Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp - Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. Qua đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện bộ tiêu chí xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp - Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TUYẾT HOA NGUYỄN ĐÌNH HÙNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP NHẰM GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ TUYẾT HOA RƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP NHẰM GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP: TRƯỜNG HỢP CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ Năm 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung, phương pháp phân tích và kết luận được trình bày trong luận văn này là kết quả của những nỗ lực của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và được thu thập từ các nguồn dữ liệu được kiểm chứng, khách quan. Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng. Tác giả luận văn Trần Thị Tuyết Hoa
- Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ và hình vẽ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu/ Câu hỏi nghiên cứu ................................................ 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2 1.4 Dữ liệu, qui trình và mô hình nghiên cứu ................................................. 2 1.4.1 Dữ liệu ................................................................................................ 2 1.4.2 Quy trình và mô hình nghiên cứu ....................................................... 2 1.5 Nghiên cứu trước đây về điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN ................. 5 1.5.1 Trong nước ......................................................................................... 5 1.5.2 Nước ngoài ......................................................................................... 7 1.6 Dự kiến kết cấu luận văn .........................................................................12 CHƯƠNG 2: ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP NHẰM GIẢM THUẾ TNDN PHẢI NỘP .....13 2.1 Điều chỉnh thu nhập ................................................................................13 2.1.1 Khái niệm .........................................................................................13 2.1.2 Cách phương pháp đo lường, dự đoán điều chỉnh thu nhập .............16 2.1.3 Cách thức điều chỉnh thu nhập .........................................................19 2.2 Thuế TNDN ............................................................................................21 2.2.1 Khái niệm .........................................................................................21 2.2.2 Xác định thu nhập tính thuế..............................................................22 2.3 Mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN ...........................23
- 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm mục tiêu giảm thuế TNDN phải nộp ........................................................................24 2.4.1 Động cơ thúc đẩy sử dụng điều chỉnh thu nhập ...............................24 2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập .............................27 2.4.3 Mô hình nghiên cứu ..........................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................35 CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP NHẰM GIẢM THUẾ TNDN PHẢI NỘP ..36 3.1 Chọn mẫu và dữ liệu ...............................................................................36 3.1.1 Chọn mẫu ..........................................................................................36 3.1.2 Quy trình thu thập và xử lý số liệu ...................................................38 3.2 Kiểm định mô hình..................................................................................40 3.2.1 Xác định các giá trị biến Y ...............................................................40 3.2.2 Phân tích tương quan và hồi quy ......................................................41 3.2.3 Bàn luận kết quả thực nghiệm và so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây .......................................................................................................48 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................51 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .........52 4.1 Kết luận ...................................................................................................52 4.2 Khuyến nghị ............................................................................................52 4.2.1 Bổ sung các chỉ tiêu xác định rủi ro vào ứng dụng TPR ..................52 4.2.2 Sử dụng các tín hiệu khi thực hiện thanh, kiểm tra tại đơn vị ..........58 4.2.3 Thực hiện phân tích xác định mức độ điều chỉnh thu nhập .............59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................61 KẾT LUẬN ......................................................................................................62 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
- Danh mục các chữ viết tắt BCTC : Báo cáo tài chính CEO : Giám đốc điều hành DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân Đvt : Đơn vị tính ĐTNN : Đầu tư nước ngoài GTGT : Giá trị gia tăng HNX : Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh IAS : Chuẩn mực kế toán quốc tế TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VAS : Chuẩn mực kế toán Việt nam VPĐD : Văn phòng đại diện
- Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ và hình vẽ Danh mục các bảng Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN .............7 Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập ......................27 Bảng 2.2: Bảng lựa chọn các nhân tố nghiên cứu .....................................................29 Bảng 3.1: Thống kê số lượng và giá trị vốn hóa thị trường ......................................36 Bảng 3.2: Thống kê theo sàn và ngành nghề các công ty khảo sát ...........................37 Bảng 3.3: Xác định giá trị Y .....................................................................................41 Bảng 3.4: Mã hóa lại các biến và kỳ vọng tương quan .............................................42 Bảng 3.5: Thống kê mô tả các biến ...........................................................................44 Bảng 3.6: Tương quan giữa các biến ........................................................................45 Bảng 3.7: Kết quả kiểm định Wald các hệ số hồi quy ..............................................46 Bảng 3.8: Bảng phân tích dự báo chính xác của mô hình .........................................47 Bảng 4.1: Bộ tiêu chí do Tổng cục thuế ban hành ....................................................54 Bảng 4.2: Bộ tiêu chí do Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh ban hành ................................55 Bảng 4.3: Trình bày tương quan số liệu ....................................................................58 Danh mục các hình vẽ, sơ đồ Hình 2.1: Xác định thu nhập tính thuế ....................................................................22 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ................................................................................30 Hình 3.1: Mô hình hồi quy ......................................................................................45
- 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Điều chỉnh thu nhập (Earnings Managment) đã được các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích tránh thuế, trốn thuế (Verbruggen, J. Christaens, and K. Milis, 2008). Mối quan hệ giữa điều chỉnh thu nhập với tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đã được nghiên cứu và xác định (Peter. D. Wysocki, 2003). Ở Việt Nam, trên thực tế, trong quá trình thanh - kiểm tra thuế tại DN, hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp đã được các cán bộ thanh - kiểm tra thuế lưu ý thường xuyên, nhưng chỉ dừng ở mức dựa vào kinh nghiệm, chưa được nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản. Hiện nay, với mục tiêu quản lý hiệu quả, ngành thuế đang trong quá trình hoàn chỉnh bộ tiêu chí rủi ro để khoanh vùng đối tượng, phục vụ cho công tác lập kế hoạch thanh - kiểm tra hàng năm. Việc vận dụng kết quả của các nghiên cứu trên thế giới vào thực tế tại Việt Nam để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp sẽ góp phần phát hiện thêm các dấu hiệu rủi ro kê khai thiếu thuế TNDN phải nộp, đề xuất bổ sung vào bộ tiêu chí rủi ro của ngành là một việc cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong công tác quản lý thuế. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp: Trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.
- 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu/Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. Qua đó, đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện bộ tiêu chí xác định đối tượng thanh tra, kiểm tra thuế. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp định lượng. 1.4 Dữ liệu, qui trình và mô hình nghiên cứu 1.4.1 Dữ liệu - Đối tượng khảo sát: Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Năm nghiên cứu: 2009-2012. - Dữ liệu được thu thập từ 2 nguồn: + Báo cáo tài chính năm đã kiểm toán của các công ty niêm yết công bố trên các trang thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội; + Báo cáo thanh tra, kiểm tra thuế của các công ty niêm yết thực hiện bởi các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế các năm tương ứng với các năm khảo sát và các dữ liệu liên quan khác hiện đang có trên hệ thống dữ liệu của ngành thuế. 1.4.2 Quy trình và mô hình nghiên cứu Dựa vào báo cáo thanh - kiểm tra thuế và các dữ liệu liên quan khác hiện đang có trên hệ thống dữ liệu của ngành thuế về các doanh nghiệp niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán để lọc ra các doanh nghiệp bị truy thu thuế sau thanh – kiểm tra của cơ quan thuế để đưa vào mẫu nghiên cứu. Trong đó, doanh
- 3 nghiệp nào bị truy thu thuế mà có hành vi điều chỉnh thu nhập thì mã hóa nhận giá trị 1, còn lại sẽ nhận giá trị 0. Dựa vào các nghiên cứu trước đây (Verbruggen, J. Christaens, and K. Milis, 2008), có rất nhiều nhân tố tác động đến hành vi điều chỉnh thu nhập. Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm làm giảm thuế TNDN phải nộp và sự sẵn có của các dữ liệu công bố của ngành thuế về các đợt thanh, kiểm tra tác giả lọc ra 09 nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. Từ 09 nhân tố này tác giả chi tiết thành 10 biến quan sát, cộng thêm dựa trên nghiên cứu của Holland và Jackson (2003), John Phillips, Morton Pincus và Sonja Olhoft Rego (2003), tác giả bổ sung thêm biến chi phí thuế TNDN hoãn lại. Như vậy tổng cộng có 11 biến quan sát và tác giả sẽ sử dụng phương pháp định lượng để lượng hóa các nhân tố tác động, xác định mô hình tương quan để đi đến các kết luận. Mô hình nghiên cứu để xuất: Y it = a + b1X1it +…. + b11X11it + eit Trong đó: - Yit: Biến phụ thuộc là hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp của công ty thứ i tại năm t, Yit nhận 2 giá trị: 1: nếu các công ty được xác định là có hành vi điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. 0: đối với các công ty còn lại. - a: Hằng số - b1 đến b11: Các hệ số hồi qui - Xit: Là các biến độc lập cụ thể của công ty thứ i tại năm t. Biến độc lập Xit sẽ gồm các biến từ X1it đến X11it . Chi tiết các biến như sau:
- 4 - Nhóm nhân tố thuộc về Giám đốc điều hành X1it: Thay đổi CEO, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát công ty có thay đổi CEO và nếu không sẽ nhận giá trị =0. X2it: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của CEO, biến này xác định bằng tỷ lệ % cổ phiếu năm giữa của CEO so với số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. - Nhóm nhân tố thuộc về Chính sách thuế X3it: Hưởng chính sách ưu đãi thuế, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát công ty có hưởng chính sách ưu đãi thuế và nếu không sẽ nhận giá trị =0. X4it: Thay đổi thuế suất thuế TNDN, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát có thay đổi thuế suất và nếu không sẽ nhận giá trị =0. X5it: Hưởng chính sách tháo gỡ khó khăn, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát công ty có được hưởng chính sách tháo gỡ khó khăn và nếu không sẽ nhận giá trị =0. - Nhóm nhân tố thuộc về Đặc điểm công ty X6it: Vốn điều lệ, biến này nhận giá trị tương ứng với vốn điều lệ của các công ty tại thời điểm cuối năm quan sát. X7it: Lợi nhuận sau thuế, biến này nhận giá trị tương ứng với lợi nhuận sau thuế ghi nhận trên BCTC năm của công ty. X8it: Phát hành chứng khoán, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát công ty có phát hành thêm chứng khoán và nếu không sẽ nhận giá trị =0.
- 5 - Nhóm nhân tố thuộc về Chính sách kế toán X9it: Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, doanh thu theo tiến độ, biến này sẽ nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát công ty có ghi nhận một trong các khoản doanh thu trên và nếu không sẽ nhận giá trị =0. X10it: Ghi nhận dự phòng, biến này sẽ nhận giá trị tương ứng từ 1 đến 4 khoản dự phòng và nếu số khoản mục dự phòng ghi nhận càng nhiều thì khả năng công ty sử dụng điều chỉnh thu nhập nhằm làm giảm thuế TNDN phải nộp càng cao. Các khoản dự phòng bao gồm: dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dự phòng công nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. X11it: Chi phí thuế TNDN hoãn lại, biến này nhận giá trị =1 nếu trong năm quan sát công ty có ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại và nếu không sẽ nhận giá trị =0. - eit: Sai số 1.5 Nghiên cứu trước đây về điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN 1.5.1 Trong nước Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các nghiên cứu có liên quan đến điều chỉnh thu nhập thông qua cơ sở dữ liệu về Luận văn, luận án thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà nẵng. Có các nghiên cứu liên quan đến đề tài này như sau: - Thứ nhất: Nghiên cứu của Dương Thúy An (2012) thực hiện tại Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh về ảnh hưởng của công bố thu nhập của doanh nghiệp đến giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt nam. Kết
- 6 quả cho thấy nếu công ty công bố mức lợi nhuận cao hơn kế hoạch thì giá cổ phiếu có xu hướng tăng. - Thứ hai: Nghiên cứu của Huỳnh Thị Vân (2012) thực hiện tại Đại học Đà nẵng về hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty cổ phần niêm yết trong năm đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phần lớn các công ty đều sử dụng điều chỉnh để làm tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết. Đồng thời khả năng điều chỉnh tăng lợi nhuận trong năm đầu niêm yết phụ thuộc tỷ lệ thuận với điều kiện ưu đãi thuế mà công ty được hưởng. - Thứ ba: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Trang (2012) vận dụng mô hình DeAngelo và Friedlan để nhận dạng hành động điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị đăng trên Tạp chí Nghiên cứu khoa học của Đại học Đông Á. Kết quả cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp tùy theo ý muốn chủ quan của nhà quản trị có thể thực hiện hành động điều chỉnh lợi nhuận, có thể điều chỉnh lợi nhuận tăng hoặc giảm hơn mức thực tế. Với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các nguyên nhân điều chỉnh lợi nhuận khác nhau. Thường đối với các công ty cổ phần, động cơ điều chỉnh lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp không phải lúc nào cũng được ưu tiên lựa chọn mà có thể động cơ điều chỉnh tăng lợi nhuận nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài chiếm ưu thế hơn. Các loại hình doanh nghiệp còn lại vì không bán chứng khoán trên thị trường nên các loại hình doanh nghiệp này ít quan tâm đến việc điều chỉnh tăng lợi nhuận để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Vì vậy, đối với các loại hình doanh nghiệp này thường sẽ ưu tiên lựa chọn điều chỉnh giảm lợi nhuận nhằm tiết kiệm chi phí thuế TNDN phải nộp.
- 7 Các nghiên cứu trên đều không đề cập đến mối quan hệ giữa sử dụng điều chỉnh thu nhập để giảm thuế TNDN phải nộp và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp, do đó việc lựa chọn hướng nghiên cứu của tác giả không trùng lắp so với các đề tài có liên quan trong nước 1.5.2 Nước ngoài Tác giả S. Verbruggen, J. Christaens và tác giả K. Milis (2008) đã tiến hành khảo sát và tổng hợp 145 nghiên cứu công bố trên 10 tạp chí khoa học có uy tín trong lĩnh vực kinh tế trên thế giới từ năm 2000 đến 2006 về điều chỉnh thu nhập. Các tác giả đã tổng kết được các vấn đề như: Động cơ thúc đẩy sử dụng điều chỉnh thu nhập; cách thức điều chỉnh thu nhập; Các yếu tố hạn chế sử dụng điều chỉnh thu nhập; và, mô hình đo lường, đánh giá điều chỉnh thu nhập. Ngoài ra, theo khảo sát của tác giả thông qua cơ sở dữ liệu về các công trình công bố trên thế giới tại cổng http://www.ssrn.com/ từ tháng 01 năm 1995 đến tháng 08 năm 2013 có khoảng 700 nghiên cứu được tiến hành về đề tài điều chỉnh thu nhập trong đó có 13 nghiên cứu có đề cập đến điều chỉnh thu nhập và các vấn đề có liên quan đến thuế TNDN. Các nghiên cứu đó bao gồm: Bảng 1.1: Thống kê các nghiên cứu về điều chỉnh thu nhập và thuế TNDN Tác giả Năm Kết quả Các tác giả khẳng định chi phí thuế TNDN là một Dan S. Dhaliwal , nội dung quan trọng có thể sử dụng để nghiên cứu Cristi A. Gleason 2004 về điều chỉnh thu nhập vì đây là tài khoản cuối and Lillian F. cùng được xác định trước khi đóng sổ kế toán. Mills Trong khi các khoản ước tính khác được ghi nhận
- 8 Tác giả Năm Kết quả vào sổ kế toán trước, chi phí thuế TNDN sẽ được điều chỉnh để xác định thu nhập sau thuế trước khi lập BCTC. Các tác giả đã giả thiết sự thay đổi mức thuế suất thuế TNDN thực giữa Quý 3 và Quý 4 có tương quan với điều chỉnh thu nhập. Kết quả cho thấy các công ty hạ thấp mức thuế suất thuế TNDN thực tương ứng giảm chi phí thuế TNDN để đạt được các dự toán về lợi nhuận. Khi xem xét chi phí thuế TNDN dưới góc độ tổng thể thay vì giới hạn ở chi phí thuế TNDN hoãn lại thì kết quả cũng cho thấy các khoản thuế TNDN khai báo cũng được sử dụng để điều chỉnh thu nhập. Nghiên cứu này xem xét 10 công ty trong nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước Wendy Beekes 2003 và môi trường sử dụng các khoản dồn tích để giảm thu nhập nhằm giảm chi phí chính sách đáp lại chính sách thuế Windfall. Nghiên cứu này phân tích việc lập các khoản thuế TNDN hoãn lại của các doanh nghiệp trong Kevin Holland khoảng thời gian các công ty này được hưởng ưu and Richard H.G. 2003 đãi và trong khoảng thời gian đó nếu công ty nào Jackson khai báo các khoản thuế TNDN hoãn lại cho thấy khả năng có khai thiếu hoặc khai khống các khoản
- 9 Tác giả Năm Kết quả thu nhập. Qua khảo sát 58 công ty trong vòng hai năm, nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa mức độ tăng/ giảm các khoản thuế TNDN hoãn lại với các tương quan sau: không phụ thuộc vào việc công ty báo cáo trước thuế lỗ hay lãi, mức độ điều chỉnh so với thuế năm trước, lợi ích mang lại so với mức thuế thông thường. Sử dụng chi phí thuế TNDN hoãn lại làm công cụ phát hiện điều chỉnh thu nhập, kết quả cho thấy chi John D. Phillips , phí thuế TNDN hoãn lại có ưu điểm hơn các khoản Morton Pincus 2003 dồn tích trong việc phát hiện ra điều chỉnh thu and Sonja O. nhập nhất là trong các trường hợp điều chỉnh thu Rego nhập nhằm tránh việc giảm sút trong thu nhập hoặc tránh các khoản lỗ. Nghiên cứu xem xét hành vi điều chỉnh thu nhập của các công ty của Nga năm 2001, 2002 và kết Igor Goncharov quả cho thấy các công ty điều chỉnh giảm thu nhập and Jochen 2004 để điều chỉnh giảm thuế TNDN. So sánh giữa các Zimmermann công ty đại chúng và công ty tư nhân thì các công ty đại chúng sử dụng điều chỉnh ít hơn các công ty tư nhân.
- 10 Tác giả Năm Kết quả Nghiên cứu xem xét mối tương quan giữa mức thuế suất thuế TNDN thực và điều chỉnh thu nhập Ajay Adhikari , của các công ty tại Malaysia, kết quả cho thấy các Chek Derashid 2005 công ty sử dụng các chính sách kế toán để đối phó and Hao Zhang với việc thay đổi chính sách thuế. Các công ty này điều chỉnh giảm thu nhập để giảm thuế TNDN, thông qua đó tác động đến chính sách thuế. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng về các tài khoản sử dụng để phát hiện hành vi điều chỉnh thu nhập. John D. Phillips , Các kết quả cho thấy sự thay đổi về thuế TNDN Morton Pincus , 2004 phải trả liên quan đến các khoản doanh thu, chi phí Sonja O. Rego ước tính và có thể sử dụng để phát hiện hành vi and Huishan Wan điều chỉnh thu nhập nhằm tránh sự sút giảm trong thu nhập. Khoảng cách giữa chi phí thuế TNDN theo sổ kế toán và quyết toán thường sử dụng như là một biểu hiện cho các hành vi ảnh hưởng đến khoảng cách này đó là điều chỉnh thu nhập hoặc trốn thuế. Kết Jeri K. Seidman 2010 quả cho thấy khoảng cách giữa chi phí thuế TNDN ghi sổ kế toán và quyết toán khi chưa điều chỉnh là một biểu hiện hợp lý cho hành vi điều chỉnh thu nhập.
- 11 Tác giả Năm Kết quả Nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa chi phí thuế TNDN ghi sổ và quyết toán thuế có thể sử dụng để biết được cả sự điều chỉnh về kế toán và thuế Tanya Y. H. Tang 2011 theo chủ ý của nhà quản lý. Điều chỉnh thu nhập and Michael Firth giải thích 7.4% các khoản khác biệt bất thường về chi phí thuế TNDN trên sổ kế toán và quyết toán thuế. Sử dụng mô hình Jones điều chỉnh, nghiên cứu thực hiện trên các công ty khai thác vàng tại Úc cho thấy có sự điều chỉnh giảm thu nhập khá rõ Reza Monem 2003 của các công ty này trong giai đoạn 1985-1988 là giai đoạn các công ty này đang nỗ lực giảm thiểu các chi phí chính sách để tác động đến chính sách thuế TNDN. Trung Quốc ban hành luật thuế TNDN mới năm 2007 và điều chỉnh giảm mức thuế suất từ 33% xuống 25% và có hiệu lực thực thi từ 2008. Sử Bing-Xuan Lin , dụng sự thay đổi mức thuế suất thuế TNDN là chỉ Rui Lu and Ting 2012 số về thúc đẩy điều chỉnh thu nhập và các khoản Zhang dồn tích tự định liên quan đến tài sản ngắn hạn là đại diện cho điều chỉnh thu nhập. Nghiên cứu cho kết quả thuế TNDN gây ra điều chỉnh thu nhập của các công ty vào năm 2007. Tuy nhiên, xu hướng
- 12 Tác giả Năm Kết quả điều chỉnh giảm thu nhập không thấy rõ ở các công ty có cổ phần nhà nước chiếm đa số, các công ty có ủy ban kiểm toán và các công ty công bố báo cáo về kiểm soát nội bộ. Sử dụng 139.536 quan sát các công ty của 34 quốc Bradley S. gia từ năm 1996-2007 để xem xét mức độ phù hợp Blaylock , Fabio giữa chi phí thuế TNDN trên sổ kế toán và quyết 2012 B. Gaertner and toán thuế. Kết quả cho thấy mức độ phù hợp cao Terry J. Shevlin của hai khoản chi phí này tương quan với việc ít sử dụng điều chỉnh thu nhập. Dựa trên các nghiên cứu này, tác giả sẽ tổng hợp phần cơ sở lý thuyết ở Chương 2. 1.6 Dự kiến kết cấu luận văn Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Điều chỉnh thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp Chương 3: Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến điều chỉnh thu nhập nhằm giảm thuế TNDN phải nộp Chương 4: Kết luận và các khuyến nghị chính sách
- 13 CHƯƠNG 2: ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐIỀU CHỈNH THU NHẬP NHẰM GIẢM THUẾ TNDN PHẢI NỘP 2.1 Điều chỉnh thu nhập 2.1.1 Khái niệm Để hiểu rõ về khái niệm điều chỉnh thu nhập, trước hết chúng ta tìm hiểu về cơ sở ghi nhận các bút toán trong kế toán. Trong kế toán hiện tồn tại hai cơ sở ghi nhận các bút toán kế toán bao gồm: - Cơ sở dồn tích (Accrual basis): theo cơ sở này thì các bút toán kế toán được ghi nhận khi thời điểm phát sinh không kể đã thực thu, chi bằng tiền hay không. Ví dụ; ngày 15/12/2013 phát sinh một khoản doanh thu nhưng khách hàng chưa trả tiền và khoản tiền thực nhận từ khách hàng này sẽ tiến hành vào ngày 15/01/2014. Theo cơ sở dồn tích thì khoản doanh thu này vẫn được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2013. - Cơ sở tiền (Cash basis): theo cơ sở này thì các bút toán kế toán chỉ được ghi nhận khi đã thực thu, chi bằng tiền. Ví dụ: theo ví dụ trên thì khoản doanh thu chỉ được ghi nhận khi thực thu bằng tiền nên khoản doanh thu này không được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2013 mà được ghi nhận trên báo cáo tài chính năm 2014. Đối với các doanh nghiệp, việc ghi nhận các giao dịch kế toán đều dựa trên cơ sở dồn tích và do đó sẽ dẫn đến lợi nhuận bằng tiền (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh) và lợi nhuận ghi nhận trên cơ sở dồn tích sẽ có sự khác biệt. Sự khác biệt này chính là được tạo ra bởi các khoản dồn tích (Ví dụ: doanh thu nhận trước, khấu hao, dự phòng, trích trước …). Do đó, phương trình kế toán sau được thiết lập:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1455 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 821 | 192
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 596 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 555 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 403 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 448 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 510 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 396 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 398 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 339 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 346 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 222 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 235 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 228 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 222 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 182 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 252 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn