intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:166

50
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: “Nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tiến hành từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016, với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH, từ đó chỉ ra yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các loại hình sử dụng đất. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thích ứng, làm giảm nhẹ trước những thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất mở rộng thành phố Quy Nhơn giai đoạn hiện nay đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

  1. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” là sản phẩm và kết quả quá trình nghiên cứu của tôi. Số liệu, hình ảnh, nội dung phân tích hoàn toàn trung thực và kết quả thực hiện đã nêu trong báo cáo là chưa công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào. Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về nội dung trên./. Huế, ngày 15 tháng 4 năm 2016 Người cam đoan Nguyễn Ngọc Anh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện trong thời gian từ tháng 7/2015 và hoàn thành vào tháng 4/2016. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến: Cô giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên hoàn thành Luận văn này. Các thầy, cô Khoa Tài nguyên Môi trường và Nông nghiệp đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý giá đóng góp một phần quan trọng trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn tốt nghiệp của học viên. Ban lãnh đạo, Phòng Đào tạo Sau đai học– Đại học Nông lâm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành các thủ tục, chương trình học và thực hiện luận văn của học viên trong thời gian vừa qua. Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định: Trung tâm Công nghệ thông tin, Văn phòng điều phối biến đổi khí hậu (CCCO), Chi cục Quản lý Đất đai, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng thủy văn đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình của tôi đã động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 15 tháng 4 năm 2016 Học viên Nguyễn Ngọc Anh PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) được coi là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, là vấn đề bức bách nhất hiện nay. Hợp nhất (lồng ghép thích ứng và giảm thiểu với BĐKH vào quy hoạch tổng thể, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị thành phố Quy Nhơn có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ thành quả và trong quá trình phát triển kinh tế xã hội (KT - XH) của tỉnh. Vì thế công tác lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn cũng được đặt ra cấp thiết ở giai đoạn hiện nay. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Là một thành phố ven biển, có chiều dài bờ biển hơn 34 km. Trong bối cảnh BĐKH hiện nay, Quy Nhơn hội đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định, những hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan xuất hiện ngày càng phức tạp và gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của. Đề tài: “Nghiên cứu lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định” được tiến hành từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016, với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH, từ đó chỉ ra yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các loại hình sử dụng đất. Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thích ứng, làm giảm nhẹ trước những thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả của phương án quy hoạch sử dụng đất mở rộng thành phố Quy Nhơn giai đoạn hiện nay đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050. Đề tài tiến hành trên cơ sở hành thu thập số liệu thứ cấp thông qua các nghiên cứu, quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng điều phối BĐKH (CCCO), Trung tâm Khí tượng thủy văn và UBND thành phố Quy Nhơn. Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu gồm phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu, khảo sát thực địa, giải tích và phân tích thống kê, và ứng dụng công nghệ GIS, viễn thám, mô hình hóa, chỉ số; sử dụng phần mềm: Microstation, Autocad đề biên tập đồ họa, MapSubject 2015 biên tập dữ liệu thuộc tính; ArcGis 9.3, MIKE FLOOD để mô hình hóa. Qua kết quả nghiên cứu, đánh giá, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý, sử dụng đất đai phù hợp, tiết kiệm, bền vững với điều kiện thực tế của tỉnh Bình Định. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ......................................................................................................................iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................xi MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................3 2.1. Mục tiêu ....................................................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ ..................................................................................................................3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................3 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................4 3.3. Ý nghĩa kinh tế xã hội .............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................5 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................5 1.1.1. Về Biến đổi khí hậu ............................................................................................... 5 1.1.2. Về quy hoạch sử dụng đất .....................................................................................7 1.1.3. Mô hình trong tính toán ngập lũ do tác động của BĐKH và nước biển dâng .....12 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................13 1.2.1. Về Biến đổi khí hậu ............................................................................................. 13 1.2.2. Về nghiên cứu quy hoạch lồng ghép thích ứng BĐKH .......................................22 1.2.3. Về nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất ............................................................... 24 1.2.4. Về nghiên cứu Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích ứng với BĐKH ............25 1.3. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan ....................................................................26 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................29 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................29 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 29 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 29 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................30 2.3.1. Phương pháp thu thập, số liệu, tài liệu thứ cấp ...................................................30 2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập, số liệu, tài liệu sơ cấp ........................................30 2.3.3. Phương pháp mô hình toán thủy lực (mô hình Mike Flood) ............................... 30 2.3.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ ( xây dựng bản đồ, biểu đồ nguy cơ ngập) kết hợp với công cụ GIS .............................................................................................................31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................33 3.1. Khái quát về vị trí thành phố Quy Nhơn và vùng mở rộng ....................................33 3.1.1. Vị trí và mối quan hệ vùng ..................................................................................33 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 34 3.1.3. Hiện trạng kinh tế - xã hội ...................................................................................42 3.1.4. Hiện trạng dân số - lao động................................................................................43 3.1.5. Hiện trạng đất đai ................................................................................................ 45 3.1.6. Hiện trạng khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế ...................................................51 3.1.7. Hiện trạng dịch vụ và du lịch ..............................................................................54 3.1.8. Hiện trạng nông lâm thủy sản ..............................................................................55 3.1.9. Hiện trạng về nhà ở ............................................................................................ 57 3.1.10. Hiện trạng phát triển đô thị - nông thôn ............................................................ 58 3.1.11. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ................................................................ 61 3.2. Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu ..................73 3.2.1. Các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn hiện nay..........................................................................................................................73 3.2.2. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ........................................................................74 3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của ngập lụt và triều cường đến các loại hình sử dụng đất ......84 3.3.1. Biểu hiện của BĐKH và nước biển dâng tại Quy Nhơn, Bình Định ..................84 3.3.2. Đánh giá tác động ngập lụt đến các loại hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn mở rộng ........................................................................................................97 3.4. Phương án Quy hoạch sử dụng đất có tính đến ngập lụt và triều cường do BĐKH trên địa bàn thành phố Quy Nhơn mở rộng .................................................................120 3.4.1. Phân vùng định hướng sử dụng đất tính đến ảnh hưởng của ngập lũ và nước biển dâng .............................................................................................................................120 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 3.4.2. Phân cấp mức độ thích hợp sử dụng đất tính đến ảnh hưởng của ngập lũ và nước biển dâng ............................................................................................................122 3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai có tính đến yếu tố thích ứng với BĐKH trong công tác quản lý đất đai ...............124 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................126 1. Kết luận....................................................................................................................126 2. Kiến nghị .................................................................................................................127 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................128 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á ATNĐ Áp thấp nhiệt đới BĐKH BĐKH CSHT Cơ sở hạ tầng CCN Cụm công nghiệp CTR Chất thải rắn DEM Mô hình số độ cao DT Diện tích CSD Chưa sử dụng CSDL Cơ sở dữ liệu FAO Tổ chức Lương - Nông ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GIS Hệ thống thông tin địa lý GCM Global climate model (mô hình khí hậu toàn cầu) GDP Tổng sản phẩm quốc nội HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất IPPC Intergovernmental Panal on Climate Change Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH KB2020 Kịch bản nước biển dâng năm 2020 KB 2050 Kịch bản nước biển dâng năm 2050 KB 2100 Kịch bản nước biển dâng năm 2100 KBHT Kịch bản hiện trạng KT - XH Kinh tế - xã hội KH - KT Khoa học - Kỹ Thuật KCN Khu công nghiệp KKT Khu kimh tế PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii KTTV Khí tượng thủy văn NAM Mô hình mưa rào - dòng chảy NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nnk Những người khác MIKE Mô hình Thủy lực MIKE của Viện Thủy lực Đan Mạch TN&MT Tài nguyên và Môi trường Tp Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân WB World Bank Ngân hàng thế giới PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê khí nhà kính theo ngành năm 1994 và 2000 ................................ 15 Bảng 1.2. Các loại khí nhà kính chính...........................................................................16 Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải thấp (B1) ...........................17 Bảng 1.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) .................17 Bảng 1.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải cao (A2) ............................ 18 Bảng 1.6. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải thấp (B1) ................................ 19 Bảng 1.7. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ......................20 Bảng 1.8. Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 -1999 của Bình Định ứng với kịch bản phát thải cao (A2) ..................................20 Bảng 1.9. Kịch bản nước biển dâng do BĐKH cho khu vực ven biển tỉnh Bình Định22 Bảng 3.1. Đặc trưng mực nước lũ thiết kế ....................................................................38 Bảng 3.2. Tần số xuất hiện lũ lớn nhất năm vào các tháng trong năm (Đơn vị: %) .....38 Bảng 3.3. Mực nước triều ứng với các tần suất triều cường (Đơn vị: m) .....................39 Bảng 3.4. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất thành phố Quy Nhơn và vùng mở rộng ...48 Bảng 3.5. Hiện trạng các khu công nghiệp ....................................................................52 Bảng 3.6. Hiện trạng các cụm công nghiệp ...................................................................53 Bảng 3.7. Tổng hợp hàng hóa thông qua cảng Quy Nhơn ............................................63 Bảng 3.8. Các dự án phát triển giao thông ....................................................................66 Bảng 3.9. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất ..................................................................76 Bảng 3.10. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất theo đơn vị hành chính ..........................78 Bảng 3.11. Phân bố dân cư và nhu cầu đất xây dựng đô thị đến 2035. .........................81 Bảng 3.12. Chuẩn sai nhiệt độ trung bình (oC) giai đoạn 1961 – 2010 so với thời kỳ 1980 - 1999 ....................................................................................................................85 Bảng 3.13. Chuẩn sai nhiệt độ tối cao trung bình năm (Txtb) và tối thấp trung bình năm (Tmtb)( 0C)giai đoạn 1976 - 2010 so với thời kỳ 1980 - 1999.............................. 86 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x 0 Bảng 3.14. Độ lệch tiêu chuẩn (S C) và biến suất (Sr%) nhiệt độ trung bình tại trạm Quy Nhơn ......................................................................................................................87 0 Bảng 3.15. Độ lệch tiêu chuẩn (S C) và biến suất (Sr%) nhiệt độ tối cao tuyệt đối tại trạm Quy Nhơn ..............................................................................................................88 Bảng 3.16. Độ lệch tiêu chuẩn (S 0C) và biến suất (Sr%) nhiệt độ tối thấp tuyệt đối...89 tại trạm Quy Nhơn .........................................................................................................89 Bảng 3.17. Độ lệch tiêu chuẩn S(mm) và biến suất Sr(%) lượng mưa tại trạm Quy Nhơn .............................................................................................................................. 90 Bảng 3.18. Kết quả phân tích cực trị với chuỗi mực nước (cm) tối cao và tối thấp năm .....92 Bảng 3.19. Các vị trí quan trắc dùng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình ................106 Bảng 3.20. Cân chỉnh mực nước đỉnh lũ năm 2009 tại các vị trí - lưu vực sông Hà Thanh ...........................................................................................................................108 Bảng 3.21. Cân chỉnh lưu lượng đỉnh lũ năm 2009 tại các vị trí - lưu vực sông Hà Thanh ...........................................................................................................................108 Bảng 3.22. Các kịch bản tính toán ngập lũ ..................................................................111 Bảng 3.23. Diễn biến mực nước tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD, hiện trạng ....115 Bảng 3.24. Diễn biến mực nước tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD khi thành phố Quy Nhơn mở rộng đã hoàn chỉnh qui hoạch ......................................................116 Bảng 3.25. Diễn biến lưu lượng tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD, hiện trạng thành phố Quy Nhơn mở rộng .....................................................................................118 Bảng 3.26. Diễn biến lưu lượng tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD khi đã quy hoạch thành phố Quy Nhơn mở rộng ..........................................................................119 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Tỷ lệ các chất khí gây hiệu ứng nhà kính ........................................................6 Hình 1.2. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) .....................................18 Hình 1.3. Mức thay đổi lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 ở Bình Định ứng với kịch bản phát thải trung bình (B2) ..............................................21 Hình 2.1. Xây dựng bản đồ ngập lụt bằng phương pháp GIS .......................................32 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng ....................................................................33 Hình 3.2. Sơ đồ vị trí Tp. Quy Nhơn .............................................................................33 Hình 3.3. Vị trí thành phố Quy Nhơn quy hoạch mở rộng định hướng phát triển ........33 Hình 3.4. Sơ đồ phân vùng địa hình ..............................................................................34 Hình 3.5. Sơ đồ đặt trạm đo thủy văn, hải văn khu vực ................................................37 Hình 3.6. Sơ đồ hiện trạng phân vùng kinh tế ............................................................... 42 Hình 3.7. Sơ đồ phân tích mật độ dân số .......................................................................43 Hình 3.8. Bản đồ quy hoạch KKT Nhơn Hội ................................................................ 51 Hình 3.9. Hình ảnh các làng nghề truyền thống ............................................................ 52 Hình 3.10. Sơ đồ hiện trạng hệ thống du lịch ................................................................ 55 Hình 3.11. Sơ đồ phân bố đất đai hệ thống nông - lâm - thủy sản ................................ 56 Hình 3.12. Sơ đồ phân bố hệ thống nhà ở .....................................................................57 Hình 3.13. Sơ đồ hiện trạng khu vực trung tâm thành phố ...........................................58 Hình 3.14. Sơ đồ hiện trạng phân bố hệ thống trung tâm ............................................59 Hình 3.15. Sơ đồ đánh giá hiện trạng tổng hợp hạ tầng cơ sở vùng ngập lũ ................60 Hình 3.16. Mặt bằng hiện trạng khai thác cảng Quy Nhơn ...........................................62 Hình 3.17. Sơ đồ hiện trạng giao thông khu vực ...........................................................65 Hình 3.18. Hồ chứa nước Định Bình .............................................................................67 Hình 3.19. Đập tràn xả lũ trên đê Đông ........................................................................68 Hình 3.20. Cống tiêu thoát lũ trên đê Đông ..................................................................68 Hình 3.21. Sơ đồ hệ thống đê khu vực nghiên cứu .......................................................69 Hình 3.22. Mặt cắt đầu, cuối tuyến sông Dinh .............................................................. 69 Hình 3.23. Mương xây mặt kiên cố hóa bao quanh khu kinh tế ...................................71 Hình 3.24. Cống ngầm trên trụcđường chính qua khu kinh tế ......................................71 Hình 3.25. Cống ngầm đoạn QL1A qua thị trấn Diêu Trì.............................................71 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. xii Hình 3.26. Mương nắp đan đoạn QL19 qua thị trấn Tuy Phước ..................................71 Hình 3.27. Một đoạn kè đê biển chống sạt lở và xâm thực tại thôn Lý Chánh .............72 Hình 3.28. Khu vực vùng ngập lũ trường Đại học Quang Trung .................................73 Hình 3.29. Số ngày có nhiệt độ Tm < 200C, Tx > 350C ................................................87 Hình 3.30. Số ngày có lượng mưa trên 50mm .............................................................. 89 Hình 3.31. Tần suất mưa 1 ngày Max trạm Qui Nhơn, số liệu thực đo và BĐKH .......91 Hình 3.32. Mưa theo thời đoạn 3h đợt lũ 2009 ............................................................. 91 Hình 3.33. Hình ảnh lũ khu vực Phường Nhơn Bình ....................................................95 Hình 3.34. Hình ảnh lũ khu vực Diêu Trì......................................................................95 Hình 3.35. Diễn biến mực nước triều max trong ngày trạm Qui Nhơn từ 1976-2012 ..95 Hình 3.36. Diễn biến mực nước triều max theo kì mặt trăng các năm trùng với kì lũ 2009 ............................................................................................................................... 96 Hình 3.37. Bản đồ cao độ địa hình thành phố Quy Nhơn hiện trạng và quy hoạch phần mổ rộng ..........................................................................................................................97 Hình 3.38. CSDL bản đồ nền + Đỉnh lũ 2009thành phố Quy Nhơn và vùng mở rộng .99 Hình 3.39. CSDL bản đồ nền địa hìnhtỉ lệ 1/2000 (DEM, DTM, vecter, mạng lưới sông... ) thành phố Quy Nhơn và vùng mở rộng ...........................................................99 Hình 3.40. Bản đồ phân khu lưu vực sông Kôn – Hà Thanh ......................................101 Hình 3. 41. Bản đồ tính phân bố mưa trên từng tiểu lưu vực sông Kôn – Hà Thanh .102 Hình 3.42. Sơ đồ tính toán thủy lực hệ thống sông Kôn- Hà Thanh ...........................103 Hình 3.43. Số liệu địa hình mặt cắt sông .....................................................................103 Hình 3.44. Biên mực nước hạ lưu ...............................................................................104 Hình 3.45. Số liệu công trình: Cống, đập, tràng. .........................................................104 Hình 3.46. Các vị trí quan trắc dùng để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình .................107 Hình 3.47. Kết quả mô hình toán và bản đồ ngập lũ ...................................................112 Hình 3.48. Bản đồ ngập theo độ sâu hiện trạng đỉnh lũ năm 2009; Kịch bản Nước biển dâng 97cm, năm 2100 khu vực thành phố Quy Nhơn mở rộng ..................................113 Hình 3.49. Bản đồ ngập theo độ sâu hiện trạng đỉnh lũ năm 2009 thành phố Quy Nhơn mở rộng ........................................................................................................................114 Hình 3.50. Sơ đồ đánh giá đất xây dựng .....................................................................123 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. xiii DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tê TP Quy Nhơn qua các năm .................................................43 Đồ thị 3.2. Tăng trường kinh tế TP Quy Nhơn qua các năm ........................................43 Đồ thị 3.3. Biểu đồ hiện trạng dân số Tp.Quy Nhơn và vùng mở rộng ........................45 Đồ thị 3.4. Tỷ lệ tăng trưởng dân số (%) trung bình Tp. Quy Nhơn và vùng mở rộng........45 Đồ thị 3.5. Biểu đồ phân tích đất CSD – đồi núi CSD ..................................................46 Đồ thị 3.6. Biểu đồ phân tích mật độ xây dựng ............................................................. 47 Đồ thị 3.7. Biểu đồ phân tích đất NLN - phi NN - CSD ...............................................47 Đồ thị 3.8. Biến trình nhiệt độ trung bình năm trạm Quy Nhơn giai đoạn 1979-2010 .87 Đồ thị 3.9. Biến trình nhiệt độ tối cao tuyệt đối trạm Quy Nhơn giai đoạn 1979-2010 .............. 88 Đồ thị 3.10. Biến trình nhiệt độ tối thấp tuyệt đối trạm Quy Nhơn giai đoạn 1979-2010 ....88 Đồ thị 3.11. Biến trình lượng mưa năm ở Quy Nhơn giai đoạn 1979-2010 .................90 Đồ thị 3.12. Biến trình các đặc trưng mực nước (cm) cực đại, trung bình và cực tiểu theo các năm của trạm Quy Nhơn thuộc tỉnh Bình Định ..............................................92 Đồ thị 3.13. Tốc độ biến đổi (cm/năm) của mực nước trạm Quy Nhơn .......................93 Đồ thị 3.14. Lưu lượng tính toán và thực đo đỉnh lũ năm 2009 tại trạm Bình Tường 105 Đồ thị 3.15. Kết quả tính toán dòng chảy mặt trên từng tiểu lưu vực sông Kôn năm lũ nhỏ 2008 & năm lũ lịch sử 2009 .................................................................................105 Đồ thị 3.16. Kết quả mực nước tính toán và thực đo tại An Vinh ..............................107 Đồ thị 3.17. Cân chỉnh lưu lượng đỉnh lũ năm 2009 tại các vị trí - lưu vực sông Hà Thanh ...........................................................................................................................109 Đồ thị 3.18. Kết quả lưu lượng: mặt cắt dọc -mặt cắt ngang ......................................109 Đồ thị 3.19. Diễn biến mực nước tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD, thành phố Quy Nhơn hiện trạng ...................................................................................................116 Đồ thị 3.20. Diễn biến mực nước tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD khi khu thành phố Quy Nhơn quy hoạch mở rộng ...................................................................117 Đồ thị 3.21. Diễn biến lưu lượng tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD, hiện trạng thành phố Quy Nhơn mở rộng .....................................................................................119 Đồ thị 3.22. Diễn biến lưu lượng tại các vị trí trong điều kiện BĐKH-NBD khi đã quy hoạch thành phố Quy Nhơn mở rộng ..........................................................................120 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng đang là mối đe dọa hiện hữu và to lớn mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong thế kỷ XXI. Những báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) [51] đã xác nhận rằng BĐKH thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại nhiều nước trên thế giới. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH. Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoanvà thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, rét đậm rét hại, gió lốc,… là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn, khó lường hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển[50][63]. Theo đánh giá của các tổ chức uy tín quốc tế như World Bank (WB) [63], Asian Development Bank (ADB) [45], và Intergovernmental Panal on Climate Change (IPCC) [51] cũng như các cơ quan quản lý và nghiên cứu trong nước như: Tổng cục Quản lý đất đai [10], Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã cho thấy BĐKH, nước biển dâng là một trong những thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý sử dụng đất bền vững. Với các tác động tiềm tàng và sự gia tăng các rủi ro từ BĐKH cho ta thấy được tình trạng, ảnh hưởng, tính dễ bị tổn thương đến các đối tượng sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đai của các địa phương trên cả nước. Đây cũng là một trong những áp lực để cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quy hoạch có cái nhìn mới hơn trong công tác quy hoạch tổng thể, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị của quốc gia và của từng địa phương theo hướng xanh và bền vững hiện nay[42]. Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ pháp lý hỗ trợ quản lý nhà nước về đất đai và có tác động nhất định đến công tác ứng phó với BĐKH trong quá trình sử dụng đất. Vì vậy, hợp nhất vấn đề BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị (có lồng ghép thích ứng với BĐKH) là một yêu cầu tất yếu, là hướng phát triển mới trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện nay. Mặc dù Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH Chính phủ phê duyệt từ tháng 12/2008 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 2 Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14 tháng 4 năm 2009 theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg, nhưng đến nay, trong các kế hoạch phát triển KT - XH của nhiều Bộ, ngành, địa phương, hầu như nội dung về ứng phó với BĐKH chưa được xem xét một cách đúng mức. Những công cụ cần thiết và phương pháp tiếp cận hiện nay đối với vấn đề “lồng ghép” này để áp dụng trong thực tiễn chưa có quy định và hướng dẫn thực hiện cụ thể và chưa được nghiên cứu chi tiết. Việc lồng ghép các hoạt động ứng phó BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, phát triển KT - XH một cách đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm luôn được xác định là khâu quan trọng trong sự ổn định, bền vững. Nó tạo sự chủ động của con người trong cuộc chiến chống lại những thảm họa thiên nhiên mà một phần do chính con người gây ra. Thực tiễn cũng cho thấy, chính sự chủ động này đã giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của do các thảm họa mà thiên nhiên gây ra. Tuy nhiên, trong quy hoạch đất đai ở tỉnh Bình Định nói chung và tại thành phố Quy nhơn nói riêng chưa có đủ dữ liệu mang tính định lượng về khả năng diễn biến của BĐKH trong tương lai. Các kịch bản hiện tại mới chỉ mang tính trung bình cho một khu vực rộng lớn, thiếu trị số cực trị có khả năng xảy ra đối với các khu vực cấp huyện, xã. Bên cạnh đó, sự chỉ đạo ở chính quyền các cấp còn chưa thống nhất, chưa có các hướng dẫn cụ thể về lồng ghép, mà mới chỉ ban hành Khung hướng dẫn xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các Bộ, ngành địa phương. Đồng thời, chưa chỉ ra được yêu cầu cụ thể về vai trò, trách nhiệm của các đơn vị lập quy hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng đất. Do đó, trong giai đoạn hiện nay, việc xem xét và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Định, quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn theo hướng thích nghi và ứng phó với BĐKH và nước biển dâng là điều cần thiết. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Định. Là một thành phố ven biển miền Trung, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Bình Định, được quan tâm khuyến khích phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng (CSHT) nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp.Quy Nhơn có địa hình đa dạng, có bờ biển Quy Nhơn dài 42 km với nhiều bãi tắm, nguồnlợi thủy hải sản và các sản phẩm tự nhiên có giá trị kinh tế. Theo đó, ngày 14/04/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 495/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Phạm vi, ranh giới quy hoạch có diện tích khoảng 67.788 ha. Phía Bắc giáp huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; Phía Tây giáp thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; Phía Đông giáp biển Đông; Phía Nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Trên cơ sở quy hoạch định hướng như vậy, gắn với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của Thành phố Quy Nhơn nên cần có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 3 dụng đất phù hợp với tình hình BĐKH hiện nay. Do đó, cần có những nghiên cứu cụ thể về tác động của BĐKH đến vấn đề quy hoạch sử dụng đất, thông qua đó xác định các giải pháp hành động phù hợp nhằm thích ứng, làm giảm nhẹ những thiên tai do BĐKH gây ra. Từ đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu lồng ghép các yếu tố BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Đề tài đặt ra mục tiêu là: Xác lập các luận cứ khoa học về quy hoạch sử dụng đất, nghiên cứu tác động của BĐKH và đề xuất định hướng lồng ghép thích ứng BĐKH, làm giảm nhẹ những thiên tai trong quy hoạch sử dụng đất thành phố Quy Nhơn mở rộng. 2.2. Nhiệm vụ Đề thực hiện mục tiêu trên, một số nhiệm vụ cần giải quyết: - Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước. - Thu thập tài liệu, số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình sử dụng đất; các yếu tố ảnh hưởng và tình hình diễn biến của BĐKH có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu. - Nghiên cứu các nội dung phương án quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Điều tra, khảo sát bổ sung hiện trạng, thống kê, tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố BĐKH đến các loại hình sử dụng đất hiện nay và dự kiến đến 2050. - Ứng dụng công nghệ dự báo diễn biến mưa lũ lụt, triều cường, hạn hán như: GIS, viễn thám, mô hình hóaMIKE FLOOD, chỉ số… cho kịch bản BĐKH và nước biển dâng trong vùng nghiên cứu. - Lồng ghép các giải pháp thích ứng, mô hình thích ứng BĐKH. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của phương án quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất mở rộng thành phố có tính đến yếu tố thích ứng với BĐKH. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đánh giá tương đối đầy đủ và toàn diện về biểu hiện, diễn biến, tác động của ngập lụt khi mực nước biển dâng do BĐKH, qua đó khẳng định xu thế, khả năng tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, hoạt động KTXH, dân cư… Từ đó, làm cơ sở khoa học lồng ghép yếu tố BĐKH vào quy hoạch sử dụng đất địa bàn cụ thể. Đây là xu hướng mới góp phần phát triển hệ phương pháp luận đánh giá tác động do BĐKH và mực nước biển dâng trong các nghiên cứu tại các địa phương khác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 4 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp các cơ quan quản lý ở địa phương có cái nhìn tổng thể khách quan và thực tế hơn về thực trạng quản lý quy hoạch sử dụng đất đai hiện nay. Giúp cho địa phương xác định phương án xây dựng và lựa chọn các giải pháp cụ thể đối với từng lĩnh vực (bao gồm cả các chính sách, chương trình và dự án đầu tư) khi thực hiệnquy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị thành phố Quy Nhơn. Tạo được sự thống nhất về các giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu khả năng bị tác động và nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH. Giúp cho đối tượng sử dụng đất ở địa phương có nhận thức đúng đắn hơn về mức độ ảnh hưởng do những BĐKH gây nên. 3.3. Ý nghĩa kinh tế xã hội Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những thông tin hữu ích về tác động tiêu cực của BĐKH nhằm giảm thiệu tác hại của thiên tai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất đai tại từng khu vực, địa bàn cụ thể. Đồng thời tăng cường công tác khoa học dự báo để các nhà quản lý hoạch định chính sách, bố trí quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị hợp lý, hiệu quả. Góp phần tích cực phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường nói riêng và quản lý KT - XH nói chung của thành phố Quy Nhơn khi quy hoạch mở rộng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Về Biến đổi khí hậu 1.1.1.1. Khái niệm Theo điểm 2, điều 1 của Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC) năm 1992: BĐKH là sự biến đổi của khí hậu do hoạt động của con người gây ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và do sự biến động tự nhiên của khí hậu quan sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được. Theo Bộ TN - MT (2008) định nghĩa: BĐKH “là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc sự dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn”. Theo nghiên cứu của Viện khoa học khí tượng thủy văn và BĐKH, “lồng ghép (mainstreaming) hay tích hợp (integrating) vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là: Đưa các mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ BĐKH vào tất cả các bước của quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành và tổng hợp các tác động đến các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ BĐKH trong khi tiến hành đánh giá và lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của ngành” [42]. 1.1.1.2. Nguyên nhân, đặc trưng sự BĐKH, biểu hiện của BĐKH * Nguyên nhân gây ra BĐKH : Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân: - Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: Sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển. - Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như: sử dụng nguồn nước, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác [18]; việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, vv) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải; thay đổi mục đích sử dụng đất (bao gồm thay đổi trong nông nghiệp và nạn phá rừng). Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch,... Các loại KNK chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6. Khí CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn KNK chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 6 Hình 1.1. Tỷ lệ các chất khí gây hiệu ứng nhà kính Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên. Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động của con người do Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố đã cải thiện qua các năm như sau: Trong báo cáo của IPCC 1995: Thì cho rằng hoạt động con người chỉ đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH; Trong báo cáo của IPCC 2001: là 67% ; IPCC 2007: 90% nguyên nhân gây ra BĐKH; IPCC 2013: 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. * Đặc trưng sự biến đổi khí hậu: Tất cả các trạm đo nhiệt độ đều có thể đo, đánh giá và xác nhận được bằng chứng về BĐKH. Hiện nay, nhiệt độ trung bình đã tăng lên tới 0,3 - 0,40C trong mấy chục năm vừa qua và hiện đang có xu hướng tăng tiếp. Theo NOAA, tháng 2/2015 ghi nhận nhiều khu vực đại dương và đất liền có nhiệt độ cao hơn 0,820 C so với trung bình tháng trong vòng 136 năm. Nhiệt độ trung bình tháng 2 toàn cầu trong thế kỷ 20 là 12,1 độ C. (Hồi tháng 2/1998 cũng ghi nhận mức nhiệt cao hơn trung bình 0,860C. Đây là năm xảy ra hiện tượng El Nino, gây ảnh hưởng tới 110 triệu người và thiệt hại gần 100 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu) [55]. * Biểu hiện của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của trái đất và bầu khí quyển. Mực nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan. Sự thay đổi về chất lượng, thành phần khí quyển có hại cho cuộc sống của con người và các sinh vật trên trái đất. Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 7 của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác. Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển [62]. Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là nóng lên toàn cầu và nước biển dâng sẽ tác động nghiêm trọng đến đời sống con người trên phạm vi toàn cầu: theo dự báo đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm: 2– 4 %, khi đó giá sẽ tăng: 13-45%, số người thiếu lương thực sẽ là 36 – 50%. Tại Việt Nam, trong 50 năm qua nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,70C, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm. Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt. Theo dự báo, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình ở Việt Nam sẽ tăng lên 30C và mực nước biển dâng cao 1m. Nước biển dâng cao là nguyên nhân chính gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng mạnh đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đến công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác cũng như đời sống người dân. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo tiêu chuẩn hiện tại khó lòng đáp ứng đầy đủ các dịch vụ trong tương lai. Như vậy, BĐKH là hiện tượng trái đất nóng dần lên do hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ ở các đại dương tăng dần lên, làm tan băng ở các vùng cực đới, dẫn tới khí hậu của trái đất biến đổi, hạn hán bão lũ xảy ra ngày một tăng, nước biển ngày một dâng cao. 1.1.2. Về quy hoạch sử dụng đất 1.1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quy hoạch sử dụng đất * Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất bền vững: - Quy hoạch sử dụng đất: Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền KT - XH. Do vậy, quy hoạch sử dụng đất sẽ là một hiện tượng KT - XH. Đây là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để tổ chức lại việc sử dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất. Theo Dent (1988, 1993), quy hoạch sử dụng đất là phương tiện giúp cho nhà quản lý quyết định cách thức sử dụng đất đai thông qua đánh giá có hệ thống cho lựa chọn mô hình sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai. Một định nghĩa khác của Fresco và cộng sự (1992), quy hoạch sử dụng đất là một PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2