intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ************** NGUYỄN THANH TRỌNG ẢNH HƯỞNG CỦA QUY MÔ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS NGUYỄN VIỆT TP. HỒ CHÍ MINH - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tp. HCM, tháng năm 2016 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Trọng
  3. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Viết tắt Tên đầy đủ BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BTC Bộ Tài chính CLKT Chất lượng kiểm toán CMKiT Chuẩn mực Kiểm toán DNKT Doanh nghiệp kiểm toán KSCL Kiểm soát chất lượng KSNB Kiểm soát nội bộ KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên NSNN Ngân sách Nhà nước TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng, hình Tên bảng, hình vẽ vẽ Bảng 2.1 Bảng phân loại quy mô DNKT theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Bảng 2.2 Bảng thang đo quy mô DNKT Bảng 2.3 Bảng điểm số phân loại DNKT có quy mô lớn, vừa và nhỏ Hình 3.1 Hình các bước trong quy trình nghiên cứu Bảng kết quả thống kê mô tả các nhân tố đo lường CLKT của nhóm các DNKT được UBCKNN chấp thuận kiểm toán các tổ Bảng 4.1 chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Bảng kết quả thống kê mô tả các nhân tố đo lường CLKT của Bảng 4.2 nhóm các DNKT còn lại Bảng kết quả phân tích hệ số nhân tố đo lường chất lượng kiểm Bảng 4.3 toán Bảng kết quả thống kê mô tả chất lượng kiểm toán của nhóm các Bảng 4.4 DNKT được UBCKNN chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Bảng kết quả thống kê mô tả chất lượng kiểm toán của nhóm các Bảng 4.5 DNKT còn lại Bảng 4.6 Bảng Model Summary Bảng 4.7 Bảng phân tích ANOVA
  5. Bảng kết quả phân tích hồi quy giữa CLKT và quy mô DNKT cho nhóm các DNKT được UBCKNN chấp thuận kiểm toán các tổ Bảng 4.8 chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Bảng 4.9 Bảng Model Summary Bảng 4.10 Bảng phân tích ANOVA Bảng kết quả phân tích hồi quy giữa CLKT và quy mô DNKT cho Bảng 4.11 nhóm các DNKT còn lại. Bảng kết quả phân tích hồi quy giữa chất lượng kiểm toán và quy Bảng 4.12 mô doanh nghiệp kiểm toán cho 71 DNKT
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 3 5. Những đóng góp chính của đề tài .............................................................. 3 6. Kết cấu của đề tài ........................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ... 5 1.1 Các nghiên cứ c ng ố ng i nư c ....................................................... 5 1.2 Các nghiên cứu công bố tr ng nư c....................................................... 7 1.3 Khe hổng nghiên cứu ................................................................................ 10 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 12 2.1 Chất lượng kiểm toán và các nhân tố ảnh hư ng đến chất lượng kiểm toán ........................................................................................................... 12 2.1.1 Khái niệm chất lượng kiểm t án .................................................. 12
  7. 2.1.1.1 Khái niệm chất lượng ............................................................ 12 2.1.1.2 Khái niệm chất lượng kiểm t án .......................................... 14 2.1.2 Các nhân tố ảnh hư ng đến chất lượng kiểm toán .................... 19 2.2 Quy mô doanh nghiệp kiểm toán và phân loại quy mô doanh nghiệp kiểm toán ........................................................................................................... 28 2.2.1 Khái niệm quy mô doanh nghiệp ................................................. 28 2.2.2 Phân loại quy mô doanh nghiệp kiểm toán ................................. 30 2.2.2.1 Phân loại quy mô doanh nghiệp kiểm t án the q y định về điều kiện tổ chức kiểm t án được chấp thuận kiểm t án ch đơn vị có lợi ích c ng chúng, đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán.............. ................................................................................................. 30 2.2.2.2 Phân loại quy mô doanh nghiệp kiểm toán theo các nhóm doanh nghiệp có quy mô l n, quy mô vừa và quy mô nhỏ ............... 33 2.3 Thực trạng về chất lượng kiểm toán và quy mô doanh nghiệp kiểm toán hiện nay ..................................................................................................... 35 2.3.1 Thực trạng về quy mô doanh nghiệp kiểm toán ......................... 35 2.3.2 Thực trạng về chất lượng kiểm toán ............................................ 38 2.4 Mối q an hệ giữa q y m anh nghiệp kiểm t án v chất lượng kiểm t án ........................................................................................................... 39 2.5 Giả thuyết nghiên cứu............................................................................... 40 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 41 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 42 3.1 Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu .......................................... 42 3.1.1 Cơ s khoa học nền tảng của nghiên cứu .................................... 42 3.1.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................... 43
  8. 3.1.3 Các biến nghiên cứu ...................................................................... 44 3.2 Quy trình khảo sát thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu ..................... 45 3.3 Mẫ v phương pháp chọn mẫu .............................................................. 47 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 49 4.1 Thống kê mô tả các nhân tố đ lường chất lượng kiểm toán ................ 49 4.2 Phân tích nhân tố chính hình thành chất lượng kiểm toán và thống kê mô tả chất lượng kiểm toán ........................................................................ 52 4.3 Phân tích kết quả hồi quy giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán ....................................................................................... 55 4.3.1 Nhóm các DNKT được UBCKNN chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán .... 55 4.3.2 Nhóm các DNKT còn lại ............................................................... 57 4.4 Phân tích kết quả hồi quy về mức độ tỉ lệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán hai nhóm DNKT nghiên cứu ........... 58 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI ................................................................................................................. 61 5.1 Kết luận ...................................................................................................... 61 5.2 Kiến nghị .................................................................................................... 61 5.2.1 Xét trên góc độ vĩ m ..................................................................... 62 5.2.1.1 Đối v i Bộ Tài chính .............................................................. 62 5.2.1.2 Đối v i VACPA ...................................................................... 64 5.2.2 Xét trên góc độ vi mô ..................................................................... 65 5.3 Gi i hạn của bài nghiên cứ v hư ng nghiên cứ tr ng tương lai .... 69
  9. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hoạt động kiểm toán đã có từ rất lâu đời, gắn liền với sự phát triển kinh tế – xã hội của loài người. Trải qua nhiều thời kỳ, kiểm toán đã cho ra đời nhiều loại hình và lĩnh vực kiểm toán khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin được kiểm toán. Sự ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập là một bước phát triển quan trọng và có ý nghĩa đối với nền kinh tế thị trường hiện nay. Kiểm toán độc lập là một hoạt động không thể thiếu trong việc tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả. Kết quả kiểm toán BCTC của kiểm toán độc lập tuy được nhiều đối tượng sử dụng, nhưng người sử dụng chủ yếu là bên thứ ba như các cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng,… Dựa vào ý kiến khách quan của kiểm toán viên độc lập, họ sẽ đánh giá độ tin cậy của các thông tin tài chính và đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Ngoài việc góp phần tạo nên giá trị gia tăng cho BCTC, hoạt động kiểm toán độc lập còn cung cấp thêm các kiến nghị và tư vấn giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao năng lực quản lý và hạn chế khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, tài chính, thuế,… Đối với các doanh nghiệp kiểm toán, việc cung cấp các dịch vụ chất lượng, làm khách hàng hài lòng sẽ góp phần nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Với vai trò quan trọng đó, hoạt động kiểm toán độc lập đã dần gây dựng được lòng tin của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang phát triển mạnh cùng với xu thế hội nhập toàn cầu của Việt Nam. Để thị trường chứng khoán phát triển ổn định và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thì thông tin tài chính cung cấp phải minh bạch. Do đó, chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập là mối quan tâm cấp thiết của các đối tượng sử dụng thông tin báo cáo tài chính. Người sử dụng BCTC tin tưởng các thông tin BCTC được kiểm toán bởi Big4 (gồm KPMG, Ernst & Young, Pricewaterhouse Coopers, Deloitte) hơn doanh nghiệp kiểm toán trong nước. Nhưng hiện nay, nhiều vụ bê bối liên quan đến công
  11. 2 ty kiểm toán quốc tế có quy mô lớn như công ty kiểm toán Authur Andersen kiểm toán Enron, doanh nghiệp kiểm toán KPMG kiểm toán công ty Worldcom. Như vậy, quy mô doanh nghiệp kiểm toán có là cơ sở để gia tăng độ tin tưởng của người sử dụng thông tin BCTC, gia tăng chất lượng kiểm toán hay không. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài Luận văn: “Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra thực nghiệm mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. ới 2 câu hỏi nghiên cứu là: - Thứ nhất, quy mô doanh nghiệp kiểm toán có mối quan hệ c ng chiều với chất lượng kiểm toán tại các doanh nghiệp kiểm toán trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hay không? - Thứ hai, mức độ ảnh hưởng giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán diễn ra ở các doanh nghiệp kiểm toán được phép kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán có khác biệt so với nhóm các doanh nghiệp kiểm toán c n lại hay không 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán.  Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu tiếp cận các doanh nghiệp kiểm toán thõa mãn hai yêu cầu sau: - Các doanh nghiệp kiểm toán có trụ sở chính hoặc chi nhánh trên địa Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán tính đến ngày 07/07/2014 theo trang thông tin điện từ của Bộ Tài chính;
  12. 3 - Các doanh nghiệp kiểm toán có gửi Báo cáo tình hình hoạt động năm 2013 cho ACPA, được VACPA tập hợp và báo cáo trong Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2013 và phương hướng hoạt động năm 2014 của kiểm toán độc lập. Theo Thông tư 183/2013/TT-BTC ngày 04 tháng 12 năm 2013, quy định điều kiện tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng, đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Do đó, tác giả chia các doanh nghiệp kiểm toán thõa mãn 2 điều kiện trên làm 2 nhóm, chi tiết như sau: - Các doanh nghiệp kiểm toán được UBCKNN chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán; - Và nhóm các doanh nghiệp kiểm toán còn lại. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào các nghiên cứu trước đây cùng việc kế thừa các luận điểm đã được xây dựng là nền tảng trong việc hình thành mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng như thống kê mô tả để tìm hiểu mối tương quan giữa quy mô và chất lượng kiểm toán. Đề tài sẽ xây dựng mô hình gồm các biến theo nghiên cứu của ahn- hir Chen và cộng sự (2013). Dựa trên mô hình này, thực hiện một số những phân tích như thống kê mô tả, xác định hệ số nhân tố ảnh hưởng và phân tích hồi quy nhằm thỏa mãn hai vấn đề: (i) thứ nhất là kiểm định mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán; (ii) thứ hai là xem xét mức độ tỷ lệ trong mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán ở nhóm các DNKT được UBCKNN chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán và nhóm các DNKT còn lại có khác nhau hay không. 5. Những đóng góp chính của đề tài
  13. 4 Hệ thống lại các lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu liên quan về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Từ kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị về nâng cao chất lượng kiểm toán bằng cách gia tăng quy mô doanh nghiệp và nâng cao nguồn nhân lực như: - Sáp nhập các doanh nghiệp kiểm toán với nhau. Hợp nhất sẽ đem đến sức mạnh tổng hợp, tiết kiệm chi phí đáng kể hoặc tăng trưởng doanh thu, nâng cao lợi nhuận. Một khi doanh nghiệp kiểm toán gia tăng quy mô, khi đó họ có nhiều nguồn lực hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Tăng cường công tác đào tạo, tuyển dụng để gia tăng chất lượng nguồn nhân lực. Với việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp kiểm toán sẽ cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn. - … 6. Kết cấu của đề tài Luận văn được kết cấu gồm một phần mở đầu và 5 chương chính như sau: Phần m đầu Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp kiểm toán và chất lượng kiểm toán Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu trong tương lai.
  14. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY MÔ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN 1.1 Các nghiên cứ c ng ố ng i nư c  Nghiên cứ về ảnh hư ng của q y m của NKT, giá phí kiểm t án đến chất lượng kiểm toán: Nghiên cứu của ong Hag Choi và cộng sự 2010), “Audit o ice si e, audit quality and audit pricing” A ournal o Pratice and Theory. ol. 29, No. 1, May, pp 73-79). Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khảo sát được thu thập từ một m u lớn khách hàng của các DNKT từ năm 2000-2005 nhằm mục tiêu là điều tra về mối quan hệ của quy mô của DNKT và giá phí kiểm toán đến CLKT. Kết quả khảo sát cho thấy quy mô của DNKT có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT và giá phí kiểm toán. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng giá phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty, khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của quá trình kiểm toán.  Nghiên cứ về ảnh hư ng của ịch vụ phi kiểm t án đến chất lượng kiểm toán: Nghiên cứu của Myungsoo on 2005), “Do non-service and in luence audit quality ” A dissertation, the niversity o Nebraska). Nghiên cứu xem x t ảnh hưởng của dịch vụ phi kiểm toán đến CLKT. M u khảo sát của nghiên cứu là BCTC của 1.865 công ty niêm yết trên sàn NYSE, NASDAQ, AMEX tại Mỹ. Nghiên cứu này áp dụng hai phương pháp đo lường chất lượng BCTC là hệ số phản ứng thu nhập arnings response coe icients – ERC) và các khoản dồn tích có thể điều ch nh Discretionary accruals – DA), trong đó RC phản ánh nhận thức của nhà đầu tư về chất lượng BCTC và DA được sử dụng để phản ánh CLKT thực tế. Ngoài ra, nghiên cứu này còn kiểm tra tác động của dịch vụ phi kiểm toán đến CLKT bằng cách so sánh CLKT trước và sau khi Đạo luật Sarbanes-Oxley
  15. 6 OX) ra đời. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động của dịch vụ phi kiểm toán lên CLKT và CLKT được cải thiện sau khi yêu cầu của Đạo luật SOX đối với những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phi kiểm toán lớn.  Nghiên cứ về ảnh hư ng của tính độc lập v giá phí kiểm t án đến chất lượng kiểm toán: Nghiên cứu của Novie usanti useno 2013), “An empirical analysis o auditor independence and audit ees on audit quality”, International ournal o Management and Business Studies, ISSN 2167-0439 Vol 3 (3), pp 082-087, March). Nghiên cứu xem x t tác động của tính độc lập và giá phí kiểm toán đến CLKT. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là 73 DNKT là các doanh nghiệp thực hiện kiểm toán cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai nhân tố tính độc lập và giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT. ua đó, tác giả đưa ra giải pháp nâng cao CLKT bằng cách phát triển và duy trì tính độc lập của KT và xác định giá phí kiểm toán ph hợp.  Nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hư ng đến chất lượng kiểm toán: Nghiên cứu của Husam Al-Khaddash và cộng sự 2013), “Factors e ecting the quality o Auditing. The case o ordanian Commercial Banks” International Journal of Business and Social Science, Vol 4, No 11, September). Phương thức của bài nghiên cứu là sử dụng bảng câu hỏi gửi đến các KT đang làm việc tại các DNKT thực hiện kiểm toán cho các ngân hàng tại Jordan. Nghiên cứu này xem xét 7 nhân tố ảnh hưởng đến CLKT bao gồm: Quy mô của DNKT, giá phí kiểm toán, tính độc lập của KTV, danh tiếng của DNKT, năng lực chuyên môn và hệ thống KSNB của khách hàng. Kết quả của nghiên cứu cho thấy mối tương quan tích cực của 4 nhân tố đến CLKT bao gồm: quy mô của DNKT, trình độ của KTV, danh tiếng của DNKT và giá phí kiểm toán.
  16. 7 Nghiên cứu của Hosseinniakani và cộng sự 2014), “A review on Audit quality actors” International ournal o Academic Research in Accounting, Finance and Management Sciences, Vol 4, No 2, April, pp 247-258). Nghiên cứu này tổng hợp cơ sở lý thuyết về CLKT và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, bao gồm: quy mô của DNKT, năng lực chuyên môn, nhiệm kỳ kiểm toán viên, giá phí kiểm toán, dịch vụ phi kiểm toán, danh tiếng của DNKT, tính độc lập của KTV, trách nhiệm giải trình của KT . ua đó, nghiên cứu ch ra phương hướng nghiên cứu trong tương lai. 1.2 Các nghiên cứu công bố tr ng nư c  Nghiên cứ về KSCL h ạt động kiểm t án độc lập Việt Nam Nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân 2011), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu lý luận cơ bản về chất lượng và thực tiễn tình hình KSCL hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Nguồn dữ liệu sử dụng của đề tài là các báo cáo hoạt động thường niên của 55 DNKT qua 2 năm 2009 và 2010; c ng với báo cáo về KSCL của Vụ chế độ Kế toán – Kiểm toán và VACPA. Đề tài áp dụng phương pháp khảo sát và đúc kết kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong xây dựng các quy định về K CL đối với hoạt động KTĐL. Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng K CL đối với hoạt động KTĐL tại VN. Từ đó bổ sung về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thiết lập các quy định về KSCL và đề ra các giải pháp thực tiễn mang tính định hướng cho việc thiết lập các quy định K CL đối với hoạt động KTĐL nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán của hoạt động KTĐL ở Việt Nam. Nghiên cứu của Trần Khánh Lâm 2011), “Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  17. 8 Luận án nghiên cứu các quan điểm cơ bản về KSCL hoạt động KTĐL, quá trình hình thành và phát triển hoạt động KTĐL, sự hình thành cơ chế KSCL tại Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT, cơ chế KSCL, các chuẩn mực kiểm toán liên quan đến chất lượng của hoạt động KTĐL. Về tình hình KSCL từ bên trong và bên ngoài, nghiên cứu gửi 110 bảng câu hỏi khảo sát đến 110 doanh nghiệp kiểm toán và nhận về 69 bảng trả lời (tỷ lệ phản hồi 52%) và sử dụng phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các DNKT tại Việt Nam c n chưa quan tâm nhiều đến việc KSCL từ bên trong, bên cạnh đó thì vấn đề KSCL từ bên ngoài v n đang c n nhiều bất cập. Về tình hình chung của chất lượng hoạt động KTĐL và các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, luận án nghiên cứu thông qua hồ sơ kiểm tra hoạt động của các DNKT năm 2009 do BTC và ACPA thực hiện tại 35 doanh nghiệp kiểm toán. Từ đó, bài nghiên cứu nêu lên quan điểm và giải pháp để cải thiện cơ chế KSCL hoạt động KTĐL tại Việt Nam.  Nghiên cứ về ảnh hư ng của th ộc tính cá nh n của kiểm t án viên đến chất lượng kiểm t án Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Mai 2013), “Đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính cá nhân của kiểm toán viên đối với chất lượng kiểm toán của các công ty kiểm toán độc lập ở iệt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu các thuộc tính cá nhân cần có của một KT hành nghề nhằm nâng cao CLKT. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát các nhân viên đang làm ở các vị trí khác nhau trên các DNKT tại Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua bảng câu hỏi khảo sát về 23 thuộc tính cá nhân cần có của một KTV hành nghề. Kết quả cho thấy nhóm thuộc tính như tính cẩn thận, khả năng
  18. 9 chịu đựng áp lực cao, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, kiến thức chuyên môn, làm việc có phương pháp được cho là những thuộc tính quan trọng nhất đối với một KT .  Nghiên cứ về ảnh hư ng của việc tuân thủ đạ đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Nguyên 2013), “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán và đề xuất giải pháp”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn nghiên cứu về ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp đến chất lượng kiểm toán. Dữ liệu khảo sát được tổng hợp từ Báo cáo kết quả kiểm tra tình hình hoạt động năm 2010 và 2011 do BTC và ACPA thực hiện. Trong đó, mức độ ảnh hưởng của nhân tố đạo đức nghề nghiệp được xem xét dựa trên tác động của tính độc lập, năng lực chuyên môn và việc tuân thủ chuẩn mực chuyên môn đến chất lượng kiểm toán. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phần lớn các doanh nghiệp kiểm toán đạt điểm chất lượng kiểm toán thấp là do không thực hiện đầy đủ các yếu tố về tính độc lập, năng lực chuyên môn và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. ua đó, tác giả khẳng định, tính độc lập và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng kiểm toán; còn yếu tố năng lực chuyên môn có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến chất lượng kiểm toán.  Nghiên cứ về ảnh hư ng của việc l n ch yển kiểm toán viên đến chất lượng kiểm t án Nghiên cứu của Lâm Huỳnh Phương 2013), “Ảnh hưởng của việc luân chuyển kiểm toán viên đến chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
  19. 10 Luận văn nghiên cứu mối quan hệ tuyến tính giữa chất lượng kiểm toán BCTC và biến nhiệm kỳ của kiểm toán viên. Ngoài ra, còn có các biến kiểm soát của nghiên cứu như phân loại kiểm toán viên, tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty năm đó, tốc độ tăng trưởng về quy mô và d ng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm nghiên cứu. Dữ liệu cả bài nghiên cứu được thu thập từ BCTC của 39 công ty hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HO ) và Hà Nội HNX) trong giai đoạn từ năm 2000 – 2012 và sử dụng công cụ phân tích thống kế bằng phần mềm P để kiểm nghiệm mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán và nhiệm kỳ của kiểm toán viên. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy nhiệm kỳ kiểm toán không có mối quan hệ với chất lượng kiểm toán. Bên cạnh đó, kết quả kiểm chứng về khoản thời gian luân chuyển 3 năm là chưa ph hợp cũng được tác giả chứng minh. Do vậy, tác giả kiến nghị tăng thời gian luân chuyển kiểm toán viên lên ít nhất 5 năm nhằm tận dụng những am hiểu của kiểm toán viên về khách hàng, qua đó giúp rút ngắn thời gian kiểm toán và nâng cao chất lượng kiểm toán. 1.3 Khe hổng nghiên cứu Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đã được công bố có liên quan một cách tương đối đến đề tài của luận văn, tác giả ghi nhận một số ý cơ bản sau đây: Thứ nhất, ở ngoài nước có nhiều nghiên cứu về tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT cũng như tác động của từng nhân tố riêng rẽ đến CLKT trong đó có quy mô doanh nghiệp kiểm toán. Mặc khác, ở Việt Nam có khá nhiều các tác giả đã tập trung vào các nghiên cứu những khía cạnh khác nhau ảnh hưởng đến CLKT. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quy mô doanh nghiệp kiểm toán ảnh hưởng đến CLKT ở Việt Nam.
  20. 11 Thứ hai, trong các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam liên quan đến CLKT được thực hiện từ trước đến nay thì số liệu sử dụng trong các nghiên cứu được thu thập từ năm 2010-2011 trở về trước. Từ thời điểm đó đến nay hoạt động KTĐL ở nước ta dưới sự ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập, tác động của toàn cầu hóa sâu sắc và sau thời điểm ra đời của Luật KTĐL đã có rất nhiều sự thay đổi trong việc KSCL các DNKT. Chính vì vậy, những vấn đề mà hiện nay đặt ra và giải quyết trong điều kiện hiện tại sẽ mang tính thời sự và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn của hoạt động KTĐL nước ta so với các nghiên cứu đã thực hiện trước đó. Tóm lại, với việc trình bày tổng thể các nghiên cứu trong và ngoài nước như trên cùng với việc xác định các khe hổng nghiên cứu có thể nhận thấy rằng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp, đầy đủ về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến CLKT của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến ảnh hưởng của quy mô DNKT đến CLKT, tác giả đã đưa ra các khe hổng nghiên cứu, từ đó tác giả đã xây dựng thiết kế nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp kiểm toán đến chất lượng kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2