Luận văn Thạc sĩ Khoa học và công nghệ: Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học và công nghệ: Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ HỒNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC CƠ QUAN TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp phần ngân sách nhà nƣớc) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHU ÊN NGÀNH CH NH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Hà Nội - 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ HỒNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA CÁC CƠ QUAN TRUNG ƢƠNG VÀ ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM (Nghiên cứu trƣờng hợp phần ngân sách nhà nƣớc) LUẬN VĂN THẠC SĨ CHU ÊN NGÀNH CH NH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÃ SỐ: 60.34.70 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Tạ Doãn Trịnh Chủ tịch Hội đồng Giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS. Mai Hà TS. Tạ Doãn Trịnh Hà Nội - 2015 2
- LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn khoa học của TS. Tạ Doãn Trịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, đã giúp đỡ tận tình về phương pháp, tài liệu và kinh nghiệm nghiên cứu. Thầy đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho tôi, đã cho tôi những định hướng nghiên cứu, những kiến thức chuyên môn và hơn hết là truyền cho tôi tinh thần tự giác trong học tập nghiên cứu và lòng đam mê khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu của Thầy. Tác giả cũng xin cảm ơn Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường - Văn phòng Quốc hội, gia đình và các bạn Lớp Cao học đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, chân thành về tất cả sự giúp đỡ này. Lê Hồng 3
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT ............................................................................................... 6 DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................................... 7 DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................................... 8 PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 9 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ .......................................................................................... 13 1.1. Cơ sở lý luận và đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ ................................ 13 1.1.1. Một số khái niệm về khoa học và công nghệ ........................................................ 13 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động khoa học và công nghệ .................................................. 14 1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ tài chính hoạt động khoa học và công nghệ.................... 15 1.2.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước ......................................................................... 15 1.2.2. Đặc điểm đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ ......................................... 17 1.3. Tổng quan về phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc ............................................. 19 1.3.1. Dự toán ngân sách nhà nước và yêu cầu lập dự toán ngân sách trung ương......... 19 1.3.2. Dự toán ngân sách nhà nước và yêu cầu lập dự toán ngân sách địa phương ........ 25 Tiểu kết Chƣơng I ............................................................................................................. 33 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2013 .............................................. 34 2.1. Thực trạng phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ của cơ quan trung ƣơng ........................................................................................................... 34 2.1.1. Sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ .................................... 34 2.1.2. Đối tượng được sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ .......... 35 2.1.3. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ....................... 39 2.1.4. Phân bổ ngân sách nhà nước ................................................................................. 42 2.1.5. Đề tài, dự án do các bộ, ngành thực hiện .............................................................. 43 2.1.6. Về thực hiện đầu tư cho khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp (Tập đoàn, Tổng công ty) của Nhà nước ................................................................................. 47 2.1.7. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho các Quỹ quốc gia trong lĩnh vực khoa học và công nghệ .................................................................................................................... 49 2.1.8. Hoạt động các phòng thí nghiệm trọng điểm ........................................................ 49 2.1.9. Hoạt động các khu công nghệ cao ......................................................................... 51 2.1.10. Tồn tại và hạn chế trong phân bổ ngân sách ....................................................... 52 2.2. Thực trạng phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ của địa phƣơng ......................................................................................................................... 54 2.2.1. Về các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ ................................................ 54 2.2.2. Việc sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ............................ 55 2.3. Đánh giá việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ƣơng, địa phƣơng ........................................................................ 56 2.3.1. Nhận xét chung tình hình sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ................................................................................................................................. 56 4
- 2.3.2. Những mặt được .................................................................................................... 58 2.3.3. Một số hạn chế, tồn tại .......................................................................................... 59 2.3.4. Những khó khăn vướng mắc trong công tác xây dựng kế hoạch và quản lý nguồn vốn đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ .......................................................... 66 Tiểu kết Chƣơng II ............................................................................................................ 69 CHƢƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ............................................. 70 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hƣớng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 ........................................................................................................... 70 3.2. Kinh nghiệm quản lý, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ ở một số nƣớc ........................................................................................................................ 73 3.2.1. Kinh nghiệm ở Mỹ ................................................................................................ 73 3.2.2. Kinh nghiệm ở Cộng hòa Liên bang Đức ............................................................. 76 3.2.3. Quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của Úc và New Zealand .................... 76 3.2.4. Chi nghiên cứu và phát triển theo nguồn cấp kinh phí và khu vực thực hiện ....... 81 3.3. Giải pháp về phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ 84 3.3.1. Giải pháp tăng nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ............................................................................................. 84 3.3.2. Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước phát triển khoa học và công nghệ......................................................................................................................... 85 3.3.3. Điều chỉnh cơ cấu chi giữa chi đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và chi sự nghiệp khoa học và công nghệ từ khối trung ương và địa phương ................................. 87 3.3.4. Đẩy mạnh việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp khoa học công lập ..................................................................................................................... 87 3.3.5. Hoàn thiện hệ thống các quỹ phát triển khoa học và công nghệ ........................... 88 3.3.6. Ưu tiên kinh phí dành cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia .......... 89 3.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng, động lực, giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của khoa học và công nghệ............ 89 3.3.8. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình việc sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ............................................................................. 90 3.3.9. Củng cố, tăng cường tiềm lực và phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ . 90 3.3.10. Các giải pháp có liên quan khác .......................................................................... 91 3.4. Giải pháp giám sát việc phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc cho khoa học và công nghệ ............................................................................................................................ 92 3.4.1. Về cơ quan giám sát phân bổ, sử dụng nguồn lực ................................................. 92 3.4.2. Về phân bổ nguồn lực............................................................................................ 92 Tiểu kết Chƣơng III .......................................................................................................... 94 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 95 KHU ẾN NGHỊ.................................................................................................................... 96 1. Đối với Quốc hội ............................................................................................................ 96 2. Đối với Chính phủ ......................................................................................................... 96 3. Đối với các bộ, ngành .................................................................................................... 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 98 5
- DANH MỤC CÁC VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và Công nghệ NC&PT Nghiên cứu và phát triển NSNN Ngân sách nhà nước NSTƯ Ngân sách trung ương NSĐP Ngân sách địa phương HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân PTNTĐ Phòng thí nghiệm trọng điểm GDP Tổng sản phẩm quốc nội UBTVQH Ủy ban thường vụ Quốc hội UBKH,CN&MT Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường UBTCNS Ủy ban Tài chính, ngân sách TC Tài chính KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư ĐTPT Đầu tư phát triển SNKH Sự nghiệp khoa học 6
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch KH&CN ................................................... 27 Hình 2.1. Ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ trong giai đoạn từ 2006-2013 ........................................................................................................... 41 Hình 2.2. Phân bổ NSNN cho KH&CN bình quân trong giai đoạn 2006-2013 .... 43 7
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt quá trình R&D (nghiên cứu và triển khai) ................................ 14 Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình phân bổ ngân sách KH&CN giai đoạn 2006-2013 39 Bảng 2.2. Cơ cấu chi cho KH&CN từ NSTU và NSĐP ......................................... 40 Bảng 2.3. Cơ cấu chi cho KH&CN giữa ĐTPT và SNKH ..................................... 40 Bảng 2.4. Cơ cấu chi đầu tư phát triển .................................................................... 40 Bảng 2.5. Cơ cấu chi sự nghiệp khoa học ............................................................... 41 Bảng 2.6. Cơ cấu chi của nhiệm vụ cấp nhà nước (tỷ đồng) .................................. 44 Bảng 2.7. Đề tài/dự án do một số bộ, ngành thực hiện năm 2011 .......................... 45 Bảng 3.1. Chi cho nghiên cứu và phát triển của một số nước/nền kinh tế theo nguồn cấp và khu vực thực hiện năm 2011 ............................................................. 82 Bảng 3.2. Tỷ lệ chi cho NC&PT quốc gia theo khu vực thực hiện của một số nước ASEAN và Việt Nam .............................................................................................. 83 8
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Khoa học và công nghệ (KH&CN) được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu và đã có nhiều văn kiện quan trọng của Đảng được ban hành định hướng cho phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII ngày 24 tháng 12 năm 1996 của Ban chấp hành trung ương Đảng về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011); Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI tháng 11 năm 2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, các văn bản pháp luật được ban hành tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KH&CN nước ta phát triển như: Hiến pháp 2001, Luật KH&CN, Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020; Luật chuyển giao công nghệ, Luật công nghệ cao, Luật sử hữu trí tuệ, Luật đầu tư, Luật Ngân sách nhà nước và mới đây là Hiến pháp năm 2013 và Luật khoa học và công nghệ được sửa đổi năm 2013. Chính vì vậy, hoạt động KH&CN trong những năm qua đã có những bước chuyển biến, đạt được một số tiến bộ và kết quả nhất định, đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang phát triển cho thấy đầu tư cho KH&CN là con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất cho phát triển của mỗi quốc gia. Mặt khác phát triển KH&CN nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế trí thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Theo đánh giá của một số chuyên gia, KH&CN đã đóng góp từ 10-30% giá trị gia tăng của sản phẩm. Do vậy, việc đầu tư cho KH&CN trở nên hết sức quan trọng. Ở nước ta, NSNN đầu tư cho KH&CN mỗi năm ở mức 2% NSNN. Tuy 9
- nhiên, việc đầu tư NSNN cho KH&CN trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều bất cập như còn dàn trải, không tập trung; thiếu những nghiên cứu mang tính đột phá trong sản xuất; tính ứng dụng của các nghiên cứu còn thấp hiệu quả chưa cao… Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam” là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN cho KH&CN, để KH&CN đóng góp thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở thực hiện luận văn này, người viết thực hiện nghiên cứu chính sách, pháp luật của Việt Nam về đầu tư cho KH&CN và phân bổ NSNN cho KH&CN nói chung, kinh nghiệm của thế giới; điều tra, phân tích và qua đó nêu một số kiến nghị cho việc hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng NSNN cho khoa học, công nghệ của các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu về phân bổ, sử dụng ngân sách KH&CN của các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan như: - Đề tài cấp bộ năm 2008-2009 của Chủ nhiệm đề tài Đặng Duy Thịnh về “Nghiên cứu đổi mới, cơ chế, chính sách tài chính của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN và hoạt động đổi mới công nghệ”; - Luận án Tiến sỹ quản lý hành chính công của Lê Toàn Thắng về “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay”; - Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của Bùi Mạnh Cường về “Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tại tỉnh Quảng Bình”. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ đề cập đến tài chính của Nhà nước nói chung, hoặc việc phân bổ NSNN trong phạm vi địa phương nên chưa thấy được tính tổng thể của việc đầu tư, phân bổ, sử dụng NSNN cho KH&CN trong phạm vi rộng để có kiến nghị điều chỉnh ở tầm vĩ mô, phục vụ cho việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho việc phân bổ, sử dụng NSNN cho KH&CN. Do 10
- vậy, trong phạm vi luận văn này, luận văn sẽ nghiên cứu về phân bổ, sử dụng NSNN cho KH&CN của các cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách KH&CN. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi một luận văn cao học, với khả năng cho phép, tác giả tập trung nghiên cứu về việc phân bổ, sử dụng NSNN cho KH&CN của một số cơ quan ở trung ương và địa phương ở Việt Nam trong thời gian từ 2006-2013. 5. Mẫu khảo sát - Các báo cáo của một số các cơ quan trung ương, địa phương có sử dụng NSNN. - Các báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Giải pháp nào cho việc hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách KH&CN ở Việt Nam? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước của các cơ quan trung ương, địa phương cho KH&CN trong tình hình hiện nay trên cơ sở bổ sung định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học; sửa đổi bổ sung các tiêu chí cụ thể để xác định nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước; hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN tại các Bộ, ngành. - Đổi mới cơ chế phân bổ, sử dụng ngân sách khoa học và công nghệ của các 11
- cơ quan trung ương và địa phương ở Việt Nam. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm, thu thập một số tài liệu về: Các vấn đề lý luận về khoa học và công nghệ, ngân sách nhà nước, giám sát; chủ trương, chính sách liên quan nội dung nghiên cứu; kết quả các chuyên đề nghiên cứu, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ công bố trên mạng internet, thư viện. - Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu về dự toán phân bổ và quyết toán ngân sách hằng năm cho lĩnh vực khoa học và công nghệ của cơ quan trung ương, địa phương. - Phương pháp dự báo. 9. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và các biểu số liệu, nội dung của Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về việc phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Chương 2. Thực trạng phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ trong giai đoạn 2006-2013 Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ 12
- CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1.1. Cơ sở lý luận và đặc điểm hoạt động khoa học và công nghệ 1.1.1. Một số khái niệm về khoa học và công nghệ - Hoạt động KH&CN1 là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN. - Nghiên cứu khoa học1 là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. - Nghiên cứu cơ bản1 là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy. - Nghiên cứu ứng dụng1 là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội. - Triển khai thực nghiệm1 là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu. - Sản xuất thử nghiệm1 là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. - Dịch vụ KH&CN1 là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Tổ chức KH&CN1 là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ KH&CN, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật. 13
- - Nhiệm vụ KH&CN1 là những vấn đề KH&CN cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển KH&CN. - Phát triển công nghệ1 là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới. - Phát triển công nghệ2, tiếng Anh gọi là “Technology Development”, bao gồm: “Phát triển công nghệ theo chiều rộng” - Extensive Development of Technology, còn gọi là “Diffusion of Technology” tức “Mở rộng công nghệ”; “Phát triển công nghệ theo chiều sâu” - Intensive Development of Technology, còn gọi là “Upgrading of Technology” tức “Nâng cấp công nghệ”. Bảng 1.1. Tóm tắt quá trình R&D (nghiên cứu và triển khai)3 R&D GIAI ĐOẠN KẾT QUẢ THU ĐƢỢC Nghiên cứu Phát hiện quy luật của đối tượng nghiên cứu. Làm ra cơ bản các lý thuyết. R Nghiên cứu Vận dụng lý thuyết để mô tả, giải thích hoặc tìm ra ứng dụng nguyên lý của các giải pháp (giải pháp công nghệ, giải pháp xã hội). 1. Làm ra các vật mẫu (Prototype). D Triển khai 2. Tạo ra công nghệ sản xuất sản phẩm theo mẫu mới (làm pilot). 3. Sản xuất thử nghiệm ở loạt đầu (Seri “0”). 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động khoa học và công nghệ 2 Hoạt động khoa học là dạng lao động trí tuệ, gồm tổng thể những hoạt động của con người nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật, quy luật diễn biến của các hiện tượng tự nhiên, xã hội... mà người nghiên cứu chưa hề biết. Lao động khoa học có các đặc thù như: Tính sáng tạo cao; tính tin cậy, tính thông tin; tính khách quan; tính rủi ro; tính kế thừa; tính cá nhân; tính phi kinh tế. Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm tòi những điều chưa biết, vì vậy quá trình nghiên cứu khoa học luôn là quá trình phải hướng tới những phát hiện mới hoặc sáng tạo mới. Trong nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại như cũ những 14
- phát hiện hoặc sáng tạo mà những người đi trước đã làm. Do vậy, tính mới là thuộc tính quan trọng số một của lao động khoa học. Một kết quả nghiên cứu đạt được nhờ một phương pháp nào đó phải có khả năng kiểm chứng nhiều lần do nhiều người khác nhau thực hiện trong những điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau đó là tính tin cậy. Sản phẩm của nghiên cứu khoa học được thể hiện dưới nhiều dạng có thể là một báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học song cũng có thể là một mẫu vật liệu mới, mẫu sản phẩm mới, mô hình thí điểm về một phương thức tổ chức sản xuất mới… tóm lại trong tất cả các trường hợp này, sản phẩm khoa học luôn mang đặc trưng thông tin. Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu chuẩn của người nghiên cứu khoa học. Tính mới của nghiên cứu khoa học đồng thời cũng quy định một thuộc tính quan trọng khác của nghiên cứu khoa học. Đó là tính rủi ro. Một nghiên cứu có thể thành công, có thể thất bại. 1.2. Cơ sở lý luận về đầu tƣ tài chính hoạt động khoa học và công nghệ 1.2.1. Khái niệm về ngân sách nhà nước - Ngân sách4 là kế hoạch tài chính của nhà nước và các cơ quan, xí nghiệp, dự toán và thực hiện các khoản thu nhập và các khoản chi tiêu cho hoạt động quản lý, đầu tư phát triển, kinh doanh hoặc sự nghiệp trong khoảng thời gian xác định (tháng, quý, năm...); Ngân sách5 là tổng số tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của nhà nước, của xí nghiệp, của một cá nhân; Ngân sách6 là tổng số nói chung tiền thu và chi trong một thời gian nhất định của nhà nước, của xí nghiệp hoặc của một cá nhân. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh thì Ngân sách7 là sổ tính toán các món chi và món thu của Chính phủ. - Ngân sách nhà nước4 là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Quốc hội) quyết định và thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. NSNN bao gồm NSTƯ và NSĐP. NSTƯ bộ phận chủ yếu của NSNN, bao gồm dự 15
- toán thu chi của Chính phủ, của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc, quỹ bảo hiểm xã hội và một số khoản khác do nhà nước quy định. NSTƯ có vị trí chủ yếu và giữ vai trò quyết định trong NSNN; tập trung một bộ phận lớn thu nhập quốc dân nhằm đảm bảo những nhu cầu có tính chất toàn quốc về xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, quản lý nhà nước. NSĐP dự toán và thực hiện các khoản thu chi ngân sách hằng năm của chính quyền địa phương theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Tác giả luận văn cơ bản tuân theo khái niệm pháp lý này. Ngân sách nhà nước8 là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN gồm NSTƯ và NSĐP. NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. - Phân bổ6 là chia hết cái phải đóng góp hoặc cái được hưởng ra cho mỗi người, mỗi đơn vị nhận một phần. - Kinh phí6 là khoản ngân sách mà cơ quan nhà nước cấp cho các đơn vị trực thuộc để chi vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế v.v. Kinh phí5 là khoản tiền cơ quan, nhà nước cấp để tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội. - Chi đầu tư phát triển9 là những khoản chi để giải quyết những nhiệm vụ có tính chất lâu dài của Nhà nước và hiệu quả không thể tính trong một thời gian ngắn. - Chi thường xuyên9 là những khoản chi cần thiết, không thể trì hoãn để duy trì các hoạt động luôn tồn tại trong nhu cầu chi tiêu của nhà nước. - Chi ngân sách nhà nước10 gồm: (1) Chi ĐTPT về: a) Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; b) Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước 16
- theo quy định của pháp luật; c) Chi bổ sung dự trữ nhà nước; d) Chi ĐTPT thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước; đ) Các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật. (2) Chi thường xuyên về: a) Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, KH&CN, các sự nghiệp xã hội khác; b) Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; c) Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; d) Hoạt động của các cơ quan nhà nước; đ) Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; e) Hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; g) Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; h) Phần chi thường xuyên thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án Nhà nước; i) Hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội; k) Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; l) Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; m) Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. (3) Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. (4) Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các Chính phủ và tổ chức ngoài nước. (5) Chi cho vay của ngân sách trung ương. (6) Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN. (7) Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định này. (8) Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. (9) Chi chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. 1.2.2. Đặc điểm đầu tư tài chính cho khoa học và công nghệ Đầu tư tài chính cho KH&CN không phải là cho “ăn ngay” mà là đầu tư cho lâu dài. Đầu tư tài chính cho KH&CN là đầu tư cho tương lai, do vậy Nhà nước có 17
- trách nhiệm đầu tư cho tương lai ngay cả khi không thể tính toán được hiệu quả tác động của KH&CN trong ngắn hạn. Hiệu quả sử dụng sử dụng ngân sách nhà nước cho KH&CN được nhìn nhận thông qua đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tổng sản phẩm quốc dân (GDP). Từ khái niệm về năng suất yếu tố tổng hợp (TFP), các yếu tố tác động tới TFP bao gồm chất lượng lao động, cơ cấu kinh tế, môi trường kinh doanh, chính sách và thể chế, và yếu tố của đổi mới, phát triển KH&CN, trong đó nền tảng là nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nghiên cứu và triển khai, sáng tạo và đổi mới, áp dụng công nghệ tiến tiến, cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý. Theo kết quả tính toán ban đầu của Viện Năng suất Việt Nam, với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ Cơ quan Năng suất Malaysia, và Đại học Keio Nhật Bản, KH&CN là yếu tố chủ đạo chiếm khoảng 65-70% trong tăng TFP. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính theo đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thì năm 2014, TFP đã đóng góp khoảng 40% vào tăng trưởng GDP. Như vậy, đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN, mà trong đó ngân sách nhà nước đang chiếm phần lớn, đã góp phần đóng góp rất lớn cho tăng trưởng GDP thông qua yếu tố năng suất tổng hợp TFP. Hiện nay, nguồn ngân sách nhà nước cho KH&CN có 2 mục chi là chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp khoa học. Chi đầu tư phát triển được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các tổ chức KH&CN của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các tổ chức KH&CN của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Chi sự nghiệp KH&CN hay chi thường xuyên nhằm đảm bảo duy trì hoạt động và sở vật chất của các tổ chức KH&CN công lập, hỗ trợ một phần kinh phí triển khai các nhiệm vụ KH&CN cho các tổ chức KH&CN ngoài công lập, duy trì và trả lương cho nhân lực KH&CN làm ở khu vực nhà nước, đóng góp gián tiếp, trực tiếp vào phát triển kinh tế - xã hội; chi nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN theo yêu cầu phát triển của ngành, địa phương phục vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành, lĩnh vực, địa phương và đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội; chi nhiệm vụ KH&CN cấp 18
- quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề KH&CN theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phục vụ yêu cầu của quản lý nhà nước. 1.3. Tổng quan về phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nƣớc 1.3.1. Dự toán ngân sách nhà nước và yêu cầu lập dự toán ngân sách trung ương Dự toán NSNN là kế hoạch thu, chi của nhà nước trong một năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện để bảo đảm các chức năng, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Nhà nước. a. Thẩm quyền của các cơ quan, quy trình và thời gian lập, phân bổ dự toán thu, chi NSNN8,10,11 - Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm kế hoạch. - Trước ngày 10 tháng 6, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch ĐTPT và phối hợp với Bộ TC thông báo số kiểm tra vốn ĐTPT thuộc NSNN, vốn tín dụng đầu tư. - Trước ngày 20 tháng 7, các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan TC và cơ quan KH&ĐT cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực phụ trách của ngân sách cấp mình. Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ ở Trung ương và địa phương phối hợp với cơ quan TC và cơ quan KH&ĐT cùng cấp lập dự toán thu, chi ngân sách theo lĩnh vực phụ trách trong phạm vi cả nước và từng địa phương. Các cơ quan nhà nước ở Trung ương gửi báo cáo cho Bộ TC, Bộ KH&ĐT. - Tháng 8 và tháng 9 hằng năm, thảo luận về dự toán thu, chi NSNN giữa Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương về nhu cầu chi và khả năng nguồn thu (đối với các địa 19
- phương chỉ thảo luận năm đầu thời kỳ ổn định, các năm sau chỉ thảo luận khi địa phương có yêu cầu. Bộ KH&ĐT chủ trì phối hợp với Bộ TC lập dự toán chi ĐTPT, lập phương án phân bổ chi ĐTPT; tổng hợp dự toán và phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia (phần chi đầu tư xây dựng cơ bản) do cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia lập và tổng hợp chung dự toán, phương án phân bổ chi chương trình mục tiêu quốc gia gửi Bộ TC trước ngày 10 tháng 9 năm trước. Bộ TC chủ trì phối hợp với Bộ KH&ĐT và các bộ, cơ quan liên quan tổng hợp và lập dự toán thu, chi NSNN, lập phương án phân bổ ngân sách trung ương trình Chính phủ xem xét cho ý kiến để hoàn chỉnh Báo cáo dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương gửi UBTCNS của Quốc hội chậm nhất vào ngày 01/10 để thẩm tra. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội định kỳ họp 1 năm 2 kỳ, thời gian họp Ủy ban thường là trước các kỳ họp của Quốc hội. Kỳ họp đầu năm, thường họp cuối tháng 4 để đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ ngân sách cho KH&CN và bảo vệ môi trường, phân bổ ngân sách KH&CN năm trước; tình hình triển khai nhiệm vụ ngân sách cho KH&CN và bảo vệ môi trường những tháng đầu năm hiện tại; Kỳ họp cuối năm thường họp cuối tháng 9 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách cho KH&CN và bảo vệ môi trường năm hiện tại; dự kiến kế hoạch nhiệm vụ KH&CN và bảo vệ môi trường và phân bổ ngân sách cho năm sắp tới. Tại hai kỳ họp này, Ủy ban nghe lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo, sau cuộc họp này, Ủy ban gửi báo cáo tới Ủy ban Kinh tế, Ủy ban TCNS của Quốc hội. UBTCNS của Quốc hội chủ trì phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội để thẩm tra báo cáo dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương chậm nhất vào ngày 05/10; tổng hợp các ý kiến của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, ý kiến tiếp thu và giải trình của Chính phủ lập báo cáo thẩm tra để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý thuốc nhuộm xanh methylen bằng bùn đỏ từ nhà máy Lumin Tân Rai Lâm Đồng
26 p | 162 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn