intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

58
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bố cục của Luận văn này có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1 - Mở đầu; Chương 2 - Cơ sở lý luận và thực tiễn về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế; Chương 3 - Thực trạng vấn đề về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam; Chương 4 - Phân tích dữ liệu; Chương 5 - Kết luận và kiến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Võ Chí Thoàn LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP ngành nông nghiệp tỉnh Long An giai VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT đoạn ĐOẠN NAM GIAI 2016 - 2020 2010 -2014 Người thực hiện: Tạ Văn Nguyễn Hoàng Lớp: Cao học Quản lý kinh tế (Cần Thơ) Giáo viên hướng dẫn: PGS – TS Nguyễn Quốc Tế LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9/2017 Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH Võ Chí Thoàn LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Định BÌNH BẤT hướngĐẲNG chuyểnTRONG dịch cơTHU NHẬP cấu kinh tế VÀ TĂNG ngành TRƯỞNG nông nghiệp tỉnh KINH TẾ VIỆT Long An giai NAM GIAI ĐOẠN 2010 -2014 đoạn 2016 - 2020 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 Người thực hiện: Tạ Văn Nguyễn Hoàng Lớp: Cao học Quản lý kinh tế (Cần Thơ) hướngVĂN Giáo viênLUẬN dẫn:THẠC PGS –SĨ TSKINH TẾ Quốc Tế Nguyễn NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Hoàng Bảo TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9/2017 Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp luận văn “ Bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014” là bài làm của riêng tôi. Những kiến thức, số liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 01 năm 2019 Người cam đoan Võ Chí Thoàn 1
  4. MỤC LỤC Chương 1: Mở đầu .................................................................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.4. Đối tượng, số liệu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 2 1.6. Cấu trúc của bài luận văn ................................................................................. 3 Chương 2: Cơ sở lý luận về bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế. 4 2.1. Khái niệm thu nhập và thu nhập bình quân đầu người .................................... 4 2.2. Bất bình đẳng trong thu nhâp ........................................................................... 4 2.3. Các lý thuyết về bất bình đẳng trong thu nhập ................................................ 4 2.3.1 Tỷ lệ Q5/Q1 .................................................................................................... 5 2.3.2. Đường công Lorenz....................................................................................... 5 2.3.3. Hệ số GINI .................................................................................................... 6 2.3.4. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng thế giới.......................................................... 8 2.2. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập ....................................... 8 2.5. Các vấn đề nảy sinh từ phân phối thu nhập ..................................................... 9 2.6. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế ....................................... 9 2.6.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 9 2.6.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế ...................................................................... 10 2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ......................................... 11 2.6.3.1. Các nhân tố kinh tế ................................................................................... 11 2.6.3.2. Các nhân tố phi kinh tế............................................................................. 12 2.7. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng trong thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................... 13 2.7.1. Tác động tích cực của bất bình đẳng trong thu nhập đến tăng trưởng kinh tế.………………………………………………………………………………...14 2.7.2. Tác động tiêu cực của bất bình đẳng trong thu nhập đến tăng trưởng kinh tế............................................................................................................................16 2
  5. 2.8. Các nghiên cứu trên thế giới về bất bình đẳng trong thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................... 20 2.7. Các nghiên cứu trong nước về bất bình đẳng trong thu nhập đến tăng trưởng kinh tế .................................................................................................................... 25 2.8. Khung phân tích ............................................................................................. 28 Chương 3: Thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế ....... 30 3.1. Thực trạng của Việt Nam ............................................................................... 30 3.2. Tăng trưởng kinh tế ở các địa phương của Việt Nam. ................................... 36 3.3. Bất bình đẳng ở 63 tỉnh thành của Việt Nam ................................................. 40 Chương 4: Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 42 4.1. Nguồn số liệu ................................................................................................. 42 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 42 4.3. Kết quả nghiên cứu bất bình đẳng ở 63 tỉnh thành của Việt Nam ................. 43 4.3.1. Theo tương quan của hệ số Gini và thu nhập bình quân đầu người ở 63 tỉnh thành của Việt Nam ............................................................................................... 43 4.3.2. Theo độ co giản hệ số Gini theo tăng trưởng kinh tế ở 63 tỉnh thành của Việt Nam ............................................................................................................... 44 Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách ............................................................. 50 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 52 Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 53 3
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒTHỊ Hình 2.1: Đường cong Loren………………………………………...........5 Hình 2.2: Hệ số Gini……….……………………………………...............6 Hình 2.3: Đường cong Kuznets……………………………………….....14 Hình 3.1: Hệ số Gini của Việt Nam và các nước trên thế giới……….......36 Hình 3.2: Tương quan tăng trưởng ………………………….……….......37 Hình 3.3: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người……….……….......38 Hình 3.4: Đường tăng trưởng thu nhập 2010 - 2012…………..…............39 Hình 3.5: Đường tăng trưởng thu nhập 2010 - 2014………………..........40 Hình 3.4: Tỷ lệ thu nhập bình quân…………….…………………...........40 Hình 3.6: Tỷ trọng thu nhập ……..……..……………………………......41 Hình 4.1: Tương quan hệ số Gini và thu nhập bình quân đầu người….....43 Hình 4.2: Độ co giản hệ số Gini theo tăng trưởng 2010-2012…….……..46 Hình 4.3: Độ co giản hệ số Gini theo tăng trưởng 2012-2014………........47 4
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTG: Ngân hàng thế giới. TCTK: Tổng Cục thống kê. VHLSS: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam. 5
  8. Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ở Việt Nam, chênh lệch về thu nhập và sự gia tăng bất bình đẳng bắt nguồn từ các nhân tố mang tính đặc trưng của nhóm dân số, sự khác biệt về địa lý, sự khác biệt về các động lực tăng trưởng nông nghiệp và phi nông nghiệp giữa các vùng, những thay đổi trong mô hình sản xuất từ mô hình nông nghiệp đến mô hình phi nông nghiệp và từ công việc tay nghề thấp đến công việc có kỹ thuật cao. Thay đổi về sản xuất phụ thuộc vào quy mô sản xuất của từng vùng, những thay đổi này tương tác với các chênh lệch hiện tại giữa các vùng về nguồn lực con người và yếu tố địa lý để thay đổi khả năng phân phối thu nhập tại Việt Nam. Các nguyên nhân có thể đưa đến việc gia tăng bất bình đẳng: Theo quan điểm thị trường quá trình phân hóa là tất yếu. Chủ thể thành công thì sẽ thịnh vượng và giàu có và ngược lại. Theo quan điểm phát triển của không gian những nơi ở trung tâm thì có điều kiện để hấp thu đầu tư và giàu có. Những nơi ở vùng ngoại vi thì không thể thu hút đầu tư và sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tiến trình đô thị hóa đưa đến tăng năng suất, tăng hiệu quả, tăng cạnh tranh từ đó đưa đến tăng thu nhập so với các địa phương khác ở vùng sâu vùng xa. Trình độ học vấn có tác động đến sự phân hóa, người học vấn có trình độ trí óc có thu nhập cao hơn rất nhiều so với thu nhập phổ thông. Tăng trưởng kinh tế giữa những địa phương là khác nhau rõ rệt và cơ cấu phân phối thu nhập giữa các địa phương cũng khác nhau. Vì thế, rất cần một nghiên cứu đánh giá đầy đủ thực trạng của việc tăng trưởng kinh tế hướng tới phân phối thu nhập ở các tỉnh, thành phố. Các nhà quản lý kinh tế ở trung ương và những địa phương này cần biết rõ các chính sách phát triển kinh tế của mình có thực sự hướng tới một xã hội với sự bình đẳng trong thu nhập hay chưa. Đâu là những địa phương mà việc tăng trưởng kinh tế đã chuyển hóa đồng đều tới mọi tầng lớp dân cư, và đâu là những địa phương phát triển kinh tế chỉ mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ dân cư nào đó. Đưa ra các đánh giá và giải pháp để cải thiện tình hình. 1
  9. Do đó, tôi chọn đề tài Bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm hướng tới trả lời những câu hỏi sau: Bất bình đẳng thu nhập ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố của bất bình đẳng thu nhập ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Phân tích thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.4. Đối tượng, số liệu và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là sự thay đổi của bất bình đẳng thu nhập của 63 tỉnh thành phố trên cả nước. Phạm vi đề tài dựa trên bộ số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam trong ba năm 2010, 2012 và 2014. Các số liệu tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tăng thu nhập bình quân đầu người của những địa phương được lấy từ các báo cáo do tổng cục thống kê công bố. Đơn vị nghiên cứu là cấp tỉnh. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu dựa trên việc mô tả và so sánh giữa các tỉnh với nhau. 1.6. Cấu trúc của luận văn. Cấu trúc của bài luận văn này gồm có 4 chương. Chương 1: Mở đầu Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế. 2
  10. Chương này có nhiệm vụ diễn tả các khía niệm về bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng kinh tế. Tổng quan các tài liệu trước đó về các hình thức đo lường, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, các chiều hướng ảnh hưởng của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế. Chương 3: Thực trạng vấn đề về bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nội dung của chương này là để mô tả dữ liệu về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập của các địa phương. Sự thay đổi về bất bình đẳng thu nhập ở các địa phương từ 2010 đến 2014. Trình bày khai thác dữ liệu từ hai bộ dữ liệu VHLSS2010 và VHLSS2014 của Tổng Cục thống kê cho nghiên cứu. Chương 4: Phân tích dữ liệu. Mục tiêu của chương này là tiến hành phân tích, đo lường mức độ thay đổi bất bình đẳng thu nhập theo tăng trưởng kinh tế ở các địa phương. Độ co giản của bất bình đẳng thu nhập theo tăng trưởng kinh tế xác định xu hướng thay đổi của các tiêu chuẩn đo lường mức độ bất bình đẳng. Tìm ra bằng chứng tác động ngược trở lại của bất bình đẳng thu nhập tới phát triển kinh tế của các địa phương. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi phân phối thu nhập. Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 3
  11. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM 2.1. Khái niệm thu nhập và thu nhập bình quân đầu người Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh. Thu nhập bình quân đầu người là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng cách chia tổng số thu nhập của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ. Tổng thu nhập của hộ dân cư trong năm Thu nhập bình quân (tính bằng VND) = đầu người Số nhân khẩu bình quân năm của hộ 2.2. Bất bình đẳng trong thu nhập. Bất bình đẳng thu nhập đề cập đến hiện tượng thu nhập được phân phối không đều giữa các cá nhân hoặc các hộ gia đình trong nền kinh tế. Để xem xét mức độ bất bình đẳng thu nhập người ta thường dựa vào tỷ trọng thu nhập được nhận bởi bao nhiêu phần trăm dân số. Bất bình đẳng thu nhập thường được gắn với ý tưởng về sự không công bằng. Nếu như những người giàu nhận phần lớn hơn đáng kể trong thu nhập quốc dân so với tỷ lệ trong dân số thì thường được coi là không công bằng. 2.3. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Có rất nhiều thước đo bất bình đẳng thu nhập mỗi thước đo đều có những ưu, nhược điểm chung. Luận văn này chỉ giới thiệu các thước đo phổ biến nhất. 4
  12. 2.3.1. Tỉ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Cách đơn giản nhất để đo lường bất bình đẳng về phân phối thu nhập là thống kê sắp xếp các cá nhân theo mức tăng dần rồi chia tổng dân số thành các nhóm. Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5 nhóm có quy mô như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình thì mỗi nhóm gia đình sẽ nhận 20% thu nhập. Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài gia đình thì 20% gia đình giàu nhất sẽ nhận tất cả thu nhập và các nhóm gia đình khác không nhận được gì. Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa 02 thái cực này. Một chi tiêu đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỉ lệ giữa thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ gia đình nghèo nhất (Q5/Q1). Chỉ tiêu này dễ tính, đơn giản và dễ sử dụng, chỉ tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh được toàn cảnh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư. 2.3.2. Đường cong Lorenz. tỉ trọng thu nhập 000 45 0 60 000 20 60 phần trăm dân số có thu nhập 0 0 Hình 2.1 Đường cong Lorenz 000 000 5
  13. Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là xây dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905). Đường cong Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần trăm dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỉ trọng thu nhập của các nhóm tương ứng. Đường chéo được vẽ từ tọa độ biểu thị tỉ lệ phần trăm thu nhập nhận đúng bằng tỉ lệ phần trăm của số người thu nhập. Nói cách khác, đường chéo đại diện cho sự công bằng hoàn hảo của phân phối thu nhập theo quy mô: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế giữa tỉ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỉ lệ phần trăm thu nhập họ nhận được. Như vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao nhất với nhóm có thu nhập thấp nhất. Đường cong Loren càng xa đường chéo thì thu nhập được phân phối càng bất bình đẳng. Đường Loren là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong. Tuy nhiên, công cụ mang tính trực quan này còn quá đơn giản, chưa lượng hoá được mức độ bất bình đẳng và do đó khó có thể đưa ra các kết luận chính xác trong trường hợp phức tạp. 2.3.3. Hệ số Gini. 100% % người thu nhập cao Lorenz A B 100% % người thu nhập thấp Hình 2.2 Hệ số Gini 6
  14. N+1 2 GINI = - ∑ƥ i Xi N -1 N(N-1) µ Trong đó N là dân số µ là chi tiêu bình quân đầu người ƥ i là hạng biến thiên từ nghèo nhất đến giàu nhất Xi là chi tiêu đầu người Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini) được tính trên cơ sở đường Loren. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được tính bằng tỉ số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường cong Loren so với tỉ tổng diện tích của nửa hình vuông chứa đường cong đó. Đó là tỉ lệ giữa phần diện tích A so với tổng diện tích A+B. Hệ số có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi diện tích A = 0, có nghĩa đường Loren và đường đường chéo trùng nhau, chúng ta có bình đẳng tuyệt đối. Ngược lại, hệ số Gini = 1 khi diện tích B = 0 có nghĩa đương Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta có bất bình đẳng tuyệt đối (một số ít người nhận được tất cả, còn những người khác không nhận được gì). Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình đẳng thu nhập. Các quốc gia có mức bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0,4; bất bình đẳng thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình đẳng thu nhập cao khi Gini > 0,5. Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz, nó lượng hoá được mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bình đẳng thu nhập theo thời gian cũng như theo khu vực, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, thước đo này cũng hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A như nhau nhưng sự phân bố của các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz có hình dạng khác nhau). 7
  15. 2.3.4. Tiêu chuẩn 40 của Ngân hàng Thế giới. Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chi tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng tỉ trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể: Nếu tỉ trọng này nhỏ hơn 12% là bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng từ 12% - 17% có sự bất bình đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp. Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập mà còn tính theo chi tiêu hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các vùng hay các nhóm dân cư. 2.4. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập. Có nhiều lý thuyết được đưa ra nhằm giải thích hiện tượng bất bình đẳng trong thu nhập. Nhìn chung có thể giải thích về bất bình đẳng trong thu nhập theo hai hướng. Thứ nhất: theo Mark ,thu nhập quốc dân được chia làm hai phần, phần thứ nhất là tiền công người lao động, tiền công này chỉ đủ để người lao động trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Phần thứ hai là thu nhập của chủ doanh nghiệp, địa chủ. Với phần thu nhập này, nhà tư bản chi tiêu cho bản thân và gia đình nhưng vẫn dư ra một khoản để tiếp tục tái đầu tư mở rộng từ đó gia tăng sản xuất và lợi nhuận tăng thêm. Người lao động vẫn chỉ đủ sống trong khi đó nhà tư bản ngày một giàu thêm và gây nên tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập. Thứ hai: chia nguyên nhân bất bình đẳng trong thu nhập thành hai nhóm: Bất bình đẳng trong thu nhập trong phân phối thu nhập từ tải sản. Theo đó trong nền kinh tế thị trường, các tài sản do các cá nhân nắm giữ sẽ mang lại thu nhập cho họ tùy vào giá trị, giá thuê các tài sản đó mà thu nhập mang đến sẽ khác nhau. Các tài sản này được hình thành chủ yếu từ việc thừa kế và tích lũy trong quá khứ. 8
  16. Bất bình đẳng phân phối thu nhập từ lao động. Mỗi lao động có những đặc điểm tâm sinh lý, vốn kiến thức, vốn xã hội khác nhau, do đó công việc khác nhau và thu nhập cũng sẽ khác nhau. 2.5. Các vấn đề nảy sinh từ phân phối thu nhập Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội và mức chênh lệch giàu nghèo bao nhiêu thì được xem là bất bình đẳng. Trả lời cho câu hỏi này nhiều nhà kinh tế đã xây dựng nên nhiều thước đo nhằm đánh giá bất bình đẳng trong thu nhập, trong đó được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hệ số Gini do Corrado Gini (1912) đề xuất. Bên cạnh đánh giá mức độ bất bình đẳng trong thu nhập, lý thuyết phân phối thu nhập cũng hướng đến vấn đề nghèo đói và các nguyên nhân của nó. Trường phái cổ điển và tân cổ điển đều cho rằng bất bình đẳng và sự nghèo đói là tất yếu trong thị trường cạnh tranh. Trong khi đó, theo quan điểm mácxít thì cho rằng đó là do việc bóc lột giá trị thặng dư của giới tư bản. Lý thuyết kinh tế phúc lợi (1930) công nhận thất bại thị trường là nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và bất bình đẳng. Chính phủ có thể can thiệp theo hướng ưu tiên tăng trưởng theo kiểu kinh tế nhà nước tư bản chủ nghĩa hoặc hướng tới bình đẳng xã hội theo kiểu của các nước xã hội chủ nghĩa. 2.6. Một số vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng. 2.6.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào 2 quá trình: sự tích lũy tài sản (như vốn, lao động và đất đai) và đầu tư những tài sản này có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. 9
  17. Tăng trưởng là động lực thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và tạo điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng số lượng các yếu tố như lao động giản đơn, vốn, đất đai, công nghệ thấp thì không thể phát triển bền vững và khó thực hiện tốt các chính sách xã hội. Phát triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào các nhân các nhân tố tăng sức sản xuất của lao động xã hội như nâng cao trình độ của người lao động, ứng dụng khoa học kỹ thật công nghệ cao, cải tiến tổ chức quản lý sản xuất, tăng hiệu suất của tư liệu lao động và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2.6.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi mức sản lượng quốc dân. Yt - Y t-1 gt = x 100% t-1 Y Trong đó gt là tốc độ tăng trưởng của thời kỳ t Y là GDP thực tế thời kỳ t. GDP là thước đo được chấp nhận rộng rãi về mức sản lượng của nền kinh tế. Ở đây, chúng ta nói GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa, có nghĩa là đã loại bỏ sự biến động của giá cả theo thời gian. Thước đo này có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng trong khi GDP thực tế lại tăng trưởng chậm. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế có thể tính theo sản lượng bình quân đầu người được tính bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Chính vì vậy, chỉ tiêu ý nghĩa hơn về tăng trưởng kinh tế được tính bằng phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước. yt - y t-1 g-pe t = x 100% y t-1 g-pe t là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế bình quân đầu người. 10
  18. y là GDP thực tế bình quân đầu người. Mặc dù vậy, không phải quốc gia nào cũng khuyến khích tăng trưởng bằng mọi giá. Có nhiều quốc gia đã phải trả giá cho sự tăng trưởng bằng những hy sinh mà suy cho cùng là ảnh hưởng đến hàng loạt các mục tiêu. Chúng ta cần nhận thức rằng tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải trả cho nó một cái giá nào đó. 2.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố bao gồm nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế. 2.6.3.1. Các nhân tố kinh tế. Các nhân tố kinh tế tác động đến tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế bao gồm vốn, lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên thiên nhiên. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu là vốn vật chất chứ không phải dưới dạng giá trị (tiền). Nó bao gồm toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế như nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được trường phái Keynes đánh giá rất cao, cụ thể thông qua mô hình Harrod-Domar. Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất. Trước đây, người ta quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác định bằng số lượng lao động. Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn nhân lực. Đó là lao động có kỹ năng sản xuất, có sáng kiến và phương pháp sản xuất. Hiện nay, tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển đóng góp bởi quy mô số lượng lao động, còn vốn nhân lực có trình độ cao thì các nước này còn thấp. Tiến bộ công nghệ là những nhân tố tác động ngày càng mạnh đến tăng trưởng. Yếu tố công nghệ cần được hiểu theo hai dạng. Thứ nhất, đó là những thành tựu kiến thức, tức nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra các nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình công nghệ hay thiết bị kỹ 11
  19. thuật. Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Vai trò của công nghệ được nhà kinh tế đánh giá cao đối với tăng trưởng như Solow (1959) cho rằng “toàn bộ tăng trưởng bình quân đầu người trong dài hạn điều thu được nhờ tiến bộ kỹ thuật”. Tài nguyên bao gồm đất đai và các nguồn lực có sẳn trong tự nhiên. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, phong phú được khai thác và tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra một cách nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nguồn tài nguyên là có hạn, không thể tái tạo được, hoặc tái tạo phải mất rất nhiều thời gian, sức lực và chi phí. Do đó, tài nguyên thiên nhiên được đưa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho xã hội càng nhiều càng tốt nhưng phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả và không lãng phí. Sử dụng tài nguyên phải lựa chọ công nghệ để sử dụng có hiệu quả tiết kiệm tài nguyên là vấn đề sống còn của phát triển. Hiện nay, các mô hình tăng trưởng thường không nhắc đến nhân tố tài nguyên với tư cách là biến số của hàm tăng trưởng nữa. 2.6.3.2. Các nhân tố phi kinh tế. Khác với nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị - xã hội, thể chế hay còn gội là các nhân tố phi kinh tế có tác động gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế như nột số nhân tố: vai trò của nhà nước, các yếu tố văn hóa – xã hội, thể chế, cơ cấu dân tộc. Nhà nước là yếu tố vật chất tác động đến quá trình tăng trưởng. Nhà nước tạo khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Cơ chế chính sách có sức mạnh kinh tế thật sự bởi cơ chế đúng có thể sinh ra vốn tạo thêm nguồn lực cho tăng trưởng. Ngược lại nhà nước đưa ra cơ chế sai sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Nhân tố dân tộc và tôn giáo: Một quốc gia càng đa dạng về thành phần dân tộc và tôn giáo thì quốc gia càng có nguy cơ xung đột, bất ổn về chính trị. Những xung đột và bất ổn về chính trị dẫn đến xung đột bạo lực gây lãng phí các ngồn 12
  20. lực đáng lẻ ra phải sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu khác cho quá trình phát triển. 2.7. Các lý thuyết về tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế. Sự liên kết giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế từ lâu đã trở thành chủ đề được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Nhiều nghiên cứu đã nỗ lực đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi lớn: Liệu các quốc gia có phải đối mặt với sự đánh đổi giữa giảm bất bình đẳng thu nhập và cải thiện thành tựu tăng trưởng hay không, liệu bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia hay không. Nếu có, thì hình mẫu cụ thể của mối quan hệ là gì và tại sao. Giả thuyết về mối liên hệ giữa bất bình đẳng thu nhập và tăng trưởng kinh tế rất nhiều và đa dạng. Nghiên cứu của Simon Kuznets (1955) với tiêu đề “Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập” được công bố trên Tạp chí Kinh tế Mỹ năm 1955 đã đặt nền móng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Ông là người đầu tiên giới thiệu ý tưởng về một liên kết giữa bất bình đẳng và phát triển. Kuznets chỉ ra rằng sự phát triển liên quan đến sự dịch chuyển dân số từ các hoạt động truyền thống đến các hoạt động hiện đại. Quá trình dịch chuyển này của dân số từ tham gia sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất công nghiệp cho phép Kuznets để dự đoán hành vi của bất bình đẳng trong quá trình phát triển: “Tăng trưởng ở các nước phát triển gắn liền với sự dịch chuyển khỏi nông nghiệp, một quá trình thường được gọi là công nghiệp hóa và đô thị hóa. Do đó, trong mô hình đơn giản, phân phối thu nhập cho toàn bộ dân số có thể được xem như là sự kết hợp giữa phân phối thu nhập cho người dân ở nông thôn và đô thị. Những gì mà chúng ta quan sát thấy về phân phối thu nhập trong hai khu vực đó là: (a) thu nhập bình quân đầu người của người dân ở nông thôn thường thấp hơn so với ở đô thị; (b) bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở nông thôn thấp hơn so với đô thị. Với mô hình đơn giản này, chúng ta có thể đưa ra những kết luận gì. Đầu tiên, với tất cả các điều kiện khác như nhau, tăng tỷ trọng của dân cư đô thị không nhất thiết làm giảm tăng trưởng kinh tế: thực ra, có 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2