intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư khi xây dựng thủy điện Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ được thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư để có cơ sở đề xuất giải pháp bố trí đất đai hợp lý cho việc phát triển sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Bình Điền. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc qui hoạch bố trí đất nông nghiệp và các chính sách phát triển sinh kế cho người dân tái định cư, đồng thời là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân để phát triển sinh kế thông qua việc bố trí đất đai hợp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư khi xây dựng thủy điện Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Tất cả các số liệu trong nghiên cứu của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Minh Hiếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chận thành xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo Trường Đại học Nông lâm Huế, Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp và Phòng Đào tạo Sau đại học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng gửi tới quý thầy, cô giáo lòng biết ơn sâu sắc. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn đến TS. Phạm Hữu Tỵ, người hướng dẫn khoa học rất tận tình, chu đáo. Thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều và đóng góp nhiều ý kiến hữu ích trong quá trình xây dựng đề cương, thực hiện nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo UBND xã Bình Thành, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế và Trưởng thôn Bồ Hòn đã giúp đỡ tận tình và tạo điều kiện cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã góp ý, động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Thừa Thiên Huế, ngày 15 tháng 8 năm 2017 Học viên thực hiện Phạm Minh Hiếu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư khi xây dựng thủy điện Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm làm rõ được thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư để có cơ sở đề xuất giải pháp bố trí đất đai hợp lý cho việc phát triển sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Bình Điền. Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc qui hoạch bố trí đất nông nghiệp và các chính sách phát triển sinh kế cho người dân tái định cư, đồng thời là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân để phát triển sinh kế thông qua việc bố trí đất đai hợp lý. Đề tài đã sử dụng các nhương pháp nghiên cứu như phương pháp điều tra thu thập số liệu; phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; phương pháp phỏng vấn chuyên gia và người am hiểu thông tin; phương pháp phỏng vấn hộ; phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lý số liệu. Qua nghiên cứu cho thấy việc di dân, tái định cư trong xây dựng thủy điện vừa đem lại những tác động tích cực như người dân tiếp cận cơ sở hạ tầng tốt và dịch vụ tốt hơn, nhưng khó khăn lớn nhất của đồng bào dân tộc thiểu số bị di dời là khôi phục và phát triển sản xuất thời kỳ hậu tái định cư khi mà đất đai mà người dân có thể tiếp cận rất ít hơn rất nhiều so với nơi ở cũ, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất đai nơi khu tái định mới ít hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Các loại đất truyền thống phục vụ sản xuất nông nghiệp khi còn nơi ở cũ không còn nữa khi chuyển đến khu ở tái định cư mới. Chất lượng đất không phù hợp với các loại cây trồng truyền thống như sắn địa phương, lúa nương, ngô địa phương, và cây ăn quả có múi. Việc thiếu đất sản xuất đã làm cho người dân gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề an ninh lương thực. Họ không có đất trồng lúa, ngô, sắn nên không chủ động về nguồn lương thực này, họ phải sử dụng tiền kiếm được từ đi làm thuê để trang trải cho lương thực, thực phẩm. So với nơi ở cũ, họ hoàn toàn có thể chủ động về nguồn thức ăn. Thiếu bãi chăn thả vật nuôi như trâu, bò làm cho vấn đề chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, số lượng hộ tham gia và số lượng đàn trâu bò giảm rõ rệt. Như vậy, trong điều kiện hiện tại người dân thôn tái định cư Bồ Hòn rất cần đất sản xuất lúa và bãi chăn thả vật nuôi. Qua nghiên cứu này, các đề xuất chủ yếu của người dân là bố trí thêm đất sản xuất, hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, trồng rừng kinh tế, mở lớp đào tào nghề miễn phí cho thanh niên, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, có chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục cho các hộ tái định cư để xây dựng thủy điện Bình Điền; đồng thời cũng nhận thấy rằng trong các phương án di dân tái định cư cần nghiên cứu kỹ lưỡng các PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv hoạt động tạo thu nhập quan trọng để có biện pháp khôi phục cho người dân sau khi di dời và tái định cư nơi ở mới, đặc biệt là các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, họ rất khó chuyển đổi nghề nghiệp do trình độ văn hóa thấp. Trong khi đó, những người lao động chính trong các hộ gia đình vẫn là người phụ thuộc vào nông nghiệp, thế hệ trẻ trong tuổi lao động thì không được đào tạo nghề đầy đủ. Khó khăn lớn nhất cho các hoạt động khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp là đất đai hạn chế, do đó cần phải tính toán giao quỹ đất sản xuất trước khi di dời nếu không thì sau khi tái định cư hầu hết các hộ gia đình không được giao thêm đất sản xuất do quỹ đất này hiện nay đã giao ổn định cho cá nhân, tổ chức khác. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii MỤC LỤC .......................................................................................................................v DANH MỤC, CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... x DANH MỤC SƠ ĐỒ ......................................................................................................xi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... xii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ....................................................................................................................1 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2 2.1. Mục đích ...................................................................................................................2 2.2. Mục tiêu ....................................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .....................................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ......................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: .....................................................................................................2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................3 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu .................................................................3 1.1.1. Các khái niệm về tái định cư, sinh kế, và sử dụng đất ..........................................3 1.1.1.1. Khái niệm về tái định cư ....................................................................................3 1.1.1.2. Khái niệm về sinh kế .......................................................................................... 4 1.1.1.3. Khái niệm về sử dụng đất ...................................................................................4 1.1.2. Khái niệm về sinh kế ............................................................................................. 5 1.1.3. Khung sinh kế bền vững ........................................................................................6 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu ................................................................ 7 1.2.1. Tình hình phát triển thủy điện và tái định cư thủy điện trên thế giới ......................7 1.2.1.1. Kinh nghiệm chung về di dân, tái định cư của dự án thủy điện ......................... 7 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi 1.2.1.2. Kinh nghiệm di dân TĐC ở một số quốc gia trên thế giới .................................9 1.2.1.3. Kinh nghiệm hỗ trợ di dân TĐC của một số tổ chức quốc tế ........................... 16 1.2.2. Tình hình phát triển thủy điện, tái định cư thủy điện ở Việt nam và ở Thừa Thiên Huế .................................................................................................................................20 1.2.2.2. Tình hình di dân, TĐC thủy điện ở Thừa Thiên Huế .......................................31 1.2.3. Các nghiên cứu liên quan .....................................................................................33 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG .................................................34 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................34 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................34 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 34 - Các chính sách về đất đai cho người dân tái định cư đã và đang áp dụng. ..............34 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 34 2.1.2.1. Về thời gian ......................................................................................................34 2.1.2.2. Về không gian ...................................................................................................34 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 34 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................................ 34 2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 34 2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................................ 35 2.3.2. Xử lý số liệu ........................................................................................................35 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................36 3.1. Đặc điểm cơ bản của thôn tái định cư Bồ Hòn, xã Bình Thành, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................................................................36 3.1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm của thôn tái định cư Bồ Hòn ............................ 36 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 38 3.1.3. Về kinh tế - văn hóa xã hội ..................................................................................39 3.2. Tác động của di dân, tái định cư đến đất đai và sinh kế của người dân tái định cư thôn Bồ Hòn...................................................................................................................41 3.2.1. Tác động đến đất đai............................................................................................ 41 3.2.2. Tác động của di dân đến tiếp cận tài nguyên chung ............................................43 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii 3.2.3. Tác động của di dân đến thu nhập .......................................................................44 3.2.4. Tác động của di dân đến tiếp cận nguồn vốn ......................................................46 3.2.5. Tác động của di dân đến tiếp cận dịch vụ sản xuất và sinh hoạt ......................... 48 3.2.6. Thay đổi về tài sản của người dân thôn Bồ Hòn .................................................49 3.2.7. Tác động của di dân đến vấn đề tôn giáo tín ngưỡng ..........................................50 3.2.8. Tác động của di dân đến các mối quan hệ ........................................................... 51 3.3. Thực trạng sản xuất của người dân tái định cư thôn Bồ Hòn, xã Bình Thành .......53 3.3.1. Hoạt động chăn nuôi ............................................................................................ 53 3.3.2. Hoạt động trồng trọt ............................................................................................ 56 3.3.3. Hoạt động phi nông nghiệp .................................................................................58 3.3.4. Hoạt đồng trồng rừng kinh tế ..............................................................................60 3.4. Giải pháp về đất đai và phát triển sinh kế của người dân tái định cư ....................61 3.4.1. Giải pháp về đất đai ............................................................................................. 61 3.4.2. Giải pháp và đề xuất để phát triển sinh kế .......................................................... 62 + Về trồng trọt: ..............................................................................................................63 Nguồn: Điều tra hộ, 2017 .............................................................................................. 64 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 65 4.1. Kết luận...................................................................................................................65 4.2. Kiến nghị ................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67 PHỤ LỤC ......................................................................................................................69 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. viii DANH MỤC, CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT CNQSDĐ : Chứng nhận quyền sử dụng đất CT : Chương trình BVMT : Bảo vệ môi trường DAĐT : Dự án đầu tư ĐVT : Đơn vị tính XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân TĐC : Tái định cư PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tình hình về dân số và lao động của thôn Bồ Hòn và xã Bình Thành .......40 Bảng 3.2. Biến động diện tích các loại đất có khả năng tiếp cận của người dân tại thôn tái định cư Bồ Hòn ..............................................................................41 Bảng 3.3. Tiếp cận tài nguyên chung của người dân thôn Bồ Hòn ............................. 44 Bảng 3.4. Tầm quan trọng của các nguồn thu nhập trước và sau khi tái định cư .......45 Bảng 3.5. Thu nhập hiện tại của các hộ điều tra ở thôn Bồ Hòn. ................................ 46 Bảng 3.6. Tiếp cận dịch vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân thôn Bồ Hòn sau tái định cư so với trước tái định cư ..................................................................48 Bảng 3.7. Thay đổi tài sản của người dân thôn Bồ Hòn .............................................49 Bảng 3.8. Các loại vật nuôi, số lượng và số hộ nuôi ...................................................54 Bảng 3.9. Các loại cây trồng và số hộ tham gia .......................................................... 56 Bảng 3.10. Các hoạt động phi nông nghiệp tại thôn và số người tham gia ...................58 Bảng 3.11. Lựa chọn đối tượng vật nuôi ưu tiên ........................................................... 63 Bảng 3.12: Lựa chọn ưu tiên đối tượng cây trồng ......................................................... 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Sơ đồ chiến lược khung sinh kế và các nhân tố liên quan ............................... 5 Hình 2.2. Sơ đồ phân tích khung sinh kế bền vững.........................................................7 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. xi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1. Vị trí thôn tái định cư Bồ Hòn, xã Bình Thành. Nguồn: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế......................................................................................................37 Sơ đồ 3.2: Tiếp cận nguồn vốn của người dân thôn Bồ Hòn ........................................47 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai nơi ở cũ và sau khi tái định cư ở thôn mới Bồ Hòn, xã Bình Thành ........................................................................................................... 42 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu nhập hiện tại của các hoạt động sinh kế khác nhau. ......... 46 Biểu đồ 3.3. Quan hệ giữa các hộ gia đình sau khi tái định cư so với trước tái định cư ......................................................................................................................... 51 Biểu đồ 3.4. Mối quan hệ giữa cộng đồng thôn bồ Hòn và các tổ chức trước và sau tái định cư............................................................................................................. 52 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đập thủy điện là một trong những loại hình mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng cũng tạo nên những tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội cho người bị ảnh hưởng. Đến cuối thế kỷ 20 đã có trên 45.000 đập thủy điện quy mô lớn (là những thủy điện có chiều cao dâng nước trong đập bình thường từ 5 - 15 m và trữ lượng nước hơn 3 triệu m3) được xây dựng trên 140 nước, trong đó đã di dời khoảng 40-80 triệu người [19]. Từ năm 2004 đến nay, số lượng đập thủy điện và người bị di dời có thể đã tăng lên rất nhiều. Theo Ngân hàng thế giới (2008) thì di dời dân do thủy điện khoảng 4 triệu người hàng năm [8].. Theo kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên cả nước, trên địa bàn cả nước hiện còn tổng số 899 DATĐ có tổng N lm = 24.880 MW. Trong đó, đã vận hành phát điện 260 dự án (13.694,2 MW); đang thi công xây dựng 211 dự án (6.712,6 MW), dự kiến đưa vào vận hành khai thác từ nay đến năm 2017; đang nghiên cứu đầu tư 266 dự án (3.410 MW) để xem xét cho phép khởi công xây dựng trong thời gian tới; còn lại 162 dự án (1.063,2 MW) chưa có chủ trương đầu tư hoặc chưa có nhà đầu tư đăng ký thực hiện [1]. Việc phát triển thủy điện đã góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, như tạo ra lượng điện lớn chiếm hơn 35% tổng sản lượng điện cả nước, tạo ra nhiều việc làm cho ngành điện, xây dựng, và dịch vụ, tăng diện tích canh tác, phát triển du lịch ở nơi có thủy điện, và đặc biệt thủy điện đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ sử dụng điện ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Hiện nay, hơn 90% hộ gia đình của Việt Nam có thể tiếp cận nguồn điện để sử dụng được Ngân hàng thế giới đánh giá rất cao [18]. Tuy nhiên, thủy điện cũng gây ra nhiều hậu quả kinh tế, xã hội, và môi trường cho các vùng dự án và người dân bị ảnh hưởng. Đến năm 2013, xây dựng các đập thủy điện đã di dời khoảng 60.000 hộ gia đình tương đương với 240.000 người. Từ năm 2013 đến năm 2030, thêm 21 dự án thủy điện lớn sẽ di dời hơn 60.000 người. Vì vậy, phát triển thủy điện sẽ di dời khoảng 300.000 người (khoảng 0,3% tổng dân số), trong đó 90% là các nhóm dân tộc thiểu số nghèo dựa vào rừng và sinh kế nông nghiệp và phải đối mặt với nhiều thách thức để duy trì cuộc sống của họ sau tái định cư [7; 11;12]. Nghiên cứu do Viện Tư vấn Phát triển, (2010) cho thấy, hơn 82% người dân bị di dời có cuộc sống tồi tệ hơn sau khi tái định cư [8]. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng 3 đập thủy điện chính là Bình Điền, A Lưới, và Hương Điền. Việc xây dựng thủy điện đã di dời hơn 200 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số như Cơ Tu, Pa Cô, Tà Ôi và tái định cư chủ yếu đến những khu tái định cư tập trung nơi mà người dân nhận được diện tích đất sản xuất hạn chế, chất lượng đất thấp và thiếu cơ hội việc làm. Hậu quả là đa số đời sống nhân dân còn PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 gặp nhiều khó khăn, thiếu việc việc làm ổn định, thu nhập thấp và có nguy cơ bị nghèo trong thời gian dài. Người dân tái định cư phải vật lộn với nhiều nghề nghiệp khác nhau, tuy nhiên đến nay người tái định cư vẫn chưa tìm ra giải pháp để phát triển sinh kế bền vững. Đặc biệt là thế hệ trẻ, sau khi tái định cư không có đủ đất để phát triển sản xuất nông nghiệp, phải đi làm thuê hoặc di cư vào các thành phố lớn để tìm công việc làm. Mặc dù, chính quyền địa phương và nhiều tổ chức xã hội đã có những giải pháp để hỗ trợ người dân tái định cư để ổn định đời sống nhưng các giải pháp lâu dài để phát triển sản xuất vẫn chưa có. Để làm rõ hơn thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư sau khi xây dựng thủy điện Bình Điền, tôi chọn thực hiện đề tài: “Thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư khi xây dựng thủy điện Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Làm rõ được thực trạng sử dụng đất và sinh kế của người dân tái định cư để có cơ sở đề xuất giải pháp bố trí đất đai hợp lý cho việc phát triển sinh kế của người dân tái định cư thủy điện Bình Điền. 2.2. Mục tiêu - Làm rõ được thực trạng sử dụng đất của người dân tái định cư trước và sau khi xây dựng thủy điện Bình Điền. - Phân tích được những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sinh kế của người dân tái định cư trong điều kiện đất đai hiện tại. - Đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm bố trí đất đai hợp lý cho việc phát triển sinh kế của người dân tái định cư. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho việc qui hoạch bố trí đất nông nghiệp và các chính sách phát triển sinh kế cho người dân tái định cư. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo cho chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân để phát triển sinh kế thông qua việc bố trí đất đai hợp lý. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các khái niệm về tái định cư, sinh kế, và sử dụng đất 1.1.1.1. Khái niệm về tái định cư Tái định cư (TĐC) là một khái niệm mang nội hàm khá rộng, dùng để chỉ những ảnh hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản và nguồn thu nhập trong quá trình phát triển dự án gây ra, bất kể có phải di chuyển hay không và các chương trình nhằm khôi phục cuộc sống của họ. Tái định cư bao hàm cả việc thực hiện chính sách bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất. Tái định cư theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới, là phải di chuyển đến một nơi khác để sinh sống, đây là thuật ngữ chung liên quan tới bị thu hồi đất, mất đất, mất chỗ ở, mất tài sản, mất nguồn thu nhập hay mất những phương tiện kiếm sống khác [8]. Phân loại tái định cư: 1/ Về hình thức, việc tái định cư có các dạng: - Di dân vào vùng đô thị hóa. - Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện các chương trình cải tạo đô thị cho tới việc chuyển dịch theo sở nguyện của người dân. - Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư. 2/ Xét về sở nguyện của người dân cũng có nhiều mức độ: - Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không theo quy hoạch. Do việc xây dựng trái phép ở khu vực không có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải tỏa từ các dự án nhận tiền bồi thường tự lo chỗ ở. - Tái định cư tự giác: là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà. - Cưỡng bức tái định cư: thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho những người bị giải tỏa chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không kiên quyết đã gây ra ách tắc cho đầu tư phát triển. 3/ Xét về tính chất, tái định cư có 2 dạng: - Tái định cư bắt buộc: để thực hiện các dự án phục vụ lợi ích chung. Nhìn chung các quốc gia trên thế giới đều xác lập quyền ưu tiên của nhà nước trong việc thu hồi đất để thực hiện các dự án này ví lợi ích quốc gia. - Tái định cư tự nguyện: thông thường trong các dự án cải tạo đô thị ở quy mô nhỏ, vì lợi ích trực tiếp của những người tham gia thực hiện dự án. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 Di dân TĐC trong các công trình thủy điện: Di dân TĐC trong các công trình thủy điện thường là di dân bắt buộc để giải phóng mặt bằng, thi công công trình thủy điện. Các công trình thủy điện đều mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, chúng càng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển quốc gia lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân - những người chịu bất lợi trước tiên. Các dự án này đều có thể tác động bất lợi tới những người đang sử dụng các nguồn tài nguyên như đất đai, nguồn nước, hay các loại tài nguyên thiên nhiên khác và các phương tiện kinh tế, văn hóa, xã hội, văn hóa và tôn giáo liên quan. 1.1.1.2. Khái niệm về sinh kế Ý tưởng về sinh kế đã có từ nghiên cứu của Robert Chambers vào giữa những năm 80 (sau đó được phát triển bởi Chamber, Conway và những người khác vào đầu những năm 1990). Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện [15]. Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên [15]. Chiến lược sinh kế là quá trình sinh ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần của hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bổ các nguồn lực vật chất và chi phí vật chất của hộ [16]. Khái niệm về sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người kết hợp với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn. Hay nói cách khác, sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó. 1.1.1.3. Khái niệm về sử dụng đất Sử dụng đất là tác động vào đất đai nhằm đạt được kết quả mong muốn. Sử dụng đất là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra các loại hình (Land Use Type - LUT) trên mỗi đơn vị bản đồ đất đai - LMU. Cụ thể: - Sử dụng trên cơ sở sản xuất trực tiếp: cây trồng, đồng cỏ, gỗ rừng, … - Sử dựng trên cơ sở gián tiếp: chăn nuôi, chế biến, … - Sử dụng cho mục đích bảo vệ: chống suy thoái đất, bảo tồn đa dạng hóa loài sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học, chống sói mòn, nhiễm mặn, … PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 - Sử dụng đất theo các chức năng đặc biệt: du lịch sinh thái, công viên, xây dựng, ... 1.1.2. Khái niệm về sinh kế Khái niệm sinh kế có thể được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi thì “Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống”. Một sinh kế bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên [13]. Sinh kế cũng có thể được mô tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người hoặc một nhóm người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc [14]. Hình 1.1. Sơ đồ chiến lược khung sinh kế và các nhân tố liên quan (Nguồn: [15]) PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 Sinh kế bền vững có thể được mô tả là: Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài, không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài, được thích nghi hoá để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên và bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế của những người khác. Chiến lược khung sinh kế và các nhân tố liên quan để xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố với trung tâm là các chiến lược khung sinh kế. Không có nhân tố nào trong sơ đồ có thể tách biệt ra khỏi quan hệ với các nhân tố khác [15]. Như vậy sinh kế của một hộ gia đình gồm khả năng, tài sản và các hoạt động của hộ đảm bảo cho việc kiếm sống, nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Một sinh kế bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi từ những tác động bên ngoài. 1.1.3. Khung sinh kế bền vững Thuật ngữ “sinh kế bền vững” được sử dụng đầu tiên như là một khái niệm phát triển vào những năm đầu 1990. Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ. Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội. Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác. Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai [15]. Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu, tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống. Và sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu và phục hồi sau các cú sốc hoặc cải thiện năng lực, tài sản, cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn [14]. Khái niệm cho thấy “Sinh kế” bao gồm các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa mà các cá nhân, hộ gia đình, hoặc nhóm xã hội sở hữu có thể tạo ra thu nhập hoặc có thể được sử dụng, trao đổi để đáp ứng nhu cầu của họ. Hiểu biết và đánh giá đúng cũng như biết huy động tối đa các nguồn lực sẽ thúc đẩy quá trình phát triển sinh kế của cộng đồng. Các nước đang phát triển muốn nhanh chóng thoát khỏi tụt hậu, cần phát hiện và sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có và gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế này bằng cách sở hữu hay sử dụng được hiểu là hỗ trợ cho phát triển sinh kế bền vững. Về mặt xã hội, sinh kế bền vững là khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai [14]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 Hình 1.2. Sơ đồ phân tích khung sinh kế bền vững. Nguồn: [14] 1.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Tình hình phát triển thủy điện và tái định cư thủy điện trên thế giới 1.2.1.1. Kinh nghiệm chung về di dân, tái định cư của dự án thủy điện Thực tiễn trên thế giới cho thấy, khi thực hiện các chương trình dự án phát triển, nhiều dự án có thể mang tính quan trọng quyết định đối với sự phát triển của địa phương, khu vực và quốc gia. Tuy nhiên, thực hiện các dự án này cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa mục đích phát triển lâu dài với quyền lợi của các cộng đồng và cá nhân, những người chịu tác động bất lợi của chương trình, dự án phát triển khi bị thu hồi đất. Kết quả nghiên cứu của Scudder [15] ở 44 trường hợp TĐC để xây dựng thủy điện cho thấy chỉ có 7% trường hợp TĐC được coi là thành công cải thiện được mức sống (3/44 trường hợp TĐC), khoảng 82% trường hợp (36/44 trường hợp) có điều kiện sống trở nên tồi tệ hơn. Tồn tại và hậu quả lớn nhất của các trường hợp nghiên cứu là mất đất sản xuất (86%), mất cơ hội việc làm và ảnh hưởng đến an ninh lương thực (79%). Những nguyên nhân chủ yếu là cán bộ thực thi dự án thiếu năng lực chuyên môn về TĐC (27/44 trường hợp), công tác nghiên cứu chuẩn bị không chính xác và thiếu cam kết chính trị (quy hoạch nhiều quỹ đất, cơ sở hạ tầng không đầy đủ như dự kiến…), thiếu cơ hội để phục hồi sinh kế và phát triển (tập huấn, khuyến nông, tín dụng…) và thiếu sự tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch và thực hiện di PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 dân TĐC. Các khu TĐC hầu hết các dự án xây dựng công trình thủy điện chưa chú ý đến điều kiện sẵn có để đảm bảo sinh kế và phong tục tập quán của người dân. Ở các nước đang phát triển, thu nhập của người dân nông thôn thường phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, tài nguyên đất, nguồn lợi thủy sản (ở sông suối, ao hồ), … nhưng vấn đề này chưa được xem xét đúng mức khi tổ chức thực hiện dự án di dân TĐC [15]. Vấn đề di dân TĐC ngày càng được coi như là một hợp phần quan trọng không thể tách rời của các dự án phát triển. Các bên liên quan đến di dân TĐC đều thống nhất rằng, các dự án phát triển nếu không được chuẩn bị và thực hiện tốt công tác TĐC ngay từ đầu sẽ phải chịu gia tăng chi phí đáng kể về sau để khắc phục những hậu quả do thực hiện TĐC không phù hợp gây ra và làm giảm hiệu quả đầu tư. Điều quan trọng là khi chuẩn bị và thực hiện dự án TĐC phải cân nhắc lợi ích đạt được với cái giá phải trả khi thu hồi đất và di dân TĐC trên cơ sở nghiên cứu xem xét các phương án triển khai hoặc không phải di dân hoặc giảm thiểu di dân và tìm ra giải pháp phù hợp để đảm bảo hài hòa quyền lợi các bên và xử lý các mâu thuẫn xã hội. Trường hợp không thể tránh khỏi di dân TĐC, cần chuẩn bị và thực thi các biện pháp cụ thể để (i) Bảo vệ quyền lợi và cuộc sống của những người bị di chuyển do dự án; (ii) Giảm thiệt hại và đền bù thỏa đáng những thiệt hại về tiềm năng kinh tế của người bị ảnh hưởng, của nền kinh tế khu vực và địa phương (iii); Hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế, xã hội và văn hóa cho các cộng đồng và người bị ảnh hưởng. Kinh nghiệm chung trên thế giới khi chuẩn bị và thực hiện các dự án di dân TĐC về lĩnh vực thủy điện cần lưu ý đến một số vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, cần có sự tham gia phối hợp của các bên liên quan: Kinh nghiệm về di dân TĐC ở các nước trên thế giới (chủ yếu ở các nước đang phát triển) có khác nhau. Kinh nghiệm thực tiễn từ những dự án TĐC thời gian qua được coi là thành công cho thấy sự tham gia và phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng và các tổ chức phi chính phủ trong khu vực thường đóng vai trò tích cực để tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại và thảo luận công khai, đồng thời hỗ trợ tiến trình thực thi các giải pháp thực tế. Sự đóng góp của các tổ chức này có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra quyết định của chính phủ. Ở cấp quốc gia và khu vục, các tổ chức phi chính phủ trong nước và trong khu vực được tham gia những vấn đề như (i) Thông báo cho những người bị ảnh hưởng về những dự án có thể gây tác động xấu và (ii) Cộng tác chặt chẽ với các đối tác của họ, vận động ủng hộ thay đổi về thiết kế, kể cả thay đổi vị trí các dự án trên. Các tổ chức đoàn thể quần chúng và tổ chức phi chính phủ trở thành cầu nối giữa các bên liên quan trong việc thành lập kế hoạch và thức hiện dự án TĐC. Các tổ chức này có thể đóng vai trò trung gian giữa những người bị ảnh hưởng và cơ quan PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2