Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất Lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
lượt xem 5
download
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hoá, nhằm đề xuất các giải pháp trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Minh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất Lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đinh Xuân Chuyên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu Nhà trường; Khoa Tài nguyên đất và môi trường Nông nghiệp; Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Nông Lâm Huế. Xin gửi tới quý Thầy, Cô lòng biết ơn chân thành và tình cảm quý mến nhất. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo PGS. TS. Huỳnh Văn Chương, người hướng dẫn khoa học, Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân: UBND huyện Minh Hóa; Phòng Tài nguyên và môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Hạt Kiểm lâm Minh Hóa; Chi cục Thống kê; Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Minh Hóa; UBND các xã, thị trấn, đã giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã cố gắng, song kiến thức và năng lực còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô giáo và nhiều ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 22 tháng 5 năm 2016 HỌC VIÊN Đinh Xuân Chuyên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hoá, nhằm đề xuất các giải pháp trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Minh Hóa. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập các báo cáo thuyết minh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020; Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Bình; niên giám thống kê năm: 2007 - 2015 của huyện Minh Hóa để phục vụ cho nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, Kinh tế - xã hội huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Thu thấp báo cáo tổng kết các năm của các cơ quan, ban, ngành, đơn vị: Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa, Phòng Tài nguyên & Môi trường; Hạt Kiểm lâm; Ban quản lý rừng phòng hộ; Lâm trường và các UBND các xã, thị trấn, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa. Thu thập số liệu giao đất, giao rừng và cấp giấy đăng ký quyền sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình để phục vụ cho việc nghiên cứu thình hình quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của các hộ gia đình, cá nhân và đơn vị tại huyện Minh Hóa. Thu thập các số liệu từ sổ quản lý chuyển mục đích, sổ quản lý đơn thư, sổ quản lý thế chấp, từ số liệu quản lý công tác thu hồi đất, từ các thông tin trong công tác triển khai các dự án trên địa bàn huyện để phục vụ cho việc nghiên cứu biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Thu thập thông tin qua phỏng vấn các nhà quản lý: Gồm phỏng vấn cán bộ: Hạt Kiểm lâm; Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện và cán bộ địa chính 02 xã có 3 loại rừng (Đặc dụng, Phòng hộ, sản xuất ) xã Thượng Hóa và xã Hóa Sơn, 03 xã có 2 loại rừng (Phòng hộ, sản xuất) xã Dân Hóa; xã Trọng Hóa và xã Trung Hóa để phục vụ cho việc nghiên cứu việc cập nhật các thông tin về nguyên nhân của biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa. Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu đề tài được tổng hợp bằng phương pháp xử lý thống kê trên phần mềm Excel. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- iv KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vị trí địa lý Huyện Minh Hoá là một huyện miền núi cao và là cửa ngõ phía Tây Bắc tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ 17028’30’’ đến 18002’13’’ vĩ độ Bắc và 105006’25’’ đến 106020’30’’ kinh độ Đông, có tuyến Quốc lộ 12A và đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn, cách thành phố Đồng Hới về phía Tây Bắc khoảng 120 km. Dân số Theo kết quả điều tra dân số năm 2014 toàn huyện có 49.211 người. Mật độ dân số là 35 người/km2. Bình quân số khẩu trong một hộ là xấp xỉ 4 người, tỷ lệ tăng dân số là 14,65%. Dân tộc Trên địa bàn huyện Minh Hoá hiện có 15 tộc người, bao gồm: dân tộc Kinh, dân tộc Bru, dân tộc Chứt, dân tộc Rục, dân tộc Thổ, dân tộc Tày, dân tộc Mường, dân tộc Arem, dân tộc Thái, dân tộc Nùng, dân tộc Mnông, dân tộc Tà Ôi, dân tộc Êđê, dân tộc Khơ Me, và dân tộc Xơ Đăng. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Như các đơn vị hành chính khác, huyện Minh Hoá tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai theo hệ thống văn bản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Cơ cấu sử dụng đất đất theo diện tích tự nhiên tại huyện Minh Hóa Đất lâm nghiệp là chủ yếu chiếm 89,38 % tổng diện tích tự nhiên, trong khi đó đất rừng sản xuất chiếm tỷ lệ khá cao là 41,712 %; đất rừng phòng hộ chiếm 26,03 %; đất rừng đặc dụng chiếm 21,64 % và các loại đất khác (Đất sản xuất nông nghiệp; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất ở; Đất chuyên dùng; Đất nghĩa trang, nghĩa địa; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; Đất bằng chưa sử dụng...) chiếm tỷ lệ khá thấp chỉ có 10,62%. Phân chia theo chủ sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng sử dụng 30.570,01 ha đất rừng đặc dụng, chiếm 21,64 % so với diện tích tự nhiên toàn huyện và 24,21 % so với đất lâm nghiệp; Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Minh Hóa sử dụng 19.088,21 ha đất rừng phòng hộ, chiếm 13,51 % so với diện tích tự nhiên toàn huyện và 15,12 % so với đất lâm nghiệp; Chi nhánh Lâm trường huyện Minh Hóa sử dụng 9.398,34 ha đất rừng sản xuất, chiếm 7,44 % so với diện tích tự nhiên toàn huyện và 6,65 % so với đất lâm nghiệp; Ban quản lý rừng cộng đồng sử dụng 6.799,94 ha đất rừng sản xuất, chiếm 5,39 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- v % so với diện tích tự nhiên toàn huyện và 4,81 % so với đất lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 19.149,73 ha đất rừng sản xuất, chiếm 13,56 % so với diện tích tự nhiên toàn huyện và 15,17 % so với đất lâm nghiệp; Ủy ban nhân dân xã quản lý 36.218,67 ha. (Trong đất rừng sản xuất 19.192,35 ha, đất rừng phòng hộ 17.026,32 ha) chiếm 25,64 % so với diện tích tự nhiên toàn huyện và 28,68 % so với đất lâm nghiệp Đánh giá chung về biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2014 Diện tích đất rừng sản xuất không ngừng tăng lên. Năm 2007 diện tích đất rừng sản xuất là 38.082,04 ha đến năm 2008 diện tích đất rừng sản xuất là 47.383,66 ha, tăng lên 9.301,62 ha so với năm 2007. Năm 2010 diện tích đất rừng sản xuất là 51.697,23 ha, tăng lên 4.313,57 ha so với diện tích đất rừng sản xuất năm 2008. Năm 2011 diện tích đất rừng sản xuất là 51.690,93 ha, giảm xuống 6,3 ha so với diện tích đất rừng sản xuất năm 2010. Năm 2012 diện tích đất rừng sản xuất là 51.904,56 ha, tăng lên 213,63 ha so với diện tích đất rừng sản xuất năm 2011. Năm 2013 diện tích đất rừng sản xuất là 51.877,18 ha, giảm xuống 27,38 ha so với diện tích đất rừng sản xuất năm 2012. Đến năm 2014 diện tích đất rừng sản xuất là 54.592,41 ha, tăng lên 2.715,23 ha so với diện tích đất rừng sản xuất năm 2013. Đất rừng phòng hộ có biến động tăng và giảm. Năm 2007 diện tích đất rừng phòng hộ là 35.793,01 ha đến năm 2008 diện tích đất rừng rừng phòng là 37.421,03 ha, tăng lên 2.682,02 ha so với năm 2007. Năm 2010 diện tích đất rừng phòng hộ là 38.219,95 ha, giảm xuống 201,08 ha so với diện tích đất rừng phòng hộ năm 2008. Năm 2011 diện tích đất rừng phòng hộ là 38.214,31 ha, giảm xuống 5,64 ha so với diện tích đất rừng phòng hộ năm 2010. Năm 2012 diện tích đất rừng phòng hộ là 38.202,61 ha, giảm xuống 11,7 ha so với diện tích đất rừng phòng hộ năm 2011. Năm 2013 diện tích đất rừng phòng hộ là 38.214,08 ha, tăng lên 11,47 ha so với diện tích đất rừng phòng hộ năm 2012. Đến năm 2014 diện tích đất rừng phòng hộ là 36.062,48 ha, giảm xuống 2.151,6 ha so với diện tích đất rừng phòng hộ năm 2013. Đất rừng đặc dụng có biến động tăng và giảm. Năm 2007 diện tích đất đặc dụng là 30.861,0 ha đến năm 2008 diện tích đất rừng đặc dụng là 31.070,0 ha, tăng lên 209,0 ha so với năm 2007. Năm 2010 diện tích đất rừng đặc dụng là 30.570,02 ha, giảm xuống 499,98 ha so với diện tích đất rừng đặc dụng năm 2008. Năm 2011 – 2013 diện tích đất rừng đặc dụng là 30.570,02 ha, thời điểm này rừng đặc dụng ổn định không có biến động tăng hay giảm. Đến năm 2014 diện tích đất rừng đặc dụng là 30.570,01 ha, giảm xuống 0,01ha so với diện tích đất rừng đặc dụng năm 2013. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................ iii MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................................... iii PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................. iii KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................................ iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ xi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ xii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................3 1) Mục tiêu chung ...........................................................................................................3 2) Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC ..............................................................................................3 1) Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................3 2) Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................4 1.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ lên quan đề tài ..............................................................4 1.1.2. Cơ sở pháp lý để phân loại đất lâm nghiệp ...........................................................5 1.1.3. Khái niệm đất rừng sản xuất ..................................................................................6 1.1.4. Khái niệm đất rừng phòng hộ ................................................................................6 1.1.5. Khái niệm đất rừng đặc dụng ................................................................................7 1.1.6. Định nghĩa về biến động đất đai ............................................................................8 1.1.7. Nguyên nhân biến động đất đai .............................................................................8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP ..........................................8 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- vii 1.2.1. Thực tiễn tình hình quản lý đất lâm nghiệp trên thế giới ......................................8 1.2.2. Thực tiễn quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam .....................................11 1.2.3. Luật Đất đai qua các thời kỳ................................................................................14 1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN..............................................20 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................................................22 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................22 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................22 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................22 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .................................................................22 2.3.2. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ...............................................................23 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................24 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH ..............................................................................................................24 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................24 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN MINH HÓA ..................................................................28 3.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó ...............................................................................................28 3.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.................................................................................................................30 3.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. ....................................................30 3.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...........................................................31 3.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất ...........31 3.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..........................................................................................................32 3.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai ...................................................................................32 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- viii 3.2.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai ......................................................................................33 3.2.9. Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Minh Hóa (Thông tin thu thập qua bảng phỏng vấn) .......................34 3.2.10. Công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của Hạt Kiểm Lâm huyện Minh Hóa (Thông tin thu thập qua bảng phỏng vấn) .................................36 3.3. CƠ CẤU SỬ DỤNG VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO 3 LOẠI RỪNG TẠI HUYỆN MINH HÓA ..................................................................38 3.3.1. Cơ cấu sử dụng đất theo diện tích tự nhiên tại huyện Minh Hóa ........................38 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa .........38 3.3.3. Phân chia theo chủ quản lý đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng...............................40 3.4. NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO 3 LOẠI RỪNG TẠI HUYỆN MINH HOÁ, TỈNH QUẢNG BÌNH. .........................................56 3.4.1. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2007 – 2008 (01/01/2007 - 01/01/2008) ....................................................................................................................56 3.4.2. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2008 – 2010 (01/01/2008 - 01/01/2010) ....................................................................................................................57 3.4.3. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2011 .................................59 3.4.4. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2011 – 2012 .................................60 3.4.5. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2012 - 2013 ..................................61 3.4.6. Biến động sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 – 2014 .................................62 3.4.7. Đánh giá chung về biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2007 – 2014 .....................................................63 3.5. NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP THEO 3 LOẠI RỪNG TẠI HUYỆN MINH HOÁ. ..................66 3.5.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện ..........................................................................66 3.5.2. Đối với các phòng ban cấp huyện .......................................................................66 3.5.3. Đối với Ủy ban nhân dân xã ................................................................................66 3.5.4. Đối với các chủ rừng sử dụng đất lâm nghiệp .....................................................67 3.5.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất lâm nghiệp ...........................67 3.5.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng ..............68 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- ix 3.5.7. Giải pháp các nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp cấp huyện ...........68 3.5.8. Giải pháp các nội dung quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp cấp xã .................69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................71 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................71 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN MINH HÓA .................71 1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI VÀ ĐÁT LÂM NGHIỆP TẠI HUYỆN MINH HÓA ..................................................................72 1.3. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA ....................................................................................................73 2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................74 2.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA ....................................................................................................74 2.1. CÔNG TÁC QUẢN LÝ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MINH HÓA ..................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76 PHỤ LỤC ......................................................................................................................78 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Dạng viết tắt Dạng đầy đủ BTC Bộ Tài chính BTNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường CĐKTK Cục đăng ký và thống kê đất đai CKSQLSDĐĐ Cục Kiểm soát quản lý và Sử dụng đất đai. CP Chính phủ CT Chỉ thị ĐKĐĐ Đăng ký đất đai Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc) KH Kế hoạch LNXH Lâm nghiệp xã hội NĐ Nghị định NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn NQ Nghị Quyết PTNT Phát triển nông thôn QĐ Quyết định QH Quốc hội QSD Quyền sử dụng TCQLĐĐ Tổng cục Quản lý Đất đai TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng đất lâm nghiệp huyện Minh Hóa giai đoạn đến năm 2020. ........40 Bảng 3.2: Phân chia theo chủ sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng ....41 Bảng 3.3: Số liệu biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng giai đoạn 2007 – 2008 ..56 Bảng 3.4: Số liệu biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng giai đoạn 2008 – 2010 ..58 Bảng 3.5: Số liệu biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng giai đoạn 2010 – 2011 ..59 Bảng 3.6: Số liệu biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng giai đoạn 2011 – 2012 ..60 Bảng 3.7: Số liệu biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng giai đoạn 2012 – 2013 ..61 Bảng 3.8: Số liệu biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng giai đoạn 2013 – 2014 ..62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- xii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ huyện Minh Hóa.................................................................................24 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện Minh Hóa năm 2014 ......................38 Hình 3.3: Bản đồ hiện trạng 3 loại rừng huyện Minh Hóa năm 2014 ..........................39 Hình 3.4: Trạm Kiểm lâm Thượng Hóa, Hạt Kiểm lâm ..............................................42 Hình 3.5: Trụ sở làm việc Ban quản lý rừng phòng hộ Minh Hóa...............................45 Hình 3.6: Trụ sở làm việc Chi nhánh Lâm trường Minh Hóa ......................................48 Hình 3.7: Khu vực rừng cộng đồng bản Phú Minh, xã Thượng Hóa ...........................50 Hình 3.8: Người dân thôn Kinh Tế Pheo, xã Trung Hóa sử dụng đất lâm nghiệp trồng rừng cây bản địa (Cây lim xanh trồng năm 2012) .........................................................52 Hình 3.9: Bản đồ biến động đất lâm nghiệp huyện Minh Hóa từ năm 2007 - 2014 ...64 Hình 3.9: Biểu đồ biến động đất lâm nghiệp huyện Minh Hóa từ năm 2007 - 2014 ...65 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 ha. Đất lâm nghiệp 15.845.333,0 chiếm 47.88 % diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng đặc dụng: 2.272.670,0 ha, chiếm 14,34 % diện tích đất lâm nghiệp; Rừng phòng hộ: 5.974.674,0 ha, chiếm 37,71 % diện tích đất lâm nghiệp; Rừng sản xuất: 7.597.989,0 ha, chiếm 47,95 % diện tích đất lâm nghiệp [4]. Chính sách và pháp luật về lĩnh vực quản lý đất đai nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng được hình thành và hoàn thiện từng bước. Năm 1988, lần đầu tiên Luật Đất đai của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đánh dấu một bước chuyển mình của nền Kinh tế - xã hội đất nước. Trước những yêu cầu đổi mới, Luật Đất đai được sửa đổi bổ sung phù hợp với tình hình hình thực tế ở từng giai đoạn. Luật Đất đai đã cụ thể rõ quan hệ sản xuất trong nông lâm nghiệp và được xác lập trên cơ sở giao đất cho các hộ gia đình sử dụng và ổn định lâu dài. Cùng với sự ra đời của Luật Đất đai, Chính phủ đã ban hành một số chính sách quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp. Nghị định 02/1994/NĐ-CP ngày 15/01/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; Nghị định 01/1995/NĐ-CP ngày 01/11/1995 về giao khoán và sử dụng đất vào mục đích nông lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; Nghị định 163/1998/NĐ-CP ban hành ngày 29/07/1998 bổ sung và thay thế một số điều trong Nghị định 02/1994/NĐ-CP. Những chính sách này cùng với những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã tạo động lực, khuyến khích người dân tham gia quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng, đầu tư vốn và nhân lực để sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng của người dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được quản lý, sử dụng. Trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, do đặc điểm đa dạng của các vùng sinh thái nhân văn khác nhau, việc sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng chính vì vậy đã tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự khác nhau và mang đặc thù của mỗi vùng. Tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích tự nhiên 806.527 ha, diện tích đất lâm nghiệp 641.132,0 ha, chiếm 79,49% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng đặc dụng: 123.462,0 ha, chiếm 19,3 % diện tích đất lâm nghiệp; Rừng phòng hộ: 174.387,0 ha, chiếm 27,2 % diện tích đất lâm nghiệp; Rừng sản xuất: 343.283,0 ha, chiếm 53,5 % PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 2 diện tích đất lâm nghiệp [29]. Lịch sử quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh bắt đầu từ những năm 1976 – 1980, đã qua nhiều lần rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Năm 2007 Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 857/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2006 - 2010. Gần đây nhất, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình có Quyết định số 2410/QĐ - UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ngày 03 tháng 9 năm 2014 về việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2020 của tỉnh Quảng Bình, trong đó có huyện Minh Hóa. Huyện Minh Hóa là một huyện vùng núi cao nằm phía tây tỉnh Quảng Bình, tổng diện tích tự nhiên 141.270,94 ha, diện tích đất lâm nghiệp 126.264,7 ha chiếm 89,38 % diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng đặc dụng: 30.570,0 ha, chiếm 24,2 % diện tích đất lâm nghiệp; Rừng phòng hộ: 36.767,1 ha, chiếm 29,1 % diện tích đất lâm nghiệp; Rừng sản xuất: 58.927,6,0 ha, chiếm 46,7 % diện tích đất lâm nghiệp [29]. Với tiềm năng đất lâm nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển Kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây lâm nghiệp có xu hướng phát triển đã góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn việc sử dụng đất của nhân dân trên địa bàn huyện, chúng tôi thấy bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa cần quan tâm đó là: Phải có quy hoạch tổng thể về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp; có cơ chế, chính sách về phát triển lâm nghiệp theo 3 loại rừng. Người dân sống phụ thuộc vào đất lâm nghiệp là chủ yếu, việc phát triển kinh tế lâm nghiệp mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, quá trình canh tác của bà con theo truyền thống, tập quán khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp của nhân dân chưa hợp lý, thiếu bền vững, chưa đáp ứng được với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cần có sự giám sát, đánh giá và cung cấp các thông tin cho nhân dân về việc sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng đúng mục đích, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng. Xuất phát từ vấn đề cấp bách nói trên và mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà. Trong khi đó chưa có một công trình nào nghiên cứu nào về quản lý và biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất Lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình”. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1) Mục tiêu chung Nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình nhằm đề xuất các giải pháp trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của huyện Minh Hóa nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. 2) Mục tiêu cụ thể - Xác định được thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Đánh giá được biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Xác định được những tồn tại trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất được các giải pháp để quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng hợp lý, bền vững. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC 1) Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu tình hình quản lý và biến động sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng tại huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Qua đó góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở khoa học trong nghiên cứu tình hình quản lý và biến động đất lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực quản lý đất lâm nghiệp. 2) Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các tài liệu trong việc định hướng sử dụng đất lâm nghiệp, đưa ra các giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng trên địa bàn huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trong thời gian đến nhằm đạt được hiệu quả Kinh tế - xã hội và môi trường cao nhất. - Góp phần giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình nắm được biến động đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng và những bất cập để điều chỉnh các quy định liên quan phù hợp. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các khái niệm, thuật ngữ lên quan đề tài 1.1.1.1. Khái niệm đất đai Đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với con người và xã hội dù ở bất kì quốc gia và chế độ nào. Không một quốc gia nào không có lãnh thổ, không có đất đai của mình, nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế - xã hội của quốc gia. Dù ở đâu hay làm gì, thì các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đều ở trên đất đai. Bởi thế, đất đai luôn được coi là vốn quý của xã hội, luôn được chú tâm gìn giữ và phát huy tiềm năng từ đất. Về mặt thuật ngữ khoa học, “Đất” và “Đất đai” có sự phân biệt nhất định. Đứng trên quan điểm phát sinh học thổ nhưỡng, đất (Soils) là thể tự nhiên đặc biệt, hình thành do tác động tổng hợp của các yếu tố: Đá mẹ (đá gốc, mẫu chất); khí hậu; địa hình; sinh vật (chủ yếu là thực vật); thời gian và các tác động của con người. Đứng trên quan điểm về kinh tế học: Đất (Lands) là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động, đồng thời là sản phẩn lao động. Khái niệm về đất đai bao hàm nội dung mặt bằng lãnh thổ, sử dụng cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân [22]. Tuy nhiên, khái niệm đầy đủ và phổ biến nhất hiện nay về đất đai như sau: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa...). (Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, 1993) [13]. Như vậy, đất đai là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) và theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác), giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. 1.1.1.2. Khái niệm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệm, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [20]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 5 1.1.1.3. Khái niệm đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp (forest land) là đất được xác định chủ yếu dùng vào sản xuất lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác, khoanh nuôi, phục hồi rừng, nghiên cứu thí nghiệm về lâm nghiệp); đất rừng đặc dụng (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên); đất rừng phòng hộ và cải tạo môi trường [12]. 1.1.2. Cơ sở pháp lý để phân loại đất lâm nghiệp Đất lâm nghiệp được xác định là đất có rừng và đất không có rừng hoặc là đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp. Để có cơ sở quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp việc phân loại sử dụng đất cần phải được tiến hành đầu tiên. Các văn bản Luật quan trọng được Quốc hội thông qua là Hiến pháp năm 1992, luật đất đai (1988) nhiều lần sửa đổi (1993, 2000, 2003, 2013), Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) được sửa đổi, bổ sung và đã được Quốc hội thông qua… là những cơ sở pháp lý quan trọng nhất xác định việc phân loại sử dụng đất toàn quốc trong đó có đất lâm nghiệp. Luật đất đai sửa đổi (2013) đã đề cập tới việc phân loại đất lâm nghiệp (đất có rừng). Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) trong chương I: Những quy định chung, điều 1 có nêu: đất lâm nghiệp gồm: Đất có rừng; Đất không có rừng được quy hoạch để gây trồng rừng. Về mặt trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp quyết định số 245/1998/QĐ-TTg năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ có quy định trong điều 2 là: Nội dung quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp: Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp trên bản đồ và thực địa đến các đơn vị hành chính cấp xã, thống kê theo dõi diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Điều 3: Quy định Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về rừng: định kỳ điều tra, phúc tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi cả nước. Điều 4: Quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trước Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trong đó có: Tổ chức điều tra, phân loại rừng, thống kê diện tích và trữ lượng của từng loại rừng, lập bản đồ rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của địa phương mình trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi trình Chính phủ. Cũng tương tự như vậy là các quy định trách nhiệm của các cấp huyện, xã. Ngoài ra trong điều 4 còn nêu rõ: Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Sở địa chính là cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp [12], [3]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 6 1.1.3. Khái niệm đất rừng sản xuất Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên sản xuất, đất có rừng trồng sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất, đất trồng rừng sản xuất [20]. Tại chương X, Mục 2, Điều 134 Luật Đất đai năm 2013 quy định 1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây: a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất; b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng; c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm. 3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng. 4. Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 1.1.4. Khái niệm đất rừng phòng hộ Đất rừng phòng hộ là đất để sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên phòng hộ, đất có rừng trồng phòng hộ, đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ, đất trồng rừng phòng hộ [20]. Tại chương X, Mục 2, Điều 135 Luật Đất đai năm 2013 quy định PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 7 1. Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng. 3. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng. 5. Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng. 1.1.5. Khái niệm đất rừng đặc dụng Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, vườn rừng quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; bao gồm đất có rừng tự nhiên đặc dụng, đất có rừng trồng đặc dụng, đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng, đất trồng rừng đặc dụng [20]. Tại chương X, Mục 2, Điều 136 Luật Đất đai năm 2013 quy định 1. Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 2. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán ngắn hạn đất rừng đặc dụng trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cho hộ gia đình, cá nhân chưa có điều kiện chuyển ra khỏi khu vực đó để bảo vệ rừng. 3. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng giao khoán đất rừng đặc dụng thuộc phân khu phục hồi sinh thái cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống ổn định tại khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- 8 4. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất vùng đệm của rừng đặc dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về lâm nghiệp hoặc kết hợp quốc phòng, an ninh theo quy hoạch phát triển rừng của vùng đệm và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng. 1.1.6. Định nghĩa về biến động đất đai Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất sau khi được xét duyệt cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính ban đầu. Tùy thuộc vào tính phù hợp đối với quy định của pháp luật đất đai, người ta phân chia thành ba nhóm biến động chính gồm: biến động hợp pháp, biến động không hợp pháp, biến động chưa hợp pháp. Đứng ở gốc độ hồ sơ địa chính, biến động đất đai được phân thành hai loại: - Biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thửa đất sạt lở tự nhiên, thay đổi ranh giới hành chính… - Biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này gắn liền với các quyền của người sử dụng đất. 1.1.7. Nguyên nhân biến động đất đai Do Nhà nước: Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định và kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội của đất nước. Do người sử dụng đất: Nhu cầu chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp,... theo quy định của pháp luật về quyền của người sử dụng đất. Do tự nhiên gây ra: Do thiên tai (bão, lũ, xói mòn, sạt lở,...) hay do đất bồi ... 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP 1.2.1. Thực tiễn tình hình quản lý đất lâm nghiệp trên thế giới Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, diện tích đất lâm nghiệp khoảng 4.728 triệu ha, chiếm khoảng 32% diện tích đất trên thế giới, trong đó diện tích đất có rừng khoảng 3.800 triệu ha, mỗi năm mất rừng và tài nguyên đất rừng khoảng 15 triệu ha, trong đó: tỷ lệ mất rừng nhiệt đới khoảng 2% /năm, Châu Á mỗi năm mất khoảng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25
26 p | 161 | 38
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Kiểm soát thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công tại các tổ chức chi trả thu nhập do cục thuế TP Đà Nẵng thực hiện
13 p | 138 | 31
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Tăng cường kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất tại công ty cổ phần thép Đà Nẵng
26 p | 145 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu
89 p | 39 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá công tác kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
95 p | 71 | 11
-
Tóm tài luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Krông Năng - Buôn Hồ
26 p | 54 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng và đề xuất giải pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai tại thành phố Đà Nẵng
94 p | 32 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ảnh hưởng của việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đến đời sống và việc làm của người dân tại một số dự án trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
88 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý đất đai tại các mỏ khai thác đất sét và đất đồi trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
128 p | 48 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách tài chính về đất đai tác động đến thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
153 p | 40 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
8 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Đánh giá thực trạng hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
97 p | 51 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sơn Tây
112 p | 17 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước quan Kho bạc nhà nước Nam Giang, tỉnh Quảng Nam
94 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Điện Bàn tỉnh Quảng Nam
121 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện công tác kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
103 p | 15 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tăng cường kiểm soát chi phí tại Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng
102 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập tại Kho bạc Nhà nước Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi
108 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn