intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

38
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã xây dựng và kiểm định được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM thông qua việc vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ TUẤN DŨNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỖ TUẤN DŨNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG TP. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” là công trình của việc học tập và nghiên cứu thật sự nghiêm túc của bản thân. Những kết quả nêu ra trong nghiên cứu này là trung thực và chưa từng được công bố trước đây. Các số liệu trong luận văn nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, được tổng hợp từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2018 HỌC VIÊN THỰC HIỆN LUẬN VĂN Đỗ Tuấn Dũng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ÐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 6. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 4 7. Kết cấu của luận văn.............................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................ 5 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................ 5 1.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................ 6 1.3. Nhận xét và xác định khe trống nghiên cứu........................................................ 8 Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 10 2.1. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ............................ 10 2.1.1. Sự hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ......................................... 10 2.1.1.1. Giai đoạn sơ khai ..................................................................... 10 2.1.1.2. Giai đoạn hình thành ............................................................... 11 2.1.1.3. Giai đoạn phát triển ................................................................. 11 2.1.1.4. Thời kỳ hiện đại (thời kỳ hậu COSO – từ 1992 đến nay) ........ 12 2.1.2. Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát nội bộ ......................................... 13
  5. 2.1.3. Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ....................................................... 15 2.2.Khái quát về COSO 2013 .................................................................................. 16 2.2.1. Môi trường kiểm soát ........................................................................... 16 2.2.2. Đánh giá rủi ro ...................................................................................... 18 2.2.3. Hoạt động kiểm soát ............................................................................. 20 2.2.4. Thông tin và truyền thông..................................................................... 20 2.2.5. Hoạt động giám sát ............................................................................... 21 2.3. Đặc điểm doanh nghiệp thương mại tác động đến hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị ................................................................................................................ 21 Kết luận Chương 2. ................................................................................................. 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 25 3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 25 3.2. Thực hiện phương pháp nghiên cứu ................................................................. 26 3.2.1. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 26 3.2.2. Thiết kế thang đo trong mô hình nghiên cứu ........................................ 27 3.2.3. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ........................................................... 31 3.3. Nghiên cứu định lượng ..................................................................................... 32 3.3.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ............................................................ 32 3.3.2. Thu thập dữ liệu và phương pháp lấy mẫu ............................................ 32 3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 32 3.4. Mô hình hồi quy ............................................................................................. 35 3.5. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu............................................................... 33 3.5.1. Môi trường kiểm soát ............................................................................ 34 3.5.2. Đánh giá rủi ro ...................................................................................... 34 3.5.3. Hoạt động kiểm soát ............................................................................. 34 3.5.4. Thông tin và truyền thông ................................................................... 35 3.5.5. Hoạt động giam sát ............................................................................. 35
  6. 3.5.6. Đặc điểm doanh nghiệp thương mại ................................................... 36 Kết luận Chương 3. ................................................................................................. 37 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 38 4.1. Giới thiệu khái quát về nghành thương mai và doanh nghiệp thương mại....... 38 4.1.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại ........................... 38 4.1.2. Khái quát về lĩnh vực thương mại tại TP. Hồ Chí Minh .................... 40 4.1.2.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế năm 2017 của TP. Hồ Chí Minh ................................................................................................... 40 4.1.2.2. Quy hoạch phát triển Ngành thương mại TP.HCM đến năm 2025 ................................................................................................... 41 4.2. Thống kê mẫu khảo sát ..................................................................................... 42 4.3.Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu ............................................................. 43 4.3.1. Phân tích đánh giá thang đo Cronbach's Alpha .................................. 43 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................... 45 4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập ............................. 45 4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc ......................... 45 4.3.3. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .................................... 48 4.3.4. Kết luận phân tích mô hình đo lường ................................................. 51 4.3.5. Kiểm định giả thiết mô hình............................................................... 52 4.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 52 Kết luận Chương 4 .................................................................................................. 56 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 56 5.1. Kết luận ........................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 57 5.2.1. Đối với nhân tố môi trường kiểm soát ................................................ 57 5.2.1.1. Thay đổi tư duy về rủi ro trong kinh doanh theo hướng tích cực ............................................................................................................... 57
  7. 5.2.1.2. Chuẩn hóa các mô tả công việc cho từng vị trí cụ thể, kết hợp với tổ chức rèn luyện cập nhật kiến thức chuyên môn một cách thường xuyên ..................................................................................................... 58 5.2.1.3. Giảm áp lực kinh doanh trong các hoạt động của DN ................ 59 5.2.2. Đối với nhân tố đánh giá rủi ro ............................................................ 59 5.2.3. Đối với nhân tố thông tin và truyền thông ........................................... 61 5.2.4. Đối với nhân tố đặc điểm DNTM ........................................................ 62 5.2.5. Đối với nhân tố hoạt động giám sát ..................................................... 62 5.2.6. Đối với nhân tố hoạt động kiểm soát ................................................... 62 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... 63 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AICPA Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ COSO Uỷ ban các tổ chức đồng bảo trợ DN Doanh nghiệp DNTM Doanh nghiệp thương mại ĐGRR Đánh giá rủi ro GAO Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ INTOSAI Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao HĐGS Hoạt động giám sát HĐKS Hoạt động kiểm soát HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSNB Kiểm soát nội bộ MTKS Môi trường kiểm soát QTRR Quản trị rủi ro SEC Uỷ ban chứng khoán Hoa Kỳ TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTT Thông tin truyền thông
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu ......................................... 27 Bảng 4.1: Thống kê ý kiến khảo sát các thang đo trong nghiên cứu ........................ 43 Bảng 4.2: Tổng hợp đánh giá các thang đo nghiên cứu ........................................... 43 Bảng 4.3: Bảng kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập ........................... 45 Bảng 4.4: Phương sai trích các biến độc lập ............................................................ 46 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA ............................................................... 46 Bảng 4.6: Hệ số KMO và kiểm định Barlett cho biến phụ thuộc............................. 48 Bảng 4.7: Phương sai trích của biến phụ thuộc ....................................................... 48 Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu ........ 48 Bảng 4.9: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy nằng phương pháp Enter ...... 50 Bảng 4.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ...... 50 Bảng 5.1: Bảng sắp xếp thứ tự mức độ tác động theo hệ số Beta của các nhân tố ... 58
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu ...................................................................... 25 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ............................................................... 27 Sơ đồ 4.1: Quá trình luân chuyển hàng hoá, hoạt động thương mại ........................ 39
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống KSNB (HTKSNB) là một công cụ quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp (DN) như: con người; tài sản; vốn; … góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm tăng mức độ của báo cáo tài chính đảm bảo được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Thực tế cho thấy sự thất bại hoặc không thể kiếm soát hoạt động của rất nhiều DN dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc chưa đầu tư đúng mức trong việc thiết lập các thủ tục KSNB hiệu quả. Vì vậy hoạt động kiểm soát có vai trò quan trọng trong một tổ chức, đây là điều mà đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới về KSNB và đưa ra khái niệm thống nhất về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau, cũng như đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp đơn vị xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu. Xây dựng hệ thống KSNB nhằm giúp tổ chức hạn chế những sự cố, mất mát, thiệt hại, và tăng hiệu quả hoạt động của tổ chức. KSNB được thiết lập trên cơ sở các biện pháp, chính sách, thủ tục, chức năng, thẩm quyền của những người liên quan trong hoạt động của mọi DN, giúp DN nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố, và hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trên con đường hội nhập với kinh tế các nước trên thế giới, do vậy chúng ta sẽ có cơ hội được giao thương kinh tế với các nước. Minh chứng cho thấy trong nhiều năm qua kinh tế của Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, với nhiều năm liền mức tăng trưởng GDP đều đạt trên 6%. Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam, khi Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại sẽ mang đến những cơ hội giao thương hợp tác với các nước, nhưng phải đương đầu với nhiều thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Bởi lẽ, nước ta có nền kinh tế đang phát triển; hoạt động hầu hết các DN chưa có sự liên kết để tạo sức mạnh trong cạnh tranh do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng lục
  12. 2 sản xuất - lao động còn thấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học hạn chế dẫn đến giá thành sản phẩm còn cao, thậm chí cao hơn nhiều so với các nền kinh tế trong khu vực. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là trong hoạt động kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro mà hoạt động KSNB trong các DN chưa thể đủ mạnh để kiểm soát và ngăn ngừa, và đối với doanh nghiệp thương mại (DNTM) cũng không phải là ngoại lệ. Mặt khác, DNTM làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó. Là cầu nối trung gian giữa DN sản xuất và thị trường tiêu dùng, DNTM có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân vì nó liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung - cầu và cả các loại chi phí sản xuất, vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Theo đó, DNTM có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và mở rộng lưu giao thương không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn ở nước ngoài, qua đó góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, theo sự tìm hiểu của tác giả, tại Việt Nam hiện nay các đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB chủ yếu tập trung vào các DN thuộc lĩnh vực sản suất và các đơn vị thuộc khu vực công, có rất ít các nghiên cứu về hệ thống KSNB trong các DN thuộc lĩnh vực thương mại, đặc biệt đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên thì việc nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB của các DNTM là vô cùng cần thiết và mang tính thời sự, nên tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu chung: Nghiên cứu tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM.
  13. 3 2.2.Mục tiêu cụ thể: (1) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. (2) Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. 3.Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời được các câu hỏi sau: (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM như thế nào? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu: Sự hữu hiệu của HTKSNB trong DNTM trên địa bàn TP.HCM và mức độ tác động của từng nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB của các đơn vị. 4.2.Phạm vi nghiên cứu: + Không gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện đối với các DNTM trên địa bàn TP.HCM. + Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2018 đến tháng 9/2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định tính kết hợp với phương pháp định lượng. - Phương pháp định tính: Tổng kết các lý thuyết có liên quan, xây dựng dàn bài thảo luận và tiến hành các cuộc thảo luận nhóm (phỏng vấn các chuyên gia có liên quan đến vấn đề nghiên cứu), phân tích dữ liệu định tính, từ đó đưa ra giả thuyết
  14. 4 nghiên cứu. Những giả thuyết được xây dựng trong phần này sẽ được kiểm định bằng nghiên cứu thực nghiệm trong tương lai. - Phương pháp định lượng: Dựa vào các lý thuyết và những nghiên cứu trước đây để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu và kiểm định mô hình thông qua mô hình định lượng nhân tố khám phá (EFA) bởi phần mềm thống kê SPSS 22.0. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1.Ý nghĩa khoa học Đề tài đã xây dựng và kiểm định được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM thông qua việc vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM. 6.2.Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB tại các DNTM trên địa bàn TP.HCM, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị nói chung và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày bởi 5 Chương sau: Chương 1. Tổng quan nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5. Kết luận và Kiến nghị
  15. 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trên cơ sở các tài liệu tác giả đã tìm hiểu, các công trình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến mục tiêu đề tài hướng tới có thể đề cập tới nhưng nghiên cứu sau: - Theo nghiên cứu của Kakucha (2009), An Evaluation of Internal Control: the Case of Nairobi small businesses, về đánh giá mức độ của KSNB tại các DN nhỏ ở Nairobi đã chỉ ra các khiếm khuyết của HTKSNB tại các đơn vị này, chủ yếu tập trung vào đánh giá rủi ro , thông tin và truyền thông. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa những yếu kém của KSNB và kết quả hoạt động tài chính. Giải pháp đưa ra trong nghiên cứu này là các DN phải nâng cao kiến thức cho các nhà quản lý DN nhỏ về việc xây dựng hệ thống KSNB thông qua các diễn đàn hoặc hội thảo. - Đối với nghiên cứu của Annukka Jokipii (2010), Determinants and consequences of internal control in firms: A contingency theory based analysis – Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu 741 công ty có quy mô vừa và lớn ở Phần Lan, tập trung vào KSNB và sự hữu hiệu của HTKSNB, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát thang đo Likert 7 điểm. Kết quả nghiên cứu cho thấy để đo lường tính hữu hiệu của HTKSNB, phải dựa trên việc đạt được các mục tiêu của nó, bao gồm sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, thông tin đáng tin cậy, tuân thủ pháp luật và các quy định, đồng thời, sự hiện diện đầy đủ và thực hiện đúng chức năng của năm thành phần liên quan đến từng loại mục tiêu của tổ chức sẽ đảm bảo cho sự hữu hiệu của HTKSNB, trong đó hoạt động giám sát có tác động mạnh nhất và nhân tố thông tin và truyền thông có tác động yếu nhất đến HTKSNB của các công ty. - Trong nghiên cứu của Tatiana Dănescu và các cộng sự (2012), The role of the risk management and of the activities of internal control in supplying useful information through the accounting and fiscal reports, cho thấy: Những thông tin tài chính hữu ích cho quá trình đưa ra quyết định nội bộ cũng như những người sử dụng
  16. 6 với mục đích khác nhau phải hợp lý, có thể so sánh được và đáng tin cậy. Kiến thức, hiểu biết và vận dụng chuẩn mực tài chính kế toán, những thủ tục và chính sách đặc biệt quan trọng để đảm bảo miêu tả vững vàng về biểu hiện và tình hình tài chính hoặc để tuân thủ những khuôn khổ ràng buộc cơ bản là những nhân tố mà cơ chế KSNB đáp ứng đủ sẽ ngăn ngừa rủi ro đến các công tác kế tóan nói chung và BCTC nói riêng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Để đạt được những mục tiêu đó, phải có một công cụ quản trị dự báo rủi ro xảy ra trong tương lai. Dựa trên đó, chúng ta có thể thực hiện các hoạt động kiểm soát nội bộ nhanh nhất. - Theo Nyakundi, Nyamita và Tinega (2014) đã tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của HTKSNB lên hoạt động tài chính của các DN nhỏ và vửa ở thành phố Kisumu, Kenya. Tác giả đã tìm ra được mối liên hệ giữa sự hiểu biết của người quản lý DN với hiệu quả tài chính của DN. 1.2. Các nghiên cứu trong nước - Tác giả Bùi Thị Minh Hải (2012) với luận án tiến sỹ về “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các công ty may mặc Việt Nam” đã khái quát được lý luận chung về KSNB và HTKSNB, trên cơ sở đó làm rõ đặc điểm chung của Ngành May toàn cầu tác động đến HTKSNB của các công ty trong ngành và rút r a được một số kinh nghiệm quốc tế về tổ chức HTKSNB trong các công ty may mặc. Tác giả cũng đánh giá được thực trạng HTKSNB trong các công ty may mặc Việt Nam, đã lập được mẫu bảng câu hỏi điều tra các công ty, thông qua việc khảo sát các yếu tố (môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát) từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuân Linh (2014) luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các doanh nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định”, tác giả của đã dựa trên cơ sở lý thuyết về kiểm soát hoạt động trên quan điểm quản trị rủi ro, nhận định các yếu tố rủi ro trong ngành chế biến gỗ, đã tìm hiểu phân tích thực trạng của hệ thống kiểm soát rủi ro của các DN chế biến gỗ tỉnh Bình Định thông qua khảo sát 56 DN chế biến gỗ tỉnh Bình Định. Từ đó, phân tích những
  17. 7 mặt tích cực, yếu kém, nguyên nhân tồn tại của hệ thống kiểm soát rủi ro của các DN chế biến gỗ thông qua chính sách, văn bản, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ mang tính đặc thù của DN chế biến gỗ Bình Định để xem xét các nhân tố tác động đến rủi ro; và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các DN chế biến gỗ tỉnh Bình Định theo 8 thành tố của hệ thống khung lý thuyết quản trị rủi ro COSO (2004) - Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ (2014) Luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài ‘Kiểm soát rủi ro hoạt động xuất khẩu tại các Doanh Nghiệp da giày trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai’ dựa trên cơ sở lý thuyết về kiểm soát rủi ro theo COSO 2004, nhận định các yếu tố rủi ro trong ngành xuất khẩu da giày, đã đánh giá hệ thống kiểm soát rủi ro của các DN xuất khẩu da giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó, phân tích những mặt tích cực, yếu kém, nguyên nhân tồn tại của hệ thống kiểm soát rủi ro của các DN thông qua chính sách, văn bản, kim ngạch xuất khẩu; Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro tại các DN xuất khẩu da giày trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo 8 thành tố của hệ thống khung lý thuyết QTRR. - Tác giả Bùi Thị Tĩnh (2014), trong bài viết “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam” đăng trên Tạp chí Công Thương, số 10 năm 2014. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả tìm hiểu, phân tích và đanh giá thực trạng của HTKSNB của các DN và đồng thời đã đi đến kết luận: HTKSNB có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đắc lực để DN hoàn thành tốt những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, bài viết đồng thời trinh bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB của các DN tại Việt Nam. - Tác giả Võ Thị Nguyệt Nga (2015) với luận văn thạc sĩ, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Tiền Giang”, hướng tới việc hoàn thiện một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu tại công ty TNHH Một thành viên Xổ số Kiến thiết Tiền Giang, làm sáng tỏ lý luận về HTKSNB theo COSO 2013 cấu thành gồm 5 nhân tố. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, kết quả chủ yếu của đề tài phản ánh và đánh giá thực trạng HTKSNB tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang, nhận biết những hạn chế và nguyên nhân
  18. 8 những hạn chế tại công ty, từ đó đề ra định hướng và giải pháp hoàn thiện cho HTKSNB tại công ty. 1.3. Các nhận xét và khoảng trống nghiên cứu Các bài nghiên cứu cho thấy HTKSNB là một đề tài vẫn được nhiều đối tượng lựa chọn nghiên cứu cho đến nay. Các đề tài đề cập đến sự ảnh hưởng của HTKSNB đến các khía cạnh khác nhau, các khu vực, ngành nghề khác nhau và các nhân tố ảnh hưởng đến HTKSNB tại khu vực tư và khu vực công, trong phạm vi toàn thế giới hay một quốc gia, địa phương cụ thể. Các công trình khoa học đã có những nghiên cứu về việc nâng cao tính hữu hiệu của HTKSNB trong các lĩnh vực, các DN khác nhau. Cụ thể, các nghiên cứu đều cho rằng năm thành phần của HTKSNB chính là những nhân tố quyết định, ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB; riêng các đề tài nghiên cứu về HTKSNB gắn với một DN cụ thể thì đã đánh giá khá chi tiết về thực trạng HTKSNB và đề nghị các giải pháp để hoàn thiện HTKSNB nhằm hạn chế rủi ro về gian lận, ngăn ngừa trong hoạt động sản xuất kinh doanh đến mức thấp nhất. Kết quả tổng kết các nghiên cứu có liên quan cho thấy tầm quan trọng của HTKSNB từ đó cho thấy nhu cầu cần thiết phải xây dựng một HTKSNB tại đơn vị. Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về HTKSNB và nhiều tác giả sử dụng chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính, đồng thời có rất ít các nghiên cứu về HTKSNB tại các DN trong lĩnh vực thương mại. Các nghiên cứu về HTKSNB trong nước chủ yếu thực hiện trên phương diện lý luận, tổng quan lý thuyết, nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp; có rất ít nghiên cứu về mặt định lượng, sử dụng mô hình để nghiên cứu vấn đề HTKSNB. Thêm vào đó cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại các DN trong lĩnh vực thương mại nói chung và các DNTM trên địa bàn TP. HCM nói riêng. Đây là khoảng trống quan trọng để tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
  19. 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong Chương 1 tác giả giới thiệu một cách tổng quát các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam có liên quan đến đề tài. Từ đó, làm cơ sở để tác giả xác định vấn đề nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của luận văn. Kết quả tổng kết nghiên cứu cũng hỗ trợ cho tác giả trong việc xây dựng nên các giả thuyết nghiên cứu, cũng như đánh giá được các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng. Sau đó, dựa trên cơ sở những nghiên cứu đã tổng kết, tác giả tiến hành đánh giá các nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên cứu cũng như định hướng nghiên cứu cho luận văn.
  20. 10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 2.1 Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 2.1.1.Sự hình thành và phát triển kiểm soát nội bộ 2.1.1.1.Giai đoạn sơ khai Vào những năm cuối thế kỷ 19, khi nền kinh tế bắt đầu phát triển mạnh mẽ, quyền sở hữu của các cổ đông tách rời quyền quản lý, các kênh cung cấp vốn cũng phát triển kịp thời để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của các DN. Để có thể cung cấp vốn, các kênh cung cấp vốn cần có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính có thể tin cậy được của các DN. Điều này dẫn đến sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập, các công ty kiểm toán đảm nhiệm chức năng xác nhận tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC Khi thực hiện chức năng nhận xét BCTC, các kiểm toán viên đã sớm nhận thức rằng không cần thiết phải kiểm tra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà chỉ chọn mẫu, và dựa vào sự tin tưởng vào HTKSNB do đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc xử lý, tập hợp các thông tin để lập BCTC. Vì vậy, các kiểm toán viên bắt đầu quan tâm đến KSNB; thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” cũng bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này. Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền và từ cuộc cách mạng công nghiệp. Đến năm 1905, Robert Montgomery, đồng thời cũng là sáng lập viên, của công ty kiểm toán Lybrand, Ross Bros & Montgomery, đã đưa ra ý kiến về một số vấn đề liên quan đến KSNB trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”. Đến năm 1929, thuật ngữ “kiểm soát nội bộ” được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (Federal Reserve Bulletin), theo đó KSNB được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động. Năm 1936, Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) cũng đã đưa ra định nghĩa về KSNB. Đặc biệt là sau vụ phá sản của các công ty lớn có cổ phiếu niêm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0