HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
---------------------------------------<br />
<br />
ĐÀO THỊ OANH<br />
<br />
ĐÀO THỊ OANH<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC<br />
QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
2009 – 2011<br />
HÀ NỘI<br />
NĂM<br />
2011<br />
<br />
HÀ NỘI – NĂM 2011<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Quản trị nhân lực hiệu quả được các nhà quản lý xem như chìa khoá của sự thành công.<br />
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân lực nên hiện nay các tổ chức đều rất quan tâm<br />
đến vấn đề này.<br />
Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức tài chính<br />
nhà nước trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập để hỗ trợ thực hiện chính sách<br />
của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên phạm vi cả nước.<br />
Là một đơn vị mới thành lập, có mô hình tổ chức hoạt động rất mới, không có sự kế thừa<br />
của cơ chế quản lý hiện nay của Nhà nước nên các mặt công tác khác nói chung và công tác quản trị<br />
nhân lực nói riêng của Quỹ còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên,<br />
có thể nói việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn<br />
thông công ích Việt Nam” là hết sức cần thiết.<br />
2. Tổng quan về nghiên cứu<br />
Có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản trị nhân lực trong tổ chức, nổi bật là một số<br />
công trình được biết đến như: Đề tài nghiên cứu khoa học “Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ<br />
chức” của Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Văn Nhơn (2009); Luận văn Thạc sỹ “Thực trạng quản lý nguồn<br />
nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn<br />
Thế Công (2007); Nghiên cứu khoa học “Chiến lược quản lý tài nguyên con người” của John<br />
Bratton (1999); Nghiên cứu khoa học “Tác động của quản lý nguồn nhân lực đến hiệu năng tổ<br />
chức: Lý thuyết và nghiên cứu” của Jean-Marie Hiltrop (1999).<br />
Mặc dù kết quả nghiên cứu của các công trình nêu trên đưa ra nhiều luận điểm lý thuyết<br />
về quản trị nhân lực song các công trình này được nghiên cứu ở phạm vi rộng mang tính tổng<br />
quan về quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, chưa nghiên cứu sâu về thực tế quản trị nhân<br />
lực tại một đơn vị. Do vậy, luận văn tiếp tục nghiên cứu về đề tài quản trị nhân lực với vấn đề<br />
“Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam” nhằm<br />
nghiên cứu thực tế công tác quản trị nhân lực tại Quỹ và đưa ra các giải pháp thực hiện.<br />
3. Mục đích nghiên cứu<br />
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản trị nhân lực trong tổ chức, nghiên cứu thực<br />
trạng công tác quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam và đưa ra một số<br />
giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công<br />
ích Việt Nam.<br />
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng: Tập trung đi sâu vào nghiên cứu các nội dung cơ bản của quản trị nhân lực<br />
tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, bao gồm các hoạt động: Tuyển dụng; Đào tạo,<br />
bồi dưỡng; Lương bổng và đãi ngộ. Các nội dung khác của quản trị nhân lực đóng vai trò là tiền<br />
đề, thước đo như phân tích công việc, đánh giá công việc.v.v. cũng được lồng ghép để phân tích<br />
trong các nội dung trên.<br />
<br />
- Phạm vi: Tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam, giai đoạn từ năm 2005 đến<br />
năm 2010 và tính đến tháng 6/2011.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Áp dụng đồng thời các phương pháp: Phương pháp định mức, phương pháp so sánh,<br />
phương pháp phân tích tổng hợp.<br />
6. Kết cấu của Luận văn<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận và các Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương với kết cấu như<br />
sau:<br />
Chương 1. Lý luận chung về quản trị nhân lực<br />
Chương 2. Thực trạng công tác quản trị nhân lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích<br />
Việt Nam<br />
Chương 3. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn<br />
thông công ích Việt Nam<br />
<br />
CHƯƠNG I<br />
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC<br />
1.1. Tổng quan về công tác quản trị nhân lực trong tổ chức<br />
1.1.1. Nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực trong tổ chức<br />
1.1.2. Khái niệm, mục tiêu, vai trò của quản trị nhân lực<br />
1.1.3. Triết lý quản trị nhân lực<br />
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nhân lực<br />
1.1.5. Vai trò của bộ phận quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức<br />
1.2. Các nội dung chủ yếu của quản trị nhân lực trong tổ chức<br />
1.2.1. Thiết kế công việ và phân tích công việc<br />
1.2.2. Kế hoạch hóa nhân lực<br />
1.2.3. Tuyển dụng nhân lực<br />
1.2.4. Đào tạo và phát triển nhân lực<br />
1.2.5. Tạo động lực lao động<br />
1.2.6. Đánh giá thực hiện công việc<br />
1.2.7. Lương bổng và đãi ngộ<br />
1.2.8. Quan hệ lao động<br />
1.3. Kinh nghiệm quản trị nhân lực quốc tế<br />
1.3.1. Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Mỹ<br />
1.3.2. Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp Singapore<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI QUỸ DỊCH VỤ VIỄN<br />
THÔNG CÔNG ÍCH VIỆT NAM<br />
2.1. Tổng quan về Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
2.1.1. Sự ra đời của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm: Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Cơ<br />
quan điều hành được thể hiện trong hình 2.1.<br />
<br />
HỘI ĐỒNG<br />
QUẢN LÝ QUỸ<br />
<br />
GIÁM ĐỐC VÀ<br />
PHÓ GIÁM ĐÔC<br />
<br />
CÁC CHI<br />
NHÁNH<br />
<br />
CÁC BAN<br />
CHUYÊN MÔN,<br />
NGHIỆP VỤ<br />
<br />
BAN KIỂM<br />
SOÁT<br />
<br />
CÁC VĂN<br />
PHÒNG ĐẠI<br />
DIỆN<br />
<br />
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
<br />
2.1.3. Hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
2.1.3.1. Tiếp nhận, huy động các nguồn tài chính<br />
2.1.3.2. Hoạt động hỗ trợ<br />
2.1.3.3. Hoạt động khác<br />
2.1.4. Kết quả hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam giai đoạn<br />
2005 - 2010<br />
2.1.4.1. Xây dựng văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của Quỹ<br />
2.1.4.2. Kết quả thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến<br />
2.1.4.3. Những mặt hạn chế trong hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của<br />
Quỹ giai đoạn 2005-2010<br />
2.2. Đặc điểm nhân lực, triết lý quản trị nhân lực và bộ phận quản trị nhân lực của<br />
Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
2.2.1. Đặc điểm nhân lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
Lao động của Quỹ có đặc điểm là làm các công việc quản lý, không có sản phẩm rõ ràng.<br />
2.2.2. Triết lý quản trị nhân lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
Có thể nói triết lý quản trị nhân lực của Quỹ đã sử dụng kết hợp các học thuyết X, Y, Z<br />
vào quản lý con người một cách có chọn lọc. Trong đó thuyết Z được thể hiện một cách rõ nét<br />
qua sự quan tâm của Lãnh đạo đến người lao động làm cho họ làm việc tận tâm. Đó là chìa khóa<br />
tạo nên năng suất ngày càng cao và sự ổn định của Quỹ.<br />
2.2.3. Bộ phận quản lý nhân lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam<br />
Ban Tổ chức Cán bộ là Ban chuyên môn nghiệp vụ thuộc Quỹ Dịch vụ Viễn thông công<br />
ích Việt Nam có chức năng tham mưu giúp Hội đồng quản lý và Giám đốc Quỹ trong các lĩnh<br />
vực: Tổ chức bộ máy; quản lý và sử dụng cán bộ; lao động tiền lương; chính sách đối với người<br />
lao động; đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống.<br />
Ban Tổ chức Cán bộ do Trưởng Ban phụ trách, có các Phó trưởng Ban và các chuyên<br />
viên, nhân viên giúp việc.<br />
<br />
2.3. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt<br />
Nam<br />
Do đặc điểm đặc thù trong hoạt động của Quỹ, trong thời gian qua hoạt động quản trị<br />
nhân lực của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam tập trung vào các nội dung chủ yếu:<br />
Công tác tuyển dụng nhân lực, công tác đào tạo và phát triển nhân lực, công tác lương bổng và<br />
đãi ngộ. Sau đây là thực trạng của các nội dung quản trị nhân lực tại Quỹ Dịch vụ Viễn thông<br />
công ích Việt Nam nói trên.<br />
2.3.1. Công tác tuyển dụng nhân lực<br />
2.3.1.1. Tình hình tuyển dụng nhân lực tại Quỹ trong những năm qua.<br />
Trong giai đoạn đầu mới thành lập, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam mới chỉ<br />
có 06 người (gồm có: 04 Lãnh đạo và 02 chuyên viên), có thể nói bộ máy chưa có gì, công tác<br />
tuyển dụng trong những năm qua đã giúp Quỹ có được nguồn nhân lực chất lượng để sớm ổn<br />
định bộ máy và đi vào hoạt động.<br />
2.3.1.2. Xác định nhu cầu tuyển dụng tại Quỹ<br />
Quỹ tiến hành xây dựng phương án tuyển dụng căn cứ kế hoạch biên chế hàng năm được<br />
Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt. Việc tuyển dụng cán bộ, viên chức và lao động hợp<br />
đồng vào làm việc tại Quỹ căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác theo chỉ tiêu biên chế<br />
được Bộ giao và thực hiện theo quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.<br />
2.3.1.3. Quy trình tuyển dụng tại Quỹ<br />
Theo quy định của nhà nước, tuyển dụng viên chức có thể thông qua thi tuyển và xét<br />
tuyển. Tại Quỹ hiện nay áp dụng hình thức xét tuyển viên chức. Quy trình tuyển dụng tại Quỹ bao<br />
gồm quy trình tuyển mộ và quy trình tuyển chọn như sau:<br />
- Quy trình tuyển mộ:<br />
+ Nguồn tuyển mộ: Quỹ tiến hành tuyển mộ trên cả 2 nguồn: Trước tiên là nguồn nội bộ ,<br />
sau khi tuyển mộ từ nguồn nội bộ mà vẫn không đủ yêu cầu, Quỹ sẽ tiến hành tuyển mộ từ bên<br />
ngoài. Tuy nhiên nguồn tuyển mộ từ bên ngoài chưa được mở rộng, chủ yếu là các lao động thuê<br />
khoán làm việc theo chế độ hợp đồng thời vụ chưa được tuyển vào biên chế tại Quỹ, sự giới thiệu<br />
của người thân, bạn bè của cán bộ, nhân viên cơ quan, sinh viên các trường Đại học, lao động tại<br />
các đơn vị khác sau khi biết thông tin tuyển dụng của Quỹ cũng đến nộp hồ sơ tham gia dự tuyển.<br />
+ Phương pháp tuyển mộ: Quỹ ra thông báo xét tuyển lao động trong đó có nêu rõ đối<br />
tượng và điều kiện đăng ký dự tuyển, hồ sơ dự tuyển, thời gian và địa điểm xét tuyển niêm yết tại<br />
trụ sở Quỹ.<br />
- Quy trình tuyển chọn:<br />
Việc tuyển chọn lao động vào làm việc tại Quỹ thực hiện theo hình thức xét tuyển thông<br />
qua Hội đồng xét tuyển theo các bước như sau:<br />
Bước 1. Tiếp đón ban đầu và thẩm tra hồ sơ: Do Ban Tổ chức Cán bộ thực hiện<br />
Bước 2. Xét tuyển hồ sơ: Do Hội đồng xét tuyển thực hiện<br />
Bước 3. Phỏng vấn: Do Hội đồng xét tuyển thực hiện<br />
Bước 4. Lựa chọn thí sinh trúng tuyển.<br />
Bước 5. Quyết định tuyển dụng<br />
<br />