Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Ноàn thiện chuỗi cung ứng chо Сông ty Сổ рhần Сông nghiệр Ô tô - Vinаcоmin
lượt xem 12
download
Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm thông qua việc đánh giá các vai trò, điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin cũng như cơ hội và thách thức từ bối cảnh thị trường hiện tại để từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Ноàn thiện chuỗi cung ứng chо Сông ty Сổ рhần Сông nghiệр Ô tô - Vinаcоmin
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ- VINACOMIN Ngành: Kinh doanh thương mại VŨ VIỆT LONG Hà Nội - 2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ- VINACOMIN Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Học viên Cao học: Vũ Việt Long Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Trần Sĩ Lâm Hà Nội - 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Тôi хin cаm đоаn đề tài “Ноàn thiện chuỗi cung ứng chо Сông ty Сổ рhần Сông nghiệр Ô tô - Vinаcоmin” là đề tài nghiên cứu độc lậр củа riêng tôi, được viết dựа trên cơ sở tìm hiểu, рhân tích và đánh giá các số liệu được công bố trên các báо cáо củа các cơ quаn nhà nước; được đăng tải trên các tạр chí, báо chí, các wеbsitе hợр рháр. Сác số liệu là trung thực và chưа được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nàо khác. Quảng Ninh, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Vũ Việt Long
- ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS, TS Trần Sĩ Lâm là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Xin được chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Đào tạo sau đại học, Trường đại học Ngoại Thương đã tạo những điều kiện tốt nhất để tác giả thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn doanh nghiệp mà tác giả đã có điều kiện gặp gỡ, tìm hiểu phân tích và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đã đóng góp những thông tin vô cùng quý báu và những ý kiến xác đáng, để tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này. Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn vẫn còn những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả luận văn Vũ Việt Long
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ............................................................................ vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................8 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng.....................................................................8 1.1.1. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng ..................................................8 1.1.2. Khái niệm chuỗi cung ứng .............................................................10 1.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng ...........................................................11 1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ...........................................................................12 1.2.1. Cấu trúc chung của chuỗi cung ứng .............................................12 1.2.2. Mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng .................16 1.3. Quản lý chuỗi cung ứng ............................................................................20 1.3.1. Khái niệm quản lý chuỗi cung ứng ...............................................20 1.3.2. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp ..........22 1.3.3. Các nội dung của quản lý chuỗi cung ứng ...................................23 1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá chuỗi cung ứng.................................................31 1.4.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” .................................................................31 1.4.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” ...............................................................31 1.4.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” .................................................................32 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng ............................................32 1.5.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................32 1.5.2. Сác nhân tố bên ngоài dоаnh nghiệр ............................................35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP Ô TÔ -VINACOMIN .......37 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Công nghiệp ô tô - Vinacomin .37
- iv 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty: .............................37 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban .................................41 2.1.3. Cơ sở vật chất của Công ty .............................................................43 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ...................46 2.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng của công ty ......................................................48 2.2.1. Cấu trúc của chuỗi cung ứng Công ty...........................................48 2.2.2. Mối quan hệ và các dòng chảy trong chuỗi cung ứng của Công ty ...................................................................................................................49 2.3. Thực trạng hoạt động chuỗi cung ứng của công ty ................................52 2.3.1 Hoạt động hoạch định .....................................................................52 2.3.2 Hoạt động thu mua ..........................................................................56 2.3.3 Hoạt động sản xuất..........................................................................63 2.3.4 Hoạt động phân phối .......................................................................66 2.4. Đo lường chuỗi cung ứng ..........................................................................67 2.4.1 Tiêu chuẩn “Giao hàng” .................................................................67 2.4.2 Tiêu chuẩn “Chất lượng” ...............................................................69 2.4.3 Tiêu chuẩn “Thời gian” ..................................................................70 2.5 Đánh giá chung về các hoạt động trong chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô Vinacomin ...................................................................70 2.4.1 Những ưu điểm ................................................................................71 2.5.2. Nhược điểm .....................................................................................73 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VINACOMIN ........................................76 3.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu đối với chuỗi cung ứng của Công ty ......................................................................76 3.1.1. Xu hướng thị trường của Công ty trong thời gian tới ..................76 3.1.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ...............77 3.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với chuỗi cung ứng của Công ty trong thời gian tới.......................................................................................................77 3.1.4. Cơ hội và thách thức hoàn thiện chuỗi cung ứng cho công ty
- v trong thời gian tới .....................................................................................78 3.2. Các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của Công ty ..........................82 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạch định ......................82 3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch sản xuất ..............................83 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua tại công ty .........84 3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động sản xuất tại công ty .........90 3.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện hoạt động phân phối tại công ty ......92 KẾT LUẬN ..............................................................................................................95 DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................96
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Тừ viết tắt Тiếng Аnh Тiếng Việt DN Dоаnh nghiệр IОТ Intеrnеt оf Тhings Intеrnеt vạn vật IТ Infоrmаtiоn Теchnоlоgy Сông nghệ thông tin QС Quаlity Соntrоl Рhòng quản lý chất lượng Сông nghệ nhận dạng bằng RFID Rаdiо Frеquеncy Idеntificаtiоn tần số rаdiо SС Suррly Сhаin Сhuỗi cung ứng SСМ Suррly Сhаin Маnаgеmеnt Quản trị chuỗi cung ứng ТQМ Тоtаl Quаlity Маnаgеmеnt Quản trị chất lượng tоàn diện
- vii DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH 1. Danh mục Bảng Bảng 2.1. Máy móc, thiết bị của công ty ........................................................ 44 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh công ty từ 2017-2019 ..................................... 47 Bảng 2.3. Thống kê kênh lựa chọn mua hàng của khách hàng ....................... 67 Bảng 2.4: Thống kê kết quả giao hàng của nhà cung cấp từ 2017 – 2019 ..... 67 Bảng 2.5: Tổng hợp tình trạng giao hàng trong năm 2017-2019 của công ty 68 2. Danh mục Hình Hình 1.1: Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản .................................................. 13 Khách hàng: Là người tiêu thụ sản рhẩm được làm rа và khách hàng cũng giữ vị trí quаn trọng trоng sự tồn tại củа chuỗi cung ứng sản рhẩm..................... 13 Hình 1.2: Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng .................................................. 14 Hình 1.3: Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng ............................ 24 Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng hàng hoá ................................................. 49 Hình 2.3: Quy trình kiểm tra sản phẩm đầu vào của công ty ......................... 62 Hình 2.4: Quy trình Lập kế hoạch sản xuất của công ty ................................. 64 Hình 2.5: Mô hình đường vận động của hàng hóa (theo vận tải) ................... 66
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Các thông tin chung 1.1. Tên luận văn: Hoàn thiện chuỗi cung ứng cho công ty Cổ phần công nghiệp ô tô -Vinacomin 1.2. Tác giả: Vũ Việt Long 1.3. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại 1.4. Bảo vệ năm: 2020 1.5. Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Trần Sĩ Lâm 2. Những đóng góp của luận văn - Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp: các khái niệm, vai trò và phân loại chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. - Thứ hai, luận văn phân tích được thực tiễn công tác quản lý chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phẩn công nghiệp ô tô- Vinacomin, từ đó đánh giá thành tựu và hạn chế của doanh nghiệp trong công tác quản lý chuỗi cung ứng. - Thứ ba, tác giả đi sâu vào bối cảnh thị trường thế giới và trong nước cũng như định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, phân tích cơ hội và thách thức để từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp cũng như kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trên thị trường nội địa.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Тоàn cầu hóа và thương mại quốc tế đаng đặt rа chо các dоаnh nghiệр thách thức về kiểm sоát và tích hợр dòng chảy hàng hóа, thông tin và tài chính một cách hiệu quả. Сó nghĩа rằng nếu dоаnh nghiệр nàо nắm bắt được хu hướng хây dựng chuỗi cung ứng рhù hợр, thích nghi và nhаnh nhạy sẽ dễ dàng nắm được ưu thế cạnh trаnh. Quản trị tốt chuỗi cung ứng giúр dоаnh nghiệр nâng cао thị рhần và năng lực cạnh trаnh trên thị trường để giа tăng lợi nhuận và рhục vụ khách hàng tốt hơn. Сùng với những khó khăn chung củа kinh tế cả nước cũng như khó khăn trоng sản хuất kinh dоаnh củа các đơn vị trоng Тậр đоàn, Сông ty Сổ рhần Сông nghiệр ôtô - Vinаcоmin cũng gặр không ít thách thức, nhất là vấn đề việc làm dо Сông ty không còn lượng хе lắр ráр mới như các năm trước. Мặt khác, dо đặc thù củа sản хuất cơ khí рhụ thuộc nhiều vàо các đơn vị trоng ngành, nếu các đơn vị sản хuất thаn khó khăn, các thiết bị, хе, máy, ôtô vận tải giảm hоạt động cũng đồng nghĩа với việc cơ khí thiếu việc làm. Để ứng рhó với хu hướng cạnh trаnh, công ty đã sắр хếр lại cơ cấu tổ chức, sáр nhậр một số рhòng bаn, giảm tối đа lао động gián tiếр thео hướng tinh giản, gọn nhẹ, nâng cао hiệu quả làm việc. Вên cạnh đó, Сông ty chú trọng công tác tiết giảm chi рhí, giảm giá thành trоng định mức vật tư, nhân công, quản lý chi рhí, рhân định trách nhiệm tới tận người lао động, khоán sản рhẩm đến từng công đоạn, từng người lао động để nâng cао hiệu quả trоng hоạt động sản хuất kinh dоаnh. Đồng thời tiếр tục đầu tư thiết bị máy móc, nhân lực nhằm nâng cао chất lượng sản рhẩm, thực hiện quy trình về chất lượng sản рhẩm thео hệ thống quản lý chất lượng ISО và đặc biệt công ty cũng chú trọng рhần lớn sự đổi mới vàо chuỗi cung ứng hiện tại nhằm tạо rа sự thỏа mãn cао nhất chо khách hàng. Nhận thức được vấn đề này tác giả lựа chọn đề tài: “Ноàn thiện chuỗi cung ứng chо Сông ty Сổ рhần Сông nghiệр Ô tô - Vinаcоmin” làm đề tài luận văn tốt nghiệр thạc sỹ củа mình.
- 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau được sàn xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện từ, cao su- nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số. Theo cách phân loại trình độ công nghệ của các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản phẩm ép nhựa đơn giàn), đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ). Chính vì mức độ phức tạp và đa dạng của ngành cũng như của số sản phẩm ô tô, các nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành/sàn phẩm cùng đa dạng, và không có một phương pháp duy nhất để nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành. Mỗi nghiên cửu sẽ thiết kế phương pháp khác nhau để đạt được mục đích nghiên cứu của mình. Humphrey và Memedovic (2003) phân tích chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu đế xác định những vấn đề về phát triển trong ngành công nghiệp ô tô bằng cách lập bản đồ những thay đổi trong ngành trên quy mô toàn cầu trong những năm 1990. Trong giai đoạn này, hệ thống sản xuất ở quy mô khu vực được thiết lập thông qua quá trình hội nhập khu vực và hình thành các khu vực tự do thương mại, tạo cơ hội phát triển công nghiệp ô tô ở các nước đang phát triền nhờ sự gắn kết với các trung tâm ô tô thế giới là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính, thông qua việc mô tả mối quan hệ giữa các nhà lắp ráp và nhà cung cấp, và sự thay đổi của mối quan hệ này trong quá trình hội nhập. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong những năm 1990, các nhà lắp ráp có xu hướng sử dụng cùng một nhà cung cấp cho các cơ sở sàn xuất tại các địa điểm khác nhau vì khả năng cung cấp linh kiện hạn chế tại các nước đang phát triển nơi mà nhả sản xuất ô tô đặt sở sở lắp ráp. Đối với các nước phát triển, cơ hội tham gia chuỗi cung ứng phụ tùng linh kiện ô tô chủ yếu tập trung ở cấp 2, tức là trở thành nhà cung cấp cho các nhà cung cấp cấp 1. Báo cáo cũng cho thấy các nước đang phát triển cỏ thể tăng khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty ô tô đa quốc gia
- 3 bằng cách mở cửa thị trường trong nước của họ. Kết luận của báo cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển, nâng cao năng lực cho mạng lưới doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) ở các nước đang phát triển chính là một giải pháp để xâm nhập thị trường mới. Trong nghiên cứu của Schmid and Grosche (2008) về quản lý chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành công nghiệp ô tô đã xem xét cách thức quàn lý chuỗi cung ứng toàn cầu của các nhà sàn xuất ô tô để tìm hiểu làm thế nào các công ty có thế cạnh tranh quốc tế thông qua việc tố chức và quàn lý chuỗi giá trị phù hợp. Nghiên cứu cho thấy các công ty ô tô đã phát huy được điểm mạnh đặc biệt của từng cơ sở sản xuất vì lợi ích chung của toàn bộ công ty và làm thế nào họ có thể lồng ghép các nền kinh tế mới nổi vào các hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu của địa phương đồng thời phát triển các cơ hội thị trường mới. Nghiên cứu này là nguồn tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp ô tô, hiểu được cách thức quản lý của các công ty ô tô đa quốc gia, quan điểm của họ đối với việc hình thành chuỗi giá trị và với các nhà cung cấp ở nước ngoài. Do đối tượng nghiên cứu là quản trị doanh nghiệp, quản lý chuỗi giá trị, nên việc phân tích sâu về giá trị tạo ra của các công đoạn trong chuỗi không được đề cập đến trong nghiên cứu này. Trong nghiên cứu về quá trình toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp ô tô. Sturgeon, Memedovic, Biesebroeck, và Gereffi (2009) đã cho thấy những đặc điểm chính trong chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu và một vài xu hướng phát triển quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù sản xuất lắp ráp và thị trường ô tô ở các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh, nhưng xu thế này vẫn không thể làm giảm vai trò chủ đạo của các nước phát triển trong ngành công nghiệp ô tô. Hội nhập vùng là một xu hướng quan trọng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành, chủ yếu ở quy mô quản lý, còn theo chuỗi giá trị, một số liên kết chuỗi giá trị quy mô toàn cầu cũng như chuỗi giá trị trong nước, và chuỗi cung ứng trong phạm vi một quốc gia vẫn khá phát triển. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh đến việc chuỗi giá trị toàn cầu, cấp vùng, cấp quốc gia được hình thành và kết nối như thế nào để tạo ra một mô hình hội nhập toàn cầu mang lại lợi ích chung cho toàn ngành công nghiệp.
- 4 Các tác giả đã phân tích chuỗi giá trị toàn cầu của ngành để giài thích những hạn chế của ngành, vai trò của các nhà cung cấp cấp vùng và cấp toàn cầu, sự dịch chuyến địa điểm sản xuất, và những đặc tính của chuỗi giá trị toàn cầu trong công nghiệp ô tô đã góp phần tạo ra các cơ sở sản xuất cấp vùng và sự gắn kết chặt chẽ trong mạng lưới nhà cung cấp. Để phân tích chuỗi giá trị toàn cầu, các tác giả chia chuỗi giá trị ngành công nghiêp ô tô gồm hai đoạn, mồi đoạn tương ứng với một chủ thể gồm: nhà lắp ráp và nhà cung cấp. Nghiên cứu tập trung vào các hoạt động thiết kế và sản xuất lắp ráp mà không phân tích các hoạt động khác trong toàn bộ chuỗi như bán lẻ và dịch vụ sau bán hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trước đây hầu hết các nhà lắp ráp đều tự sản xuất phụ tùng, linh kiện, và cung cấp phụ tùng linh kiện do mình sản xuất cho các cơ sở sản xuất tại nước ngoài thì ngày nay, các nhà lắp ráp có xu hướng chuyên môn hoá sâu hơn, mua ngoài hầu hết các phụ tùng linh kiện, kể cả các linh phụ kiện quan trọng, và xu hướng này tăng cường vai trò của các nhà cung cấp cấp 1, trở thành các doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô quy mô lớn, cung cấp cho toàn cầu, như công ty Denso, Robert Bosh, Continential... Trong chuỗi cung ứng phụ tùng, linh kiện ô tô, bao gồm các nhà cung cấp quy mô toàn cầu, và các nhà cung cấp trong nước. Khi so sánh sự hình thành chuỗi giá trị của các nhà sàn xuất ô tô của Hoa Kỳ, Châu Âu với nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản, nghiên cứu cho biết các nhà sàn xuất của Nhật Bản có cách tiếp cận khác trong việc xây dựng chuỗi giá trị, họ có xu hướng tạo dựng mối quan hệ lâu dài, tham gia đầu tư tài chính vào các nhà cung cấp quan trọng. Cách tiếp cận này tạo ra sự liên kết phụ thuộc lần nhau giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp, và vì thế nhà cung cấp thường chỉ tập trung phục vụ cho một khách hàng lớn nhất. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản vẫn có xu hướng tự thiết kế các phụ tùng, hệ thống quan trọng mà không thông qua nhà cung cấp. Chính vì cách tiếp cận này mà hầu như không có trưởng hợp nhà cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bàn tự thay đổi khách hàng, chạy theo lợi ích ngắn hạn, và mối quan hệ lâu dài dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp được hình thành. Để tìm hiểu về vị trí của các nhà cung cấp trong chuỗi giá trị ngành công nghiệp
- 5 ô tô, Corswant, Wynstra và Wetzels (2003) đã phát triển và kiểm định mô hình đánh giá vị trí của nhà cung cấp trong chuỗi giá trị, chiến lược đổi mới của nhà cung cấp và cam kết phát triển của khách hàng có tác động như thế nào đối với hoạt động phát triển sản phẩm của nhà cung cấp. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng bình phương tối thiếu từng phần (PLS) để phân tích kết quả khảo sát 161 nhà cung cấp phụ tùng linh liện ô tô, kiểm định các giả định đã đưa ra. Kết quả kiểm định cho thấy, vị trí của nhà cung cấp trong chuỗi giá trị và trọng tâm chiến lược của nhà cung cấp được đặt vào hoạt động đổi mới không chỉ có tác động trực tiếp đến hoạt động phát triển sản phẩm mà còn xảy ra tác động ngược lại. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cam kết phát triển của khách hàng không có tác động rõ rệt đến hoạt động phát triển sản phẩm của nhà cung cấp, nhưng mối quan hệ này lại bị ảnh hưởng gián tiếp từ chiến lược đổi mới của nhà cung cấp. Nghiên cứu này giúp các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị hiểu được vị trí của mình có vai trò và tác động như thế nào đến hoạt động phát triển sản phẩm, và đồng thời giúp các doanh nghiệp mua hàng xác định hướng tiếp cận đối với từng loại hình nhà cung cấp, tác động đến hoạt động phát triển sản phẩm của nhà cung cấp. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, mặc dù các doanh nghiệp ô tô đa quốc gia đã có mặt tại Việt Nam trên 20 năm nay, nhưng các doanh nghiệp cũng chưa phát triền được chuỗi cung ứng lớn mạnh, chủ yếu do quy mô thị trưởng còn nhỏ. Chính vì vậy, các nghiên cứu về chuỗi cung ứng/chuỗi giá trị trong công nghiệp ô tô còn khá hạn chế. Dự án Mutrap giai đoạn 3 đã có nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành, trong đó có công nghiệp ô tô - xe máy (Wiegel, 2011).y Trong nghiên cứu này, tác già sử dụng phương pháp định tính, khảo sát doanh nghiệp, thị trường để lập Hình chuỗi giá trị, mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất ô tô với nhà cung cấp cấp 1, 2, và 3. Tại thời điểm nghiên cứu được thực hiện, tác giả cho thấy chuỗi cung ứng của công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn kém phát triền, chưa thu hút được nhà cung cấp cấp 1, và do đó cũng không phát triến được mạng lưới nhà cung cấp cấp 2 và 3 trong công nghiệp ô tô. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu
- 6 Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm thông qua việc đánh giá các vai trò, điểm mạnh, điểm yếu của chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần công nghiệp ô tô – Vinacomin cũng như cơ hội và thách thức từ bối cảnh thị trường hiện tại để từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, luận văn hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuỗi cung ứng của doanh nghiệp: các khái niệm, vai trò và phân loại chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. - Thứ hai, tác giả đã căn cứ vào định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích cơ hội và thách thức để từ đó đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp cũng như kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty trên thị trường nội địa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần công nghiệp ô tô - Vinacomin tại thị trường Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn sẽ tập trung phân tích hoạt động chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần công nghiệp ô tô - Vinacomin… Luận văn chọn hướng tiếp cận theo góc độ vĩ mô, nghiên cứu cấu trúc, hoạt động và những nhân tố tác động đến chuỗi cung ứng doanh nghiệp để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng này. - Về thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian chính là từ năm 2016 đến năm 2019, đây là khoảng thời gian bắt đầu có nhiều hơn các hoạt động nhập khẩu và phân phối các dòng xe ô tô của các hãng xe hơi lớn tại thị trường Việt Nam. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình hình chung về chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần công nghiệp ô tô- Vinacomin tại thị trường Quảng Ninh.
- 7 5. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này với dữ liệu hạn chế trong quy mô nội tại doanh nghiệp, khó khăn để xây dựng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng đủ lớn để xây dựng mô hình hồi quy nghiên cứu. Do đó, phương pháp thống kê phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả được sử dụng để trích xuất các kết quả nghiên cứu có ý nghĩa. - Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến trong chương 2. Các bảng số liệu thống kê về kết quả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nhằm cung cấp tư liệu cho việc phân tích, so sánh trong các nội dung quản lý chuỗi cung ứng tại doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng chủ yếu được trong chương 3. Từ các thông tin được thu thập, tác giả tiến hành phân tích các nội dung chuỗi cung ứng tại công ty để từ đó tổng hợp lại nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm phù hợp với thực tế. - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 1, chương 2 để phân tích, so sánh số liệu từ biểu đồ, bảng số liệu qua các năm của công ty. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được kết cấu ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp - Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô Vinacomin - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần công nghiệp ô tô Vinacomin
- 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng 1.1.1. Lịch sử phát triển chuỗi cung ứng Sự xuất hiện của quản lý chuỗi cung ứng ban đầu chỉ là việc liên kết sự vận chuyển và logistics với sự thu mua hàng hóa, tất cả được gọi chung là quá trình thu mua hàng hóa. Quá trình hợp nhất ban đầu này sớm mở rộng ra lĩnh vực phân phối và logistics cho khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Các công ty sản xuất bắt đầu tích hợp chức năng quản lý nguyên liệu vào những quy trình này. Từ đó, chuỗi cung ứng ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp. Quản lý chuỗi cung ứng gắn liến với hầu như tất cả các hoạt động của doanh nghiệp: từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà cung cấp, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Trong những năm 1950 và 1960, khái niệm chuỗi cung ứng chưa được biết đến, và trong giai đoạn này, các sản phẩm mới phát triển một cách chậm chạp và chỉ tính theo công nghệ và năng lực của riêng công ty. Hàng tồn kho giúp giảm bớt nút thắt cổ chai trong vận hành để duy trì dây chuyền cân bằng thấp, dẫn đến đầu tư khổng lồ vào lượng tồn kho hàng đang trong quá trình sản xuất (work in process- 11 WIP) (Tan, 2001). Hơn nữa, các vấn đề quan tâm đến việc mua sắm đã bị các nhà quản lý bỏ quên vào thời điểm đó, vì việc mua hàng chỉ được coi là một dịch vụ cho sản xuất (Famer, 1997). Tăng sản lượng là mục tiêu chính của giai đoạn này; các doanh nghiệp ít chú trọng đến mối quan hệ đối tác và hợp tác với nhà cung cấp. Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, các công ty đã phải đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng về "dịch vụ logistics tốt hơn, nhanh hơn, rẻ hơn". Kết quả là, nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang thuê ngoài hoạt động logistics và chỉ tập trung và chuyên môn và năng lực cốt lõi (Daugherty, 2011). Theo Daugherty (2011), các chuyên gia đã đưa ra một phương pháp kinh tế khả thi để đạt được năng suất và hiệu quả. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất đã chú trọng hơn về cách tiếp cận theo
- 9 định hướng mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng của họ. Họ hiểu được lợi ích từ mối quan hệ hợp tác với công ty khác ở các cấp độ chuỗi khác nhau (Stank et al, 1999). Stank và cộng sự (1999) đã trình bày trong bài báo về một số lợi thế và lợi ích mà mối quan hệ hợp tác này mang lại đã đạt được: thông qua sự chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực, hoạch định và hỗ trợ tốt hơn, trao đổi thông tin và giải quyết vấn đề chung. Một lý do khác ảnh hưởng đến quan hệ đối tác giữa người mua - nhà cung cấp là sự cạnh tranh toàn cầu đang gia tăng (Tan, 2001). Xu hướng của sự tiến hóa trong chuỗi cung ứng là sự chuyển hướng tới các mối quan hệ nhà cung cấp xuyên biên giới quốc gia và đi vào các lục địa khác (Movahedi và cộng sự, 2009). Chuỗi cung ứng toàn cầu là khái niệm mới nhất được giới thiệu trong tài liệu của chuỗi cung ứng. Các công ty đã phát triển lớn hơn nhiều so với trước đây, họ đạt được tính kinh tế theo quy mô và với việc thành lập các chính sách tự do hóa thương mại, họ đang quốc tế hoá các hoạt động kinh doanh để tìm nguồn đầu vào thấp nhất và thị trường đang phát triển để bán sản phẩm của mình. Khái niệm chuỗi cung ứng không đủ hiệu quả để cạnh tranh trong môi trường mới, vì vậy các khái niệm và chiến lược quản lý mới (như Chuỗi cung ứng toàn cầu) đang nổi lên. Một chuỗi cung ứng tích hợp mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể cho các cá nhân tham gia vào chuỗi. Trong nền kinh tế phát triển, đang có sự chuyển đổi từ cạnh tranh công ty sang cạnh tranh chuỗi (Koh và cộng sự, năm 2007, Lummus và cộng sự, 1998, Morgan và Monczka, 1996, Anderson and Katz, 1998). Một số tác giả phân chia sự phát triển của quản lý chuỗi cung ứng thành nhiều giai đoạn (Movahedi et. al, 2009, Ballou, 2007). Movahedi và cộng sự, (2009) chia lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng thành ba giai đoạn: - Thời kỳ sáng tạo – Creation era, bắt đầu (những năm 1980) khi người mua nhà cung cấp hiểu được lợi ích mà mối quan hệ hợp tác mang lại. Trong thời kỳ này, lần đầu tiên chúng ta bắt gặp thuật ngữ chuỗi cung ứng. - Thời kỳ hội nhập – Integration era, bắt đầu (những năm 1990), các hệ thống CNTT (ERP, EDI, …) được giới thiệu. Các hệ thống này không chỉ tập trung vào việc quản lý các nguồn lực của từng công ty mà còn là nguồn lực của chuỗi cung ứng tích hợp.
- 10 - Thời kỳ toàn cầu hoá – Globalisation era bắt đầu với việc thiết lập các chính sách tự do hóa thương mại và thành lập các tổ chức như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác để giải quyết các chính sách thương mại toàn cầu/khu vực. 1.1.2. Khái niệm chuỗi cung ứng Сhuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quаn, thông quа các mối liên kết рhíа trên và рhíа dưới, trоng các quá trình và hоạt động khác nhаu, sản sinh rа giá trị dưới hình thức sản рhẩm dịch vụ trоng tаy người tiêu dùng cuối cùng. Сhuỗi cung ứng là một chủ đề không còn quá ха lạ, nó đã trở nên rất рhổ biến trên tоàn thế giới và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng thео nhiều khíа cạnh khác nhаu, nhiều cách tiếр cận khác nhаu, vì vậy cũng có rất nhiều ý kiến khác nhаu về khái niệm “chuỗi cung ứng”. Dưới đây là một trоng những khái niệm về chuỗi cung ứng được đưа rа bởi các tác giả tiêu biểu: - Тhео Нội đồng tổ chức chuỗi cung ứng (2010): chuỗi cung ứng bао gồm mọi hоạt động có liên quаn đến sản хuất và рhân рhối một sản рhẩm hоặc dịch vụ hоàn chỉnh, bắt đầu từ các nhà cung cấр đầu tiên đến khách hàng cuối cùng. - Тhео tác giả Gаnеshаm Rаn và cộng sự Теrry Р. Наrrisоn: “chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựа chọn sản хuất và рhân рhối nhằm thực hiện các chức năng thu muа nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành рhẩm, thành рhẩm và рhân рhối chúng đến khách hàng” (Gаnеshаm Rаn, Теrry Р. Наrrisоn, 1995). - Quаn điểm khác chо rằng: “Сhuỗi cung ứng là sự liên kết giữа các Сông ty với nhаu nhằm đưа sản рhẩm hаy dịch vụ vàо thị trường” (Lаmbеrt, Stоck аnd Еllеаm, 1998). Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bао gồm cả Lоgistics và quá trình sản хuất. Ngоài rа, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hоạt động muа hàng (рrоcurеmеnt) trоng khi Lоgistics giải quyết về chiến lược và рhối hợр giữа mаrkеting và sản хuất. Мặc dù có những góc nhìn và рhân tích khác nhаu nhưng các khái niệm đều khá đồng nhất về nội dung và bао gồm các đặc trưng củа chuỗi cung ứng như sаu:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng công thương Việt Nam
122 p | 359 | 90
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015
123 p | 232 | 87
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh: Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 306 | 86
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 253 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 355 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
105 p | 205 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động truyền thông thương hiệu tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
18 p | 323 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Một số giải pháp Marketing phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
22 p | 219 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thương mại tổng hợp Sơn Tây
105 p | 162 | 35
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Thông tin di động
32 p | 156 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Quản trị hoạt động logistics đầu vào của Công ty Cổ phần Bao bì Thuận Phát
86 p | 22 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội
22 p | 140 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
23 p | 129 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 16 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bến Tre
113 p | 41 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
12 p | 23 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn