intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột Nưa của một số loài thuộc chi Amorphophallus tại Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của Luận văn nghiên cứu xây dựng được qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong nguyên liệu củ Nưa và trong sản phẩm bột Nưa giàu glucomannan bằng phương pháp so màu sử dụng thuốc thử 3,5-DNS (3,5-dinitro salicylic axit). Đánh giá được hàm lượng glucomannan trong một số chế phẩm bột Nưa (bột Nưa kỹ thuật, bột Nưa tinh chế). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học vật chất: Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột Nưa của một số loài thuộc chi Amorphophallus tại Tây Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ THANH THẢO NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG GLUCOMANNAN TRONG BỘT NƢA CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS TẠI TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT THÁI NGUYÊN - 2016
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------------------------------------------ NGUYỄN THỊ THANH THẢO NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG GLUCOMANNAN TRONG BỘT NƢA CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC CHI AMORPHOPHALLUS TẠI TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60 44 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VẬT CHẤT Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Minh Hà TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng THÁI NGUYÊN – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong một công trình khoa học nào khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Thảo Xác nhận Xác nhận của BCN khoa Hóa học của cán bộ hƣớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền Lan TS. Nguyễn Thị Thanh Hương i
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Minh Hà và cô giáo – TS. Nguyễn Thị Thanh Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, khoa Sau Đại học, khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Ngọc Hùng, Ban quản lí Dự án Tây Nguyên 3 đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài, các cán bộ phòng Hóa dược, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường 1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam cùng gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Học viên Nguyễn Thị Thanh Thảo ii
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ .................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................... 2 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Dự kiến kết quả đạt được................................................................................. 3 Chƣơng 1: TỔNG QUAN ................................................................................. 4 1.1. Giới thiệu chung họ Araceae ........................................................................ 4 1.1.1. Đặc điểm thực vật ...................................................................................... 4 1.1.2. Phân loại và phân bố.................................................................................. 6 1.2. Giới thiệu chung về chi Amorphophallus ................................................... 12 1.2.1. Đặc điểm thực vật của một số loài thuộc chi Amorphophallus ở Việt Nam.... 12 1.2.2. Sự phân bố của một số loài thuộc chi Amorphophallus .......................... 17 1.2.3. Các nghiên cứu về chi Amorphophallus trên thế giới và Việt Nam........ 20 1.2.4. Nhu cầu sử dụng và chế biến các sản phẩm từ glucomannan ................. 22 1.3. Giới thiệu về glucomannan......................................................................... 23 1.3.1. Công thức hóa học và đặc điểm cấu trúc................................................. 23 1.3.2. Tính chất vật lí và hóa học của glucomannan ......................................... 25 1.3.3. Ứng dụng của glucomannan .................................................................... 28 1.4. Các phương pháp xác định hàm lượng glucomannan ................................ 30 iii
  6. 1.4.1. Phương pháp dùng thuốc thử 3,5-dinitrosalicylic axit (3,5-DNS) .......... 30 1.4.2. Phương pháp so màu phenol-sunfuric axit .............................................. 30 1.4.3. Phương pháp so màu enzim..................................................................... 31 Chƣơng 2: THỰC NGHIỆM .......................................................................... 33 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 33 2.2. Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột Nưa ...................................................................................................... 33 2.2.1. Hóa chất và thiết bị xử lý mẫu................................................................. 33 2.2.2. Hóa chất và thiết bị xác định hàm lượng glucomannan trong bột củ Nưa .... 33 2.2.3. Chuẩn bị các điều kiện phân tích và cách tiến hành xây dựng qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột Nưa ............................ 34 2.3. Khảo sát sự thích nghi của một số loài thuộc chi Amorphophallus tại một số vùng ở Tây Nguyên và lập hồ sơ thu mẫu ..................................... 37 2.4. Xác định hàm lượng glucomannan trong một số loài Nưa thu được ......... 38 2.5. Xác định hàm lượng glucomannan trong một số chế phẩm bột Nưa ............. 39 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 40 3.1. Kết quả xây dựng qui trình định lượng glucomannan trong một số loài thuộc chi Amorphophallus......................................................................... 40 3.1.1. Kết quả xây dựng đường chuẩn glucose ................................................. 41 3.1.2. Kết quả xác định hệ số tương quan giữa nồng độ glucose và nồng độ glucomannan.............................................................................................. 42 3.1.3. Kết quả xác định giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ... 43 3.1.4. Kết quả độ lặp lại và độ thu hồi của phương pháp .................................. 45 3.2. Kết quả khảo sát sự thích ứng một số loài thuộc chi Amorphophallus ở Tây Nguyên ............................................................................................... 47 3.3. Kết quả xác định hàm lượng glucomannan trong nguyên liệu mẫu củ Nưa ....................................................................................................... 50 3.3.1. Kết quả xác định hàm lượng glucomannan trong củ Nưa tự nhiên thu thập và củ được trồng ở Tây Nguyên ........................................................ 51 iv
  7. 3.3.2. Kết quả xác định hàm lượng glucomannan trong củ loài A.konjac K.Koch theo kích thước củ ........................................................................ 52 3.3.3. Kết quả xác định hàm lượng glucomannan theo loài trong củ Nưa giống sau bảo quản và trước khi trồng ...................................................... 53 3.4. Kết quả xác định hàm lượng glucomannan trong một số chế phẩm bột Nưa ............................................................................................................ 54 KẾT LUẬN....................................................................................................... 56 KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 56 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 58 v
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT A. Amorphophallus DEAE Sắc ký trao đổi ion âm ĐN Đắk Nông ĐVTN Động vật thực nghiệm HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao LĐ Lâm Đồng TCCS Tiêu chuẩn cơ sở TN3 Tây Nguyên 3 UV-VIS Phổ tử ngoại khả kiến 3,5-DNS 3,5-dinitrosalicylic axit iv
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Một số loài thuộc chi Amorphophallus phổ biến ở Việt Nam .......... 18 Bảng 1.2: Một số loài thuộc chi Amorphophallus ít phổ biến ở Việt Nam ....... 19 Bảng 1.3: Hàm lượng cacbohydrat trong một số loài thuộc chi Amorphophallus ở Trung Quốc....................................................... 24 Bảng 1.4: Yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế hình thành gel của glucomannan ...... 27 Bảng 3.1: Kết quả xác định hệ số tương quan F................................................ 43 Bảng 3.2: Kết quả xác định giới hạn phát hiện LOD bằng phương pháp thêm chuẩn ...................................................................................... 45 Bảng 3.3: Kết quả đánh giá độ lặp lại bằng phương pháp thêm chuẩn ............. 46 Bảng 3.4: Kết quả đánh giá độ thu hồi của phương pháp định lượng glucomannan ................................................................................... 47 Bảng 3.5: Hàm lượng glucomannan trong củ Nưa tự nhiên thu thập và củ được trồng ở Tây Nguyên ............................................................... 51 Bảng 3.6: Hàm lượng glucomannan trong củ loài A.konjac K.Koch phân theo nhóm củ từ 3 - 5 cm và 5 - 7 cm ............................................. 52 Bảng 3.7: Hàm lượng glucomannan (%) theo loài trong củ Nưa giống sau bảo quản và trước khi trồng ............................................................ 53 Bảng 3.8: Kết quả xác định hàm lượng glucomannan trong một số chế phẩm bột Nưa .................................................................................. 54 v
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Hình vẽ mô tả của họ Araceae............................................................. 5 Hình 1.2: Lá của họ Araceae ............................................................................... 5 Hình 1.3: Hoa của họ Araceae ............................................................................. 5 Hình 1.4: Củ của họ Araceae ............................................................................... 5 Hình 1.5: Hình ảnh Nưa đầu nhăn (Amorphophallus corrugatus N.E.Br) ....... 13 Hình 1.6: Hình ảnh Nưa trồng (Amorphophallus konjac K.Koch) ................... 14 Hình 1.7: Hình ảnh Nưa krausei (Amorphophallus krausei Engl. & Gehrm) ... 15 Hình 1.8: Hình ảnh Nưa vân nam (Amorphophallus yuloensis H.Li) ............... 16 Hình 1.9: Hình ảnh một số loài Nưa ở Việt Nam .............................................. 19 Hình 1.10: Công thức cấu tạo của glucomannan............................................... 23 Hình 1.11: Cơ chế hình thành gel của glucomannan......................................... 26 Hình 1.12: Hình ảnh một số ứng dụng của bột glucomannan ........................... 29 Hình 3.1: Đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc giữa độ hấp thụ (A) và nồng độ (µg/ml) của glucose ...................................................................... 41 Hình 3.2: Các mẫu củ Nưa được di thực gây trồng tại Tây Nguyên ................. 49 Sơ đồ 2.1: Qui trình chế biến chế phẩm bột Nưa .............................................. 39 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ qui trình định lượng glucomannan trong một số loài thuộc chi Amorphophallus .......................................................................... 40 vi
  11. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối cao, với điều kiện thiên nhiên thuận lợi như vậy nên hệ thực vật Việt Nam phát triển rất phong phú và đa dạng. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 12000 loài thực vật bậc cao, khoảng 600 loài Nấm, 800 loài Rêu và hơn 2000 loài Tảo – đây là nguồn dược liệu quý đầy tiềm năng và dồi dào [9], [14]. Nưa có tên khoa học là Amorphophallus thuộc họ Ráy (Araceae). Bộ phận có giá trị sử dụng của loài Nưa là củ Nưa, củ Nưa được sử dụng làm thức ăn truyền thống từ lâu đời và làm thuốc chữa bệnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, thức ăn từ củ Nưa chỉ được sử dụng làm thức ăn trong phạm vi hẹp ở từng địa phương, chủ yếu ở các dân tộc miền núi. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện trong củ Nưa có chứa nhiều glucomannan và glucomannan ngày càng được ứng dụng rộng rãi như: chất hoạt động bề mặt, tạo màng, làm môi trường nuôi cấy tế bào, đặc biệt trong công nghiệp thực phẩm như mì, đậu hũ, thạch v.v...Về dược lý, glucomannan còn có tác dụng làm giảm đường huyết, điều trị bệnh tiểu đường, giảm tỷ lệ mỡ trong máu, chống béo phì [7]. Do nguồn lợi kinh tế và nhu cầu sử dụng glucomannan ở trong nước và ngoài nước rất cao, để tổ chức triển khai sản xuất bất kỳ một sản phẩm nông nghiệp hay công nghiệp nào, vấn đề đầu tiên là nguồn nguyên liệu. Để sản xuất, chế biến chế phẩm glucomannan cần nguyên liệu chính là củ Nưa có hàm lượng glucomannan cao. Loài Nưa được phân bố rộng ở Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về việc trồng Nưa và chế biến sản phẩm từ Nưa. Nưa là cây ưa mát, nhiệt độ trung bình thích hợp cho Nưa từ 19 - 25ºC, lượng mưa vào khoảng 800 - 1000 mm/năm, Nưa có thể sống dưới bóng rừng thưa có độ cao 900 m trở lên, điều đó cho phép chúng ta có thể di thực các loài Nưa giàu glucomannan từ một số tỉnh phía Bắc có cùng độ cao so với mặt biển và khí hậu khá tương đồng. 1
  12. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, để tìm kiếm được nguồn nguyên liệu củ Nưa với hàm lượng glucomannan cao, phát triển nguồn nguyên liệu phong phú và bảo tồn các nguồn giống Nưa tự nhiên tại Tây Nguyên, mở rộng quy mô phân bố, phát triển vùng nguyên liệu trồng Nưa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo dự án TN3 của Chính phủ, đồng thời nghiên cứu phương pháp xác định hàm lượng glucomannan trong củ Nưa, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong bột Nưa của một số loài thuộc chi Amorphophallus tại Tây Nguyên”. 2. Mục tiêu của đề tài - Khảo sát được sự phân bố của loài Nưa di thực tại một số vùng nguyên liệu ở Tây Nguyên; thu mẫu, định danh loài và đánh giá được hàm lượng glucomannan trong các loài Nưa thu được. - Nghiên cứu xây dựng được qui trình xác định hàm lượng glucomannan trong nguyên liệu củ Nưa và trong sản phẩm bột Nưa giàu glucomannan bằng phương pháp so màu sử dụng thuốc thử 3,5-DNS (3,5-dinitro salicylic axit). - Đánh giá được hàm lượng glucomannan trong một số chế phẩm bột Nưa (bột Nưa kỹ thuật, bột Nưa tinh chế). 3. Nội dung nghiên cứu - Lập hồ sơ thu mẫu thực vật của một số loài Nưa tại một số vùng nguyên liệu phổ biến ở Tây Nguyên. - Xây dựng qui trình xác định hàm lượng glucomannan bằng phương pháp so màu sử dụng thuốc thử 3,5-DNS (3,5-dinitro salicylic axit). - Xác định hàm lượng glucomannan trong một số loài Nưa thu được và một số chế phẩm bột Nưa. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Điều tra và thu mẫu ngoài thực địa - Xử lý và giám định tên thực vật, xác định giá trị làm thuốc. 2
  13. - Sử dụng một số tài liệu như: Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 2000), Thực vật chí Đông Dương (Flore générale de I’ Indo-chine, H, Lecomle), Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (1997), Cây thuốc và động vật làm thuốc của Viện dược liệu (2006), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (2009),... Đặc biệt là đối chiếu, so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu giữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Xử lý mẫu sơ bộ ngoài thực địa Nghiên cứu phương pháp xử lý mẫu nguyên liệu để xác định loài thực vật và giá trị dược dụng của các loài thu thập. Xử lý mẫu nguyên liệu củ Nưa và bột sản phẩm giàu glucomannan trước khi đưa vào đánh giá hàm lượng Sử dụng các phương pháp thông thường trong hóa học, ngâm chiết, lựa chọn dung môi phù hợp, phương pháp nghiền, khuấy,… Nghiên cứu phương pháp xác định hàm lượng glucomannan trong bột củ Nưa Hàm lượng glucomannan được xác định bằng phương pháp so màu sử dụng thuốc thử 3,5-DNS theo tác giả Melinda Chua và cộng sự năm 2012. 5. Dự kiến kết quả đạt đƣợc - Hồ sơ thu mẫu thực vật của một số loài Nưa tại một số vùng nguyên liệu phổ biến tại Tây Nguyên. - Qui trình xác định hàm lượng glucomannan bằng phương pháp so màu dùng thuốc thử 3,5-DNS có độ chính xác cao, độ lặp lại tốt áp dụng để phân tích hàm lượng glucomannan trong nguyên liệu củ Nưa và các sản phẩm giàu glucomannan. - Xác định hàm lượng glucomannan trong một số loài Nưa thu được và một số sản phẩm bột Nưa chế biến. 3
  14. Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung họ Araceae 1.1.1. Đặc điểm thực vật Theo từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi, Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam và các tài liệu phân loại thực vật, vị trí, phân loại của họ Ráy trong giới thực vật như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta) Lớp: Hành (Liliopsida) Phân lớp: Ráy (Aridae) Bộ: Trạch tả (Alismatalus) Họ: Ráy (Araceae) [2], [3], [34]. Tên gọi khác: họ Môn, họ Chân bê. Họ Araceae là họ thực vật một lá mầm. Cây cao 50 - 60 cm, sống lâu năm nhờ thân rễ. Thân rễ to, cứng chắc, đường kính 3 - 4 cm, mặt ngoài màu nâu đen, tiết diện tròn, có mùi thơm, khi bẻ ngang bên trong màu trắng ngà sau chuyển màu vàng nâu rồi màu nâu sẫm, có nhiều xơ lởm chởm [2], [34]. Lá đơn, mọc từ thân rễ, xếp so le. Phiến lá hình đầu tên, ngọn lá có đuôi, dài 22 - 26 cm, rộng 20 - 24 cm, nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên màu xanh lục sẫm hoặc đôi khi vàng xanh, mặt dưới màu nhạt hơn; bìa lá nguyên, hơi gợn sóng. Gân lá hình lông chim, có một đôi gân gốc và năm, sáu đôi gân bên nổi rõ ở mặt dưới; mỗi bên gân gốc gồm ba gân hợp vào nhau; gân gốc và gân bên đều cong hướng về ngọn lá. Cuống lá dài 35 - 55 cm, xốp, màu xanh lục hơi nâu, hơi lõm ở mặt trên, phần phía gốc cuống lõm sâu ở mặt trên thành hình lòng máng tạo thành hai cánh mỏng ở hai bên mép; gốc cuống màu hồng nhạt và nở rộng ôm vào nhau [2], [34]. 4
  15. Hình 1.1: Hình vẽ mô tả của Hình 1.2: Lá của họ Araceae họ Araceae Hình 1.3: Hoa của họ Araceae Hình 1.4: Củ của họ Araceae Hoa của họ Araceae được sinh ra theo một kiểu cụm hoa được gọi là bông mo. Các bông mo thông thường được kèm theo (đôi khi được che phủ một phần) một mo hay áo trùm tương tự như lá [17]. Cụm hoa ở nách lá gồm tám bông mo chia thành hai cụm nhỏ, lúc non có hình thoi, được mang bởi một cuống dài 7 - 10 cm; dưới gốc mỗi bông mo có một phiến mỏng hình bầu dục 5
  16. thuôn dài, đầu nhọn, dài 6 cm, ngang 1 cm, mặt ngoài có hai nếp gấp dọc nổi rõ, màu hồng nhạt phía gốc và đậm về phía ngọn; cuống bông mo hơi xốp, mặt ngoài láng; phía gốc màu hồng nhạt, phía ngọn màu xanh lục. Mo lúc đầu bọc kín bông nhưng sau đó mở ra bằng một đường dọc nên có dạng thuyền, dài 4 - 5 cm, màu xanh lục, mặt ngoài láng, phần gốc phớt hồng. Bông có nhiều chất dính, dài khoảng 35 - 42 mm, đoạn 2 mm ở gốc không mang hoa, đoạn mang hoa có đường kính 7 mm ở gốc và thuôn nhọn về phía ngọn. Hoa đực trần, xếp khít vào nhau; nhị hoa dính ở bao phấn thành một khối hình đa giác, màu trắng, khi già chuyển vàng rồi đen; chỉ nhị rất ngắn, gần như không có; bao phấn hai ô, xếp song song, hướng ra ngoài, nứt dọc, đính gốc; hạt phấn rời, màu vàng nhạt, hình gần tròn hay hình bầu dục, có rãnh ở giữa, đường kính 12,5 - 17,5 µm. Hoa cái trần, ở gốc mỗi hoa cái có nhị lép dài khoảng 2/3 hoa, màu trắng đục, dạng khối nhỏ, hẹp bên dưới, nở rộng bên trên. Bầu noãn hình trụ, màu trắng, dài 2 mm, rộng 1 mm, nhẵn, noãn thuôn dài, màu trắng; vòi nhụy rất ngắn, màu xanh lục nhạt; đầu nhụy hình dĩa, không loe rộng, màu nâu nhạt. Trong số các loài thuộc họ Ráy có hoa đơn tính cùng gốc thì bông mo thường xuất hiện dưới dạng các hoa cái ở phần đáy còn các hoa đực ở phần đỉnh của bông mo [2], [18], [34]. 1.1.2. Phân loại và phân bố 1.1.2.1. Phân bố họ Araceae trên thế giới Họ Araceae có 107 chi và 3700 loài [3], [5], [6], [8]. Từ năm 1995 đến năm 2009 họ Araceae đã có tới 38 loài mới được phát hiện ở Đông Dương trong đó: Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào có 12 loài: Aglaonema brevispathum (Engl.) Aglaonema costatum N.E.Br Alocasia nevicularis (K.Koch & C.D.Bouché) K.Koch & C.D.Bouché Amorphophallus croatii Hett. & A.Galloway Amorphophallus gallowayi Hett 6
  17. Amorphophallus laoticus Hett Amorphophallus myosuroides Hett. & A.Galloway Amorphophallus ongsakulii Hett. & A.Galloway Amorphophallus ravenii V.D.Nguyen & Hett Amorphophallus chimidtiae Hett. & A.Galloway Amorphophallus yunnanensis Engl.et Gehrm Typhonium croatii V.D.Nguyen so.nov [6]. Vương quốc Cam – pu – chia có 2 loài: Aglaonema costatum N.E.Br Alocasia jiewhoei V.D.Nguyen & J.Regalado [6]. Cộng hòa Nhân dân Trung hoa có 15 loài: Amorphophallus coaetaneus S.Y.Liu & S.J.Wei Amorphophallus krausei Engl.et Gehrm Amorphophallus yunnanensis Engl.et Gehrm Amydrium hainanense (C.C.Ting & C.Y.Wu ex H.Li. et al.) H.Li Amydrium sinense (Engl.) H.Li Arisaema decipiens Schott Arisaema franchetianum Engl Arisaema pingbianense H.Li Arisaema rhizomatum C.E.C.Fisch Colocasia lihengiae C.L.Long et K.M.Liu Colocasia menglaensis J.T.Yin, H.Li & Z.F.Xu Hapaline ellipticifolia C.Y.Wu et H.Li Steudnera colocasiifolia C.Koch Typhonium horsfieldii (Miq.) Steen Typhonium rhizomatosum Hett [6]. Vương quốc Thái Lan có 6 loài: 7
  18. Aglaonema brevispathum (Engl.) Engl Aglaonema costatum N.E.Br Amorphophallus corrugatus N.E.Brown Amorphophallus tenuistylis Hett Amorphophallus yunnanensis Engl. et Gehrm Arisaema omkoiense Gusman Typhonium rhizomatosum Hett., Serebryany & V.D.Nguyen [6]. Cộng hòa Liên bang Myanmar có 2 loài: Amorphophallus corrugates N.E.Brown Amorphophallus krausei Engl.Eet Gehrm [6]. In – đô – nê – xi – a có 1 loài: Arisaema ramulosum Alderw [6]. Có 3 trong số 24 chi có nhiều phát hiện mới: Chi Amorphophallus có 20 loài: Amorphophallus coaetaneus S.Y.Liu & S.J.Wei Amorphophallus corrugatus N.E.Brown Amorphophallus coudercii (Bogner) Bogner Amorphophallus croatii Hett. & A.Galloway Amorphophallus dzuii Hett Amorphophallus gallowayi Hett Amorphophallus harmandii Engler & Gehrm Amorphophallus krausei Engl. et Gehrm Amorphophallus laoticus Hett Amorphophallus longicomus Hett. & Serebryany Amorphophallus myosuroides Hett. & A.Galloway Amorphophallus ongsakulii Hett. & A.Galloway Amorphophallus orchroleucus Hett. & V.D.Nguyen 8
  19. Amorphophallus ravenii V.D.Nguyen & Hett.sp.nov Amorphophallus schimidtiae Hett. & A.Galloway Amorphophallus sinuatus Hett. & V.D.Nguyen Amorphophallus synandrifer Hett. & V.D.Nguyen Amorphophallus tenuistylis Hett Amorphophallus yunnanensis Engl. et Gehrm Amorphophallus tuberculatus Hett. & V.D.Nguyen [6]. Chi Arisaema có 14 loài: Arisaema averyanovii V.D.Nguyen & P.C.Boyce Arisaema condaoense V.D.Nguyen Arisaema decipiens Schott Arisaema franchetianum Engl Arisaema garrettii Gagnep Arisaema omkoiense Gusman Arisaema parisfolia J.Murata Arisaema petiolulatum Hook.F Arisaema pingbianense H.Li Arisaema ramulosum Alderw Arisaema rhizomatum C.E.C.Fisch Arisaema rostratum Nguyen V.D. & P.C.Boyce Arisaema roxburghii Kunth Arisaema victoriae V.D.Nguyen [6]. Chi Typhonium có 12 loài: Typhonium bachmaense V.D.Nguyen & Hett Typhonium circinnatum Hett. & J.Mood Typhonium croatii V.D.Nguyen sp. nov Typhonium horsfieldii (Miq.) Steen 9
  20. Typhonium huense V.D.Nguyen & T.Croat Typhonium lineae Hett. & V.D.Nguyen Typhonium penicillatum V.D.Nguyen & Hett Typhonium sizemoreae V.D.Nguyen & T.Croat Typhonium stigmatilobatum V.D.Nguyen Typhonium vermiforme V.D.Nguyen & T.Croat Typhonium rhizomatosum Hett., Serebryany & V.D.Nguyen Typhonium ninhthuanensis V.D.Nguyen sp.nov [6]. 1.1.2.2. Phân bố họ Araceae ở Việt Nam Sự phân bố họ Araceae ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Bao gồm nhiều loài khác nhau như: Aglaonema brevispathum (Engl.) Engl (huyện Minh Hóa – tỉnh Quảng Bình) Aglaonema costatum N.E.Br (tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Kon Tum) Alocasia vietnamensis V.D.Nguyen & R.J.de Kok (huyện Hòa Vang – tỉnh Đà Nẵng) Amorphophallus coaetaneus S.Y.Liu & S.J.Wei (miền Trung Việt Nam) Amorphophallus corrugatus N.E.Brown (huyện Trà Lĩnh – tỉnh Cao Bằng) Amorphophallus coudercii (Bogner) Bogner (Bà Rịa – Vũng Tàu) Amorphophallus dzuii Hett (huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình, huyện Bá Thước – tỉnh Thanh Hóa) Amorphophallus harmandii Engler & Gehrm (Thừa Thiên Huế) Amorphophallus krausei Engl. et Gehrm (huyện Mang Yang – tỉnh Gia Lai) Amorphophallus longicomus Hett. & Serebryany (Đắk Lắk và Ninh Thuận) Amorphophallus orchroleucus Hett. & V.D.Nguyen (huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình) Amorphophallus sinuatus Hett. & V.D.Nguyen (huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình) 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2