intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

48
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng. Đề xuất những hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- VÕ THỊ LÝ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính -Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Long An, năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN ---------------------------------------- VÕ THỊ LÝ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNG VI TUÂN THỦ THUẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĨNH HƯNG, TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài Chính -Ngân hàng Mã ngành: 8.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Đình Viên Long An, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình để nhận bằng cấp nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Võ Thị Lý
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tác giả xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tác giả trong suốt thời gian tác giả học tập tại trường. Đặc biệt, Tác giả xin chân thành cảm ơn GS. TS Lê Đình Viên, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Võ Thị Lý
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Chi cục Thuế Huyện Vĩnh Hưng là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Long An, giai đoạn từ năm 2015 - 2019 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động quản lý thuế đảm bảo thu đúng và thu đủ, đồng thời đảm bảo tính tuân thủ và hợp lý của người nộp thuế, cụ thể: luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách, lần lượt: 135,2%; 153,9%; 150,9%; 123,7% và 100,1%. Tuy nhiên, qua kiểm tra quyết toán thuế tại 200 doanh nghiệp, Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng đã truy thu thuế với số tiền lên đến 12 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là 3 tỷ đồng, truy thu 9 tỷ đồng. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp để cải thiện việc chấp hành chính sách thuế. Từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An” để làm luận văn nghiên cứu của mình. Dựa trên cách tiếp cận suy diễn, nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và kết hợp phương pháp định lượng để phân tích và đánh giá thực trạng tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng giai đoạn từ năm 2015 - 2019, trên cơ sở dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động của Chi cục thuế và tiến hành khảo sát thu thập bằng bảng câu hỏi từ những doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. Tiếp thu các lý thuyết về hành vi gian lận và các nghiên cứu thực tiễn của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài, tác giả tiến hành xây dựng thang đo likert 5 mức độ, độ tin cậy của thang đo đã được kiểm định bởi hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố, mô hình hồi quy tuyến tính tiến hành nhận dạng và xác định mức độ tác động của các yếu tố (1) Đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; (2) Yếu tố xã hội; (3) Yếu tố kinh tế; (4) Yếu tố pháp luật, chính sách về thuế đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. Đây là góp phần hoàn thiện chính sách, cải cách thủ tục hành chính về thuế tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế trong việc thực hiện tuân thủ pháp luật về thuế, góp phần tăng thu NSNN và sự phát triển kinh tế - xã hội./.
  6. iv ABSTRACT Vinh Hung District Tax Department is a unit under the Tax Department of Long An Province, the period from 2015 - 2019 has achieved encouraging results in tax administration activities to ensure correct and full collection, while ensuring ensuring the compliance and rationality of taxpayers, specifically: always fulfilling the budget collection plan, respectively: 135.2%; 153.9%; 150.9%; 123.7% and 100.1%. In fact, after checking the tax finalization at 200 enterprises, the Vinh Hung District Tax Department collected tax arrears of up to 12 billion dong, the administrative fines for taxation were 3 billion dong and 9 billion dong arrears. co. Therefore, it is necessary to research and find suitable solutions to improve, from the above reasons, the author chooses the topic "Factors affecting tax compliance behavior of enterprises in Vinh Hung district, Long province. an ”to do an economic thesis, specializing in Finance - Banking. Based on the deductive approach, this study uses qualitative methods and combines quantitative methods to analyze and assess the status of tax compliance of businesses in Vinh Hung district from 2014- In 2018, based on the secondary data from the Tax Department's performance report and conducting the survey collected by questionnaires from enterprises in Vinh Hung district. Acquiring the theory of fraudulent behavior and practical studies of domestic and foreign researchers, the author conducted a 5-level likert scale, the reliability of the scale was tested. by Cronbach's Alpha coefficients and factor analysis, linear regression models identify and determine the impact level of the factors (1) Psychological characteristics of the business; (2) Social factors; (3) Economic factors; (4) Legal factors, tax policies to tax compliance behavior of enterprises in Vinh Hung district. This is a contribution to perfecting policies and reforming administrative procedures on taxation to create the most favorable conditions for taxpayers in complying with tax laws, contributing to increasing state budget revenues and economic development. - society./.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii NỘI DUNG TÓM TẮT ............................................................................................... iii ABSTRACT .................................................................................................................. iv MỤC LỤC ...................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ......................................................... ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................................ x DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................... xi DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ............................................................................... xii CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 3 1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.4.1 Phạm vi thời gian ................................................................................................... 3 1.4.2 Phạm vi không gian ................................................................................................ 3 1.4.3 Phạm vi nội dung ................................................................................................... 3 1.5 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.6 Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................ 4 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ...................................................................... 4 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn ....................................................................... 4 1.7 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.8 Tổng quan công trình trước ................................................................................... 5 1.8.1 Các nghiên cứu trong nước .................................................................................... 5 1.8.2 Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................................... 5 1.9 Cấu trúc dự kiến luận văn ...................................................................................... 7 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.............................. 8 2.1 Lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế ....................................................................... 8
  8. vi 2.1.1 Hành vi ................................................................................................................... 8 2.1.2 Hành vi tuân thủ thuế ............................................................................................. 9 2.2 Các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế ............................................... 13 2.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây .................................................................... 19 2.3.1 Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 19 2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 20 2.4 Mô hình nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu đề xuất .................................... 22 2.4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 22 2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 23 Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 23 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 24 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 24 3.2 Xây dựng thang đo tham khảo ............................................................................. 25 3.2.1 Đặc điểm tâm lý doanh nghiệp ............................................................................ 26 3.2.2 Yếu tố xã hội ........................................................................................................ 26 3.2.3 Yếu tố kinh tế ....................................................................................................... 27 3.2.4 Yếu tố pháp luật, chính sách về thuế ................................................................... 27 3.3 Nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo .................................................... 28 3.3.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 28 3.3.2. Thang đo chính thức............................................................................................ 31 3.4 Nghiên cứu định lượng ......................................................................................... 32 3.4.1. Hình thức thực hiện ............................................................................................. 32 3.4.2 Các bước thực hiện nghiên cứu ............................................................................ 33 3.5 Phương pháp chọn mẫu và xử lý số liệu ............................................................. 33 3.5.1 Phương pháp chọn mẫu ........................................................................................ 33 3.5.2 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 34 Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 40 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 41 4.1 Hành vi tuân thủ thuế tại Chi Cục thuế huyện Vĩnh Hưng .............................. 41 4.1.1 Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng ................................................. 41 4.1.2 Vị trí chức năng và nhiệm vụ ............................................................................... 42
  9. vii 4.1.3 Tình hình thực hiện thu tại Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng .............................. 43 4.1.4 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp ............................................................................................................. 46 4.2 Thống kê mô tả mẫu quan sát .............................................................................. 47 4.3 Phân tích độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha .............................................. 50 4.3.1 Biến độc lập .......................................................................................................... 50 4.3.2 Biến phụ thuộc ..................................................................................................... 53 4.4 Phân tích nhân tố EFA ......................................................................................... 53 4.4.1 EFA biến độc lập .................................................................................................. 53 4.4.2 EFA biến phụ thuộc ............................................................................................ 56 4.4.3 Kết luận ............................................................................................................... 57 4.5 Phân tích tương quan, hồi quy ............................................................................. 57 4.5.1 Phân tích hồi quy .................................................................................................. 57 4.5.2 Phân tích tương quan............................................................................................ 59 Kết luận chương 4 ....................................................................................................... 61 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................... 63 5.1 Kết luận .................................................................................................................. 63 5.2 Hàm ý về mặt chính sách ...................................................................................... 65 5.2.1 Về đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp ................................................................. 65 5.2.2 Về yếu tố xã hội ................................................................................................... 66 5.2.3 Về yếu tố kinh tế .................................................................................................. 66 5.2.4 Về yếu tố pháp luật, chính sách thuế ................................................................... 66 5.3 Khuyến nghị ........................................................................................................... 67 5.3.1 Đối với Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng ............................................................. 67 5.3.2 Đối với Chi cục Thuế tỉnh Long An .................................................................... 68 5.4 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 68 5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 69 Kết luận chương 5 ....................................................................................................... 69 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................................. 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 71 PHỤ LỤC 01 ...................................................................................................................I
  10. viii PHỤ LỤC 02 ................................................................................................................ IV PHỤ LỤC 03 .............................................................................................................VIII PHỤ LỤC 04 ................................................................................................................ XI PHỤ LỤC 05 ............................................................................................................. XVI PHỤ LỤC 06 .......................................................................................................... XXIII
  11. ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Chữ viết tắt Chữ đẩy đủ 1 CQT Cơ quan thuế 2 DDTL Đặc điểm tâm lý doanh nghiệp 3 DN Doanh nghiệp 4 KT Yếu tố kinh tế 5 NNT Người nộp thuế 6 NSNN Ngân sách nhà nước 7 PL Yếu tố pháp luật, chính sách về thuế 8 XH Yếu tố xã hội 9 TTT Hành vi tuân thủ thuế
  12. x DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ANOVA Analysis of Variance Phân tích phương sai Phân tích nhân tố 2 EFA Exploratory Factor Analysis khám phá Hệ số kiểm định sự 3 KMO Kaiser Mayer Olkin phù hợp của mô hình EFA Organizations for economic Tổ chức hợp tác và 4 OECD cooperative and development phát triển kinh tế. Statistical Package for the Social Phần mềm thống kê 5 SPSS Sciences cho khoa học xã hội
  13. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU Số bang biểu Tên bảng biểu Trang Bảng 3.1 Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất 25 Bảng 3.2 Danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm 30 Bảng 3.3 Thang đo chính thức 31 Bảng 4.1 Kết quả thu ngân sách qua các năm 2015 - 2019 43 Bảng 4.2 Thống kê tình hình kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp 44 Bảng 4.3 Thống kê tình hình nợ thuế của doanh nghiệp từ năm 45 2015 - 2019 Bảng 4.4 Bảng tần số theo giới tính 47 Bảng 4.5 Bảng tần số theo trình độ 47 Bảng 4.6 Bảng tần số theo ngành nghề kinh doanh 48 Bảng 4.7 Bảng tần số theo quy mô lao động 48 Bảng 4.8 Cronbach’s Alpha của thang đo đặc điểm tâm lý của doanh 50 nghiệp Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố xã hội 51 Bảng 4.10 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố kinh tế 51 Bảng 4.11 Cronbach’s Alpha của thang đo yếu tố pháp luật, chính 52 sách thuế Bảng 4.12 Cronbach’s Alpha của thang đo hành vi tuân thủ thuế 53 Bảng 4.13 Kiểm định KMO 54 Bảng 4.14 Total Variance Explained (1) 54 Bảng 4.15 Total Variance Explained (2) 55 Bảng 4.16 Ma trận xoay 55 Bảng 4.17 Kiểm định KMO 56 Bảng 4.18 Total Variance Explained 57 Bảng 4.19 Ma trận nhân tố 57 Bảng 4.20 Hệ số β (1) 58 Bảng 4.21 Bảng ANOVA 59
  14. xii Bảng 4.22 Hệ số β (2) 59 Bảng 4.23 Bảng Durbin-Watson 60
  15. xiii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang Hình 2.1 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ 20 thuế của Doanh nghiệp Hình 2.2 Mô hình các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ 21 thuế Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu tác giả thực hiện trong nghiên cứu 24 Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng 42 Số hình vẽ Tên hình vẽ Trang Đồ thị 4.1 Giới tính 48 Đồ thị 4.2 Trình độ 49 Đồ thị 4.3 Ngành nghề kinh doanh 49 Đồ thị 4.4 Quy mô lao động 50 Đồ thị 4.5 Đồ thị ScatterPlot của phần dư - đã chuẩn hóa 60 Đồ thị 4.6 Đồ thị Histogram của phần dư - đã chuẩn hóa 61
  16. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Thuế là một nguồn thu vô cùng quan trọng và chiếm tỉ trọng cao, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thuế là khoản đóng góp mang tính chất bắt buộc được nhà nước quy định thành luật để mọi tổ chức kinh tế và người dân phải nộp cho nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Để đạt được điều này, chúng ta không chỉ quan tâm đến việc đưa ra những chính sách thuế hợp lý mà còn phải quan tâm đến hoạt động quản lý thuế của nhà nước. Hoạt động quản lý thuế hiện nay đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, đang phải đứng trước nhiều thách thức khác nhau trong nhiệm vụ thu thuế của nhà nước. Một trong những thách thức đó, là sự đa dạng hành vi tuân thủ thuế. Trong khi nguồn lực cho quản lý thu thuế có giới hạn, sự phức tạp về hành vi tuân thủ thuế ngày càng tăng và khó nắm bắt, từ đó làm cho cơ quan thuế phải chịu nhiều sức ép trong việc làm sao phải đảm bảo số thu cho NSNN nhằm hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý đất nước trong một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay (Đặng Thị Bạch Vân, 2014). Trên địa bàn tỉnh Long An số lượng doanh nghiệp hiện nay chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn 11.305 doanh nghiệp, Hợp tác xã gọi chung là doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp này đang đóng góp hơn 40% GDP và 15% tổng thu ngân sách của tỉnh Long An. (Long An, 2019). Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng là đơn vị trực thuộc Cục Thuế tỉnh Long An, giai đoạn từ năm 2015 - 2019 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động quản lý thuế đảm bảo thu đúng và thu đủ, đồng thời đảm bảo tính tuân thủ và hợp lý của người nộp thuế, cụ thể: Theo báo cáo của Chi cục Thuế huyện Vĩnh Hưng, giai đoạn từ năm 2015 - 2019, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách, lần lượt: 135,2%; 153,9%; 150,9%; 123,7% và 100,1%. Cụ thể tổng thu thuế
  17. 2 thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng trên 10% so với tổng thu thuế (Cụ thể : 19,1%; 18,0%; 13,6%; 11,1%, 11,2%), trong đó: Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với tổng thu thuế TNDN cụ thể là: 83,4%; 78,2%; 63,8%, 66,4%, 67,2%. (báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm thu ngân sách nhà nước của Chi Cục thuế huyện Vĩnh Hưng, 2015 - 2019). Tuy nhiên, kết quả trên không phản ánh đúng thực tế với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà xã hội mang lại cho họ, do đó hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp thật sự chưa nghiêm, thực tế qua kiểm tra quyết toán thuế tại 200 doanh nghiệp. Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng đã truy thu thuế với số tiền lên đến 12 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là 3 tỷ đồng, truy thu 9 tỷ đồng (báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm thu ngân sách nhà nước của Chi Cục thuế huyện Vĩnh Hưng, 2015 - 2019). Ngoài ra, tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách của địa phương. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu tìm giải pháp phù hợp để cải thiện, từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An” để nghiên cứu thực hiện luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng. Đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng.
  18. 3 Đề xuất những hàm ý chính sách nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại địa bàn quản lý của Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp về các khoản thuế phải nộp dưới sự quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Vĩnh Hưng. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về thời gian: Thu thập dữ liệu sơ cấp điều tra của doanh nghiệp trong năm 2019. Luận văn cũng sử dụng số liệu thứ cấp dựa trên báo cáo tài chính và thông tin cung cấp của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng từ năm 2015 - 2019. Thời gian thực hiện luận văn từ tháng 11/2019 đến tháng 6/2020 1.4.2 Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản nhất liên quan đến lý thuyết về hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. 1.4.3 Phạm vi nội dung: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng. Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế và sự tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng từ 2015 - 2019. 1.5 Câu hỏi nghiên cứu Yếu tố nào tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng? Mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi tuân thủ thuế? Những hàm ý chính sách nào là cần thiết để nâng cao hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng?
  19. 4 1.6 Những đóng góp mới của luận văn 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học Về mặt lý thuyết, đề tài sẽ hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, trên cơ sở đó chỉ ra những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất. 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu nhằm giúp đỡ cơ quan thuế phát hiện các nhân tố nào có sức ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi tuân thủ thuế của các doanh nghiệp, làm cơ sở giúp cơ quan thuế ngày càng hoàn thiện hơn về chính sách thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm giúp các doanh nghiệp hiểu, thông suốt và thực hiện hành vi tuân thủ thuế một cách tốt nhất. 1.7 Phương pháp nghiên cứu Dùng phương pháp kết hợp giữa định tính và định lượng: Nghiên cứu định tính: Tác giả dùng kỹ thuật thảo luận nhóm để khám phá các nhân tố và điều chỉnh thang đo. Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Vĩnh Hưng với số phiếu khảo sát được đưa vào phân tích là 182/200 doanh nghiệp. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định sự tương quan giữa các biến và loại bỏ các biến có độ tin cậy không phù hợp. Phân tích nhân tố khám phá EFA tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thuế của người nộp thuế. Phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố đến hành vi của người nộp thuế.
  20. 5 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 1.8.1 Các nghiên cứu trong nước Một số nghiên cứu thực nghiệm về hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trong thời gian gần đây bao gồm: Nghiên cứu của (Bùi Ngọc Toản, 2017), “ Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập của doanh nghiệp, đặc biệt là tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả cho thấy 7 yếu tố ảnh hưởng gồm (1) yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế; (2) yếu tố pháp luật và chính sách về thuế; (3) yếu tố đặc điểm tâm lý của doanh nghiệp; (4) yếu tố đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; (5) yếu tố đặc điểm ngành; (6), yếu tố kinh tế; và (7) yếu tố xã hội. Nghiên cứu của (Đặng Thị Bạch Vân , 2014), “Xoay quanh vấn đề người nộp thuế và tuân thủ thuế”. Tạp chí phát triển & hội nhập (UEF), số 16 (26), trang 59-63. Nêu lên các yếu tố tác động gồm có. (1) thuế suất, (2) xác suất bị kiểm tra, (3) mức phạt, (4) nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế. Nghiên cứu của (Nguyễn Bá Hoàng, 2017), “các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tại Chỉ cục Thuế Quận 11, TP. Hồ Chí Minh”. Tạp chí khoa học Đại học Văn Hiến, số 4 (5), trang 13-25. Nêu các yếu tố (1) hiểu biết thuế, (2) tính tuân thủ thuế thu nhập cá nhân, (3) nhận thức và tính công bằng về thuế. Nghiên cứu (Nguyễn Thanh Hoài và cộng sự, 2011). “ Giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam”. Nghiên cứu nêu lên các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Thứ nhất, nhóm yếu tố về tình hình kinh tế, xã hội. Thứ hai, nhóm yếu tố về chính sách pháp luật nói chung và chính sách thuế nói riêng. Thứ ba, nhóm yếu tố thuộc về quản lý của CQT. Thứ tư, nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân. 1.8.2 Các nghiên cứu nước ngoài có liên quan Nghiên cứu của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD, 2004). “Quản lý và nâng cao tuân thủ thuế”. Nghiên cứu thực tiễn sâu sắc về việc nâng cao hành vi tuân thủ hệ thống thuế, phân tích hành vi tuân thủ thuế. Phương pháp tiếp cận thứ nhất từ giác độ tính hợp lý về mặt kinh tế đã được xây dựng trên cơ sở áp dụng phân tích kinh tế. Phương pháp thứ hai liên quan đến các vấn đề rộng hơn về hành vi và chủ yếu dựa vào các khái niệm, các nghiên cứu về tâm lý học và xã
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2