vĩ mô đối với đất đai và lao động nhằm tạo hành lang pháp lý cho chế độ sở hữu, quản lý và khai thác đất đai có hiệu quả với mục tiêu đưa đất đai tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đối với nông nghiệp, quá trình tập trung đất đai hay tăng quy mô kinh doanh của các chủ thể nông nghiệp là vấn đề có tính quy luật. Nó diễn ra với quy mô và tốc độ khác nhau tùy vào từng nước. Quá trình này làm thay đổi tương quan giữa lao động và đất đai trong sản xuất nông nghiệp theo các giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử. Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau liên quan đến tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp, nhưng tất cả đều có những điểm chung, đó chính là: i) tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ khắc phục được tình trạng manh mún đất đai khi làm giảm số mảnh và tăng quy mô diện tích canh tác của hộ gia đình; ii) Ho ạt động tích tụ không thể tách rời với thị trường đất đai mà cụ thể bao gồm thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất và thị trường thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhưng tích tụ và tập trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hướng tới sản xuất hàng 14
  18. hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tượng tạm thời trong quá trình phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [27]. Tập trung ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của các quốc gia, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á, nơi mà sản xuất nông nghiệp tồn tại dưới hình thức quy mô nhỏ là phổ biến. Với chủ trương phân chia ruộng đất để đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề dân số ở khu vực nông thôn tăng nhanh đã khiến cho ruộng đất canh tác ngày càng manh mún. Bentley (1987) và Blarel (1992) chỉ ra rằng tình trạng manh mún đất đai sẽ làm phát sinh nhiều chi phí và gây ra tình trạng mất đất, lãng phí đất do có nhiều bờ vùng và bờ thửa gây ra. Chính vì vậy, tích tụ và tập trung ruộng đất được xem là một trong những công cụ hiệu quả cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Theo FAO (2003), tích tụ và tập trung đất đai sẽ hỗ trợ hình thành một nền sản xuất nông nghiệp cạnh tranh trên cơ sở phát huy được lợi thế về quy mô và khắc phục hạn chế do tình trạng manh mún gây ra. Kết quả này có được trên cơ sở khả năng tăng cường cơ giới hóa trong nông nghiệp, mở rộng diện tích đồng thời giảm thiểu tình trạng lãng phí đất, qua đó nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp. Trên phạm vi toàn xã hội, thì tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ góp phần làm giảm chi phí xã hội. Nó sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn như đường và hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang tính thương mại, đồng thời các chính sách nông nghiệp của vùng cũng đư ợc thực hiện một cách dễ dàng hơn. Việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung sẽ giúp bảo vệ diện tích đất nông nghiệp được tốt hơn trước sự bùng nổ của công nghiệp và đô thị hóa. Sự mở rộng của tích tụ đất đai sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn theo hướng phân công lại lao động trong nông nghiệp. Ngoài ra, FAO (2003) và Bentley (1987) còn cho rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất còn góp phần cải thiện chất lượng đất và giảm tình trạng sói mòn và suy thoái đất đai. 15
  19. Mặc dù tích tụ và tập trung ruộng đất có vai trò mà không thể phủ nhận, nhưng việc thực hiện lại có rất nhiều thách thức cần phải vượt qua. Đó chính là việc đảm bảo ổn định và công bằng xã hội ở khu vực nông thôn khi nó đòi h ỏi giải phóng một lượng lớn lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Xu hướng phân tầng ở khu vực nông thôn chắc chắn là không tránh khỏi với tình trạng bất bình đẳng về đất ngày một lớn, nhất là ở các nước mà thị trường đất đai phát triển. Vấn đề này ngày càng lộ rõ đối với các nước mà sản xuất nông nghiệp được thực hiện bởi "đám đông" chứ không phải bởi sản xuất hàng loạt. Chính vì vậy, vấn đề tích tụ sẽ trở thành vấn đề chính trị và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả đang là thách thức lớn mà nhiều nước phải đối mặt. 1.4. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới Kinh nghiệm của nhiều nước thành công trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa cho thấy, sự thay đổi về quyền tài sản đất kết hợp với di cư khỏi nông thôn có quy mô lớn sẽ tạo ra một làn sóng thay đổi và tái cơ cấu nông thôn như nhiều nước công nghiệp đã trải qua [18]. Khu vực nông thôn trở thành nơi cung cấp lao động cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, đô thị hóa nhanh đã thu hút một lượng lớn lao động nhập cư vào thành phố và tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm nông nghiệp tích tụ được nhiều đất, hình thành các trang trại lớn, qua đó có thể áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất và tăng năng suất nông nghiệp. Khu vực Châu Á vào những năm 1960 được đặc trưng bởi quy mô sản xuất nhỏ. Quy mô này khá hiệu quả do sử dụng được lao động gia đình và kiểm soát được sản xuất. Tuy nhiên, quy mô nhỏ đã hạn chế phát triển của cơ giới hóa và áp dụng công nghệ mới. Vào những năm 1970 và 1980, một số nước có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã thúc đ ẩy việc tăng quy mô trang trại thông qua thu hút một lượng lớn lao động ở khu vực nông thôn. Giá đất ở nông thôn ngày càng có xu hướng tăng cao và nông dân dần dần sống chủ yếu bằng thu nhập phi nông nghiệp, khả năng tiếp cận đến đất nông nghiệp là hạn chế. Đây chính là cái "bẫy quy mô sản xuất nhỏ" mà một số nước ở Châu Á phải đối mặt. Công nghiệp sử dụng nhiều lao động đã xung đ ột với phương thức sản xuất sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông 16
  20. thôn. Sự cải thiện năng suất trong công nghiệp đã hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa đã làm gia tăng đáng kể quy mô trang trại thông qua nới lỏng các ràng buộc về lao động [36]. Ngược lại với khu vực Châu Á, hệ thống đồn điền sản xuất hàng hóa lớn phát triển mạnh ở khu vực Châu Mỹ La tinh. Hệ thống này tồn tại và được tiếp quản từ thời kỳ thực dân. Với quy mô sản xuất lớn, các quốc gia trong vùng đã có điều kiện áp dụng máy móc và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đất nông nghiệp bị tập trung quá mức đã gây ra tình trạng phân hóa xã hội một cách sâu sắc và bất ổn ở khu vực nông thôn. Luận văn sẽ giới thiệu kinh nghiệm của một số nước ở Châu Á trong việc giải bài toán quy mô đất đai, qua đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thực hiện các chính sách liên quan đến tập trung ruộng đất. 1.4.1. Nhật Bản Nông dân Nhật Bản thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, cũng như ở các nước trồng lúa nước khác, chủ yếu đi làm thuê cho địa chủ vì không có hoặc có rất ít đất. Là nước đi tiên phong trong nhóm ba nước có điều kiện tự nhiên khá giống nhau trong khu vực gió mùa là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan. Từ năm 1946 đến năm 1950, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất, trong đó các địa chủ có nhiều hơn 1 ha đất và các địa chủ vắng mặt/địa chủ bỏ đất trống bị bắt buộc phải bán đất cho nhà nước, đất này lại được bán lại cho nông dân. Nhà nước trao quyền sở hữu cho chủ đất, đặt ra giá thuê đất ở mức rất thấp, bảo vệ nông dân không bị chủ đất đòi lại đất, và đặt ra mức hạn điền là 3 ha cho mỗi hộ. Các biện pháp này đẩy mạnh sản xuất nhưng lại tạo ra tình trạng manh mún đất đai. Ở thời điểm năm 1956, một hộ nông trung bình có từ 0,8 đến 1 ha2 đất bao gồm từ 10 đến 20 mảnh nhỏ, mỗi mảnh rộng khoảng 0,06 ha, và khoảng cách trung bình giữa 2 Các số liệu về diện tích quy mô đất của Nhật Bản không tính đến Hokkaido do đảo này không thuộc khu vực gió mùa và các trang trại vùng này có diện tích lớn hơn nhiều và ít manh mún hơn. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1