intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh. Từ đó phân tích, đánh giá để làm rõ ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng của tỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KHẮC SƠN ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCHQUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KHẮC SƠN ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCHQUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH TUẤN THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu của tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Đình Tuấn. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015 Tác giả Nguyễn Khắc Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học kinh tế, khóa 10 từ năm 2013 - 2015. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên của Nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Đình Tuấn - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh như Sở NN&PTNT, Chi cục Lâm nghiệptỉnh Quảng Ninh, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Quảng Ninh;UBND và cán bộ các phòng ban chức năng huyện Hoành Bồ và huyện Ba Chẽ, UBND và cán bộ, nhân dân của các xã điều tra thu thập số liệu sơ cấp. Tôi xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp và gia đình và người thân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 7 năm 2015 Tác giả Nguyễn Khắc Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii DANH MỤC CÁC BIỂU........................................................................................ viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Những đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 4 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 5 1.1. Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về rừng và ảnh hưởng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng .................................................................... 5 1.1.1. Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về rừng ..................................................... 5 1.1.2. Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ........................................................................... 10 1.2. Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ đến phát triển rừng và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh .......................................... 18 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc thực hiện các chính sách quản lý và bảo vệ rừng ............................................................................ 18 1.2.2. Kinh nghiệm thực hiện các chính sách quản lý và bảo vệ rừng của một số địa phương trong nước.......................................................................................... 21 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................ 23 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................ 25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2.1. Phương pháp chọn điểm điều tra nghiên cứu .................................................. 25 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra phỏng vấn .................................................... 25 2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin số liệu .......................................................... 26 2.2.4. Phương pháp phân tích .................................................................................... 27 2.2.5. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu........................................................... 27 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ đến phát triển rừng ................................................................................ 28 2.3.1. Các chỉ tiêu về tăng trưởng hiệu quả kinh tế .................................................. 28 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả tác động của chính sách ............... 28 2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về thu nhập và đời sống ................................................ 28 Chương 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NINH ....................................................................................................... 29 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ................. 29 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................... 29 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh.............................................. 32 3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ rừng ........................................................................................ 35 3.2. Thực trạng chính sách quản lý và bảo vệ rừng ở tỉnh Quảng Ninh ................... 36 3.2.1. Các chính sách quản lý và bảo vệ rừng của Nhà nước ................................... 36 3.2.2. Các chính sách quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Ninh ........................ 44 3.3. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý và bảo vệ rừng ở Quảng Ninh .......... 47 3.3.1. Tình hình triển khai thực hiện chính sách ở tỉnh Quảng Ninh ........................ 47 3.3.2. Đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách .................................................. 62 3.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh .................................................................................... 63 3.4.1. Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến độ che phủ rừng ...... 63 3.4.2. Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến công tác trồng rừng mới ở Quảng Ninh ............................................................................................ 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  7. v 3.4.3. Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến tình hình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng........................................................................ 66 3.4.4. Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng ................................................................................................. 68 3.4.5. Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến giá trị sản xuất lâm nghiệp của tỉnh ................................................................................................... 69 3.5. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh qua kết quả điều tra ............................................................ 71 3.5.1. Thực trạng thực hiện chính sách quản lý và bảo vệ rừng ở các địa bàn điều tra. ...................................................................................................................... 71 3.5.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra phỏng vấn .............................................. 75 3.6. Đánh giá chung về ảnh hưởng của chính sách quản lý bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở Quảng Ninh ................................................................................... 86 3.6.1. Những kết quả đạt được .................................................................................. 86 3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 87 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦ A CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG Ở TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2016-2020 .................................................... 89 4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 89 4.2. Định hướng nâng cao hiệu quả của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 90 4.3. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh ............................................................................ 95 4.3.1. Giải pháp chung .............................................................................................. 95 4.3.2. Các giải pháp cụ thể ........................................................................................ 95 4.4. Một số kiến nghị đối với các cấp quản lý ........................................................ 101 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 105 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BVR Bảo vệ rừng GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GDP Tổng sản phẩm quốc nội HĐND Hội đồng nhân dân KHCN Khoa học công nghệ NN & PTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QLBV & PTR Quản lý bảo vệ và phát triển rừng TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cho ̣n mẫu đố i tươ ̣ng điề u tra .................................................................... 26 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ............................................................. 47 Bảng 3.2. Độ che phủ rừng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014................. 64 Bảng 3.3. Diện tích trồng rừng mới của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014.......... 65 Bảng 3.4. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 .............................................................................. 67 Bảng 3.5. Thiệt hại cháy rừng ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014................ 68 Bảng 3.6. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ................................... 70 Bảng 3.7. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương trong thời gian qua .................. 76 Bảng 3.8. Ý kiến đánh giá củacán bộ quản lý về ảnh hưởng củachính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ............................................. 77 Bảng 3.9. Ý kiến đánh giá củacán bộ quản lý về hiệu quả kinh tế đem lại của chính sách quản lý và bảo vệ rừng........................................................... 78 Bảng 3.10. Ý kiến đánh giá củacán bộ quản lý về hiệu quả xã hội đem lại của chính sách quản lý và bảo vệ rừng........................................................... 80 Bảng 3.11. Ý kiến đánh giá củacán bộ quản lý về hiệu quả củachính sách quản lý và bảo vệ rừng đến môi trường ............................................................ 81 Bảng 3.12. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ............................................. 82 Bảng 3.13. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về hiệu quả trồng rừng ................. 83 Bảng 3.14. Ý kiến củacác hộ gia đình về chính sách hỗ trợ của Nhà nước .............. 85 Bảng 4.1. Diện tích đất lâm nghiệp theo đơn vị hành chính ..................................... 91 Bảng 4.2. Định hướng trồng rừng đến năm 2020 ..................................................... 92 Bảng 4.3. Chỉ tiêu nhiệm vụ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020 ......... 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ninh…………………………………….29 Biểu đồ 3.1. Độ che phủ rừng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014... ..... …….64 Biểu đồ 3.2. Diện tích rừng trồng mới tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014 ...........66 Biểu đồ 3.3. Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................................... 67 Biểu đồ 3.4. Diện tích rừng bị cháy giai đoạn 2010 - 2014 .............................................68 Biểu đồ 3.5. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2014 ....................................70 Biểu đồ 3.6. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về tình hình thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương ............................................................76 Biểu đồ 3.7. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về về ảnh hưởng củachính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ...............................................77 Biểu đồ 3.8. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về hiệu quả kinh tế đem lại của chính sách quản lý và bảo vệ rừng .............................................................79 Biểu đồ 3.9. Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý về hiệu quả xã hội đem lại của chính sách quản lý và bảo vệ rừng .............................................................80 Biểu đồ 3.10. Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình về hiệu quả trồng rừng ...................84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rừng là nơi dự trữ sinh quyển, gìn giữ sự đa dạng sinh học và nguồn gen động thực vật quý hiếm. Rừng tạo sự cân bằng các hệ sinh thái trong tự nhiên và đóng vai trò quan trong trong điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời, cây rừng trong quá trình quang hợp hấp thụ khí CO2, tạo ra O2 giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra không khí trong lành. Bên cạnh đó, rừng đóng vai trò cung cấp lâm sản, dược liệu, thực phẩm… phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bởi vậy, rừng được đánh giá là tài nguyên vô cùng quý giá ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên tài nguyên rừng lại dễ bị thay đổi và mất đi do con người tác động như phá rừng, khai thác rừng quá mức, cháy rừng,…Do vậy, yêu cầu đặt ra là rừng cần phải được bảo vệ và sử dụng một cách hợp lý. Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng công tác quản lý, bảo vệ và phát triể n rừng. Năm 1972, Pháp lệnh bảo vê ̣ rừng ra đời, đây là văn bản pháp qui đầu tiên tạo khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, từ khi Nhà nước ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991), đã có nhiều đạo Luật, chính sách được tiếp tục ban hành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó nổi bật là Quyết định 327/CT (1992), nay là Quyết định 550/TTg về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án 661 trồng 5 triệu ha rừng,... Quảng Ninh là tỉnh vùng Đông Bắc tổ quốc, diện tích đất rừng là 390.330,6ha. Rừng và đất lâm nghiệp chiếm 70% diện tích tự nhiên. Rừng trải dài theo bờ biển và phủ kín các đảo. 158/184 xã, phường có rừng và đất lâm nghiệp. Những địa danh nổi tiếng như Yên Tử, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Đồng Sơn-Kỳ Thượng, hồ Yên Lập không thể giữ được nếu không có thảm thực vật rừng. Tài nguyên rừng giữ vai trò rất quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Bởi vậy bảo vệ và phát triển rừng ở Quảng Ninh là một nhiệm vụ quan trọng và hết sức cần thiết. Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Ninh quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, công tác quản lý và bảo vệ rừng trong khu vực vẫn bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  12. 2 rừng vẫn tiếp tục bị khai thác trái phép và diễn biến phức tạp, chất lượng rừng tự nhiên ngày càng suy giảm; công tác giao, khoán rừng, đất rừng còn nhiều bất cập; cơ sở hạ tầng kỹ thuật của lâm nghiệp vẫn còn thấp kém; đời sống của người dân làm nghề rừng còn thấp, hiệu quả sản xuất lâm nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh” là cần thiết và cấp bách, góp phầ n giải quyết các hạn chế nêu ở trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứutình hìnhthực hiện chính sách quản lý,bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh.Từ đó phân tích, đánh giá để làm rõ ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng của tỉnh và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách quản lý, bảo vệ rừng để phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan các vấn đề lý luận và thực tiễn về rừng và ảnh hưởng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng. Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở Quảng Ninh. - Trình bày, phân tích các nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển rừng ở Quảng Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho tỉnh Quảng Ninh giai đoa ̣n 2016-2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của một số chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  13. 3 - Phạm vi về thời gian: Đề tài tâ ̣p trung thu thập thông tin đánh giá thực tra ̣ng trong giai đoạn 2012-2014, các giải pháp đươ ̣c xây dựng cho giai đoa ̣n 2016-2020 và tầ m nhìn 2025. - Về nội dung:Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh. Trong đó tập trung vào những nội dung chính như sau: - Tình hình thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Nhà nước và của địa phương ở tỉnh Quảng Ninh; - Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của các chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá tình hình quy hoạch và phát triển rừng của tỉnh. - Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển rừng trong giai đoạn tới cho tỉnh Quảng Ninh. 4. Những đóng góp mới của luận văn - Thực hiện đề tài sẽ góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn và tổng quan các nghiên cứu về rừng, về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả các chính sách của Nhà nước và địa phương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh. - Việc đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách quản lý và bảo vệ rừng của tỉnh Quảng Ninh sẽ chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách quản lý và bảo vệ rừng để phát triển nguồn tài nguyên rừng của tỉnh Quảng Ninh. - Các kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý của tỉnh và các địa phương có điều kiện tương tự xây dựng chính sách và định hướng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho tỉnh trong thời gian tới. - Các kết quả của đề tài có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dậy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  14. 4 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu và phụ lục, luận văn gồm có 4 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu đề tài - Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của các chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh - Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường thực hiện các chính sách quản lý và bảo vệ rừng để phát triển rừng ở tỉnh Quảng Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  15. 5 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bảnvề rừng và ảnh hưởng của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển rừng 1.1.1.Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về rừng 1.1.1.1.Khái niệm về rừng Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 của Việt Nam, rừng được định nghĩa như sau: Rừng là một hệ sinh thái gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ sinh vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.” [12] 1.1.1.2. Phân loại rừng Theo thông tư Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì rừng có thể được phân thành các loại tùy theo từng tiêu chí, cụ thể như sau: [2] * Phân loại rừng theo mục đích sử dụng 1. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. 2. Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường. 3. Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. * Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành 1. Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  16. 6 a) Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định. b) Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi. - Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt; - Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác. 2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng; b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có; c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác. Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau. * Phân loại rừng theo điều kiện lập địa 1. Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất. 2. Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt. 3. Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước. a) Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ. b) Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển trên đất phèn, đặc trưng là rừng Tràm ở Nam Bộ. c) Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên hoặc định kỳ. 4. Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát. * Phân loại rừng theo loài cây 1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ. a) Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây. - Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  17. 7 - Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên; - Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%. b) Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây. c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%. 2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v…. 3. Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa. 4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa a) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che; b) Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che. * Phân loại rừng theo trữ lượng 1. Đối với rừng gỗ a) Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha; b) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha; c) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha; d) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha; đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha. 2. Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ. Theo đó rừng được chia thành rừng nứa; vầu; tre, luồng và lồ ô. 1.1.1.3. Vai trò của rừng 1.1.1.3.1. Vai trò của rừng đối với môi trường sinh thái Rừng là thành phần quan trọng của môi trường sinh thái, với thảm thực vật phong phú, đa dạng, độ che phủ cao, rừng có tác dụng trên nhiều mặt như: - Rừng được coi là công cụ góp phần giảm lũ tăng lưu lượng kiệt của sống, suối; do rừng giữ lại được một phần nước qua các tán lá, thân và rễ cây để thấm vào lòng đất, nên nó hạn chế được đỉnh lũ và làm giảm sức công phá của nước mưa đối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  18. 8 với lớp đất bề mặt. Việc điều tiết nước của rừng còn góp phần quan trọng trong việc tăng lưu lượng kiệt về mùa cạn, tăng năng lực tưới tiêu cho các công trình thủy lợi,…Nhờ vậy, nguồn nước cảu các sông, hồ, ao,.. giữ được nước vào mùa khô cung cấp cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và nước phục vụ sinh hoạt cho cuộc sống của con người. - Rừng có tác dụng chắn song, chắn gió, chắn cát bay nhằm bảo vệ các công trình (thủy điện, đập, đê biển, kè cống…), bảo vệ nhà cửa, ruộng đồng của nhân dân. - Rừng có chức năng điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường sinh thái; rừng được coi là “Lá phổi xanh của nhân loại”, là các nhà máy khổng lồ sản xuất ra khí O2 cung cấp cho sự sống của nhân loại và hấp thụ khí CO2 do sản xuất và sinh hoạt thải ra, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sống, góp phần giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính, chống biến đổi khí hậu toàn cầu. - Rừng là kho dự trữ và bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái của quốc gia, là ngân hàng bảo vệ nguồn gen động vật, thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học. 1.1.1.3.2. Vai trò của rừng đối với kinh tế - xã hội Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu hết tất cả các ngành đều có dùng đến gỗ, vì nó là nguyên liệu dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của khoa học công nghệ, con người đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm từ gỗ vẫn không ngừng gia tăng. Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như tre, nứa, song, mây, các loại đặc sản rừng, động thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là những sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao; đối với thực vật rừng thì có nhiều loại được dùng làm thực phẩm như: Nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  19. 9 Rừng cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách nhà nước, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Việc thực hiện chính sách về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng động dân cư địa phương đã thu hút người dân tham gia vào các hoạt động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người dân, giải quyết một vấn đề bức xúc hiện nay của trung du và miền núi. Hơn nữa, nếu tôn trọng vai trò chính thức của rừng, tạo điều kiện cho rừng được khôi phục, phát triển là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội ổn định. 1.1.1.3.3. Vai trò của rừng đối với văn hóa, du lịch và nghiên cứu khoa học Rừng và đất rừng gắn bó chặt chẽ với đời sống của hàng triệu người dân sống trong và gần rừng. Nơi đây là cái nôi sản sinh ra các dòng văn hóa dân tộc phong phú và đa dạng, là nguồn sống của cả cộng đồng, tạo ra chất keo gắn bó cộng đồng, đoàn kết đấu tranh giữ gìn đất nước. Rừng còn là nơi chứa đựng nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị văn hóa cao, có ý nghĩa lịch sử văn hóa của dân tộc. Các dạng tài nguyên sinh vật, môi trường tạo nên những cảnh quan thiện nhiên tươi đẹp, hung vĩ, là nơi thích hợp phục vụ nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe con người, là môi trường thích hợp để phát triển du lịch sinh thái, danh lam thắng cảnh, kết hợp với việc giáo dục môi trường, lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người cho các chương trình học tập; đồng thời, rừng cũng là nơi phục vụ cho các nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn, y học, sinh học, hóa học…. nhằm tìm ra, đem lại các giá trị phục vụ cho cuộc sống của con người. 1.1.1.3.4. Vai trò của rừng đối với an ninh, quốc phòng Từ xa xưa, con người đã biết dựa vào rừng để sinh sống, để che chở, bảo vệ cho mình. Rừng núi là địa bàn quốc phòng, an ninh quan trọng không thể thiếu của quốc gia. Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm chống giặc ngoại xâm đã biết dựa vào rừng làm nơi đóng quân, xây dựng các căn cứ quân sự bí mật, thực hiện các chiến thuật, chiến lược quân sự,… góp phần tạo nên những chiến thắng lịch sử của dân tộc. Trong hai cuộc kháng chiến chông Pháp, Mỹ, rừng cho thấy rõ dệt hơn vai trò “Rừng che bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  20. 10 đội, rừng vây quân thù”; rừng đã bảo vệ cho nhữn người lính trên đường hành quân, bảo vệ cho các cơ sở bí mật về vũ khí, lương thực, thực phẩm,...; đồng thời cũng là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu và dược liệu cho chiến đấu của quân đội ta, góp phần tạo nên những chiến thắng hào hùng của dân tộc, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang lợi dụng địa bàn rừng núi để tổ chức các hoạt động chống phá chế độ ta. Do vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng càng phải được quan tâm hơn, coi đây là vấn đề chiến lược để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt ở các vùng biên giới. Bởi vì việc quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội, bảo đảm cho phát triển rừng bền vững, mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thực hiện thắng lợi quốc phòng, an ninh nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. 1.1.2. Một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về ảnh hưởng của chính sách quản lý và bảo vệ rừng đến phát triển rừng 1.1.2.1. Khái niệm quản lý và bảo vệ rừng Quản lý rừng được hiểu là các cơ quan quản lý rừng ban hành các chính sách, quy định, tổ chức các hoạt động nhằm bảo vệ rừng và các tài nguyên rừng; đảm bảo cho các chủ rừng thu được lợi ích về gỗ, lâm sản và giá trị dịch vụ từ rừng mà không làm thay đổi diện tích, trữ lượng và năng suất lâm sản trong đó và không làm ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của khu rừng. Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái. [5] Như vậy, bảo vệ rừng bao gồm những hoạt động sau: - Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2