Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác định chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo bằng phương pháp HPLC
lượt xem 2
download
Luận văn "Xác định chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo bằng phương pháp HPLC" Nghiên cứu các điều kiện tách, xác định sibutramin bằng HPLC; Đánh giá giá trị sử dụng của phương pháp; Phân tích một số mẫu thực phẩm chức năng giảm béo trên thị trường Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác định chất cấm Sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo bằng phương pháp HPLC
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----*----- NGUYỄN TIẾN LUYỆN XÁC ĐỊNH CHẤT CẤM SIBUTRAMINE TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢM BÉO BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC HÀ NỘI – 2014
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -----*----- NGUYỄN TIẾN LUYỆN XÁC ĐỊNH CHẤT CẤM SIBUTRAMINE TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG GIẢM BÉO BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Chuyên ngành : Hóa phân tích Mã số : 60440118 Người hướng dẫn : TS. Lê Thị Hồng Hảo HÀ NỘI – 2014
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Hồng Hảo, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia – Bộ Y tế, đã giao đề tài, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Hoá học, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Hoá phân tích, đã cho em những kiến thức quý giá, tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu trong thời gian vừa qua. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi được học tập và hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị và các bạn đồng nghiệp tại labo Hóa – Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm thực nghiệm. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ mọi khó khăn cùng tôi. Hà Nội, năm 2014 Học viên Nguyễn Tiến Luyện
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 2 1.1. Giới thiệu về thực phẩm chức năng giảm béo ......................................... 2 1.2. Thực trạng sử dụng thực phẩm chức năng giảm béo chứa sibutramine ... 3 1.3. Tổng quan về Sibutramine...................................................................... 4 1.3.1 Tính chất lý hóa của Sibutramine ............................................................ 4 1.3.2 Tính chất dược lý của Sibutramine .......................................................... 5 1.3.3 Một số phương pháp xác định sibutramine .............................................. 7 1.3.3.1 Phương pháp sắc ký khí khối phổ GC-MS ............................................ 7 1.3.3.2 Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS.................................... 8 1.3.3.3 Phương pháp điện di mao quản CE ...................................................... 10 1.3.3.4 Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC ......................... 11 1.3.3.5 Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC ................................... 12 1.4 Tổng quan về HPLC .................................................................................. 14 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17 2.1 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ............................................................. 17 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 17 2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 17 2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 17 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 17 2.3.1 Phương pháp lấy mẫu ............................................................................. 17
- 2.3.2 Phương pháp xử lý mẫu .......................................................................... 18 2.3.3 Thẩm định phương pháp phân tích ......................................................... 19 2.4 Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................... 23 2.5 Hóa chất, thiết bị ....................................................................................... 23 2.5.1 Hóa chất ................................................................................................. 23 2.5.2 Thiết bị, dụng cụ..................................................................................... 24 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ...................................................... 25 3.1 Tối ưu điều kiện tách và xác định Sibutramine bằng HPLC....................... 26 3.1.1 Lựa chọn bước song hấp thụ ánh sáng .................................................... 26 3.1.2 Lựa chọn một số điều kiện sắc ký.. ......................................................... 27 3.1.3 Khảo sát pha động .................................................................................. 27 3.2 Khảo sát quy trình xử lý mẫu..................................................................... 33 3.2.1 Khảo sát dung môi chiết với viên nang cứng .......................................... 34 3.2.2 Khảo sát dung môi chiết với viên nang mềm .......................................... 35 3.2.3 Khảo sát thời gian chiết mẫu .................................................................. 36 3.2.4 Khảo sát quy trình loại béo trong mẫu thực phẩm chức năng.................. 39 3.3 Thẩm định phương pháp phân tích ............................................................ 41 3.3.1 Độ đặc hiệu, độ chọn lọc ........................................................................ 41 3.3.2 Giới hạn phát hiện, giới hạn định lượng ................................................. 43 3.3.3 Khoảng tuyến tính .................................................................................. 44 3.3.4 Độ lặp lại của hệ thống ........................................................................... 46 3.3.5 Độ đúng của phương pháp ...................................................................... 47 3.3.6 Độ lặp lại của phương pháp .................................................................... 49 3.4 Kết quả xác định sibutramine trong một số sản phẩm thực phẩm chức năng giảm béo ................................................................................................. 51
- Chương 4. KẾT LUẬN .................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO… ........................................................................... 57 PHỤ LỤC.. ..................................................................................................... 61
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU- TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tiếng anh Tiếng việt Association of Official Hiệp hội cộng đồng phân tích AOAC Analytical Community chính thức CE Capillary Electrophoresis Điện di mao quản ESI Electrospray Ionization Ion hóa phun điện tử Cục quản lý thực phẩm và FDA Food and Drug Adminstration dược phẩm Hoa Kỳ Gas Chromatography Mass GC-MS Sắc ký khí khối phổ Spectrometry High Performance Liquid HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao Chromatography High Performance Thin Layer Sắc ký lớp mỏng hiệu năng HPTLC Chromatography cao KN National institute for food Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh ATVSTPQG control thực phẩm quốc gia Liquid Chromatography tandem Sắc ký lỏng ghép khối phổ LC-MS/MS Mass Spectrometry hai lần LOD Limit of Detection Giới hạn phát hiện LOQ Limit of Quantification Giới hạn định lượng R(%) Recovery Hiệu suất thu hồi SD Standard Deviation Độ lệch chuẩn
- DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 1.1 Thử nghiệm lâm sàng dài hạn với sibutramine 4 Bảng 3.1 Thành phần hệ dung môi pha động 27 Chương trình gradient của hệ pha động amoni acetat - Bảng 3.2 28 methanol Chương trình gradient của hệ pha động đệm phosphate - Bảng 3.3 30 methanol Kết quả khảo sát dung môi chiết sibutramine cho mẫu Bảng 3.4 34 viên nang cứng Kết quả khảo sát dung môi chiết sibutramine cho mẫu Bảng 3.5 35 viên nang mềm Bảng 3.6 Kết quả khảo sát thời gian chiết mẫu 37 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát dung môi loại béo 39 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính 44 Độ lệch của từng điểm chuẩn dùng xây dựng đường Bảng 3.9 46 chuẩn Bảng 3.10 Kết quả khảo sát độ lặp lại của hệ thống 47 Bảng 3.11 Độ thu hồi của phương pháp với viên nang mềm 47 Bảng 3.12 Độ thu hồi của phương pháp với viên nang cứng 48 Bảng 3.13 Độ lặp lại của phương pháp với viên nang cứng 50 Bảng 3.14 Độ lặp lại của phương pháp với viên nang mềm 50 Kết quả phân tích sibutramine trong một số mẫu thực Bảng 3.15 51 phẩm chức năng giảm béo.
- DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình Trang Hình 1.1 Công thức cấu tạo của sibutramine 4 Hình 1.2 Sơ đồ khối của một máy sắc ký lỏng hiệu năng cao. 14 Hình 2.1 Quy trình phân tích mẫu dự kiến 19 Hình 2.2 Thiết bị HPLC Shimadzu (LC 20AD) 25 Hình 3.1 Sắc ký đồ PDA của sibutramine 26 Hình 3.2 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sibutramine với pha động 1 28 Hình 3.3 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn hỗn hợp với pha động 1 29 Hình 3.4 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sibutramine với pha động 2 29 Hình 3.5 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn hỗn hợp với pha động 2 30 Hình 3.6 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sibutramine với pha động 3 31 Hình 3.7 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn hỗn hợp với pha động 3 31 Hình 3.8 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sibutramine với pha động 4 32 Hình 3.9 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn hỗn hợp với pha động 4 32 Biểu đồ biểu diễn diệu quả chiết sibutramine trong mẫu viên Hình 3.10 34 nang cứng Biểu đồ biểu diễn diệu quả chiết sibutramine trong mẫu viên Hình 3.11 36 nang mềm Sắc ký đồ phân tích mẫu trắng TPCN them chuẩn siêu âm Hình 3.12 37 trong 5 phút
- Sắc ký đồ phân tích mẫu trắng TPCN them chuẩn siêu âm Hình 3.13 38 trong 10 phút Sắc ký đồ phân tích mẫu trắng TPCN them chuẩn siêu âm Hình 3.14 38 trong 15 phút Sắc ký đồ phân tích mẫu trắng TPCN them chuẩn siêu âm Hình 3.15 38 trong 20 phút Sắc ký đồ phân tích mẫu trắng TPCN them chuẩn siêu âm Hình 3.16 39 trong 25 phút Hình 3.17 Sắc ký đồ phân tích mẫu TPCN nang mềm chưa loại béo 40 Hình 3.18 Sắc ký đồ phân tích mẫu TPCN nang mềm đã loại béo 40 Sắc ký đồ phân tích mẫu TPCN nang mềm thêm chuẩn Hình 3.19 41 200µg/ml loại béo bằng n-Hexan (H+) Hình 3.20 Sắc ký đồ dung dịch đánh giá độ phân giải 42 Hình 3.21 Sắc ký đồ dung dịch chuẩn sibutramine 200µg/ml 42 Hình 3.22 Sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng TPCN giảm béo 43 Sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng TPCN thêm chuẩn Hình 3.23 43 sibutramine 200µg/ml Sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng TPCN thêm chuẩn Hình 3.24 44 sibutramine 0,5 µg/ml Sắc ký đồ của dung dịch mẫu trắng TPCN thêm chuẩn Hình 3.25 44 sibutramine 0,2 µg/ml Khoảng tuyến tính sự phụ thuộc giữa diện tích pic vào nồng Hình 3.26 45 độ của sibutramine Đường chuẩn sự phụ thuộc giữa diện tích pic vào nồng độ Hình 3.27 45 của sibutramine Hình 3.28 Biểu đồ phân tích mẫu thực tế 55
- ĐẶT VẤN ĐỀ Béo phì hiện không còn là vấn đề của riêng các nước phát triển mà nay còn là vấn nạn của cả các nước đang phát triển. Báo cáo mới nhất của WHO đã chỉ ra rằng khoảng 1,5 tỉ người trưởng thành có độ tuổi trên 20 được xếp vào nhóm thừa cân. Trong số đó hơn 200 triệu nam giới và gần 300 triệu nữ giới ở trạng thái đã béo phì. Theo ước tính đến năm 2015 sẽ có khoảng 2,3 tỉ người thừa cân và trên 700 triệu người béo phì. Một số liệu khác cho thấy gần 43 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đã bị thừa cân tính đến năm 2010 [25]. Chính vì thế nhu cầu giảm béo cũng theo đó mà tăng lên. Phương pháp điều trị giảm béo thường được áp dụng là ăn kiêng, kết hợp hoạt động thể lực. Nhưng phương pháp này thường khó thực hiện và kém hiệu quả. Vì vậy, mọi người thường tìm đến các loại thuốc giảm béo để tăng cường tác dụng giảm cân. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết này, nhiều công ty sản xuất thực phẩm chức năng đã chớp thời cơ đưa ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu này. Để tăng tác dụng của sản phẩm, các công ty đã không ngần ngại đưa vào sản phẩm các chất có tác dụng nhanh và mạnh, nhằm tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng. Trong nhóm các chất thường được cho thêm để tăng hiệu quả giảm béo một cách bất hợp pháp có hoạt chất Sibutramine. Nó có tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng serotonin và noradrenalin trong não, từ đó tạo cảm giác no và không thèm ăn. Chất này đã bị cấm sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam [4], [12], [16]. Do đó việc phát hiện được sibutramine có mặt trái phép trong thực phẩm chức năng giúp giảm béo là một yêu cầu thực tiễn trong kiểm soát tính an toàn của loại sản phẩm này. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn kể trên, chúng tôi đã nghiên cứu chọn đề tài “Xác định hàm lượng chất cấm sibutramine trong thực phẩm chức năng giảm béo bằng phương pháp HPLC”. Đây là phương pháp phân tích hiện đại, có độ chính xác cao và có khả năng ứng dụng rộng rãi tại Việt Nam.
- Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về thực phẩm chức năng giảm béo Thực phẩm chức năng giảm béo là những sản phẩm của quá trình chế biến thực phẩm hay thảo dược đã được các nhà sản xuất nghiên cứu để bổ sung và thay đổi một số thành phần dinh dưỡng có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Các loại thực phẩm chức năng giảm béo đa số được sản xuất dưới dạng viên nén, viên nang, dạng bột, dạng cao hay dạng trà nhưng không được coi như một loại thuốc chữa bệnh, đây có thể coi là một dạng thực phẩm giảm cân nhanh. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng giảm béo giúp người béo phì lấy lại vóc dáng cân đối. Để tăng tác dụng của sản phẩm, các công ty sản xuất đã đưa vào sản phẩm các chất có tác dụng nhanh và mạnh, nhằm tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh chóng. Những chất giảm béo sử dụng đầu tiên gồm có nhóm các chất cường adrenalin (phentermin, benzphetamin, phendimetrazin, mazindol, diethylpropion, phenylpropanolamin) và nhóm chất cường serotonin (fenfluramin, dexfenfluramin). Tuy nhiên, phenylpropanolamin - một tác nhân thuộc nhóm cường adrenalin đã bị cấm lưu hành tại thị trường Mỹ vào tháng 10 năm 2000 do các nghiên cứu cho thấy nó làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não như xuất huyết đột quỵ khi nó được sử dụng như một chất giảm cân ở phụ nữ [14]. Cũng như vậy, các chất cường serotonin mặc dù cũng có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân nhưng chúng cũng đã bị cấm lưu hành trên thị trường Mỹ từ tháng 9 năm 1997 do các nghiên cứu cho thấy nó làm thay đổi van tim và tăng huyết áp động mạch phổi [15]. Sibutramine (thuộc nhóm chất ức chế tái thu hồi serotonin-noradrenalin) chính thức được lưu hành tại Mỹ từ tháng 2 năm 1998, sau đó nó đã được sử dụng cho điều trị béo phì trong khoảng 40 quốc gia trên thế giới. Sibutramine đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị béo phì. Một số nghiên cứu lâm sàn ngắn hạn cho thấy sibutramine có tác dụng giảm cân có thể do sự kết hợp của giảm sự thèm ăn, gây cảm giác no và có thể cảm ứng của sinh nhiệt. Hiệu quả ban đầu của nó làm giảm cân vì vậy nó được coi như là một phương thức tiếp cận để giảm cân hiệu quả [21]. Tuy nhiên sibutramine lại có những tác dụng phụ trầm trọng liên quan đến hệ thần
- kinh trung ương, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, thậm chí là nhồi máu cơ tim [24], do đó nó đã bị cấm lưu hành trên nhiều thị trường như thị trường châu Âu [12], Mỹ [16] và cả thị trường Việt Nam [4]. 1.2 Thực trạng sử dụng thực phẩm chức năng giảm béo chứa sibutramine Theo Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp giảm béo có chứa một số thành phần hóa chất khác không được nhà sản xuất công bố rõ ràng và sử dụng cao hơn mức quy định. Các chất này gây độc cho hệ tim mạch, thận và gan của người nếu sử dụng dài ngày, đồng thời rất nguy hiểm với người cao huyết áp, người mắc bệnh động mạch vành, xung huyết, loạn nhịp tim, tăng nhãn áp, tai biến hoặc đột quỵ. Sibutramine được biết đến dưới dạng biệt dược Sibutral. Đây là loại thuốc chỉ bán theo chỉ định của bác sĩ, làm giảm cảm giác thèm ăn, tác dụng vào trung tâm nhận thức về đói và no ở não, thường được sử dụng như thuốc chống trầm cảm, chán sống. Một thời gian sau khi uống, nó làm giảm trung bình 5% trọng lượng cơ thể. Sibutramine được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ cấp phép từ tháng 11-1997. Được bán tại Pháp từ năm 2001 nhưng ngay lập tức, y học đã nhận ra những tác dụng phụ qua 2 trường hợp tử vong tại Italia. Năm 2002, Italia cấm bán loại thuốc có chứa Sibutramine. Đến năm 2007, Pháp cũng cấm bán. Năm 2009, các nhà khoa học Mỹ nhận ra người uống Sibutramin còn có nguy cơ tự tử - là hiện tượng thường xảy ra với những loại thuốc điều trị chứng chán đời. Tại Singapore, Cơ quan Khoa học Y tế (HAS) cũng đã cấm lưu hành Oxy Elite Pro. Tiến hành thí nghiệm, HAS nhận thấy Oxy Elite Pro có chứa Sibutramine chứ không phải được chiết xuất từ thảo dược như lời quảng cáo. Năm 2011, Cơ quan dược phẩm Thụy Sỹ đã phân tích các mẫu sản phẩm thảo dược giảm cân, kết quả cho thấy có tới 8/13 mẫu, trong đó có thuốc giảm cân 2Day Diet, 3X Slimming Power bị phát hiện chứa hoạt chất Sibutramine với hàm lượng 21,5 mg, vượt quá 43% liều lượng cho phép sử dụng hằng ngày. Tại Việt Nam, mặc dù Cục quản lý Dược – Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định số: 120/QĐ-QLD ngày 14/4/2011 về việc rút số đăng ký của thuốc do phản ứng có hại, theo đó tất cả các thuốc có chứa hoạt chất Sibutramine ra
- khỏi danh mục các loại thuốc được cấp số đăng ký thông hành trên thị trường Việt Nam tuy nhiên, qua đợt kiểm tra mới đây của các cơ quan chức năng đã phát hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang hiện diện một số loại thuốc và thực phẩm chức năng có chưa hoạt chất nguy hiểm này. Theo thông tin từ Cục an toàn thực phẩm Bộ Y tế, rất nhiều trường hợp sau khi sử dụng thực phẩm chức năng có chứa thành phần hoạt chất Sibutramine đã phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe và tính mạng bị đe dọa. Hoạt chất Sibutramine có tác dụng giúp những người béo phì giảm cân, nhưng lại đặc biệt nguy hiểm với người tiêu dùng, nhất là những người có tiền sử bệnh huyết áp và tim mạch. Các sản phẩm này gây nhiều chứng rối loạn nguy hiểm cho cơ thể chúng đe dọa sức khỏe và tính mạng người sử dụng. Theo TS. Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế phân tích: “Đối với người có tiền sử bệnh tim mạch, loại sản phẩm này gây rối loạn và làm tăng nhịp tim. Như vậy, nó làm cho người mắc bệnh về tim mạch sẽ thêm nặng. Thậm chí nếu sử dụng liều cao, nó còn có thể gây rối loạn nặng nề hơn ở hệ thống tim mạch”. Cơ quan chức năng cảnh báo rằng, thuốc giảm cân hay thực phẩm chức năng có chứa Sibutramine trên thị trường hiện nay có hoạt chất rất độc hại và thực tế đã có nhiều người sử dụng phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe nguy kịch. 1.3. Tổng quan về sibutramine 1.3.1. Tính chất lý hóa của sibutramine - Công thức phân tử: C17H26ClN (Khối lượng phân tử: 297,5 đvC) - Công thức cấu tạo: Hình 1.1: Công thức cấu tạo của sibutramine
- - Danh pháp quốc tế: (+/-)-1-(p-chlorophenyl)-α-isobutyl-N,N-dimethyl- cyclobutan-methylamin [5]. - Trong các chế phẩm chúng thường tồn tại ở dạng Sibutramine hydroclorid monohydrat. - Độ tan: Độ tan của sibutramine hydrochlorid monohydrat trong nước là 5,2 mg/mL. Sibutramine kiềm tan nhiều hơn trong alcol, độ tan tăng dần theo độ dài mạch C từ methanol đến octhanol [5]. - Nhiệt độ nóng chảy: Sibutramine kiềm có nhiệt độ nóng chảy là 55,15oC và enthalpy là 60,75 J/mol; Sibutramine hydroclorid monohydrat có nhiệt độ nóng chảy ở 1190C [5]. - Sibutramine base hấp thụ ánh sáng trong vùng UV-VIS. Cực đại hấp thụ tại bước sóng 225 nm [23]. 1.3.2. Tính chất dược lý của Sibutramine Sibutramine hấp thu tốt qua đường tiêu hóa (77%). Thời gian để thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là 1 giờ và thời gian bán thải là 1,1 giờ. Sibutramine phân bố nhanh chóng và rộng rãi đến các mô. Khi dùng đường uống sibutramine bị chuyển hóa đáng kể khi qua gan lần đầu. Sibutramine được chuyển hóa bởi cytochrom P450 CYP3A4 thành hai amin (gọi là chất chuyển hóa có hoạt tính 1 và 2) với chu kỳ bán rã tương ứng là 14 giờ và 16 giờ. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của chất chuyển hóa có hoạt tính 1 và 2 đạt được sau 3-4 giờ. Các chất chuyển hóa thải trừ chủ yếu qua nước tiểu [13]. Sibutramine đã được đánh giá như một thuốc chống trầm cảm tiềm tàng do các cơ chế đã được chứng minh là tác động đó cũng tương tự như các thuốc chống trầm cảm ba vòng, chẳng hạn như amitriptylin. Tuy nhiên,
- sibutramine không có tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm buồn ngủ, tác dụng kháng acetylcholin thế đứng [21]. Sibutramine là một hoạt chất có tác động đến hệ thần kinh trung ương, làm gia tăng lượng serotonin và noradrenalin trong não, từ đó tạo cảm giác no và không thèm ăn [21]. Trong cơ thể, sibutramine chuyển hóa nhanh chóng thành các chất chuyển hóa desmethyl: M1 (mono-desmethyl sibutramin) và M2 (di- desmethyl sibutramin) và sibutramine tác động dược lý chủ yếu thông qua 2 chất chuyển hóa này để gây ra tác dụng giảm cân [11], [8]. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh sibutramine có hiệu quả như một chất giảm cân với liều lượng khác nhau, từ 10 đến 20 mg/ngày [21]. Bảng 1.1: Thử nghiệm lâm sàng dài hạn với sibutramine Thời gian Liều Cân nặng được giảm Chế độ ăn thử nghiệm ( mg/ngày) (kg) S=7,52 6 tháng 10 30 kcal/kg pl= 3,56 S=10,27 6 tháng 15 30 kcal/kg pl=1,26 220 – 800 S= 5,2b 1 năm 10 kcal/ngày pl= 0,5 Chế độ ăn S (10)= 4 1 năm 10 và 15 theo lời S(15)= 6 khuyên pl=1,6 S= 4,4e 1 năm 20 NR pl= 0,5 600 S=10 2 năm 10 – 20 kcal/ngày pl = 4,7 S: Sibutramine, pl: placebo, NR: không có báo cáo a= ± SD; b: P=0,004; e: P < 0,05 với placebo
- Tác dụng không mong muốn: Sibutramine đồng thời cũng kích thích quá mức hệ thần kinh trung ương và ảnh hưởng một vài khía cạnh như bồn chồn, khô miệng, đau đầu, tê liệt và những dị cảm (Cảm giác khác thường như bị châm chích, kiến bò) có thể xảy ra. Hơn thế nữa, nó còn liên quan đến tăng nguy cơ tim mạch như tăng áp lực máu, nhịp tim và thường tăng nguy cơ đau tim cũng như đột quỵ [20]. Do những nguy cơ này, sibutramine đã bị cấm lưu hành trên thị trường châu Âu từ ngày 21/1/2010 [12]. Từ tháng 8 năm 2010, Mỹ đã chống chỉ định mới cho các bệnh nhân trên 65 tuổi do các tác dụng phụ thực tế qua các nghiên cứu lâm sàng của sibutramine [17]. Tại Việt Nam, các chế phẩm chứa sibutramine đã bị rút số đăng ký lưu hành theo Quyết định số 120/QĐ-QLD ngày 14/4/2011 của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế [4]. Tuy nhiên, do nhu cầu giảm béo của những người thừa cân nên hiện nay, nhiều loại thuốc giảm béo dưới mác thực phẩm chức năng có chứa sibutramine vẫn được bán tràn lan trên thị trường. 1.3.3. Một số phương pháp xác định Sibutramine Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp xác định sibutramine với nhiều kỹ thuật phân tích khác nhau như: Sắc ký khí khối phổ GC-MS [22], Sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS [10]; Điện di mao quản CE [28]; Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao HPTLC [7]; Sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC [23], [7], [6], [26]; 1.3.3.1 Phương pháp sắc ký khí khối phổ GC-MS Trong phương pháp sắc ký khí khối phổ, sau khi qua cột tách, các hợp chất hữu cơ trung hoà bị ion hoá thành các ion phân tử hay ion mảnh của phân tử mang điện dương hoặc âm, các gốc tự do trong điều kiện áp suất thấp. Sau đó, các ion đựơc đưa sang bộ phận tách theo khối lượng. Từ các tín hiệu thu được, dựa vào khối lượng ion phân tử, dựa vào đồng vị, dựa vào các mảnh ion phân tử, dựa vào cơ chế tách và dựa vào ngân hàng dữ liệu các ion và mảnh ion, người ta định tính và định lượng được chất phân tích một cách chính xác. Tác giả Sabina Strano-Rossi và cộng sự [22] đã phát triển phương pháp sắc ký khí khối phổ sibutramine trong các mẫu viên nén, viên nang, trà túi. Mẫu được hòa trong nước, kiềm hóa bằng Natri carbonat đến pH =10. Chiết bằng methyl chloride, làm khô, bốc hơi dung môi rồi phân tích bằng GC-MS.
- Quá trình tách sắc ký khí được thực hiện trên cột HP-5-MS (30m × 0,25mm), chương trình nhiệt độ bắt đầu ở 110oC, tăng 10oC/phút đến 280oC và duy trì trong 3 phút, sử dụng khí mang He với tốc độ 0,6 ml/phút, phổ khối thu được trong khoảng khối lượng 40-400 a.m.u. Đây là một phương pháp phân tích hiện đại, được sử dụng có hiệu quả cao, độ phân giải và độ nhạy cao, tiết kiệm dung môi. Tuy nhiên, chi phí cho thiết bị rất lớn, quy trình chiết mẫu phức tạp chưa phổ biến cho các phòng thí tại Việt Nam nên việc ứng dụng khó khăn. 1.3.3.2 Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS Đây là một phương pháp nhanh, nhạy và được phát triển nhiều hiện nay. Sau khi qua cột tách, chất phân tích được hóa hơi, các hợp chất hữu cơ trung hoà bị ion hoá thành các ion phân tử hay ion mảnh của phân tử mang điện dương hoặc âm, các gốc tự do. Sau đó, các ion đựơc đưa sang bộ phận tách theo khối lượng. Từ các tín hiệu thu được, dựa vào khối lượng ion phân tử, dựa vào đồng vị, dựa vào các mảnh ion phân tử, dựa vào cơ chế tách và dựa vào ngân hàng dữ liệu các ion và mảnh ion, người ta định tính và định lượng được chất phân tích một cách chính xác. Nhóm tác giả thuộc trường đại học Fudan, Thượng Hải [10] đã phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ ion hóa phun điện tử (LC-ESI/MS) để xác định đồng thời sibutramine và các chất chuyển hóa trong huyết tương. Mẫu được chiết từ huyết tương bằng tert-butyl ether, thêm chất chuẩn nội propranolol hydroclorid, bay hơi dung môi và hòa cặn trong pha động, phân tích trên thiết bị LC-ESI/MS. Điều kiện sắc ký: cột ODS MS với pha động acetonitril chứa 0,1% trifloacetic acid. Khoảng tuyến tính của sibutramine trong khoảng 0,328-32,8 ng/ml trên nền mẫu huyết tương và độ chụm dưới 19,9%. Phương pháp có độ nhạy và độ chụm phù hợp để ứng dụng trong các nghiên cứu dược động học. Tác giả Sabina Strano-Rossi và cộng sự đã phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ phân giải cao LC-HRMS để nhận biết và định lượng đồng thời các chất kích thích (ephedrines, cafein), các chất giảm cân (phentermine, phendimetrazine, phenmetrazine, fenfluramine, benfluorex, mephentermine, fencanfamine, sibutramine) và các chất cường dương nhóm PDE5 (sildenafil,
- vardenafil, tadalafil) trong thực phẩm chức năng sử dụng phổ khối Orbitrap. Detector khối phổ với khả năng phân giải 100.000 (FWHM tại m/z 200) hoạt động ở chế độ full scan và chế độ ion hóa phun điện tử ESI. Các chất phân tích được nhận biết dựa vào thời gian lưu, phổ khối, và tỉ lệ tương quan của các đồng vị. Giới hạn phát hiện của các chất từ 1-25 ng/g, giới hạn định lượng là 50ng/g. Phương pháp có độ tuyến tính cho tất cả các chất trong khoảng 50- 2000 ng/g với hệ số tương quan >0,99. Phương pháp có độ chụm tốt, hệ số biến thiên CV % luôn thấp hơn 15%. Các tác giả đã ứng dụng phương pháp để phân tích 36 mẫu thực phẩm chức năng, phát hiện sự có mặt của ephedrine/pseudoephedrine trong 4 mẫu, cafein trong 8 mẫu, sildenafil trong 4 mẫu. Nhóm tác giả Ying Shi, Chengiun và cộng sự đã phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ ion hóa phun điện tử (HPLC-ESI-MS/MS) để xác định đồng thời 8 chất cấm (ephedrine, norpseudoephedrine, fenfluramine, sibutramine, clopamide, emodin, rhein, and chrysophanol) trong thực phẩm chức năng giảm cân. Các chất phân tích được chiết ra khỏi nền mẫu bằng phương pháp chiết siêu âm với dung dịch 70% methanol, ly tâm và tiêm vào hệ thống sắc ký. Các chất được tách trên cột sắc ký Hypersil Gold column (2.1 mm × 150 mm, 5 μm) sử dụng chương trình rửa giải gradient, pha động gồm hỗn hợp dung dịch đệm amoni format (pH 3,50) và acid formic 0,02% và methanol, tốc độ dòng 0,25ml, nhiệt độ buồng cột 25oC. Nhận biết định tính các chất dựa vào các ion đặc trưng và thời gian lưu sử dụng chế độ SRM. Clenbuterol và ibuprofen được sử dụng làm nội chuẩn lần lượt cho chế độ ion dương và ion âm. Hiêu suất thu hồi cho 3 khoảng nồng độ khác nhau từ 80,2 – 94,5%. Giới hạn phát hiện từ 0,03 – 0,66 mg/kg (ngoại trừ chrysophnol 1,6 mg/kg). Phương pháp đã được ứng dụng để xác định chất cấm trong 4 loại thực phẩm chức năng giảm cân. Các kết quả thống kê cho thấy sibutramin và hoặc fenfluramine là thành phần chất cấm chín trong các sản phẩm với hàm lượng lần lượt là 6,1 – 1,3 × 103 mg/kg and 1,9 – 9,7 × 103 mg/kg. Tác giả Ramakrishna và các cộng sự, đã phát triển phương pháp sắc ký lỏng 2 lần khối phổ LC-MS/MS để xác định sibutramine trong mẫu huyết tương người. Phương pháp có độ chọn lọc và hiệu suất thu hồi cao. Sử dụng chiết lỏng – lỏng và chất phân tích tách bằng chế độ đẳng dòng isocractic trên
- cột sắc ký pha đảo. Sau đó được phân tích trên thiết bị MS/MS. Khoảng tuyến tính của sibutramine trong khoảng 30 – 6000 pg/ml trên nền mẫu huyết tương người. Phương pháp có giới hạn phát hiện là 30 pg/ml với độ lệch chuẩn dưới 4%. Thời gian phân tích cho mỗi lần là 3,2 phút và có thể phân tích hơn 250 mẫu huyết tương người mỗi ngày. Phương pháp đã được thẩm định và được sử dụng phân tích sibutramine trong các mẫu huyết tương người cho ứng dụng trong việc kết hợp với một chế độ ăn uống để giảm cân. Tác giả Li Ding và cộng sự đã phát triển phương pháp sắc ký lỏng khối phổ phun điện tử (LC-ESI-MS) có độ nhạy và đọ chính xác cao để xác định sibutramine và 2 chất chuyển hóa N-desmethyl của nó trong huyết tương người sử dụng phenoprolamine hydrochloride làm nội chuẩn. Sau khi kiềm hóa với natri bicarbonate, các mẫu huyết tương được chiết với cyclohexane và tiêm vào hệ thống HPLC, quá trình tách trên cột pha đảo C18 với pha động đệm acetat 10mM (pH 3,5) và methanol (25/75). Các chất phân tích được xác định sử dụng chế độ ion hóa phun điên tử trong detector khối phổ 1 tứ cực. Lc-ESI-MS được thực hiện trong chế độ chọn lọc ion (SIM) sử dụng các ion đặc trưng m/z = 228 cho sibutramine, m/z = 266 cho N-mono- desmethysibutramine (chất chuyển hóa 1), m/z = 252 cho N-di- desmethylsibutramine (chất chuẩn hóa 2) và m/z = 344 cho nội chuẩn. Các đường chuẩn tuyến tính trong khoảng 0,05 – 20 µg/L cho sibutramine, 0,02 - 20 µg/L cho chất chuyển hóa 1 và 0,1 – 30 µg/L cho chất chuyển hóa 2. Giá trị độ lặp lại trong ngày nhỏ hơn 7,6% cho sibutramine, 8,9 % cho chất chuyển hóa 1 và 5,5% cho chất chuyển hóa 2. Giá trị độ lặp lại giữa các ngày là nhỏ hơn 11,8% cho sibutramine, 12,7% cho chất chuyển hóa 1 và 9,4% cho chất chuyển hóa 2. Hiệu suất chiết các mẫu huyết tương lần lượt cho sibutramine, chất chuyển hóa 1 và chất chuyển hóa 2 là 90,2%, 90,9% và 91,0%. Phương pháp được ứng dụng thành công để nghiên cứu dược động học của sibutramine và các chất chuyển hóa cho những người tình nguyện nam ở Trung Quốc. Đây là phương pháp phân tích hiện đại, có độ nhạy và độ chính xác cao. Tuy nhiên, đây là một phương pháp khó, thiết bị phức tạp, đắt tiền và không phải phòng thí nghiệm nào cũng có điều kiện để thực hiện phương pháp này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 493 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 375 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 523 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 315 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 328 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 266 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 258 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 215 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 207 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn