intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

28
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến CLDV Kiểm toán BCTC, và cuối cùng đưa ra các giải pháp nâng cao CLDV Kiểm toán BCTC cũng như CLDV Kiểm toán của các CTKT độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DUNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM NGỌC TOÀN TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN - Tên đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty Kiểm toán độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”. - Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Ngọc Toàn - Tên học viên: Nguyễn Thị Thùy Dung - Địa chỉ liên lạc: TP. Hồ Chí Minh - Email liên lạc: nguyenthuydung171@gmail.com - Ngày nộp luận văn: …/…/2017 Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty Kiểm toán độc lập tại thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc không sao chép của bất kì tác giả nào khác. Số liệu và thông tin trong đề tài đều trung thực và được sử dụng từ các nguồn đáng tin cậy. Tài liệu tham khảo trong đề tài được ghi nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Học viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Dung
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu. ..................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. ........................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 6. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................. 4 7. Kết cấu luận văn. ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 6 1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài.................................................. 6 1.2. Các nghiên cứu công bố trong nước. .................................................. 10 1.3. Nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu. ....................................... 19 1.3.1. Nhận xét. .......................................................................................... 19 1.3.2. Xác định khe hổng nghiên cứu......................................................... 20
  5. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .....................................................................................21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................22 2.1. Tổng quan về CTKT độc lập. ..................................................................22 2.2. CLDV và CLDV Kiểm toán BCTC. .......................................................24 2.2.1. CLDV. ...............................................................................................24 2.2.2. CLDV Kiểm toán BCTC. ..................................................................26 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC. ...........................27 2.3.1. Nhân tố Quy mô CTKT. ....................................................................27 2.3.2. Nhân tố Giá phí Kiểm toán. ..............................................................28 2.3.3. Nhân tố Nhiệm kỳ KTV. ...................................................................29 2.3.4. Nhân tố Danh tiếng CTKT. ...............................................................29 2.3.5. Nhân tố Dịch vụ phi Kiểm toán. .......................................................30 2.3.6. Nhân tố Tính độc lập của KTV. ........................................................30 2.3.7. Nhân tố Năng lực KTV .....................................................................31 2.3.8. Nhân tố Mức độ chuyên sâu từng lĩnh vực Kiểm toán .....................31 2.4. Lý thuyết nền tảng. ..................................................................................32 2.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory). .................................................32 2.4.2. Lý thuyết tính hợp pháp (Legitimacy theory). ..................................33 2.4.3. Lý thuyết cạnh tranh (Competition theory). ......................................34 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .....................................................................................35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................36 3.1. Quy trình nghiên cứu chung. ...................................................................36
  6. 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu. .......................................................... 37 3.2.1. Mô hình nghiên cứu. ......................................................................... 37 3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu. ...................................................................... 40 3.3. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 41 3.3.1. Đối tượng khảo sát. ........................................................................... 41 3.3.2. Thiết kế thang đo. .............................................................................. 41 3.3.3. Xây dựng bảng câu hỏi...................................................................... 51 3.4. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu. ......................................................... 52 3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu. ............................................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 3..................................................................................... 58 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ....................................................... 60 4.1. Thực trạng CLDV Kiểm toán BCTC ở các CTKT tại thành phố Hồ Chí Minh. ....................................................................................................................... 60 4.2. Mô tả mẫu khảo sát. ................................................................................. 61 4.2.1. Mô tả đặc điểm của mẫu. .................................................................. 61 4.2.2. Mô tả thang đo. ................................................................................. 63 4.3. Phân tích và đánh giá thang đo. ............................................................... 63 4.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha...... 63 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA...................................................... 68 4.4. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu. ........................................ 71 4.4.1. Phân tích tương quan Pearson. .......................................................... 71 4.4.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội. ...................................................... 73
  7. 4.5. Bàn luận kết quả nghiên cứu. ..................................................................79 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .....................................................................................82 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................84 5.1. Kết luận. ...................................................................................................84 5.2. Khuyến nghị.............................................................................................85 5.2.1. Mở rộng Quy mô CTKT. ..................................................................85 5.2.2. Gia tăng Danh tiếng CTKT. ..............................................................89 5.2.3. Nâng cao Tính độc lập của KTV. ......................................................90 5.2.4. Nâng cao Năng lực của KTV. ...........................................................92 5.2.5. Nâng cao Mức độ chuyên sâu. ..........................................................94 5.2.6. Các kiến nghị khác. ...........................................................................96 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. .................................................98 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 .....................................................................................99 KẾT LUẬN ...........................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: Bảng khảo sát các đối tượng khảo sát PHỤ LỤC 2: Danh sách công ty tham khảo sát PHỤ LỤC 3: Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia PHỤ LỤC 4.A: Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát PHỤ LỤC 4.B: Kết quả thao luận ý kiến chuyên gia PHỤ LỤC 5.A: Tổng hợp kết quả khảo sát
  8. PHỤ LỤC 5.B: Thống kê mô tả thang đo PHỤ LỤC 6: Bảng tổng phương sai trích cho biến độc lập PHỤ LỤC 7: Phân tích nhân tố ma trận xoay PHỤ LỤC 8: Kết quả phân tích tương quan Pearson PHỤ LỤC 9: Biểu đồ phân tán Scatterplot PHỤ LỤC 10: Biểu đồ Histogram PHỤ LỤC 11: Biểu đồ P-P Plot
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt Từ viết tắt Từ gốc BCTC Báo cáo tài chính CLDV Chất lượng dịch vụ CTKT Công ty Kiểm toán KTĐL Kiểm toán độc lập KTV Kiểm toán viên 2. Các từ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh Từ viết tắt Từ gốc tiếng Anh Từ gốc tiếng Việt ISA International Standards on Auditing Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế Vietnam Association of Certified Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPA Publics Accountants Việt Nam
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước. ............................................................ 13 Bảng 3.1: Bảng tổng hợp căn cứ xây dựng các nhân tố. ................................................ 39 Bảng 3.2: Thang đo Quy mô. ......................................................................................... 42 Bảng 3.3: Thang đo Giá phí Kiểm toán. ........................................................................ 43 Bảng 3.4: Thang đo Nhiệm kỳ Kiểm toán. .................................................................... 44 Bảng 3.5: Thang đó Danh tiếng CTKT. ......................................................................... 45 Bảng 3.6: Thang đo Dịch vụ phi Kiểm toán. ................................................................. 46 Bảng 3.7: Thang đo Tính độc lập của KTV. .................................................................. 47 Bảng 3.8: Thang đo Năng lực KTV. .............................................................................. 48 Bảng 3.9: Thang đo Mức độ chuyên sâu........................................................................ 49 Bảng 3.10: Thang đo CLDV Kiểm toán BCTC. ............................................................ 50 Bảng 3.11: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo. ............................................................. 52 Bảng 4.1: Vị trí công việc của mẫu khảo sát. ................................................................ 62 Bảng 4.2: Số năm kinh nghiệm của mẫu khảo sát. ........................................................ 62 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach‘s Alpha........................................................................................................... 63 Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến độc lập. ......................... 68 Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định KMO và Barlett cho biến phụ thuộc. ..................... 69 Bảng 4.6: Bảng phân tích tổng phương sai trích cho biến phụ thuộc. ........................... 70 Bảng 4.7: Bảng ma trận thành phần. .............................................................................. 70 Bảng 4.8: Bảng các nhóm biến độc lập tác động lên một nhóm biến phụ thuộc. .......... 71 Bảng 4.9: Bảng đánh giá mức độ hồi quy tuyến tính bội............................................... 73 Bảng 4.10: Bảng đánh giá mức độ phù hợp trong phân tích hồi quy tuyến tính bội. .... 73 Bảng 4.11: Bảng kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy. ................... 74
  11. Bảng 4.12: Bảng đánh giá sự đóng góp của các nhân tố ảnh hướng tới CLDV Kiểm toán BCTC......................................................................................................................77
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp). ................................... 36 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp). ..................................... 38 Hình 4.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC. (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp). ............................................................................................................. 79
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Kể từ năm 1991 với sự ra đời đầu tiên của hai CTKT trực thuộc Bộ tài chính là VACO và AASC thì cho đến nay các công ty dịch vụ Kiểm toán xuất hiện càng nhiều và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Qua 26 năm hình thành và phát triển, ngành Kiểm toán ở Việt Nam đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đóng vai trò tích cực phục vụ phát triển kinh tế. Tính đến tháng 08/2017, theo VACPA thì ở Việt Nam có 162 công ty đủ điều kiện cung cấp dịch vụ KTĐL. Chất lượng Kiểm toán đòi hỏi phải luôn được nâng cao để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập, CLDV Kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp KTĐL hiện nay sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Câu hỏi đặt ra là có những nhân tố nào ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC – dịch vụ chính mà các doanh nghiệp KTĐL đang cung cấp và làm thế nào để nâng cao chất lượng Kiểm toán BCTC, nâng cao sự phát triển của ngành Kiểm toán ở một thành phố cực kì đông đúc và phát triển nhất cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh. Theo tìm hiểu của tác giả, đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL. Các nghiên cứu trước chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng KTĐL thành nhóm nhân tố thuộc về KTV, nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp Kiểm toán và nhóm nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các doanh nghiệp KTĐL hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh. Và đây là một khía cạnh rất quan trọng để phát triển CLDV Kiểm toán BCTC đang được quan tâm trong nền kinh tế hiện nay. Chính vì vậy việc nghiên cứu về vấn đề này và cung cấp bằng chứng thực nghiệm sẽ là một yêu cầu bức thiết.
  14. 2 Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều CTKT độc lập cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC. Báo cáo Kiểm toán được lập ra cho công ty được Kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót nhằm nâng cao chất lượng thông tin, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động cho bên thứ ba như: nhà đầu tư, khách hàng, chủ nợ, ngân hàng,...vì những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh của loại dịch vụ này ngày càng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh thì các CTKT hầu như chỉ quan tâm đến việc giảm giá phí để thu hút khách hàng mà quên đi việc cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC có đảm bảo chất lượng hay không, thường đưa ra loại ý kiến chấp nhận toàn phần và đưa ra các điều kiện giới hạn trách nhiệm của CTKT. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của những người sử dụng BCTC đó. Vì những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty Kiểm toán độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh” để làm sáng tỏ và phản ánh tính cấp thiết của vấn đề, đồng thời làm cơ sở đưa ra khuyến nghị nâng cao CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập cũng như sự phát triển của ngành Kiểm toán hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Mục tiêu nghiên cứu.  Mục tiêu tổng quát. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến CLDV Kiểm toán BCTC, và cuối cùng đưa ra các giải pháp nâng cao CLDV Kiểm toán BCTC cũng như CLDV Kiểm toán của các CTKT độc lập ở Thành phố Hồ Chí Minh.  Mục tiêu cụ thể. - Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC.
  15. 3 - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Câu hỏi nghiên cứu. Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ra ở trên, câu hỏi cần nghiên cứu là:  Các nhân tố nào ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh?  Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh? 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 9/2017. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên các doanh nghiệp KTĐL có cung cấp dịch vụ Kiểm toán BCTC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, và chỉ xem xét tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC, không xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng đến các dịch vụ khác của CTKT độc lập như rà soát BCTC, tư vấn thuế... 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp định tính kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo. Số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0 qua 04 bước là (1) đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, (2) phân tích nhân tố khám phá EFA, (3) phân tích tương quan Pearson và cuối cùng là (4) phân tích hồi quy tuyến tính bội.
  16. 4 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn này trình bày nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ việc tham khảo những nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu mới gồm có 08 biến độc lập ảnh hưởng tới CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua quá trình phân tích định lượng kết quả khảo sát, tác giả đã rút ra được 05 nhân tố có ảnh hưởng đến CLDV kiểm toán BCTC là Quy mô, Danh tiếng CTKT, Tính độc lập của KTV, Năng lực KTV và Mức độ chuyên sâu. Mức độ ảnh hưởng của 05 nhân tố này đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập cũng được định lượng bằng phương trình hồi quy tuyến tính chuẩn hóa, và cùng với các khuyến nghị mà tác giả đưa ra, các CTKT độc lập có thể xác định được nhân tố nào quan trọng nhất, nhân tố nào ít quan trọng hơn để dành thời gian và nguồn lực tài chính nhằm cải thiện CLDV Kiểm toán BCTC một cách hợp lý, phù hợp với tình hình và đặc điểm của doanh nghiệp. Luận văn cũng đã làm rõ lý do cần phải nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLDV Kiểm toán BCTC của các CTKT độc lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, chứng minh được tính đúng đắn sự ảnh hưởng của 05 nhân tố kể trên đến CLDV Kiểm toán BCTC, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để các CTKT độc lập có thể cải thiện loại hình dịch vụ này, cụ thể là các nhóm đề xuất sau đây: (1) Mở rộng Quy mô CTKT, (2) Gia tăng Danh tiếng CTKT, (3) Nâng cao Tính độc lập của KTV, (4) Nâng cao Năng lực của KTV và (5) Nâng cao Mức độ chuyên sâu. Kết quả nghiên cứu của luận văn, cùng với các nghiên cứu trước đây, sẽ là một nguồn tham khảo cần thiết cho các nhà hoạch định, các chuyên gia kinh tế của các CTKT độc lập nhằm cải thiện CLDV Kiểm toán BCTC. 7. Kết cấu luận văn. Gồm 5 chương: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2