intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nắm được biến động diện tích đất trồng lúa và dự kiến đất trồng lúa trong vùng nghiên cứu chuyển sang đất phi nông nghiệp từ đó góp phần đề xuất các giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của quá trình phát triển đất phi nông nghiệp đến đất trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HỮU TÀI ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Quản lý Đất đai HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN HỮU TÀI ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KIỂM SOÁT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 60.85.01.03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. HỒ KIỆT HUẾ - 2017 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu trong vùng nghiên cứu của luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ luận văn nào khác. Tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này và tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Tài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy - Cô giáo trƣờng Đại học Nông lâm Huế và Khoa Tài nguyên đất và Môi trƣờng nông nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trƣờng và viết luận văn tốt nghiệp. Tôi bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy giáo, PGS.TS. Hồ Kiệt là ngƣời hƣớng dẫn khoa học tận tình, chu đáo đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các tập thể và cá nhân các Phòng ban huyện Bố Trạch, UBND các xã đã giúp đỡ tận tình trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành đề tài này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Tài PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii TÓM TẮT Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế nông nghiệp, là địa bàn đầu tƣ cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, đất đai cũng là nhu cầu sinh hoạt của từng ngƣời và cộng đồng. Ở nƣớc ta diện tích đất nông nghiệp đang bị giảm rất nhanh, trong đó có đất trồng lúa, nhiều cánh đồng màu mỡ đang dần bị thu hẹp nhƣờng chỗ cho các khu vực đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp – xây dựng, dịch vụ thƣơng mại và du lịch…..Trƣớc những áp lực đó, quá trình sử dụng đất trong đó có đất lúa biến động không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác sử dụng nhƣng không thể làm tăng thêm về mặt số lƣợng. Do đó việc theo dõi, nghiên cứu, quản lý và sử dụng loại tài nguyên này một cách hiệu quả và hợp lý là một vấn đề rất quan trọng. Để có sự nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn về sự biến động đất trồng lúa và dự báo biến động đất trồng lúa nhằm phát hiện đƣợc những hạn chế, rủi ro, thách thức của các vùng đất trồng lúa.Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” Để thực hiện, đề tài sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp sau: Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, điều tra phỏng vấn, xử lý số liệu, thống kê tổng hợp, phân nhóm và phƣơng pháp bản đồ. Luận văn nghiên cứu tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp bằng công nghệ GIS và viễn thám giai đoạn 2010 - 2016 tại khu vực 19 xã, thị trấn có định hƣớng phát triển thị xã Hoàn Lão có kết quả nhƣ sau: Kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2016, và bản đồ biến động đất trồng lúa khu vực nghiên cứu. Thông qua kết quả biến động đất trồng lúa tại khu vực nghiên cứu cho thấy diện tích đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2016 giảm 120,24 ha để chuyển sang đất phi nông nghiệp, đồng thời nhận biết đƣợc xu thế tăng diện tích đất phi nông nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu lên 2.423,21 ha. Nắm đƣợc xu thế biến động đất trồng lúa và đất phi nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2016 và xác định nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp dẫn đến việc thu hồi đất trồng lúa đến năm 2020 là 106,03 ha và đến năm 2035 là 212,41 ha. Qua đó cho thấy với định hƣớng nâng cấp khu vực 19 xã, thị trấn lên đô thị loại IV và phát triển thành thị xã Hoàn Lão dẫn đến việc chuyển một diện tích lớn đất trồng lúa. Xu thế biến động và định hƣớng phát triển đô thị có thể nhận diện các tác động liên quan đến việc phát triển đô thị đồng thời đánh giá đƣợc các tác động trực tiếp và gián tiếp đến ngƣời dân trồng lúa, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác động cũng nhƣ phát triển đô thị bền vững. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv Luận văn đã đánh giá đúng tình hình biến động đất đai, đặc biệt là đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thông qua kết quả xây dựng bản đồ bằng công nghệ GIS và viễn thám, căn cứ vào xu thế biến động và nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp để xác định diện tích đất trồng lúa tiếp tục biến động do quá trình phát triển đô thị, từ đó đƣa ra dự báo chuyển đổi cơ cấu các loại đất và các giải pháp đảm bảo chu chuyển đất trồng lúa trong thời gian tới. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii TÓM TẮT...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... x MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 4 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 4 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đất đai ................................................................. 4 1.1.2. Khái niệm đất trồng lúa ......................................................................................... 5 1.1.3. Xu hƣớng biến động của đất trồng lúa .................................................................. 6 1.1.4. Công nghệ GIS và viễn thám................................................................................. 9 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu................................................................... 19 1.2.1. Những nghiên cứu về biến động sử dụng đất trên thế giới ................................. 19 1.2.2. Những nghiên cứu về biến động sử dụng đất tại Việt Nam ................................ 20 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................................................... 22 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 22 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................... 22 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 22 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 22 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 23 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 23 2.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 23 2.3.3. Phƣơng pháp bản đồ ........................................................................................... 24 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 25 3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Bố Trạch......................... 25 3.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................... 25 3.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 26 3.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................... 38 3.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng và biến động đất lúa cho khu vực nghiên cứu .......... 48 3.2.1. Hiện trạng và biến động sử dụng đất trồng lúa tại huyện Bố Trạch.................... 48 3.2.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất lúa năm 2010 ...................................... 52 3.2.3. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất trồng lúa năm 2016 ............................ 54 3.2.4. Xây dựng bản đồ biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2016 ....................... 56 3.2.5. Đánh giá chung .................................................................................................... 57 3.3. Dự báo biến động đất trồng lúa đến năm 2020 và đến năm 2035 .......................... 60 3.3.1. Dự báo biến động đất trồng lúa đến năm 2020 ................................................... 60 3.3.2. Dự báo biến động đất trồng lúa đến năm 2035 ................................................... 68 3.3.3. Đánh giá biến động trên liên quan đến các yếu tố phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng ..................................................................................................................... 76 3.3.4. Đánh giá tác động của chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp đến các hộ bị thu hồi đất trồng lúa cho phát triển đô thị hiện tại và trong tƣơng lai ............................ 79 3.3.5. Phân tích những hạn chế, rủi ro của quá trình chuyển mục đích đất PNN đến những vùng đất trồng lúa có thể bị ảnh hƣởng ............................................................... 79 3.3.6. Dự báo những thách thức và tác động của quá trình đô thị hoá đến đất trồng lúa ...... 84 3.3.7. Các giải pháp đảm bảo chu chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp trong thời gian tới .................................................................................................................... 84 CHUƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 88 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii 4.1. Kết luận................................................................................................................... 88 4.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 90 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. viii DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Cụm từ và từ viết tắt Cụm từ và từ đầy đủ IFOV : Instantaneous field of view FOV : Field of view MSS : Multispectral Scanner TM : Thematic Mapper ETM : Enhanced Thematic Mapper GPS : Global Positioning System FAO : Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên Hiệp GIS : Quốc Hệ thống thông tin địa lý SPOT : Systeme Pour L’observation de La Terre HĐH : Hiện đại hoá CNH : Công nghiệp hoá ĐTH : Đô thị hoá KT-XH : Kinh tế - xã hội CHND : Cộng hoà nhân dân NN : Nông nghiệp PNN : Phi nông nghiệp TL : Tỉnh lộ QL : Quốc lộ KH : Kế hoạch UBND : Uỷ ban nhân dân HĐND : Hội đồng nhân dân VH-TT&DL : Văn hoá thể thao và du lịch TDTT : Thể dục, thể thao GĐ&ĐT : Giáo dục và đào tạo TT : Thị trấn TTCN : Tiểu thủ công nghiệp UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hiệp CSDL : quốc Cơ sở dữ liệu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quan hệ giữa dung lƣợng, độ phân giải và bề rộng của ảnh vệ tinh ............. 15 Bảng 1.2. Đặc điểm tổng quát của các vệ tinh Landsat................................................. 17 Bảng 1.3. Độ phân giải và bƣớc sóng tƣơng ứng .......................................................... 18 Bảng 1.4. Khả năng ứng dụng tƣơng ứng cho từng kênh ảnh ....................................... 19 Bảng 3.1. Hiện trạng đất trồng lúa theo đơn vị hành chính năm 2016 .......................... 48 Bảng 3.2. Biến động đất trồng lúa giai đoạn 2010 – 2016 ............................................ 50 Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các loại đất qua các năm 2010 - 2016 ................................ 57 Bảng 3.4. Bảng biến động các loại đất khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010-2016 ....... 58 Bảng 3.5. Diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp đến 2020 ............ 66 Bảng 3.6. Diện tích đất trồng lúa chuyển sang đất phi nông nghiệp đến 2035 ............. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Xu hƣớng biến động đất trồng lúa theo vùng thời kỳ 2011 – 2015 ............... 8 Hình 1.2. Nguyên lý thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám ................................................... 12 Hình 1.3. Nguyên lý thu nhận và quy trình xử lý dữ liệu viễn thám ............................. 12 Hình 1.4. IFOV và FOV ................................................................................................ 14 Hình 1.5. Sự khác nhau về độ phân giải không gian ..................................................... 14 Hình 2.1. Quy trình thành lập bản đồ hiện trạng và biến động bằng viễn thám ........... 24 Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu .................................................................... 25 Hình 3.2. Cơ cấu sử dụng đất huyện Bố Trạch và vùng nghiên cứu ............................ 49 Hình 3.3. Cơ cấu sử dụng đất vùng nghiên cứu năm 2010 ........................................... 52 Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất vùng nghiên cứu năm 2016 ........................................... 54 Hình 3.5. Cơ cấu các loại đất năm 2010 - 2016 ............................................................ 57 Hình 3.6. Biểu đồ biến động đất trồng lúa qua các năm ............................................... 57 Hình 3.7. Cơ cấu các loại đất chuyển sang đất phi nông nghiệp ................................... 59 Hình 3.8. Sơ đồ định hƣớng phát triển đến năm 2035 .................................................. 68 Hình 3.9. Sơ đồ định hƣớng khu đô thị mới đến năm 2035 .......................................... 70 Hình 3.10. Vị trí đô thị vệ tinh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ....................................... 80 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu của kinh tế nông nghiệp, là địa bàn đầu tƣ cho sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, đất đai cũng là nhu cầu sinh hoạt của từng ngƣời và cộng đồng. Nhƣ chúng ta đã biết giá trị và tầm quan trọng của đất đai đã đƣợc mọi ngƣời công nhận thông qua hệ thống luật pháp, nhìn nhận đến giá trị và tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có đất đai và giới hạn về diện tích cho nên vấn đề sử dụng và khai thác một cách hợp lý và bền vững là một việc làm thiết thực. Hiện nay, ở nƣớc ta diện tích đất nông nghiệp đang bị giảm rất nhanh, trong đó có đất trồng lúa, nhiều cánh đồng màu mỡ đang dần bị thu hẹp nhƣờng chỗ cho các khu vực đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình công nghiệp – xây dựng, dịch vụ thƣơng mại và du lịch…..Vấn đề đặt ra cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc về sử dụng hiệu quả và bền vững quỹ đất đang chƣa có giải pháp thỏa đáng. Bởi vậy, đất đai đang và sẽ còn là vấn đề “nóng” của nền kinh tế. Việt Nam luôn xác định nông nghiệp là một thế mạnh trong nền kinh tế trong đó đất trồng lúa nƣớc có vị trí và vai trò quan trọng, nó không chỉ mạng lại lợi nhuận mà đảm bảo an ninh lƣơng thực, những bƣớc đầu của công nghiệp hóa, chính nông thôn là nguồn cung cấp lao động, vừa là thị trƣờng của công nghiệp. Nhƣng phải giải quyết vấn đề đất đai thế nào để vừa đáp ứng đủ diện tích phát triển nông nghiệp vừa có đất xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình công ích, công nghiệp hóa, đô thị hóa với diện tích đất nông nghiệp đang thu hẹp rất nhanh, đang là vấn đề đáng lo ngại. Mục tiêu cho nền nông nghiệp nƣớc ta phải duy trì diện tích lúa, đảm bảo vững chắc an ninh lƣơng thực quốc gia trƣớc mắt và lâu dài. “Đất sản xuất lúa là nguồn tài nguyên không thể thay thế, không thể phục hồi, mở rộng và là yếu tố quan trọng nhất để phát triển sản xuất. Do đó, bảo vệ ổn định diện tích đất trồng lúa, khai thác một cách hiệu quả, bền vững là biện pháp đầu tiên đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia” là nhận định trong Chiến lƣợc an ninh lƣơng thực quốc gia của Chính phủ cho những năm sắp tới (Nghị quyết 26/NQ-TW của Trung ƣơng Đảng về Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn). Sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2014, để quản lý và sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phƣơng trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nƣớc Chính phủ đã ban hành Nghị định Số: 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 2 Trƣớc những áp lực đó, quá trình sử dụng đất trong đó có đất lúa biến động không ngừng cùng với sự phát triển của xã hội. Đây là nguồn tài nguyên đặc biệt có thể khai thác sử dụng nhƣng không thể làm tăng thêm về mặt số lƣợng. Do đó việc theo dõi, nghiên cứu, quản lý và sử dụng loại tài nguyên này một cách hiệu quả và hợp lý là một vấn đề rất quan trọng. Ngày nay công nghệ GIS và viễn thám đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực từ khí tƣợng – thủy văn, địa chất, môi trƣờng cho đến nông – lâm – ngƣ nghiệp,… trong đó có theo dõi biến động sử dụng đất với độ chính xác khá cao, từ đó có thể giúp các nhà quản lý có thêm nguồn tƣ liệu để giám sát biến động sử dụng đất. Đây đƣợc xem nhƣ là một trong những giải pháp cho vấn đề đƣợc đặt ra. Để có sự nhìn nhận sâu hơn, toàn diện hơn về sự biến động đất trồng lúa và dự báo biến động đất trồng lúa nhằm phát hiện đƣợc những hạn chế, rủi ro, thách thức của các vùng đất trồng lúa. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá tình hình chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Nắm đƣợc biến động diện tích đất trồng lúa và dự kiến đất trồng lúa trong vùng nghiên cứu chuyển sang đất phi nông nghiệp từ đó góp phần đề xuất các giải pháp để giảm thiểu ảnh hƣởng của quá trình phát triển đất phi nông nghiệp đến đất trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định hiện trạng và dự báo diễn biến về diện tích đất trồng lúa trong vùng nghiên cứu. Xây dựng bản đồ hiện trạng và bản đồ biến động đất trồng lúa bằng công nghệ GIS và viễn thám. Đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng lúa phù hợp với quá trình phát triển nhằm làm giảm nhẹ thiệt hại, ổn định quỹ đất trồng lúa và thích nghi với điều kiện mới. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ cơ sở khoa học trong sử dụng đất, đặc biệt là diện tích đất trồng lúa trong bối cảnh phát triển của xã hội. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng bản đồ biến động đất trồng lúa tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình để cung cấp cho những ngƣời làm chính sách xây dựng vùng quy hoạch sản xuất lúa. - Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hƣởng của quá trình phát triển đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NỘI DUNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đất đai 1.1.1.1. Khái niệm về đất và đất đai Theo Lucreotit (Triết gia La Mã): “Đất là mẹ của muôn loài, không có cái gì không từ lòng mẹ Đất mà ra”. Nhà kinh tế học ngƣời Italia Williams Petty có quan điểm: “Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra mọi của cải vật chất của thế giới này”. Theo V.V Đôccutraiep (1846-1903): Lớp đất mặt của vỏ trái đất gọi là Thổ nhƣỡng. Thổ nhƣỡng phát sinh là do tác động lẫn nhau của khí trời (Khí quyển), nƣớc (Thuỷ quyển), sinh vật (Sinh quyển) và đá mẹ (Thạch quyển) qua thời gian lâu dài [6]. Quan điểm của C. Mác: Đất là tài sản mãi mãi với loài ngƣời, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu đƣợc để sản xuất, là tƣ liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp [7]. Theo quan điểm của FAO thì đất đƣợc xem nhƣ là tổng thể của nhiều yếu tố gồm: Khí hậu, địa hình, đất, thổ nhƣỡng, thuỷ văn, thực vật, động vật, những biến đổi của đất do hoạt động con ngƣời [10] 1.1.1.2. Phân loại đất Căn cứ vào quỹ đất, mục đích sử dụng đất, chính sách thuế, các nƣớc có bảng phân loại đất khác nhau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng (đất xây dựng cơ sở hạ tầng, đất khu công nghiệp, đất thƣơng mại, du lịch, sinh thái, bảo tồn), đất đô thị, đất ven đô thị, đất an ninh quốc phòng, đất ở và hành chính nông thôn, đất chƣa sử dụng, đất hoang… a. Phân loại đất theo thổ nhưỡng (soilclassification) Phân loại đất theo thổ nhƣỡng (theo Khoa học đất) mục đích nhằm xây dựng bản đồ thổ nhƣỡng. Trên thế giới có 3 trƣờng phái chủ yếu: Phân loại đất theo nguồn gốc phát sinh: Dựa vào yếu tố hình thành đất, quá trình hình thành đất và cấu tạo phẫu diện để phân loại đất. Năm 1976, Ban biên tập Bản đồ đất Việt Nam đã hoàn chỉnh xây dựng bản đồ đất Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 phân loại đất của nƣớc ta thành 13 nhóm với 30 loại đất (phân loại theo nguồn gốc phát sinh). Phân loại đất theo định lƣợng các tầng đất (hay hệ thống phân loại Soil Taxonomy) chủ yếu là sử dụng ở các nƣớc trên thế giới, hệ thống này không đƣợc sử dụng ở Việt Nam. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 5 Phân loại đất theo FAO – UNESCO. Kết quả phân loại đất Việt Nam theo FAO - UNESCO – WRB của “Chƣơng trình Phân loại đất Việt Nam theo phƣơng pháp Quốc tế FAO – UNESCO” dùng cho bản đồ 1:1.000.000 đất Việt Nam có 21 nhóm đất chính và 612 đơn vị đất [11]. b. Phân loại đất theo mục đích sử dụng Qua quá trình quản lý và sử dụng đất trong những năm vừa qua đã có nhiều cách phân loại theo mục đích sử dụng để có cách quản lý và sử dụng đất đai ngày một khoa học và hợp lý hơn, cụ thể: -Luật Đất đai đầu tiên (1987) phân làm 5 loại theo mục đích sử dụng, gồm đất NN, đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ, đất chuyên dùng và đất chƣa sử dụng. -Luật Đất đai 1993 quy định đất đai đƣợc phân thành 6 loại gồm: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cƣ nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chƣa sử dụng. -Luật Đất đai 2003 phân thành 3 nhóm đất chính và 1 nhóm đất phụ để tham khảo: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chƣa sử dụng và nhóm đất có mặt nƣớc ven biển. -Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2014 Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai đƣợc phân loại nhƣ sau: + Nhóm đất nông nghiệp + Nhóm đất phi nông nghiệp + Nhóm đất chƣa sử dụng gồm các loại đất chƣa xác định mục đích sử dụng [18]. 1.1.2. Khái niệm đất trồng lúa Đất trồng lúa là ruộng và nƣơng rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác đƣợc pháp luật cho phép nhƣng trồng lúa là chính. Trƣờng hợp đất trồng lúa nƣớc có kết hợp nuôi trồng thủy sản thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng lúa nƣớc còn phải thống kê theo mục đích phụ là nuôi trồng thủy sản. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nƣớc, đất trồng lúa nƣớc còn lại, đất trồng lúa nƣơng. + Đất chuyên trồng lúa nƣớc là ruộng trồng lúa nƣớc (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cây trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trƣờng hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy đƣợc một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 6 + Đất trồng lúa nƣớc còn lại là ruộng trồng lúa nƣớc (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng đƣợc một vụ lúa, kể cả trƣờng hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm. + Đất trồng lúa nƣơng là đất chuyên trồng lúa trên sƣờn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trƣờng hợp trồng lúa không thƣờng xuyên theo chu kỳ và trƣờng hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác [5]. 1.1.3. Xu hướng biến động của đất trồng lúa Năm 2015, diện tích đất lúa là 4.030,75 nghìn ha, chiếm 12,17% diện tích tự nhiên và chiếm 15,04% diện tích nhóm đất nông nghiệp của cả nƣớc; giảm 89,43 nghìn ha so với năm 2010 (trong đó: diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 3.275,38 nghìn ha, giảm 22,11 nghìn ha). Theo Nghị quyết của Quốc hội đến năm 2015 đất trồng lúa còn 3.951 nghìn ha, cho phép giảm diện tích đất trồng lúa 169,18 nghìn ha (đất chuyên trồng lúa nƣớc 39,49 nghìn ha). Nhƣ vậy, việc giảm diện tích đất trồng lúa và đất chuyên trồng lúa nƣớc vẫn nằm trong giới hạn Quốc hội cho phép. Diện tích đất trồng lúa phân theo các vùng nhƣ sau: - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 526,50 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 258,31 nghìn ha), chiếm 13,06% diện tích đất trồng lúa của cả nƣớc. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Bắc Giang, Điện Biên, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Sơn La. So với năm 2010, diện tích đất trồng lúa toàn vùng giảm 2,78 nghìn ha, đạt 98,03% chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (đất chuyên trồng lúa nƣớc chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội tăng thêm 2,61 nghìn ha nhƣng thực tế thực hiện lại giảm 3,29 nghìn ha); trong đó có 7 tỉnh giảm với diện tích 13,38 nghìn ha (chủ yếu tại Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La...); 7 tỉnh tăng 10,59 nghìn ha (chủ yếu tại Lào Cai, Bắc Giang, Hà Giang,...). - Vùng Đồng bằng sông Hồng có 586,50 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 541,64 nghìn ha), chiếm 14,55% diện tích đất trồng lúa của cả nƣớc. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh nhƣ: thành phố Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hải Dƣơng,... So với năm 2010, đất trồng lúa giảm 33,45 nghìn ha, đạt 97,67% chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (đất chuyên trồng lúa nƣớc giảm 25,84 nghìn ha, đạt 99,30%). Diện tích đất trồng lúa giảm nhiều tại tỉnh Thái Bình, thành phố Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên, Hải Dƣơng,... - Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 696,13 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 580,34 nghìn ha), chiếm 7,26% diện tích tự PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 7 nhiên của vùng và 17,27% diện tích đất trồng lúa của cả nƣớc, tăng 0,30 nghìn ha so với năm 2010, trong đó: + Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 408,74 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 345,47 nghìn ha), chiếm 58,72% diện tích đất trồng lúa của vùng. Đất trồng lúa tập trung chủ yếu tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,... So với năm 2010, đất trồng lúa tăng 0,87 nghìn ha, đạt 95,15% chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (đất chuyên trồng lúa nƣớc tăng 12,66 nghìn ha), trong đó có 3 tỉnh giảm 8,13 nghìn ha (Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị); có 3 tỉnh tăng 9,0 nghìn ha (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). + Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 287,39 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 234,87 nghìn ha), chiếm 41,28% diện tích đất trồng lúa của vùng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi. Đất trồng lúa so với năm 2010 giảm 0,57 nghìn ha, vƣợt 5,17% chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (trong đó đất chuyên trồng lúa nƣớc tăng 10,26 nghìn ha), trong đó có 02 tỉnh tăng 3,33 nghìn ha (Quảng Nam, Ninh Thuận); có 06 tỉnh giảm 3,90 nghìn ha (chủ yếu tại Quảng Ngãi, Phú Yên, Đà Nẵng, Bình Thuận,...). - Vùng Tây Nguyên có 168,21 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 98,07 nghìn ha), chiếm 4,17% diện tích đất trồng lúa của cả nƣớc, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai. Đất trồng lúa so với năm 2010, tăng 1,33 nghìn ha, so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội đạt 97,09% (đất chuyên trồng lúa nƣớc tăng 10,57 nghìn ha, đạt 99,03%), trong đó: có 1 tỉnh tăng 6,22 nghìn ha (Đắk Lắk); có 3 tỉnh giảm 4,89 nghìn ha (Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Nông). - Vùng Đông Nam Bộ có 145,69 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 86,28 nghìn ha), chiếm 3,61% diện tích đất trồng lúa của cả nƣớc, tập trung tại tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai. Đất trồng lúa so với năm 2010, giảm 35,51 nghìn ha, so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội vƣợt 9,90% (đất chuyên trồng lúa nƣớc giảm 18,73 nghìn ha, vƣợt 13,67%). Đất trồng lúa giảm nhiều tại thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dƣơng,... - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 1.907,72 nghìn ha (trong đó diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc là 1.710,74 nghìn ha), chiếm 47,34% diện tích đất trồng lúa của cả nƣớc, tập trung tại các tỉnh Kiên Giang, Long An, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh…. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 8 1.000 ha 1200 Vùng Trung du miền núi phía Bắc 1000 Vùng Đồng bằng sông Hồng 800 Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 600 Vùng Tây Nguyên 400 Vùng Đông Nam Bộ Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (1.000 ha x 2 lần) 200 0 ình Xu hướng biến động đất trồng lúa theo vùng thời kỳ 2011 – 2015 So với năm 2010, đất trồng lúa giảm 19,30 nghìn ha, đạt 97,84% chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội (đất chuyên trồng lúa nƣớc giảm 10,35 nghìn ha, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội), trong đó: có 8 tỉnh giảm (52,13 nghìn ha), tập trung chủ yếu tại Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang...và có 5 tỉnh tăng (32,83 nghìn ha), tập trung chủ yếu tại Kiên Giang, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng,... Trong giai đoạn 2011 - 2015, diện tích đất trồng lúa tăng khoảng 45 nghìn ha từ đất trồng cây hàng năm, đất trồng tràm và đất chƣa sử dụng; đồng thời đất trồng lúa giảm 135 nghìn ha, trong đó chuyển đổi nội bộ khoảng 40 nghìn ha sang đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản... để nâng cao hiệu quả sử dụng đất và chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp (phát triển đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng, xây dựng nông thôn mới...) khoảng 95 nghìn ha. Nhƣ vậy, đất trồng lúa thực giảm 89,44 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, diện tích đất trồng lúa trong giai đoạn 2011 - 2015 tiếp tục bị suy giảm cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tốc độ đất trồng lúa giảm chậm hơn so với giai đoạn 2001 - 2010 và chiếm khoảng 53% diện tích đất trồng lúa đƣợc Quốc hội cho phép giảm (đất chuyên trồng lúa nƣớc đạt 56%). Một số tỉnh diện tích đất chuyên trồng lúa nƣớc chỉ tiêu duyệt tăng nhƣng thực tế thực hiện lại giảm nhƣ Thanh Hóa, Tây Ninh, Bến Tre, Đắk Nông, Bình Dƣơng... Mặc dù, diện tích đất trồng lúa giảm so với năm 2010, nhƣng nhờ tăng cƣờng công tác thủy lợi, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, đƣa các giống mới vào sản xuất..., nên năng suất lúa vẫn tiếp tục tăng từ 53,4 tạ/ha lên 57,7 tạ/ha và sản lƣợng lúa tăng từ 40 triệu tấn lên 45,2 triệu tấn (tăng 13,05%). Bình quân đạt 493 kg thóc/ngƣời/năm, tăng 33 kg/ngƣời/năm so với năm 2010 (460 kg/ngƣời/năm). Hệ số sử dụng đất đạt 1,95 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2010 (1,82 lần). Sản xuất lúa đã đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, đồng thời đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới [4]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2