intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia Châu Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

52
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu hướng đến mục tiêu kiểm định sự ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển của các nước Châu Á. Cụ thể, đề tài nghiên cứu điều tra thực nghiệm rằng liệu đầu tư FDI tăng lên thì có kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế nước chủ nhà hay không, nói cách khác là mức độ ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các quốc gia Châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM -------oOo-------- LÊ KHÁNH LINH ẢNH HƯỞNG CỦA FDI LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TPHCM - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM -------oOo-------- LÊ KHÁNH LINH ẢNH HƯỞNG CỦA FDI LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng Mã số: 60340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TPHCM - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn. Số liệu thống kê được lấy từ các nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2014 Học Viên (Đã ký) Lê Khánh Linh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt và thuật ngữ Danh mục các bảng biểu Danh mục đồ thị TÓM TẮT .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 3 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................. 5 1.6. Bố cục đề tài............................................................................................. 6 CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 7 2.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu................................................................. 7 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ...................................................... 7 2.1.2 Ảnh hưởng của FDI làm mở rộng vốn đầu tư mới của quốc gia .......... 7 2.1.3 Ảnh hưởng của FDI tăng năng suất sản xuất thông qua đầu tư vốn theo chiều sâu ...................................................................................................... 8 2.1.4 Ảnh hưởng của FDI lên phát triển kinh tế ........................................... 9 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây .................................................. 12 CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 17 3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 17 3.1.1 Mô hình nghiên cứu.......................................................................... 17 3.1.2 Các biến nghiên cứu ......................................................................... 18 3.2 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng ................................................................. 20 3.2.1 Mô hình hồi quy dữ liệu bảng ........................................................... 20
  5. 3.2.2 Các kiểm định trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng .......................... 24 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 25 3.3.1 Mô tả dữ liệu .................................................................................... 25 3.3.2 Xử lý dữ liệu .................................................................................... 25 CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 29 4.1 Thống kê mô tả các biến ......................................................................... 29 4.2 Thống kê mô tả biến tại Việt Nam .......................................................... 37 4.3 Kết quả hồi quy ...................................................................................... 40 4.3.1 Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế ....................... 40 4.3.2 Ảnh hưởng FDI lên tăng trưởng và phát triển phân theo nhóm quốc gia ......................................................................................................... 43 CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 46 5.1 Kết luận quan trọng ................................................................................ 46 5.2 Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................... 48 5.3 Gợi ý các vấn đề nghiên cứu................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 50 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 52
  6. DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ Chữ viết Tên đầy đủ tiếng Việt Tên đầy đủ tiếng Anh tắt Tăng năng suất sản xuất thông Capital deepening qua đầu tư vốn theo chiều sâu Tự do hóa quốc gia Economic freedom FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Kỳ vọng tuổi thọ Life expectancy Khả năng chuyển đổi thành Sound money tiền UNCTAD Diễn đàn Thương mại và Phát United Nations Conference on triển Liên Hiệp quốc Trade and Development UNDP Chương trình Phát triển Liên United Nations Development Hợp Quốc Programme USD Đô la Mỹ US Dollar
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1a: Thống kê mô tả biến trong giai đoạn nghiên cứu 29 Bảng 4.1b: Ma trận tương quan giữa các biến 30 Bảng 4.1c: Bảng thống kê mô tả tổng mẫu nghiên cứu 31 Bảng 4.1d: Bảng thống kê mô tả biến FDI theo nhóm quốc gia 32 Bảng 4.1e: Bảng thống kê mô tả biến GDP/người theo nhóm quốc gia 33 Bảng 4.1f: Bảng thống kê mô tả biến HDI theo nhóm quốc gia 33 Bảng 4.1g: Bảng thống kê mô tả biến HEALTH theo nhóm quốc gia 34 Bảng 4.1h: Bảng thống kê mô tả biến EDU theo nhóm quốc gia 34 Bảng 4.1i: Bảng thống kê mô tả biến ECO theo nhóm quốc gia 35 Bảng 4.2d: Kiểm định nhân quả ba biến PGDP, ECO, FDI tại Việt Nam 39 Bảng 4.3.1: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 1 40 Bảng 4.2.2a: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 2 43 Bảng 4.2.2b: Kết quả hồi quy mô hình nhóm 2 44
  8. DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 4.1: Đồ thị GDP/người các quốc gia giai đoạn 2003-2011 36 Hình 4.2a: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của GDP/người 37 Hình 4.2b: Đồ thị tăng trưởng GDP/người, FDI tại Việt Nam từ 2003-2011 38 Hình 4.2c: Bảng phân tích đồ thị tần suất thống kê của FDI 38
  9. 1 TÓM TẮT Trong nhiều thập niên gần đây, dưới làn sóng toàn cầu hoá, dòng vốn đầu tư từ các nước có xu hướng đổ vào các khu vực, các nước có tiềm năng. Và do đó, tạo nên nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển kinh tế nước được đầu tư. Nghiên cứu thực nghiệm hướng đến điều tra và trả lời câu hỏi rằng liệu FDI có ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của quốc gia được đầu tư hay không. Nghiên cứu sử dụng mẫu số liệu gồm tám nước tại các quốc gia Châu Á từ năm 2003 – 2011, sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng trong phân tích số liệu. Ngoài biến FDI, nghiên cứu sử dụng thêm chỉ số tự do hóa quốc gia được đánh giá bởi Fraser Institute, để đại diện cho tình trạng chung của quốc gia về kinh tế, chính trị, tự do hóa thương mại, và các yếu tố khác trong thu hút FDI. Biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế được chọn là GDP/người và biến đại diện cho phát triển kinh tế là chỉ số HDI, chỉ số giáo dục và chỉ số y tế theo nghiên cứu của Stiglitz (2006), Reiter và Steensma (2010), Tintin (2012). Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng đến trả lời câu hỏi là liệu có sự khác biệt trong tác động của FDI tại hai nhóm nước đang phát triển và phát triển. Để trả lời câu hỏi này, nghiên cứu thêm vào biến giả phân biệt giữa hai nhóm nước và tiến hành hồi quy dữ liệu bảng để tìm ra kết quả. Kết quả tìm thấy đồng thuận với nhiều nghiên cứu là FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kết quả kiểm định trong nhóm mẫu các quốc gia Châu Á cho thấy kết quả hệ số cao hơn hầu hết các nghiên cứu trước đây của Li và Liu (2005) trong mẫu gồm 84 quốc gia và Tintin (2012) trong mẫu gồm 125 quốc gia. Đồng thời các nước càng tự do hóa quốc gia thì càng thuận lợi trong tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hệ số biến này cũng có kết quả cao hơn các nghiên cứu của Tin Tin (2012). Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tìm thấy rằng các ảnh hưởng này có sự khác biệt trong mức độ tác động giữa các nhóm nước, mức độ tác động của FDI đối với tăng trưởng và phát triển tại các nước đang phát triển thì cao hơn tác động của FDI tại các nước phát triển. Ngược lại, tác động của yếu tố tự do hóa quốc gia đến tăng trưởng và phát triển kinh tế tại các nước phát triển lại cao hơn tác động đối với các nước
  10. 2 đang phát triển. Hầu hết kết quả tìm thấy tại mức ý nghĩa 1%. Các mô hình đều có R2 hiệu chỉnh từ 59% trở lên, cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình khá cao. Ngoài ra, thống kê mô tả biến tại Việt Nam cho thấy Việt Nam vẫn còn một khoảng cách xa so với mốc trung bình giá trị đạt được của nhóm nước đang phát triển trong mẫu. GDP/người thấp hơn 2,9 lần và FDI thấp hơn 1,4 lần tính trên giá trị trung bình của Việt Nam và giá trị trung bình của nhóm nước đang phát triển trong mẫu.
  11. 3 CHƯƠNG 1 1.1. Đặt vấn đề Cùng với xu hướng toàn cầu hoá ngày càng tăng, dòng vốn FDI đổ vào các nước cũng ngày càng tăng. Nhiều nước hướng đến nới lỏng chính sách nhằm thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và câu hỏi đặt ra là liệu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có kích thích tăng trưởng và phát triển đất nước hay không? Xuất phát vấn đề nêu trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đi vào kiểm định và trả lời câu hỏi đó. Kết quả nghiên cứu có nhiều khác biệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển, và giữa các quốc gia với nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, cấu trúc tổ chức của quốc gia đó. Tuy nhiên, nhìn chung thì FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong những năm qua. Đặc biệt, vói việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong những năm qua, cùng với quy mô thị trường nội địa với khoảng 90 triệu dân, với hơn 61 triệu người (chiếm 69% tổng dân số) đang ở độ tuổi lao động, Việt Nam có lợi thế rất lớn trong thu hút FDI và thu hút FDI cũng là một trong những chủ trương trọng tâm của nhà nước trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, để có thể dành được lợi thế trong thu hút FDI so với các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam càng cần hiểu rõ hơn FDI nhạy cảm với những yếu tố nào, nền tảng kinh tế nào làm ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng, phát triển kinh tế quốc gia càng cao sẽ mục tiêu và trọng tâm của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu này thực hiện ước lượng và kiểm định mức độ ảnh hưởng của FDI lên các tăng trưởng và phát triển của các quốc gia Châu Á trong thời gian qua. Các quốc gia có điều kiện nền tảng như thế nào sẽ làm cho ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế càng lớn. Sau cùng, liệu có sự khác biệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng và phát triển kinh tế hay không.
  12. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hướng đến mục tiêu kiểm định sự ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển của các nước Châu Á. Cụ thể, nghiên cứu điều tra thực nghiệm rằng liệu đầu tư FDI tăng lên thì có kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế nước chủ nhà hay không, nói cách khác là mức độ ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành kiểm định trong điều kiện khác biệt quốc gia về điều kiện quy mô kinh tế, điều kiện về pháp lý, cấu trúc tổ chức, an ninh, kinh tế, tự do thương mại, và các yếu tố khác – sau đây sẽ được gọi chung là yếu tố tự do hoá quốc gia thì tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế có khác biệt hay không và như thế nào. Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển tại các quốc gia phát triển, đang phát triển tại Châu Á có khác nhau hay không cũng là một mục tiêu nữa của nghiên cứu này. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu hướng đến trả lời 3 câu hỏi cụ thể như sau: 1. FDI vào quốc gia tăng có tác động làm tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia các nước tại Châu Á hay không? 2. Các yếu tố tự do hoá quốc gia có tác động lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia hay không? 3. Ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia có khác biệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển tại Châu Á hay không? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nêu trên, nghiên cứu sử dụng các lý thuyết nghiên cứu trước đây để rút ra ảnh hưởng kỳ vọng của FDI và tự do hóa quốc gia lên tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Sau đó, nghiên cứu đi vào thu thập một số nghiên cứu thực nghiệm điển hình về vấn đề này, cách thức, phạm vi và kết quả tìm được của các nghiên cứu đó. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành so sánh và chọn phương pháp định lượng các biến phù hợp trong khả năng thu thập số liệu
  13. 5 thực tế, cơ sở dữ liệu của các quốc gia thuộc Châu Á. Sau khi đã có các biến, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả dữ liệu, phân tích định tính, rút ra cái nhìn tổng quan về mẫu nghiên cứu, mối tương quan giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc cũng như mối tương quan giữa các biến giải thích với nhau. So sánh dấu kỳ vọng với lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Cuối cùng, sử dụng phân tích hồi quy mô hình dữ liệu bảng để xử lý và phân tích số liệu nhằm trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Để trả lời cho câu hỏi thứ nhất và thứ hai, mô hình hồi quy với tất cả các biến thuộc tất cả các nước trong mẫu, sau đó thông qua các kiểm định và tiêu chí để xác định mô hình thích hợp và tốt nhất để trả lời cho câu hỏi thứ nhất và thứ hai. Riêng câu hỏi thứ ba, mô hình thêm biến giả nhằm phân loại hai nhóm quốc gia đang phát triển và phát triển, và cũng tiến hành hồi quy tổng thể mẫu quan sát, xác định mô hình tốt nhất và kết quả kiểm định chính là câu trả lời cho câu hỏi thứ ba. Thông qua kết quả, tiến hành so sánh với dấu kỳ vọng trong khung lý thuyết đã trình bày cũng như các nghiên cứu thực nghiệm ở trên để rút ra kết luận, hạn chế của nghiên cứu cùng những gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo. 1.5. Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu góp phần giúp Việt Nam xác định được mức độ ảnh hưởng của FDI và yếu tố tự do quốc gia tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia như thế nào, mức độ giải thích là bao nhiêu, có xét đến cả nhóm quốc gia đang phát triển, phát triển thì sự ảnh hưởng này thay đổi ra sao. Từ đó, giúp nhận thức về tầm quan trọng của FDI trong tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như tầm quan trọng của yếu tố tự do hoá quốc gia góp phần trong tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia. Từ nhận thức đó, việc chuẩn bị tiền đề về các yếu tố tự do hoá quốc gia trước khi thu hút FDI cũng như các ưu tiên trong chính sách FDI được chú trọng hơn nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển Việt Nam.
  14. 6 1.6. Bố cục đề tài Bố cục đề tài được gồm năm chương. Chương một giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như cơ sở hình thành, mục tiêu, phương pháp, ý nghĩa các câu hỏi và bố cục của đề tài nghiên cứu. Chương hai trình bày khung lý thuyết, những khái niệm về vấn đề cần nghiên cứu, giải thích cơ sở lý thuyết bằng cách nào FDI ảnh hưởng lên tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đồng thời, chương này cũng trình bày những nghiên cứu thực nghiệm trước đây - tại các nước trên thế giới cũng như Việt Nam - về FDI và tăng trưởng phát triển kinh tế, các kết quả thu được từ nghiên cứu đó. Từ đó, rút ra dấu kỳ vọng cho các biến trong nghiên cứu. Chương ba là khung phân tích trình bày quy trình phân tích mà nghiên cứu sẽ sử dụng để phân tích cho mẫu các quốc gia Châu Á nhằm trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình phân tích số liệu. Chương năm ghi nhận những kết luận quan trọng từ đề tài nghiên cứu; đồng thời nêu lên những hạn chế và gợi ý đề tài nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn.
  15. 7 CHƯƠNG 2 2.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 2.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài là danh mục đầu tư quốc tế vào một doanh nghiệp nào đó mà trong đó sở hữu ít nhất 10% vốn cổ phần của doanh nghiệp được đầu tư. Điều làm cho FDI khác biệt so với danh mục đầu tư nước ngoài khác là hình thức chuyển giao vốn đến nước chủ nhà được đầu tư. FDI nghĩa là hoặc là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một công ty hiện hữu, hoặc là thành lập một công ty mới (như một nhà máy, một chi nhánh) tại nước sở tại. Xuất phát từ hình thức đầu tư trực tiếp bằng vốn vật thể, FDI sẽ tạo nên sự thay đổi lên bảng cân đối kết toán, lên nguồn vốn, nhân công, năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển nước chủ nhà. Trong nghiên cứu này chỉ nhắm đến làm cách nào FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế nước được đầu tư thông qua những cách thức sau đây đề cập. 2.1.2 Ảnh hưởng của FDI làm mở rộng vốn đầu tư mới của quốc gia FDI là hình thức đầu tư vốn vật thể nên sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu công ty, do đó làm tăng vốn quốc gia được đầu tư. Ảnh hưởng này còn tùy thuộc vào lĩnh vực hay loại đầu tư. Ví dụ như khi FDI đầu tư thiết lập một nhà máy mới, đầu tư lĩnh vực năng lượng thì sự gia tăng vốn là rất đáng kể. Theo mô hình tăng trưởng kinh tế của Solow (1956), sự gia tăng vốn vật thể từ FDI sẽ dẫn đến sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người cả trong ngắn hạn và dài hạn tại nước được đầu tư bởi lẽ sẽ làm tăng lượng hàng hoá vốn đang có, nhưng điều này chỉ mới đẩy mạnh tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế trong suốt giai đoạn chuyển giao, vì trong giai đoạn đầu tư sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn. Và thời gian chuyển giao này còn khác biệt giữa các quốc gia (theo nghiên cứu của Aghion và Howitt 2009). Do đó, những quốc gia khan hiếm vốn đầu tư thì việc đầu tư
  16. 8 này sẽ mở rộng vốn cho nền kinh tế và làm tăng phúc lợi xã hội. FDI có thể được xem như là một nhân tố quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng. Mặt khác, loại hình đầu tư FDI vào lĩnh vực xây dựng tái thiết, tái quy hoạch sẽ không dẫn đến sự gia tăng vốn mà chỉ làm thay đổi tình trạng vốn sở hữu hiện hữu, do đó ảnh hưởng lên tăng trưởng sẽ giới hạn (theo Johnson 2006). Điều được giả định ở đây là FDI không ảnh hưởng lên trình độ công nghệ nước chủ nhà. Yếu tố công nghệ này sẽ trình bày trong phần tiếp theo. 2.1.3 Ảnh hưởng của FDI tăng năng suất sản xuất thông qua đầu tư vốn theo chiều sâu Ảnh hưởng của FDI thông qua đầu tư vốn theo chiều sâu ám chỉ sự chuyển giao kiến thức và công nghệ khi đầu tư FDI vào nước chủ nhà. Các công ty đa quốc gia đem vốn cùng công nghệ cao vào làm hệ thống quản lý hiệu quả hơn, tối đa hoá lợi nhuận tại nước được đầu tư (theo OECD 2002). Dù vậy điều này cũng chưa phải là lý do chính yếu tại sao đầu tư FDI làm tăng thu nhập trên đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Theo nhiều mô hình tăng trưởng khác nhau thì có nhiều cách lý giải làm cách nào FDI tác động lên tăng trưởng. Đầu tiên là theo mô hình tăng trưởng của Solow (1956), FDI ngăn chặn việc suy giảm vốn đầu tư vào trong những lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi thấp vì có sự đóng góp của tăng trưởng công nghệ. Thứ hai là mô hình tăng trưởng AK của Frankel (1962) và Romer (1986), mở đầu cho làn sóng mô hình tăng trưởng nội sinh, mô hình này cho rằng FDI tạo nên hoạt động thương mại, công nghiệp, làm phát triển công nghệ và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba là mô hình phân hoá sản phẩm của Romer (1990) tranh cãi rằng tăng trưởng kinh tế và năng suất xuất phát từ mở rộng và chuyên biệt hoá các sản phẩm trung gian (theo Aghion và Howitt 2009). Một số lại cho rằng chính tăng trưởng kinh tế được biểu hiện bằng sự đầu tư mở rộng các sản phẩm trung gian được chuyên biệt hoá. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu của nước chủ nhà thích việc đầu tư vào các sản phẩm trung gian này vì nó làm lan toả và nhân rộng FDI. Cuối cùng, theo mô hình Schupeterian của Aghion và Howitt (1992) tăng trưởng
  17. 9 đến từ việc cải thiện chất lượng chất lượng hàng hoá vốn tại quốc gia. Do đó, kinh tế mở cửa sẽ tạo điều kiện cho FDI cùng những chuyển giao công nghệ tiên tiến và những hệ thống cải thiện chất lượng, và do đó sẽ tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế. 2.1.4 Ảnh hưởng của FDI lên phát triển kinh tế Lý thuyết FDI tác động lên phát triển kinh tế không được thiết lập rõ ràng như FDI đối với tăng trưởng. Thứ nhất là vì mô hình lý thuyết và toán chưa phát triển trong khái niệm kinh tế phát triển so với mô hình tăng trưởng kinh tế. Thứ hai là vì chưa có sự nhất trí về lý thuyết phát triển và phương cách tác động FDI và mô hình phát triển. Ngoài ra, chưa có sự đồng thuận trong việc đo lường mức độ phát triển của quốc gia theo lý thuyết. Việc thảo luận để xây dựng chỉ số phát triển tốt hơn là phụ thuộc vào phạm vi nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này sử dụng thước đo phát triển được nhận biết rộng rãi, đó là chỉ số phát triển nguồn nhân lực (HDI) nêu bởi UNDP và phân tích đó như là kết quả phát triển kinh tế mà FDI tạo ra. Chỉ số HDI được phát triển bởi UNDP được sử dụng rộng rãi trong lý thuyết phát triển kinh tế không chỉ bởi vì nó bao quát mà còn vì nó đưa ra một cách thức đo lường phổ quát được cho tất cả các nước trên thế giới, bao gồm các nước chậm phát triển (theo Stiglitz 2006, Tin Tin 2012). HDI đo lường phát triển kinh tế trung bình của một quốc gia với sự kỳ vọng ngang bằng trong ba khía cạnh: - Thành quả kinh tế, biểu hiện thông qua GDP trên đầu người - Chỉ số giáo dục, đo lường bằng chỉ số đọc hiểu của người trưởng thành và chỉ số lương gộp - Chỉ số y tế, đo lường bằng kỳ vọng tuổi thọ Về cơ bản, tăng trưởng năng suất, tăng trưởng kinh tế thông qua mở rộng vốn và đầu tư vốn theo chiều sâu qua hình thức FDI, chính phủ từ đó có khả năng hơn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế. Mặt khác, thu nhập trên đầu người cao hơn của công dân nước sở tại ám chỉ rằng các cá nhân có thể cho phép chi
  18. 10 tiêu y tế và giáo dục nhiều hơn. Cả hai kênh chính phủ và tư nhân đều cho rằng đầu tư FDI càng nhiều thì càng dẫn đến thu nhập trên đầu người cao hơn, chỉ số giáo dục được cải thiện, và kỳ vọng tuổi thọ cao hơn. Về lý thuyết, FDI sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực trên ba khía cạnh của HDI. Sau cùng, nhà nghiên cứu cho rằng có thể sử dụng HDI trong việc kiểm định mức độ ảnh hưởng của FDI lên phát triển (theo Reiter và Steensma 2010, Tin Tin 2012). Giả định rằng ảnh hưởng của FDI sẽ dẫn đến quy mô GDP lớn hơn và làm tăng tỷ phần thu nhập của hộ gia đình trong GDP. Deininger và Squire (1996) tìm ra tăng trưởng kinh tế giúp tăng tỷ phần thu nhập hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu 108 quốc gia. Hay kết quả nghiên cứu của Dollar và Kraay (2004) đồng thuận với vấn đề là tăng trưởng kinh tế giúp giảm nghèo và cải thiện mức sống của người dân. Theo Stiglitz (2006) phát triển thành công đồng nghĩa với tự do dân chủ, công bằng và bền vững và tập trung vào mục tiêu nâng cao tiêu chuẩn sống, không chỉ được đo lường bằng GDP. Do đó, theo Hoff và Stiglitz (2001) phát triển không còn cơ bản là một tiến trình tăng vốn mà còn là một tiến trình thay đổi tổ chức. Với sự hiện diện vốn nước ngoài gia tăng tại nước chủ nhà, các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tư và công) trong đất nước đó sẽ cải thiện và cải tiến cấu trúc tổ chức vì sự lan toả (như chuyển giao công nghệ, kỹ năng) của FDI. Điều này sẽ dẫn đến mức độ phát triển cao hơn cho nước chủ nhà (theo Gorg và Greenaway 2004). Ngoài ra, vai trò của tổ chức trong thương mại quốc tế theo lý thuyết và và tổ chức FDI được nhận biết rộng rãi trong việc góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế (theo Acemoglu và Johnson 2005). Nhiều nghiên cứu cố gắng chứng minh mức độ ảnh hưởng và sự tác động FDI lên các tổ chức được đầu tư bằng cách sử dụng nhiều biến đại diện cho ảnh hưởng của các tổ chức trong nước. Các biến được đề cập đến như tăng trưởng cung tiền, lạm phát, mức độ tư hữu, được sử dụng để đại diện cho chất lượng của tổ chức tại nước chủ nhà (theo nghiên cứu của Li và Liu 2005). Cũng có vài nghiên cứu sử dụng các biến tổng hợp về tổ chức được thiết kế để đo lường chất
  19. 11 lượng của tổ chức tại các nước chủ nhà như là biến chỉ số tự do hoá quốc gia và chỉ số chính phủ Kaufmann. Trong nghiên cứu này, chúng ta chấp nhận khái niệm tổ chức theo diện rộng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, và do đó sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế (theo Hsiao và Shen 2003; Acemoglu và Johnson 2005). Để làm điều này, ta sử dụng chỉ số tự do hoá quốc gia được tập hợp bởi Fraser Institute, có 5 tiêu chí phân loại chính và 42 biến phụ. Chỉ số tự do hoá quốc gia như một biến tổng hợp về tổ chức, biến này cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây như Azman-Saini 2010, Bengoa và Sanchez-Robles 2003. Chúng ta chọn sử dụng chỉ số tự do hoá quốc gia vì các tiêu chí phân loại này liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế, và do tính sẵn có trong một thời gian dài và mẫu dữ liệu rộng lớn đầy đủ các quốc gia. Tóm lại, khi sử dụng biến chỉ số tự do hoá quốc gia nghiên cứu kỳ vọng sẽ phản ánh đầy đủ khía cạnh của chất lượng tổ chức tại quốc gia, quan trọng nhất là về các hoạt động kinh tế. Thứ hai là sử dụng biến chỉ số tự do hoá quốc gia có thể tránh được tình trạng khuyết biến do biến này được thu thập một cách đầy đủ, cũng như là biến này được này sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước. Phần sau đây nghiên cứu sẽ đi vào tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm.
  20. 12 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Nghiên cứu của Moran 2011 chỉ ra rằng ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng và phát triển kinh tế lên các nước phát triển và đang phát triển thì khác nhau tuỳ thuộc vào cấu trúc chính trị và điều kiện kinh tế quốc gia đó. Theo nghiên cứu của Olofsdotter 1998 và Acemoglu 2003 những nước có điều kiện tổ chức yếu kém thì tác động của FDI lên tăng trưởng và phát triển cũng thấp. Nghiên cứu của OECD (2002) tìm thấy rằng FDI đóng góp chính yếu vào phát triển kinh tế nước chủ nhà. Tương tự, Ozturk (2007) khảo sát những nghiên cứu gần đây về FDI và tăng trưởng kinh tế. Ông ta tìm ra rằng FDI ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, kết quả này thay đổi theo phương pháp định lượng và phân loại nhóm mẫu (các nước đang phát triển và phát triển). Stehrer và Woers (2009) kiểm định ảnh hưởng của FDI lên tăng trưởng kinh tế nước chủ nhà. Nghiên cứu sử dụng mẫu các nước OECD và không thuộc OECD trong giai đoạn 1981-2000. Kết quả chỉ ra có sự đồng biến giữa FDI và tăng trưởng cũng như cả năng suất và xuất khẩu. FDI tăng 10% thì kết quả tăng trưởng 1,2%. Li và Liu (2005) sử dụng dữ liệu bảng của 84 quốc gia trong thời gian từ 1970- 1999 để tìm hiểu tác động FDI và tăng trưởng kinh tế. Kết quả là FDI không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trực tiếp mà còn làm tăng trưởng thông qua những yếu tố nội tại. Nghiên cứu này kiểm định sâu hơn bằng cách chia mẫu ra nhóm nước phát triển và đang phát triển. Và kết quả vẫn là FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 10% FDI tăng lên kéo theo 4,1% tăng lên trong tăng trưởng kinh tế, biến FDI tính theo phần trăm của GDP. Johnson (2006) kiểm định liệu FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu bảng của 90 nước phát triển và đang phát triển từ 1980-2002, sử dụng hồi quy OLS và kết luận là FDI có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế các nước đang phát triển nhưng các nước đã phát triển thì không. Ewing và Yang (2009) tìm hiểu ảnh hưởng của FDI trong lĩnh vực sản xuất lên tăng trưởng kinh tế, sử dụng bộ dữ liệu 48 tiểu bang của Mỹ từ 1977-2001.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0