Luận văn Thạc sĩ Khoa học Trái đất: Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích các dạng địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch; đánh giá mức độ khai thác tài nguyên địa hình trong phát triển du lịch hiện nay ở cao nguyên đá. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Trái đất: Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỊA HÌNH CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÝ THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐỊA HÌNH CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN Mã số: 60 44 02 17 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VIẾT KHANH THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết quả nghiên cứu trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công trình nào. Nguồn tài liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu đã được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý và đúng sự thật. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Tác giả luận văn Lý Thị Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN i http://www.lrc.tnu.edu.vn
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo trong trường Đại học sư phạm, các cán bộ cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.Tôi xin chân thành cảm ơn tới. 1. Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Viết Khanh. Cùng các thầy cô giáo trong khoa Địa lý, Phòng đào tạo Sau đại học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. 2. UBND tỉnh Hà Giang, UBND các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. 3. Sở văn hóa thông tin - thể thao và du lịch tỉnh Hà Giang. 4. Ban quản lý Cao nguyên đá Đồng Văn. 5. Cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. Vì điều kiện thời gian cũng như khả năng bản thân tôi còn nhiều hạn chế nhất định nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học cũng như bạn bè đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015 Học Viên Lý Thị Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN ii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ..........................................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lí do lựa chọn đề tài ........................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 3 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 4 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5 8. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ............................................................................ 9 1.1. Các khái niệm địa hình ................................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm địa hình ................................................................................ 9 1.1.2. Khái niệm hình thái địa hình ................................................................. 9 1.1.3. Khái niệm nguồn gốc địa hình ............................................................ 10 1.1.4. Khái niệm tuổi địa hình ....................................................................... 11 1.2. Một số điểm phương pháp luận của việc nghiên cứu địa hình ................... 12 1.3. Khái niệm về các dạng địa hình ................................................................. 14 1.3.1. Địa hình miền núi ................................................................................ 14 1.3.2. Địa hình karst....................................................................................... 16 1.3.3. Địa hình đứt gãy kiến tạo .................................................................... 18 1.3.4. Địa hình xâm thực - bào mòn .............................................................. 19 1.3.5. Địa hình tích tụ .................................................................................... 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iii http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 1.3.6. Nguyên tắc phân loại địa hình ............................................................. 20 1.4. Khái niệm du lịch ....................................................................................... 22 1.4.1. Định nghĩa du lịch ............................................................................... 22 1.4.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................... 23 1.4.3. Các loại hình du lịch ............................................................................ 23 1.4.4. Nguyên tắc phân loại du lịch theo các thành phần tự nhiên ................ 24 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH KHU VỰC CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN ...................................................................................................... 25 2.1. Khái quát chung .......................................................................................... 25 2.1.1. Khái quát về tỉnh Hà Giang ................................................................. 25 2.1.2. Khái quát về khu vực cao nguyên đá................................................... 26 2.2. Lịch sử phát triển địa chất, địa hình ........................................................... 30 2.2.1. Lịch sử địa chất.................................................................................... 30 2.2.2. Lịch sử phát triển địa hình ................................................................... 31 2.3. Các yếu tố hình thành địa hình khu vực Cao Nguyên Đá .......................... 32 2.3.1. Yếu tố nội sinh..................................................................................... 32 2.3.2.Yếu tố ngoại sinh .................................................................................. 33 2.3.3. Yếu tố nhân sinh .................................................................................. 35 2.4. Đặc điểm địa hình khu vực ......................................................................... 36 2.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................... 36 2.4.2. Độ cao và hướng địa hình.................................................................... 37 2.5. Các dạng địa hình trên Cao Nguyên Đá ..................................................... 37 2.5.1. Địa hình nguồn gốc đứt gãy kiến tạo .................................................. 37 2.5.2. Địa hình bóc mòn ................................................................................ 38 2.5.3. Địa hình karst....................................................................................... 40 2.5.4. Địa hình tích tụ .................................................................................... 44 2.5.5. Các dạng địa hình đặc biệt, đánh giá những tài nguyên địa hình trong phát triển du lịch....................................................................................... 46 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 2.6. Đánh giá các dạng địa hình trên cao nguyên đá đối với việc phát triển du lịch ........................................................................................................ 53 2.6.1. Vị trí khu vực Cao Nguyên Đá đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang ..................................................................................................... 53 2.6.2. Tiềm năng của địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn đối với phát triển du lịch ................................................................................................ 54 2.6.3. Đánh giá các dạng địa hình đặc biệt trong phát triển du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn................................................................................... 55 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN ........................................... 57 3.1. Định hướng phát triển chung ...................................................................... 57 3.2. Định hướng phát triển du lịch cụ thể .......................................................... 57 3.3. Quy hoạch phát triển các khu du lịch ......................................................... 59 3.4. Một số giải pháp phát triển du lịch theo các dạng địa hình, kết hợp với tài nguyên du lịch khác................................................................................ 62 3.5. Quy hoạch phát triển du lịch dựa trên các dạng địa hình kết hợp với du lịch địa chất, sinh thái và du lịch văn hóa .................................................... 64 3.6. Kiến nghị và giải pháp phát triển bền vững ............................................... 65 3.7. Giải pháp về đào tạo cán bộ quản lý và hướng dẫn viên du lịch................ 68 3.8. Giải pháp cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật ............................................... 70 KẾT LUẬN....................................................................................................... 72 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNĐ : Cao nguyên đá ĐB : Đông Bắc ĐCKS : Địa chất khoáng sản TB - ĐN : Tây Bắc - Đông Nam TB : Tây Bắc UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch .................................................... 23 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang ................................................... 25a Hình 2.2. Bản đồ địa hình cao nguyên đá Đồng Văn ...................................... 37a Hình 3.1. Bản đồ tuyến, điểm du lịch .............................................................. 64a Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
- MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài Trong sự phát triển kinh tế xã hội, địa hình có vai trò rất quan trọng. Địa hình là một hợp phần tự nhiên là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, Trong đó một số dạng địa hình có ý nghĩa phát triển du lịch, nhất là các cảnh quan. Khu vực cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang, với nhiều di sản địa chất, địa mạo được UNESCO công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào tháng 10/2010, đây là Công viên địa chất duy nhất của Việt Nam và thứ hai của Đông nam Á. Vì vậy việc nghiên cứu địa hình ở đây rất quan trọng, giúp cho việc định hướng phát triển các loại hình du lịch và khai thác các giá trị di sản, danh thắng địa chất, địa hình nhằm phát triển kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương một cách bền vững. Khu vực cao nguyên đá Đồng Văn bao gồm bốn huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ với diện tích lên đến 2368,6km2, là nơi địa đầu của tổ quốc với hơn 100km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng đối với an ninh quốc phòng và sự bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Nơi đây, hiện có điều kiện sinh sống hết sức khó khăn do phần lớn diện tích là vùng núi đá có độ cao trên 1000m so với mực nước biển, giao thông đi lại hết sức khó khăn và nguy hiểm. Đặc biệt vùng này cực kỳ thiếu đất và thiếu nước,rất khó khăn cho canh tác nông nghiệp và đời sống sinh hoạt. Người dân khu vực cao nguyên đá đang phải sống trong cảnh nghèo khổ nên việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, văn hoá dân tộc, trong đó có địa hình định hướng cho phát triển du lịch là rất cần thiết, nhằm nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội cho khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Nghiên cứu khu vực này nhằm phát hiện và khai thác bền vững các dạng địa hình đặc biệt, các cảnh quan tự nhiên, góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch, giao lưu văn hóa và trao đổi khoa học đối với cộng đồng quốc tế, từ đó khẳng định vị thế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 1 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Do yêu cầu trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia khu vực biên giới phía bắc, việc phát triển kinh tế thông qua khai thác phát triển du lịch khu vực công viên địa chất toàn cầu là cầu nối liên kết kinh tế trong mối liên hệ giữa vùng Tây bắc và Đông Bắc Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu, Phân tích các dạng địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch; đánh giá mức độ khai thác tài nguyên địa hình trong phát triển du lịch hiện nay ở cao nguyên đá. Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị các định hướng, quy hoạch và xây dựng các khu du lịch đặc trưng và độc đáo theo từng nhóm địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực cao nguyên đá tỉnh Hà Giang. Đánh giá và làm rõ vai trò của địa hình đối với sự phát triển kinh tế xã hội và du lịch. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của địa hình, đánh giá hiện trạng của từng loại địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn. Tiếp cận và tìm hiểu về các dạng địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn, nguồn gốc hình thành các dạng địa hình. Khảo sát thực tế, khám phá những dạng địa hình độc đáo để từ đó đánh giá, xác định phát triển các loại hình du lịch. Trên cơ sở địa hình có thể xây dựng các bản đồ quy hoạch và phát triển du lịch khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Đề xuất phát triển các loại hình du lịch kết hợp dựa trên cơ sở địa hình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các dạng địa hình ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 2 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Phạm vi nghiên cứu: khu vực cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Bao gồm các xã cụ thể như sau: Huyện Quản Bạ gồm các xã ( thị trấn Tam Sơn, Thái An, Lùng Tám, Đông Hà, Quản Bạ, Quyết Tiến, Cán tỷ, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả ván). Huyện Yên Minh gồm các xã ( thị trấn Yên Minh, Thắng Mố, Phú Lũng, sủng Tráng, Bạch Đích, Na Khê, Sủng Thài, Hữu Vinh, Lao Và Chải, Mậu Duệ, Đông Minh, Mậu Long, Ngam La, Ngọc Long, Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Già, Du Tiến). Huyện Đồng Văn gồm ( thị trấn Đồng Văn, thị trấn Phó Bảng, xã Hồ Quáng Phìn, Lũng Cú, Lũng Phìn, Lũng Táo, Lũng Thầu, Ma Lé, Phố Cáo, Phố Là, Sà Phìn, Sảng Tủng, Sính Lủng, Sủng Là, Sủng Trái, Tả Lủng, Tả Phìn, Thài Phìn Tủng, Vần Chải). Huyện Mèo Vạc gồm ( thị trấn Mèo Vạc, xã Cán chu phìn, Giàng Chu Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Pù, Nậm Ban, Niêm Sơn, Pả Ví, Sủng Máng, Sủng Trà, Tả Lủng, Tát Ngà, Thượng Phùng, Xín Cái, Niêm Tòng). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc thực hiện đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn khi phân tích một cách hệ thống giữa cấu trúc địa hình, sự phát triển của địa hình và hình thái địa hình nhằm ứng dụng cho phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung ở khu vực nghiên cứu. Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào tháng 10/ 2010, điều này đã tạo cho cao nguyên đá Đồng Văn hội tụ đủ các yếu tố để trở thành một điểm du lịch đặc sắc của tỉnh Hà Giang và của khu vực Đông Nam Á. Khu vực cao nguyên đá có diện mạo địa hình, điều kiện địa chất phong phú và độc đáo cùng với bản sắc văn hóa các dân tộc đặc sắc và ấn tượng là tiền đề để phát triển du lịch. Để thu hút du lịch và sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn thì việc nghiên cứu tài nguyên tự nhiên - tài cần thiết. Xuất phát từ lý do trên em đã chọn đề tài “ Nghiên cứu địa hình cao nguyên đá Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ phát triển du lịch” là lựa chọn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 3 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6.1. Trên thế giới Địa hình là bộ phận rất quan trọng của bề mặt trái đất. Từ nửa đầu thế kỉ 19 trở về trước những tài liệu về địa hình mặt đất chỉ được thu thập một cách “nhân tiện” trong khi tiến hành các công trình nghiên cứu địa lý, địa chất, sinh vật học và thổ nhưỡng. Nhưng đó mới chỉ là những tài liệu mang tính mô tả, phần nhiều mới chỉ dừng lại ở mức trả lời câu hỏi “hiện tại thế nào”, và còn bỏ lửng việc giải đáp các câu hỏi “tại sao” “sẽ thế nào”... Thời đó các nhà địa lý còn xa lạ với tư tưởng về sự phát triển có tính quy luật của các dạng địa hình. Do vậy bộ môn khoa học địa mạo chuyên nghiên cứu về địa hình trái đất chưa phát triển. Chỉ sau khi xuất hiện những công trình nghiên cứu tổng quát nổi tiếng của các nhà địa lý và địa chất như Powell, Gilbert, Davis, Richthofen, A.penck, cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, khoa học địa mạo bộ môn nghiên cứu về địa hình mới được hình thành và phát triển cho đến ngày nay. Đây là bộ môn không những nghiên cứu những quy luật biến đổi hiện tại mà cả quá khứ cũng như hướng phát triển của địa hình trong tương lai. 6.2.Việt Nam Từ lâu các nhà địa chất người pháp đã đến vùng cao nguyên đá Đồng Văn nghiên cứu về cổ sinh, địa tầng và cấu trúc địa chất. Trong đó có G.zenin (1907) là người đầu tiên phát hiện ra cấu trúc địa chất vòng cung Đông Bắc Bắc Bộ, tiếp theo là J.deparat (1916) với các công trình địa chất về vùng thượng du Bắc Bộ và Hà Giang. Trong thời kì 1941-1952 J. Fomaget và E.saurin đã xây dựng bản đồ địa chất đông dương, một số yếu tố về địa chất địa hình lãnh thổ được xác lập trong đó Hà Giang thuộc yếu tố thượng Bắc Bộ. Sau năm 1954 các nhà địa chất Việt Nam dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô E.A. Dovjikov (1959-1965) đã điều tra, khảo sát xây dựng bản đồ địa chất miền bắc Việt Nam và xếp khu vực Đồng Văn Hà Giang vào đới cấu tạo sông Hiến thuộc miền chuẩn uốn nếp đông Việt Nam. Đây là một miền võng sâu bao gồm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 4 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- nhiều hệ thống uốn nếp đứt gãy đã làm cho địa hình vùng cao nguyên đá Đồng Văn bị chia cắt phức tạp. Với nền địa chất phức tạp, khu vực cao nguyên đá Đồng Văn có địa hình karst rất phổ biến đặc biệt là các hệ thống hang động. Từ năm 2003 đến nay, viện khoa học địa chất và khoáng sản đã phối hợp với các nhà Hang động học của vương quốc Bỉ tiến hành khảo sát, nghiên cứu về Hang động trên khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Kết quả phát hiện tại Đồng Văn có 20 Hang, Mèo Vạc 37 Hang và 5 Hang ở Yên Minh. Độ cao lần lượt được phân chia thành ba bậc chính 150m, 350m và 950m. Ngoài ra ở Việt Nam còn có các công trình nghiên cứu khác về địa hình như Lê Bá Thảo, Vũ Tự Lập thể hiện trong cuốn Thiên Nhiên Việt Nam và qua bảng Hệ Thống Phân Vị Tự Nhiên Việt Nam.... 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7.1. Các quan điểm 7.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể toàn vẹn, tương đối ổn định và vận động theo quy luật tổng hợp. Mỗi hệ thống bao giờ cũng có một cấu trúc gồm nhiều thành tố, mỗi thành tố lại có những cấu trúc nhỏ hơn. Như vậy hệ thống nhỏ bao giờ cũng nằm trong hệ thống lớn hơn. Mỗi thành tố của hệ thống là một bộ phận độc lập, có chức năng riêng và luôn vận động theo quy luật của toàn hệ thống, đối với địa hình cũng vậy. Các dạng địa hình đều nằm trong một hệ thống nhất định, chi phối và tác động qua lại với nhau. 7.1.2. Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm rất quan trọng nhằm nghiên cứu một cách tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến địa hình khu vực cao nguyên đá Đồng Văn, nghiên cứu mối quan hệ tác động của các điều kiện tự nhiên, địa chất và sự biến động của chúng đối với địa hình ở cao nguyên đá Đồng Văn. Từ đó có thể đưa ra những định hướng và những giải pháp để phát triển du lịch theo từng dạng địa hình cụ thể trên cao nguyên đá Đồng Văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 5 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7.1.3. Quan điểm lịch sử Mỗi dạng địa hình đều có lịch sử phát triển khác nhau. khoảng thời gian hoạt động của một quá trình hình thành địa hình cũng khác nhau. Qua thời gian địa hình có thể bị biến đổi nhất định, hoặc cũng có thể được lặp lại nhưng với cường độ khác nhau và thời gian khác nhau. Và cũng có những dạng địa hình bị thay đổi hoàn toàn do các quá trình kiến tạo. Tuy nhiên dấu tích vẫn còn để lại trên bề mặt địa hình. Vì vậy qua nghiên cứu địa hình ta có thể biết được lịch sử phát triển của khu vực nghiên cứu trong quá khứ. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu Trên cơ sở đã có từ việc phân tích tổng hợp trong phòng ta tiến hành khảo sát thực địa, việc đi thực địa sẽ giúp thu thập những tài liệu về đặc điểm địa hình, xác định ranh giới giữa các dạng địa hình, hệ thống các dạng địa hình trong khu vực. Giúp phát hiện những chi tiết đặc trưng của địa hình bằng cách chụp ảnh hay đo đạc. Việc đi thực địa được tiến hành đồng thời với việc sử dụng các phương pháp phân tích chuyên ngành để thu được kết quả tốt nhất cho nội dung nghiên cứu. Thu thập tài liệu liên quan đến địa hình cao nguyên đá là vấn đề quan trọng đã được đặt ra ở đề tài, đây là bước đầu tiên xem xét trước khi triển khai công tác nghiên cứu điều tra thực địa, các tài liệu số liệu này giúp người thực hiện nhiệm vụ có những khái quát mang tính tổng quan về thực tế địa hình khu vực cần nghiên cứu để phục vụ cho phát triển du lịch. Đó là cơ sở định hướng nội dung về các bước tiến hành nghiên cứu. Các tài liệu thu thập từ các cơ sở ban ngành địa phương, các tài liệu lưu trữ ở các bộ ngành quản lý trung ương. Ngoài ra trong nghiên cứu điều tra thực địa việc thu thập thông tin từ địa phương, người dân địa phương về các dạng địa hình đặc biệt rất được coi trọng. Đây là những tư liệu quý giúp khám phá về sự đa dạng của địa hình trên cao nguyên đá Đồng Văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 6 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- 7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu địa mạo 7.2.2.1. Phương pháp trắc lượng hình thái Mục đích của phương pháp này là phân tích, định lượng địa hình bề mặt trái đất để góp phần giải quyết các vẫn đề nguồn gốc và động thái của nó trong đó có thể nghiên cứu hình thái địa hình về độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối, độ dốc, hướng sườn, độ chia cắt ngang và chia cắt sâu...kết quả sẽ giúp cho việc xác định được các dạng địa hình, các kiểu địa hình phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và du lịch. 7.2.2.2. Phương pháp địa mạo cấu trúc Phương pháp nhằm xác định mối liên hệ giữa địa hình với cấu trúc địa chất, về các mặt cấu trúc kiến tạo và thạch học. Tìm ra sự phụ thuộc của hình thái địa hình với các điều kiện cấu trúc và thạch học trên cơ sở hiện tượng xâm thực chọn lọc. Dựa vào phương pháp này có thể giúp phân biệt được các dạng địa hình qua nguồn gốc thành tạo đây cũng là chỉ tiêu để phân tích lịch sử phát triển của địa hình đang được nghiên cứu. 7.2.2.3. Phương pháp địa mạo động lực Phương pháp này được sử dụng để phát hiện sự biến đổi của địa hình tìm ra những động lực và quá trình tác động lên địa hình trong mối liên hệ với điều kiện cấu trúc địa chất, vận động kiến tạo và những điều kiện khí hậu hiện đại. Phương pháp này không những giúp giải thích mà còn dự báo được sự phát triển của địa hình. Với phương pháp này chúng ta có thể đoán được sự phát triển của địa hình trên khu vực nghiên cứu và đây cũng là cơ sở để xây dựng các loại hình du lịch phù hợp trong tương lai. Cùng với đó là định hướng bảo tồn những di sản địa hình hiện tại. 7.2.2.4. Phương pháp tân kiến tạo hình thái Đây là phương pháp nhằm giải thích các đặc điểm địa hình. Bằng mối quan hệ giữa địa hình với những biểu hiện của vận động tân kiến tạo. Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 7 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- pháp này được xây dựng trên cơ sở luận điểm cho rằng đại bộ phận địa hình mà ta thấy hiện nay đều được hình thành với vai trò chủ đạo của các vận động tân kiến tạo, nhất là đối với địa hình miền núi và các vùng sụt võng tân kiến tạo. Các vận động tân kiến tạo này dù nâng lên hay hạ xuống đều ảnh hưởng trực tiếp tới cường độ hoạt động của các quá trình ngoại sinh, do đó ảnh hưởng rất lớn tới đường nét và cách sắp xếp của các dạng địa hình. 7.2.2.5. Phương pháp bản đồ Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các bản đồ chuyên ngành có liên quan như: bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ kinh tế xã hội Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang trong quá trình nghiên cứu. để từ đó có thể áp dụng xây dựng bản đồ du lịch cho khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung đề tài bao gồm ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu địa hình phục vụ sự phát triển du lịch. Chương 2: Đặc điểm địa hình khu vực cao nguyên đá Đồng Văn. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch trên cao nguyên đá Đồng Văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 8 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐỊA HÌNH PHỤC VỤ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Các khái niệm địa hình 1.1.1. Khái niệm địa hình Theo Đào Đình Bắc “Địa hình là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong khoa học và đời sống để mô tả diện mạo bề mặt lớp vỏ cứng của trái đất. Nó là tập hợp của vô vàn những thể gồ ghề, lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những đường ranh giới ít nhiều rõ ràng, tức là tập hợp của các dạng địa hình”.[1] Dạng địa hình có thể là một khối nhô cao so với bề mặt nằm ngang gọi là địa hình dương, hoặc có thể lõm xuống gọi là địa hình âm. Mỗi dạng địa hình lại bao gồm những yếu tố thành phần, đó là bề mặt, các đường, các điểm đặc trưng. “Các dạng địa hình thường được sắp xếp, kết hợp với nhau theo những quy luật nhất định để tạo thành những đơn vị địa hình cấp cao hơn. Tập hợp các dạng địa hình liên kết với nhau một cách có quy luật, có quan hệ mật thiết với nhau về nguồn gốc phát sinh và cùng tồn tại trên một không gian mặt đất nhất định được gọi là kiểu địa hình”.[1] Nhiều kiểu địa hình có thể gộp với nhau theo những dấu hiệu giống nhau về nguồn gốc phát sinh và phát triển thành nhóm kiểu địa hình. Có hai nhóm kiểu địa hình chính được phân biệt theo cơ chế thành tạo, đó là nhóm kiểu địa hình bào mòn và nhóm kiểu địa hình tích tụ. Cũng có khi người ta nói đến nhóm kiểu địa hình nguyên thủy, nhưng chỉ là trên phương diện lý thuyết. Bởi vì nhóm địa hình này không tồn tại ở nguyên dạng mà đều bị các quá trình bóc mòn hoặc tích tụ cải biến ngay từ lúc mới xuất hiện. 1.1.2. Khái niệm hình thái địa hình Hình thái địa hình hay còn gọi là diện mạo bên ngoài, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc phân bố lại vật chất và các dạng năng lượng tự nhiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 9 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- trên bề mặt trái đất. Việc xác định các đặc trưng của hình thái địa hình là rất quan trọng bởi vì nó chi phối hoạt động của các quá trình thành tạo và cải biến địa hình, chúng quy định khả năng sử dụng địa hình cho những mục đích khác nhau, và nhiều khi phản ánh những thông tin quan trọng về địa chất, nhất là thạch học và kiến tạo. Người ta thường quan tâm đến hai loại thông tin về hình thái địa hình đó là: hình thái mô tả và hình thái trắc lượng. Hình thái mô tả trong thực tiễn người ta thường gọi tắt là hình thái địa hình, bao gồm các yếu tố địa mạo bên ngoài của địa hình như: độ cao ( độ cao tương đói và độ cao tuyệt đối), độ dốc, hình dạng bề mặt, cách sắp xếp và hình khối địa hình. “Hình thái trắc lượng bao gồm những thông tin định lượng về độ cao tương đối, độ cao tuyệt đối, độ chia cắt ngang, độ dài, độ dốc sườn và bề mặt, độ uốn khúc của các dòng sông... tất cả những thông tin dó được thể hiện dưới dạng chỉ số và hệ số”.[1] Ngoài ra ta còn gặp thuật ngữ tạo hình thái dùng để diễn tả sự thay đổi trong diện mạo địa hình để đối lập với trạng thái yên tĩnh, không biến đổi hoặc biến đổi đồng dạng với chính mình của các dạng địa hình. Đây là khái niệm được vận dụng nhiều trong địa mạo khí hậu và địa mạo thổ nhưỡng. 1.1.3. Khái niệm nguồn gốc địa hình Việc xác định nguồn gốc địa hình là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp của ngành địa mạo học. Và ngày nay địa mạo học hiện đại đã giải thích được quá trình phát sinh, phát triển và quy luật phân bố của phần lớn các dạng địa hình trên bề mặt trái đất. Từ các khối lớn nhất là các khối lục địa và đại dương, đến những dạng nhỏ hơn thậm chí là các vi địa hình. Để có được những thành tựu ấy là nhờ địa mạo học đã có phương pháp luận đúng đắn. Cũng coi mọi sự vật trong tự nhiên, các dạng địa hình cũng là những thành tạo có phát sinh, phát triển và cuối cùng thoái hóa để tạo ra những dạng địa hình khác. Và sự phát sinh, phát triển phức tạp này phụ thuộc chặt chẽ vào hai nhóm động lực chủ yếu đó là nội lực và ngoại lực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 10 http://www.lrc.tnu.edu.vn
- Tuy nhiên trong cơ chế thành tạo các dạng địa hình cỡ lớn, như các hệ thống núi, các miền đồng bằng rộng lớn, các lục địa và đại dương còn có những điều mang tính giả thuyết và trước đây chỉ dựa trên cơ sở học thuyết địa máng. Sau đó sự ra đời của thuyết kiến tạo mảng đã gợi ra những cách lý giải mới và ngày càng có sức thuyết phục hơn về nguồn gốc của các dạng địa hình cỡ hành tinh, như các lục địa, các đại dương và các vành đai núi... 1.1.4. Khái niệm tuổi địa hình Việc xác định tuổi địa hình cho phép ta khôi phục được lịch sử phát triển của địa hình, từ đó thấy được những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau mà địa hình đã trải qua. Nghĩa là giải thích được vấn đề cổ địa lý nói chung và cổ địa mạo nói riêng. “Tuổi của địa hình nào đó là khoảng thời gian, trong đó nó đã được hình thành và các dạng của nó vẫn còn giữ được những đường nét chính cho tới ngày nay. Như vậy, khi nói tuổi địa hình tức là muốn nói tới tuổi địa hình cổ mà bây giờ ta vẫn còn thấy được dạng tương đồng”.[1]. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì địa hình luôn luôn biến đổi do chịu tác động liên tục của các quá trình nội sinh và ngoại sinh. Còn những dạng địa hình đã biến đổi hoàn toàn thì nó đã trở thành dạng dịa hình khác và tuổi của dạng địa hình mới này cũng khác hẳn. Tuổi của địa hình có thể xác định bằng số năm gọi là tuổi tuyệt đối, nhờ phương pháp định lượng chất đồng vị phóng xạ trên cơ sở bán chu kỳ phân hủy của chất phóng xạ có trong thành phần nham thạch. Và khi không có diều kiện để xác định tuổi tuyệt đối trong một số trường hợp người ta có thể xác định tuổi tương đối giữa các bậc địa hình với nhau trên cơ sở quy luật chung. Bậc càng cao thì tuổi càng cổ hơn hoặc ngược lại tùy từng trường hợp cụ thể. Việc xác định tuổi địa hình đặc biệt khó khăn đối với các dạng địa hình bóc mòn, bởi vì ở đây bề mặt địa hình không trùng với bề mặt địa chất. Trong trường hợp này người ta phải xác định nó gián tiếp qua tuổi của trầm tích đồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN 11 http://www.lrc.tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 524 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 331 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 262 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn