intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của nhân viên - Trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

30
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài nghiên cứu, tác giả mong muốn giúp các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM có thêm sự lựa chọn và phương thức mới để tạo động lực cho nhân viên của mình thông qua các hoạt động, cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội. Đồng thời, nghiên cứu tìm hiểu vai trò của CSR trong ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn hiện tại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của nhân viên - Trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- DƯƠNG BÍCH HUỆ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN: TRƯỜNG HỢP MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐĂNG KHOA TP.Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn hoàn toàn trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …… Tác giả luận văn Dương Bích Huệ
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ và biểu đồ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU.......................................................... 1 1.1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................5 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................5 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 5 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5 1.3.3. Đối tượng khảo sát ........................................................................................... 6 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................6 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................................7 1.6. Cấu trúc của luận văn ...............................................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 8 2.1. Các lý thuyết nền liên quan đến đề tài ......................................................................8 2.1.1. Lý thuyết các bên liên quan ............................................................................. 8 2.1.2. Các lý thuyết về động viên nhân viên ............................................................ 11
  4. 2.2. Cơ sở lý thuyết trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ..................................................15 2.2.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ................................................. 15 2.2.2. Các thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp................................... 17 2.3 Mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội, các bên liên quan và động lực làm việc của nhân viên........................................................................................................................21 2.4 Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................22 2.4.1. Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối người lao động tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên .................................................................................. 23 2.4.2. Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối với khách hàng tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên .................................................................................. 25 2.4.3. Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối với cộng đồng tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên .................................................................................. 25 2.4.4. Mối liên hệ giữa hoạt động CSR đối với đối tác tác động tích cực đến động lực làm việc của nhân viên ........................................................................................... 27 2.5. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội ở ngân hàng và đặc điểm ngành ngân hàng trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 ..................................................28 2.5.1. Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội trong ngành ngân hàng năm 2018 .. 28 2.5.2. Đặc điểm của ngành ngân hàng trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2018 .............................................................................................................................. 30 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................................35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 35 3.1 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................................35 3.2 Nghiên cứu định tính ...............................................................................................36 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ......................................................................... 36 3.2.2 Trình tự buổi thảo luận .................................................................................... 36
  5. 3.2.3 Thiết kế thang đo ............................................................................................. 37 3.3 Nghiên cứu định lượng ............................................................................................42 3.3.1 Phương thức chọn mẫu.................................................................................... 42 3.3.2 Kích thước mẫu ............................................................................................... 43 3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ....................................................................... 43 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 45 4.1. Mô tả mẫu ...............................................................................................................45 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha ...................................................................47 4.2.1 Kiểm định thang đo các biến độc lập .............................................................. 47 4.2.2. Kiểm định thang đo biến phụ thuộc ............................................................... 48 4.3. Phân tích nhân tố EFA ............................................................................................49 4.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập................................................... 50 4.3.2 Phân tích nhân tố các biến phụ thuộc................................................................ 53 4.4. phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết .............................................................54 4.4.1 Kiểm định tương quan Person ......................................................................... 54 4.4.2 Phân tích hồi quy............................................................................................. 56 4.5 Phân tích sự khác biệt của các biến định tính.........................................................62 4.6 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................65 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 68 5.1. Kết luận...................................................................................................................68 5.2 Hàm ý đóng góp trong chính sách quản lý doanh nghiệp .......................................70 5.2.1 Trách nhiệm xã hội đối với người lao động .................................................... 70 5.2.2 Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng .......................................................... 73 5.2.3 Trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng ........................................................... 75
  6. 5.3 Hạn chế của đề tài....................................................................................................77 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu CSR : Trách nhiệm xã hội TBL : Hành động và chính sách cụ thể theo ngữ cảnh cụ thể có tính đến kỳ vọng của các bên liên quan và ba điểm cuối cùng là hiệu suất của kinh tế, xã hội và môi trường TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội Standard Chartered : Ngân hàng Standard Chartered VietBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thương tín VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam VpBank : Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Các thành phần của CSR qua các bài nghiên cứu ..........................................20 Bảng 3.1: Thang đo trách nhiệm xã hội đối với người lao động ...................................37 Bảng 3.2: Thang đo trách nhiệm xã hội đối với khách hàng .........................................39 Bảng 3.3 Thang đo trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng ...........................................40 Bảng 3.4 Thang đo động lực làm việc của người lao động ...........................................41 Bảng 4.1 Mô tả thông tin mẫu (n=200) .........................................................................45 Bảng 4.2 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của các biến độc lập .....................................48 Bảng 4.3: Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của biến phụ thuộc .......................................49 Bảng 4.4 Hệ số KMO và kiểm định Bartlett .................................................................50 Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố .....................................................................................51 Bảng 4.6 Bảng kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc ....................................53 Bảng 4.7 Mối tương quan giữa các biến........................................................................55 Bảng 4.8 Kết quả kiểm dịnh sự tương quan giữa các phần dư ......................................58 Bảng 4.9 Bảng mô hình hồi quy Anova ........................................................................60 Bảng 4.10 Hệ số hồi quy ...............................................................................................60 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Anova cho biến độ tuổi .................................................62 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định Anova cho biến thâm niên .............................................63 Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Anova cho biến cấp bậc ................................................63 Bảng 4.14 Kết quả bảng so sánh sự khác biệt cho biến cấp bậc ...................................64 Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Anova cho biến phòng ban ............................................64 Bảng 4.16 Thống kê mô tả biến (N=200) ......................................................................66 Bảng 5.1 Bảng mô tả biến trách nhiệm xã hội đối với người lao động .........................71 Bảng 5.2 Bảng thống kê mô tả của biến trách nhiệm xã hội đối với khách hàng .........73 Bảng 5.3 Bảng thống kê mô tả biến trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng .................75
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ Trang Hình 2.1: Mô hình các bên liên quan ..............................................................................9 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................................................................23 Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................34 Hình 3.1 Các bước của quy trình nghiên cứu ................................................................35 Biểu đồ 4.1 Biểu đồ phân phối chuẩn của phần dư P-P lot phần dư .............................57 Biểu đồ 4.2 Biểu đồ Histogram phần dư .......................................................................58 Biểu đồ 4.3 Biểu đồ phân tán phần dư được dự đoán chuẩn hóa Scattter lo.................59
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trách nhiệm xã hội từ lâu không còn là một khái niệm mới mẻ trong giới kinh doanh. Năm 2018, khi môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng cao thì việc thực hiện các hoạt động về trách nhiệm xã hội (sau đây gọi tắt là CSR) trở thành một trong những chiến lược được các công ty, doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng hướng tới để có thể đạt được thành công trong kinh doanh. Bên cạnh đó, áp lực toàn cầu về bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn và sự phát triển kinh tế cũng tác động đến sự thay đổi chiến lược của doanh nghiệp xoay quanh việc tập trung tích hợp chiến lược CSR vào kinh doanh. Theo định nghĩa cổ điển của Carroll’s (1979) thì CSR bao gồm bốn loại trách nhiệm xã hội bao gồm trách nhiệm về kinh tế, trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm bác ái, từ thiện. Aupperle và cộng sự (1985) cũng nhấn mạnh đến ba loại trách nhiệm pháp luật, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm bác ái đại diện cho các mối quan tâm của một công ty hay doanh nghiệp đối với xã hội và cho rằng định hướng xã hội của một tổ chức có thể được đánh giá hợp lý thông qua tầm quan trọng của ba thành phần phi kinh tế trên so với thành phần kinh tế. Theo quan điểm các bên liên quan: các bên liên quan gồm các bên liên quan thuộc tổ chức (nội bộ cho công ty) và các bên liên quan về kinh tế và xã hội (bên ngoài công ty). Cùng với nhau, ba loại của các bên tạo thành một vòng tròn đồng tâm trung tâm là các bên liên quan thuộc tổ chức của công ty, vòng tròn lớn hơn là các bên liên quan kinh tế của công ty. Cả hai vòng tròn ngồi trong vòng tròn bên ngoài lớn nhất, đại diện cho xã hội và các bên liên quan xã hội của công ty (Werther và Chandler, 2010) Như vậy trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với xã hội không ngừng là việc tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho xã hội mà còn là sự đóng góp khác của doanh nghiệp cho xã hội đó. Một quan điểm tương tự của Peter Drucker (2001): “Lợi nhuận của một công ty giống như oxy đối với một con người. Nếu bạn không có đủ, thì bạn
  11. 2 sẽ rời cuộc chơi. Nhưng nếu bạn nghĩ cuộc sống chỉ để hít thở, thì bạn thật sự đã đánh mất một số thứ”. Khái niệm công ty có tầm nhìn xa hơn mục đích lợi nhuận đó là đóng góp vai trò trong xã hội nói chung được gọi là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Nó đề cập đến việc một công ty liên kết giữa nó với các giá trị đạo đức, tính minh bạch, quan hệ lao động, trách nhiệm giải trình, tuân thủ pháp luật và tôn trọng cộng đồng nơi công ty đang hoạt động. Nó vượt xa những hành động phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, CSR như là một triết lý của công ty mà trọng tâm là quyết định chiến lược, lựa chọn đối tác, thực hành tuyển dụng và cuối cùng phát triển thương hiệu (David Murphy, 2002). Hay một số quan điểm khác cho rằng: CSR bao gồm các công việc kinh doanh và các tổ chức khác bên ngoài các nghĩa vụ pháp lý để quản lý những tác động của họ đến môi trường và xã hội. Đặc biệt, điều này có thể bao gồm các tổ chức tương tác với các nhân viên như thế nào, nhà cung cấp, khách hàng, và các cộng đồng mà họ hoạt động, cũng như mức độ họ cố gắng để bảo vệ môi trường (Werther và Chandler, 2010). Balmer và cộng sự (2007) mô tả rằng đạo đức doanh nghiệp và việc thực hiện CSR tốt hay không được xem xét từ sự cảm nhận của các bên hữu quan. Mà người cảm nhận CSR trong công ty rõ ràng nhất chính là nhân viên trong công ty đó, nên ta có thể thấy trách nhiệm xã hội tác động không nhỏ đến nhân viên trong công ty. Chính vì vậy trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của trách nhiệm xã hội đối với nhân viên để phát triển nguồn nhân lực nội tại của công ty. Một cuộc thăm dò ý kiến ở Pháp cũng chỉ ra rằng người lao động là nhóm bên liên quan quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần hướng các hoạt động trách nhiệm xã hội vào (Humiere và Chauveau, 2001). Một nghiên cứu gần đây cũng phát hiện rằng nhân viên, một nhóm các bên liên quan chính đang được thúc đẩy bởi trách nhiệm xã hội của công ty (Skudiene và Auruskeviciene, 2012, p.49). Đặc biệt trong ngành dịch vụ, các công ty trong lĩnh vực này thể hiện rõ sự tác động của CSR lên nhân viên hơn các công ty trong các ngành công nghiệp khác, chủ yếu là vì các công ty trong lĩnh vực này tương tự nhau (Calabrese và Lancioni, 2008, p.108). Do đó, việc chọn nghiên cứu CSR ở một nước
  12. 3 đang phát triển và có nhận thức về CSR khá mờ nhạt như Việt Nam là cần thiết bởi theo Calabrese và Lancioni (2008, p.110) dường như động lực của nhân viên có vai trò quan trọng trong chất lượng dịch vụ được cung cấp có thể có nghĩa là sự khác biệt giữa một dịch vụ trung bình và một dịch vụ nổi trội. Hơn nữa, có vẻ như các công ty trong ngành dịch vụ rất quan tâm đến việc truyền đạt các hoạt động CSR (Calabrese và Lancioni, 2008, p.112). Sau gần 5 năm triển khai quyết liệt Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD giai đoạn 2011 – 2015, diện mạo toàn hệ thống ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Từ con số 42, đến nay, số lượng Ngân hàng thương mại rút về còn 34. Kèm theo đó, chất lượng tài sản, hệ số tài chính, nhất là quy mô tổng tài sản của nhiều ngân hàng nâng lên đáng kể thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập. “Phải thu gọn, giảm số lượng ngân hàng thương mại để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ” là quan điểm của tác giả Trần Du Lịch (2017) khi bàn luận về xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng giai đoạn tới. Theo vị chuyên gia này, trong thời gian tới, Việt Nam cần xây dựng một vài ngân hàng lớn mang tầm cỡ khu vực để khẳng định vị thế và thương hiệu trên thị trường tài chính quốc tế. Điều này đã khiến cho xu hướng thiếu niềm tin và động lực làm việc của nhân sự ngân hàng ngày càng gia tăng. Do đó, tính đến cuối năm 2017, có nhiều tổ chức tín dụng nhận định đang thiếu nhân lực cần thiết cho nhu cầu công việc hiện tại. Theo Vụ dự báo thống kê cho biết, thị trường nhân lực ngân hàng trong năm 2018 hứa hẹn sẽ sôi động với hơn 70% tổ chức tín dụng dự kiến tăng nhân sự. Vấn đề đặt ra hiện nay là phương thức nào được đặt ra nhằm giúp ổn định nhân sự tại ngân hàng và thu hút nhân lực mới trong thị trường đầy bất ổn hiện nay để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng không bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc thâu tóm, đặc biệt là gia tăng động lực làm việc trong nhân viên ngành ngân hàng. Nhiều nghiên cứu ở Việt nam đã được tiến hành để tìm hiểu các yếu tố giúp gia tăng động lực làm việc của nhân viên để giải quyết vấn đề này. Tác giả Phạm Thu Hằng và Phạm Thị Thu Hồng (2015) với nghiên cứu “Sự hài lòng của người lao động tại các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo ở Việt Nam”. Bài nghiên cứu phân tích sự hài lòng của người lao động với
  13. 4 6 nhân tố: bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp, điều kiện làm việc để đánh giá mức độ hài lòng của người lao động. Kết quả nghiên cứu, cho thấy chỉ có 5 nhân tố những yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của người lao động là: bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, điều kiện làm việc còn nhân tố tiền lương không tác động gì nhiều đến sự hài lòng của người lao động. Trong đó: bản chất công việc, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc được đánh giá cao nhất để làm hài lòng người lao động. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp giúp các tổ chức nước ngoài cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao sự hài lòng của người lao động bằng cách cải thiện mối quan hệ giữa đồng nghiệp, lãnh đạo. Một bài nghiên cứu khác về động viên nhân viên là “Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn” của tác giả Lưu Thị Bích Ngọc và cộng sự (2013). Dựa trên mô hình được xây dựng trên thuyết hai nhân tố Herberzg của Teck-Hong và Waheed, tác giả đã tiến hành điều chỉnh các yếu tố động viên nhân viên cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam gồm 11 biến độc lập: Bản chất công việc, thăng tiến, thành đạt, điều kiện làm việc, công việc ổn định, sự công nhận, phát triển nghề nghiệp, chính sách công ty, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên, tiền. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên làm việc trong khách sạn được tác động bởi yếu tố điều kiện làm viêc, đãi ngộ tài chính, chính sách công ty, quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ với cấp trên trong đó quan hệ với đồng nghiệp tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của nhân viên ngành dịch vụ khách sạn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây lại cho thấy người lao động có động lực làm việc nhiều hơn, cam kết gắn bó với tổ chức hơn khi công ty họ có trách nhiệm xã hội hơn (Lưu Trọng Tuấn, 2012) hay các nghiên cứu khác của Bùi Thị Lan Hương (2010), Nguyễn Tấn Vũ và Đường Liên Hà (2012). Dễ nhận thấy chiến lược CSR sẽ chỉ ra một hướng đi mới để duy trì sự ổn định nhân lực trong sự quyết liệt gay gắt của ngân hàng nhà nước về việc phá sản các ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Sự phát triển ngày càng gia tăng của xã hội kéo theo nhu cầu tích hợp chiến lược tích hợp trách nhiệm xã hội càng cao. Tuy vậy, trong số những nghiên cứu được ghi
  14. 5 nhận tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào xem xét ảnh hưởng của hoạt động trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của người lao động trong lĩnh vực ngân hàng. Chính sự thiếu hụt những nghiên cứu thực nghiệm trên đã thúc đẩy tác giả tiến hành thực hiện luận văn nghiên cứu “Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của nhân viên: trường hợp một số ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các thành phần của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. - Xác định các mức độ ảnh hưởng của các thành phần trong trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của nhân viên. - Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị đối với ngành nhân sự ngân hàng về việc tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Đồng thời đưa ra hướng nghiên cứu trong ngành ngân hàng tiền đề tiến hành thực nghiệm trong các ngành khác. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của trách nhiệm xã hội đến động lực làm việc của nhân viên. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Bao gồm phạm vi về không gian và thời gian như sau: - Phạm vi về không gian: thực hiện tại Tp. HCM - Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01/05/2018 đến 01/09/2018, cụ thể: + Khảo sát cho nghiên cứu sơ bộ : 01/05/2018 – 01/06/2018 + Khảo sát cho nghiên cứu chính thức : 15/06/2018 – 01/09/2018
  15. 6 1.3.3. Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát là nhân viên ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, cấp từ phó giám đốc trở xuống từ 21 tuổi trở lên. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp định lượng và định tính, trong đó định lượng là chủ yếu.  Nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính trong bài được tác giả sử dụng nhằm mục đích phân tích, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát, xây dựng thang đo và mô hình dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng. Sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với 8 thành viên (danh sách xem ở phụ lục 2) trong lĩnh vực ngân hàng có hiểu biết về CSR, các thành viên đưa ra ý kiến, tiến hành thảo luận điều chỉnh mô hình, thang đo sao phù hợp với tình hình của ngân hàng.  Nghiên cứu định lượng ( Bao gồm hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức) Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục đích đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo để từ đó ta kiểm định các giả thuyết được đặt ra trước đó. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua khảo sát, thu thập dữ liệu bằng việc phát và gửi đi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp và sử dụng khảo sát qua Google documents với các kích thước mẫu phù hợp với từng giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu từ các kết quả khảo sát được sẽ được phân tích bằng việc sử dụng phần mềm SPSS gồm hai giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: tập trung vào kiểm định các số liệu Cronbach’s alpha để kiểm định thang đo qua nghiên cứu sơ bộ với 100 mẫu. Giai đoạn nghiên cứu chính thức: tiến hành thu thập đủ 200 mẫu và đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s alpha, phân tích
  16. 7 nhân tố khám phá EFA để đánh giá các giá trị của thang đo, phân tích hồi quy đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu Qua bài nghiên cứu, tác giả mong muốn giúp các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM có thêm sự lựa chọn và phương thức mới để tạo động lực cho nhân viên của mình thông qua các hoạt động, cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội. Đồng thời, nghiên cứu tìm hiểu vai trò của CSR trong ngành ngân hàng Việt Nam giai đoạn hiện tại. 1.6. Cấu trúc của luận văn Bố cục luận văn gồm có 5 chương: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu Chương 5. Kết luận và Kiến nghị
  17. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các lý thuyết nền liên quan đến đề tài 2.1.1. Lý thuyết các bên liên quan Xã hội tồn tại được là do sự kết hợp của các hình thức tổ chức khác nhau. Mỗi hình thức thực hiện vai trò khác nhau, nhưng chúng cũng đồng thời phụ thuộc lẫn nhau để cung cấp, trao đổi sản phẩm tạo thành một xã hội hoạt động tốt. Trong đó: các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân, hoặc các công ty, các tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, bộ phận công đoàn, nhà cung cấp, các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) và các nhóm khác trong cộng đồng mà họ hoạt động dưới 2 hướng tích cực và tiêu cực. Một phần trong số đó chỉ yêu cầu có một quyền lợi nhỏ trong các hoạt động của cộng đồng. Một số khác yêu cầu quyền lợi trực tiếp để có nhiều lợi ích hơn, và một số khác có thể bị tổn hại bởi những hành động của nhóm này, nhưng tất cả đều được kết nối theo một số cách để công ty có thể vận hành cơ bản thường xuyên. Các bên liên quan trong một tổ chức được định nghĩa là tất cả các bất cứ cá nhân hay tổ chức liên quan đến tổ chức và có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng trong quá trình đạt mục tiêu của tổ chức (Freeman, 1984). Các bên liên quan trong một công ty là các cá nhân và các cử tri, họ là những người xây dựng (hoặc đóng góp) cho công ty trên phương diện tự nguyện hay không tự nguyện, để tăng năng lực và các hoạt động của công ty, và do đó họ là những người được hưởng lợi tiềm năng hoặc người mang lại nguy cơ cho doanh nghiệp (Post, Preston, và Sachs, 2002). Do đó, bên liên quan trong trách nhiệm xã hội là một nhóm hoặc cá nhân có quyền lợi trong các hoạt động của công ty và luôn gắn kết với công ty khi nó bắt đầu hình thành. Các bên liên quan của một công ty thành ba nhóm: các bên liên quan thuộc tổ chức (nội bộ trong công ty) và các bên liên quan về kinh tế và xã hội (bên ngoài của công ty). Cùng với nhau, ba loại của các bên tạo thành một vòng tròn đồng tâm trung tâm là các bên liên quan thuộc tổ chức của công ty, vòng tròn lớn hơn là các bên liên quan
  18. 9 kinh tế của công ty. Cả hai vòng tròn nằm trong vòng tròn bên ngoài lớn nhất, đại diện cho xã hội và các bên liên quan xã hội của công ty như hình 2.1 sau: Hình 2.1: Mô hình các bên liên quan (Nguồn: Theo sách Trách nhiệm xã hội chiến lược, Werther và Chandler, 2010) Do đó, trước nhất nhân viên của một công ty chính là các bên liên quan của tổ chức. Họ cũng được coi khách hàng (khách hàng nội bộ) của công ty cũng như là thành viên của xã hội – nơi các doanh nghiệp hoạt động trong đó. Chính phủ trong ngành công nghiệp của công ty cũng không phải là một phần chính thức của tổ chức mà chỉ là một bên liên quan của xã hội và không có mối quan hệ kinh tế với công ty (ngoài các loại tiền thuế). Các bên liên quan kinh tế của công ty đại diện cho mặt chung giữa các bên liên quan tổ chức và xã hội. Trong đó, khách hàng của một công ty là các bên liên quan kinh tế của công ty. Khách hàng không phải là các bên liên quan thuộc tổ chức (nội bộ), nhưng họ là một phần của xã hội mà trong đó các công ty hoạt động. Họ cũng là
  19. 10 một trong những phương tiện chủ yếu mà công ty cung cấp sản phẩm của mình và tương tác với xã hội của nó. Do đó, nếu không có giao diện kinh tế, một tổ chức mất cơ chế của trách nhiệm và tính hợp pháp của nó trong thời gian dài. Điều này đúng cho dù tổ chức này là một doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận. Theo Skudiene và Auruskeviciene (2012); Alexander và Lucas (2015) cùng nhiều nhà nghiên cứu khác phân các thành phần trách nhiệm xã hội thành hai nhóm chính: Trách nhiệm xã hội với bên trong (internal CSR) và trách nhiệm xã hội với bên ngoài (external CSR). Nhóm đối tượng chủ yếu bên trong tổ chức là người lao động, nhóm đối tượng chính yếu bên ngoài tổ chức gồm khách hàng, đối tác kinh doanh, xã hội, cộng đồng và môi trường. Trách nhiệm xã hội đối với bên trong: Người lao động được xem là quan trọng nhất trong nhóm đối tượng bên trong tổ chức và các hoạt động CSR đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người lao động. Mối liên quan CSR được đề cập gồm kỹ năng, công bằng xã hội, sức khỏe, an toàn trong công việc, phúc lợi và sự hài lòng của người lao động, chất lượng công việc (Skudiene và Auruskeviciene, 2012). Trách nhiệm xã hội đối với bên ngoài gồm các yếu tố chính yếu sau: - Trách nhiệm xã hội đối với khách hàng: là sự mong đợi được cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt, chất lượng, thân thiện với môi trường, đáp ứng các mong đợi của khách hàng. Bên cạnh các tiện ích ấy thì khách hàng cũng mong muốn mua các sản phẩm của các doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội (Werther và Chandler, 2010). - Trách nhiệm xã hội với đối tác kinh doanh: Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội là một đối tác kinh doanh tốt, luôn khuyến khích đối tác cải tiến sản phẩm và dịch vụ bằng cách chia sẻ những mục tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã được chấp nhận. Nói đúng hơn là việc doanh nghiệp thể hiện việc có trách nhiệm của mình thể hiện sự đối xử công bằng và minh bạch với đối tác kinh doanh (Vida Skudiene và Vilte Auruskeviciene, 2012).
  20. 11 - Trách nhiệm xã hội với cộng đồng: là các hoạt động tài trợ vào các hoạt động vui chơi, giải trí, từ thiện, công ích, đầu tư trang thiết bị hay cở sở hạ tầng như đường xá, trường học, bệnh viện, viện điều dưỡng... hay các chương trình mổ tim, giúp đỡ người khuyết tật, người vô gia cư. Tất cả các hoạt động này giúp tạo giá trị không nhỏ trong cộng đồng, đồng thời giúp nâng cao động lực, sự tự hào cũng như sự gắn kết của nhân viên trong công ty (Werther và Chandler, 2010). - Trách nhiệm xã hội đối với môi trường: là tổ chức tuân thủ các quy định về giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, thiết kế môi trường sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường (Albodour và cộng sự, 2010). Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội cho nên CSR là hoạt động cần thiết để đảm bảo cho tổ chức phát triển bền vững (Werther và Chandler, 2010). 2.1.2. Các lý thuyết về động viên nhân viên  Khái niệm về động lực Động lực như “sự sẵn lòng của một nhân viên để phát huy một số nỗ lực hoặc hành động để đạt được các mục tiêu tổ chức, quy định bởi khả năng của hành động để đáp ứng nhu cầu cá nhân của người lao động” (Robbins, 1996). Động lực là “tập hợp các sức mạnh bên trong và bên ngoài, nó bắt đầu cho hành vi công việc liên quan và xác định hình thức, sự chỉ đạo, cường độ, và thời gian của nó” (Pinder, 1998). Mỗi nhà nghiên cứu đều có cách nhìn và cách lý giải khác nhau về động viên. Nhưng định nghĩa bên dưới là phù hợp nhất với thực tế tại Việt Nam: “Động lực thực chất là những hành động tích cực trong việc định hướng mục tiêu tổ chức trên cơ sở thỏa mãn các nhu cầu cá nhân” (Nguyễn Hữu Lam, 2011). Định nghĩa này đề cập đến ba vấn đề cơ bản là: nỗ lực, những mục tiêu tổ chức, và các nhu cầu. • Nỗ lực là sự đo lường về cường độ. Khi một người có động lực cao, người
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2