intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: Thanh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:100

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh Tiền Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- NGUYỄN ĐOÀN THÙY DƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------- NGUYỄN ĐOÀN THÙY DƯƠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH TUÂN THỦ THUẾ CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CỤC THUẾ TỈNH TIỀN GIANG CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ ( HƯỚNG ỨNG DỤNG) MÃ SỐ: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN ĐÔNG PHONG TP. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN ---------------- Tôi xin cam đoan rằng Luận văn: "Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế tỉnh Tiền Giang" là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các tài liệu, số liệu được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn trung thực, hợp pháp, được Tác giả thu thập, đánh giá qua phỏng vấn và điều tra tại Tiền Giang từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019. Người thực hiện đề tài Nguyễn Đoàn Thùy Dương
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...........................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2 1.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu ..................................................................................2 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................3 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu: .................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................5 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................5 2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN ...........................................................................5 2.1.2 Nghĩa vụ thuế ..............................................................................................6 2.1.3 Một số mặt trái của việc đánh thuế TNCN..................................................8 2.1.4 Tuân thủ thuế ...............................................................................................9 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về tuân thủ thuế .............10 2.2.1 Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014. Factors influencing Taxpayers’ Compliance with Tax System: An Empirical Study of Mekelle City, Ethiopia. EJournal of Tax Research, vol 12, no.2, p433-452. ...........................................10 2.2.2 Nicoleta, 2011. A Review of Factors for Tax Compliance. University of Galati. Faculty of Economics and Business Administration, “Dunarea de Jos” University of Galati, Romania............................................................................11
  5. 2.2.3 Helhel, 2014. Factors Affecting Tax Attitudes and Tax Compliance: A Survey Study in Yemen. European Journal of Business and Management, Vol.6, No.22, 2014 ........................................................................................................13 2.2.4 Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế thu nhập cá nhân tại thành phố Tân An. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học kinh tế TP. HCM .........................................................................................14 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................15 2.3.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN ............................................................................................................................15 2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................19 2.3.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của người NTT thu nhập cá nhân ........................................................................................20 2.3.3.1 Yếu tố kinh tế ......................................................................................20 2.3.3.2 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế ......................................................21 2.3.3.3 Yếu tố xã hội .......................................................................................22 2.3.3.4 Các yếu tố cá nhân ..............................................................................24 2.3.3.5 Nhân khẩu học ....................................................................................25 CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................27 3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu ..........................................................................27 3.2 Nguồn dữ liệu ..................................................................................................29 3.2.1.1 Dữ liệu thứ cấp ....................................................................................29 3.2.1.2 Dữ liệu sơ cấp .....................................................................................29 3.3 Nghiên cứu định tính .......................................................................................29 3.4 Nghiên cứu định lượng ....................................................................................33 3.4.1 Thiết kế mẫu và phương pháp điều tra chọn mẫu .....................................33 3.4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................34 3.4.3 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo.............................................35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................38 4.1 Thống kê mô tả chung về mẫu nghiên cứu và biến nghiên cứu ......................38 4.1.1 Thông tin chung về mẫu của nghiên cứu ..................................................38 4.1.2 Thống kê mô tả giá trị các biến quan sát ...................................................41
  6. 4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..................................................................42 4.2.1 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Các nhân tố ảnh hưởng tính tuân thủ thuế TNCN .........................................................................................................43 4.2.2 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha – Tính tuân thủ thuế TNCN ..................45 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................45 4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN – Biến độc lập ...........................................................................46 4.3.2 Thang đo tính tuân thủ thuế TNCN – Biến phụ thuộc ..............................47 4.4 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến ...............................................................49 4.4.1 Phân tích tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .........49 4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến .........................................................51 4.5 Kiểm định giả định trong mô hình ...................................................................55 4.5.1 Giả định liên hệ tuyến tính ........................................................................55 4.5.2 Giả định về phân phối chuẩn và phần dư ..................................................56 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ ..........59 5.1 Kết luận ............................................................................................................59 5.2 Kiến nghị..........................................................................................................59 5.2.1 Yếu tố đặc điểm của cơ quan thuế (CQT) .................................................60 5.2.2 Yếu tố kinh tế ............................................................................................63 5.2.3 Nhân khẩu học (NKH) ..............................................................................65 5.2.4 Yếu tố xã hội (XH) ....................................................................................66 5.2.5 Yếu tố cá nhân (CN) ..................................................................................66 5.3 Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO1 PHỤ LỤC4
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt …………………………Nguyên chữ NNT…………………………… Người nộp thuế CT……………………………... Cục Thuế EFA……………………………. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Anlalysis) MST…………………………… Mã số thuế TNCN......................................... Thu nhập cá nhân TTT……………………………. Tuân thủ thuế UBND…………………………. Uỷ Ban Nhân Dân CNTT......................................... Công nghệ thông tin NSNN......................................... Ngân sách nhà nước
  8. DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG I. Hình Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của Tadesse Engida & Goitom Abera, 2014 .................................................................................11 Hình 2.2: Mô hình các yếu tố tác động tính tuân thủ thuế của Nicoleta, 2011 .........12 Hình 2.3 : Mô hình các yếu tố tác động đến thái độ và tuân thủ thuế của Helhel, 2014 ...........................................................................................................................14 Hình 2.4: Mô hình các yếu tố tác động đến thuế tính tuân thủ thuế TNCN của Nguyễn Ngọc Minh Sang, 2016 ................................................................................15 Hình 2.5 : Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................17 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................28 II. Biểu đồ Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Scatter Plot kiểm tra giả định về liên hệ tuyến tính ................56 Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram ......................................57 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ phần dư chuẩn hóa Normal P-P Plot .......................................58 III. Bảng biểu Bảng 2.1 : Tổng hợp các biến nghiên cứu trong mô hình .........................................17 Bảng 3.1 : Mô tả biến trong mô hình nghiên cứu .....................................................31 Bảng 4.1 : Thông tin chung về mẫu khảo sát ............................................................39 Bảng 4.2: Tóm tắt thống kê mô tả giá trị các biến quan sát ......................................41 Bảng 4.3: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của thang đo .44 Bảng 4.4: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng của thang đo tính tuân thủ thuế TNCN ............................................................................45 Bảng 4.5: Hệ số KMO, hệ số Sig. kiểm định Bartlett, Chỉ số Eigenvalue, Tổng phương sai trích cho biến độc lập .............................................................................46 Bảng 4.6: Kết quả phân tích yếu tố khám phá các biến độc lập của bảng ma trận xoay nhân tố ..............................................................................................................47 Bảng 4.7: Hệ số KMO và Hệ số Sig. kiểm định Bartlett cho biến phụ thuộc ..........48 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ................48 Bảng 4.9: Hệ số tương quan Pearson giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ..............50 Bảng 4.10: Các thông số thống kê của từng biến trong mô hình ..............................51
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Lý do chọn đề tài Ngày nay, Thuế nói chung và thuế thu nhập cá nhân nói riêng là một trong những công cụ quan trọng để tạo ra nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, nhằm mục tiêu đáp ứng, cung cấp cho nhu cầu về chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Nếu muốn tăng Ngân sách Nhà nước, thực hiện cân đối chi tiêu cho các nguồn thu của Chính phủ, đòi hỏi phải có một chính sách thuế về thu nhập cá nhân thực sự phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, với chiến lược phát triển kinh tế qua từng giai đoạn và phải có sự đồng thuận của NNT. Hiện nay, vẫn còn một số hạn chế mà cơ quan thuế cần phải quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa trong quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân. Thuế TNCN được thu chủ yếu đối với các đối tượng làm công ăn lương có thu nhập được thanh toán qua thẻ ATM, riêng các cá nhân hoạt động tự do trong ngành nghệ thuật như ca sỹ, diễn viên, người mẫu; những người kinh doanh buôn bán qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo thì cơ quan thuế sẽ gặp nhiều khó khăn trong thanh tra và kiểm tra thuế TNCN... Cơ quan thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân dựa trên cơ chế tự nộp, tự khai vì vậy chỉ đảm bảo số thu chính xác nếu cá nhân đó kê khai trung thực thu nhập của mình còn với các đối tượng lợi dụng cơ chế tự khai, tự nộp để khai khống bớt thu nhập thì cơ quan thuế khó lòng kiểm soát được. Thêm vào đó, thói quen của đa số các tầng lớp từ xưa đến nay là thanh toán bằng tiền mặt nên rất hạn chế cho cơ quan thuế điều tra và quản lý được thu nhập thực tế của các trường hợp nêu trên. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” nhằm nghiên cứu và đưa ra những giải pháp để quản lý tốt nguồn thu thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến
  10. nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài Kết quả điều tra đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” đã được tổng hợp, kiểm tra và phân tích hồi quy cho thấy được các nhân tố tác động tới tính tuân thủ của NNT. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày tổng quát về giải pháp giúp tăng cường tính TTT của NNT. Kết quả phân tích cho thấy, có 5 yếu tố tác động đến tính tuân thủ thuế của NTT tại Cục thuế Tỉnh Tiền Giang gồm: yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội, yếu tố đặc điểm cơ quan thuế, yếu tố cá nhân, yếu tố nhân khẩu học đều có tác động thuận chiều đến Tính tuân thủ thuế vì các biến đều có hệ số hồi quy dương. Cụ thể, biến có ảnh hưởng và tác động mạnh nhất đến tính tuân thủ thuế TNCN là biến đặc điểm của cơ quan thuế, đứng thứ 2 là biến yếu tố kinh tế, đứng thứ 3 là biến nhân khẩu học, thứ 4 là yếu tố xã hội và cuối cùng là yếu tố cá nhân. Tác động quan trọng của cơ quan thuế chính là điểm mới cần chú ý của đề tài so với các nghiên cứu được lược khảo. Dù không giống với nghiên cứu của Tadesse Engida & Goitom Abera (2014) khi cho rằng vai trò của cơ quan thuế không tương quan đáng kể với các quyết định tuân thủ thuế. Tuy nhiên, kết quả lại khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Helhel (2014) khi đánh giá về vai trò của cơ quan thuế. Đặc điểm về năng lực, sự phối hợp đồng nhất của các cơ quan liên quan, công nghệ thông tin là những khía cạnh cần thiết phải nâng cao mà Cục thuế tỉnh Tiền Giang cần lưu ý. Ngoài ra, các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân thủ thuế TNCN được đề ra ở luận văn sẽ giúp cho lãnh đạo Cục Thuế Tỉnh Tiền Giang có cơ sở xem xét để từng bước nhằm cải thiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị. Hướng nghiên cứu tiếp theo
  11. Hạn chế của đề tài cũng chính là định hướng cho nghiên cứu tiếp theo. Để khắc phục các hạn chế nêu trên, các giải pháp sau được đề xuất:  Tăng kích thước mẫu, chọn mẫu theo xác suất và phân lớp đối tượng để tăng tính khái quát của nghiên cứu.  Nghiên cứu bổ sung các biến chưa được nghiên cứu khác, tối thiểu hóa sai số để tăng chỉ số giải thích của mô hình.  Sử dụng các phương pháp phân tích cao cấp hơn để nghiên cứu sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của NTT.
  12. ABSTRACT Reason for writing this thesis Taxes in general and personal income tax in particular are one of the important tools to generate revenue for the state budget, aiming to meet the spending needs of the state apparatus. In order to increase revenue, make balance for the state budget, it is necessary to have a tax policy really suitable to the actual situation of the country, in accordance with the economic development strategy through each time. Currently, the process of managing personal income tax also has some shortcomings and limitations that the tax authorities need to manage more closely. Personal income tax is collected mainly for salaried workers whose income is paid through ATM cards, and for individuals who work freely such as singers, actors, and models; those who trade through social networks such as Facebook and Zalo, therefore, it is difficult for the tax authorities to control. The tax agency manages personal income tax based on the mechanism of self-declaration and self-payment. That is the reason why it is difficult to ensure the amount of money collected must be sufficiently and correctly collected for individuals who honestly declare their incomes while those who abuse the mechanism of self-declaration and self-payment to make less income declaration cannot be detected by tax authorities. In addition, the habits of the majority of the population from the past to now are paid in cash so it is very difficult for tax authorities to control the incomes of the above individuals. From the above fact, the author chooses the topic: "Factors affecting tax compliance of personal income taxpayers at the Tax Department of Tien Giang Province" to study and propose solutions to manage good source of personal income tax in Tien Giang Province. Objectives of the study Assess the situation of personal income tax revenue; factors affecting taxpayers' tax compliance; propose solutions to improve tax compliance and revenue for personal income tax in Tien Giang Province.
  13. Methods The study was conducted through two qualitative research methods and quantitative research. Research results and contribution of the topic The topic: "Factors affecting tax compliance of personal income taxpayers at the Tax Department of Tien Giang Province" gave an overview of the solution of tax administration for tax payers. The survey results were synthesized, regression testing and analysis showed the factors affecting compliance of tax payers. Analysis results show that there are 5 factors affecting tax compliance including: Economic factors, Institutional factors, Social factors, Individual factors, Demographic factors. All 5 factors have a positive impact on tax compliance because all variables have positive regression coefficients. Specifically, the most influential and most influential variable on the compliance is the Institutional factors, the second is the Economic factor, the third is Demographic. The important impact of the tax authorities is the new point of attention to the topic compared to the researches that are reviewed. Although, this finding is not the same as the study of Tadesse Engida & Goitom Abera (2014), which assumed that the role of tax authorities is not significantly correlated with tax compliance decisions. However, the results are quite consistent with the results of Helhel's Research (2014) when assessing the role of tax authorities. Characteristics of tax officials, coordination of relevant agencies, information technology are essential aspects that need to be concentrated on. In addition, the solutions to improve the compliance of personal income tax in the thesis will help leaders of the Tax Department of Tien Giang Province have a basis to consider and step by step to improve in accordance with the actual situation. Further research directions The limitation of the topic is also the orientation for the next study. To overcome the above limitations, the following solutions are proposed:  Increasing the sample size, selecting samples according to probability and classifying objects to increase the generalization of the study.
  14.  Study to add other unresolved variables, minimize errors to increase the explanatory ability of the model.  Use more advanced analytical methods to further study the factors affecting taxpayer compliance.
  15. 1 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Năm 1799, kể từ khi xuất hiện lần đầu tại Anh, thuế Thu nhập cá nhân đã từng bước phát triển vững chắc và cho đến ngày nay đã trở thành sắc thuế quan trọng, giữ vị trí chủ chốt trong hệ thống thuế tại hầu hết quốc gia trên thế giới. Những quốc gia có nền kinh tế phát triển đều xem thuế TNCN là một trong các sắc thuế có tầm ảnh hưởng và vai trò chủ yếu trong việc gia tăng nguồn thu cho Chính phủ, điều tiết, kiểm soát nền kinh tế và phân phối công bằng cho xã hội. Và điều này là không ngoại lệ đối với nước ta. Đặc biệt, trong bối cảnh khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO (2007) thì vai trò của nó ngày càng thể hiện rõ rệt. Việt Nam sau thời gian 24 năm thực hiện Pháp lệnh thuế thu nhập cao đã đem lại những ưu thế, kết quả khả quan, tuy nhiên, mức huy động nguồn thu còn rất hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cơ cấu nguồn thu từ thuế so với các quốc gia khác. Luật thuế TNCN được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, chính thức áp dụng từ 01/01/2009, được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN, được Quốc hội thông qua vào 22/11/2012 và chính thức có hiệu lực kể từ 01/7/2013. Ở Việt Nam, thuế TNCN được ban hành nhằm mục tiêu huy động nguồn ngân sách, điều tiết thu nhập của các tầng lớp khác nhau trong xã hội để đảm bảo sự công bằng, đảm bảo an sinh xã hội và ổn định nền kinh tế. Luật thuế TNCN qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đã góp phần bảo đảm, ổn định, vững chắc nguồn lực cho NSNN. Từ khi thực hiện Luật thuế TNCN, số thu thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang luôn tăng trưởng qua nhiều năm, số thu năm sau cao đạt được hơn năm trước. Dù vậy, số thu về thuế TNCN xét về tỷ trọng có khuynh hướng giảm qua từng năm, nếu năm 2016 chiếm tỷ trọng 9,49% trong tổng số thu NSNN, năm 2017 chiếm 8,91% thì đến năm 2018 chỉ chiếm 6,96% trong tổng thu NSNN tại địa phương, nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức thấp so kế hoạch; hoạt động sản xuất, buôn bán, kinh doanh của nhiều DN và nhân dân còn khó khăn;
  16. 2 sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời tiết, nhiều mặt hàng nông, thủy sản giá cả không ổn định; kết quả thu hút đầu tư đạt thấp; các loại hình dịch vụ, thương mại phát triển chậm. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính xuất phát từ quá trình quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng còn các tồn tại, khuyết điểm mà cơ quan thuế cần phải quản lý một cách chặt chẽ hơn nữa: thuế TNCN được thu chủ yếu đối với những đối tượng làm công có thu nhập được thanh toán qua thẻ ATM, còn đối với những cá nhân làm việc tự do trong ngành nghệ thuật như ca sỹ, diễn viên, người mẫu; những người kinh doanh buôn bán qua mạng xã hội như: Facebook, Zalo thì cơ quan thuế khó kiểm soát được... Cơ quan thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân dựa trên cơ chế tự khai và tự nộp vì vậy chỉ đảm bảo số thu đúng đối khi cá nhân kê khai trung thực thu nhập của mình còn với các đối tượng lợi dụng cơ chế tự nộp và tự khai để khai khống bớt thu nhập thì các cán bộ thanh tra thuế sẽ gặp khó khăn để quản lý. Thêm vào đó, thói quen của đa số người dân từ xưa đến nay là thanh toán bằng tiền mặt nên rất khó khăn cho công chức, cán bộ thuế kiểm kê chính xác được khoản thu nhập thực tế của những thành phần nêu trên. Trước bối cảnh đó cùng những nguyên nhân tác động đến hành vi tuân thủ nộp thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang cần được nghiên cứu, nhằm gia tăng số thu thuế TNCN cho Ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế thu nhập cá nhân tại Cục thuế tỉnh Tiền Giang” nhằm nghiên cứu và đưa ra kiến nghị, giải pháp để kiểm soát tốt nguồn thu thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng nguồn thu thuế TNCN; các nhân tố tác động đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến nguồn thu thuế TNCN; đề xuất các giải pháp để nâng cao tính tuân thủ thuế và nguồn thu từ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang. 1.3 Nhiệm vụ của nghiên cứu
  17. 3 Trên cơ sở các vấn đề lý luận chung về thuế TNCN, luận văn hình thành mô hình nghiên cứu và đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN tại tỉnh Tiền Giang, qua đó đưa ra các giải pháp góp phần gia tăng quyết định tuân thủ thuế và nguồn thu thuế TNCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế của người nộp thuế TNCN trên địa bàn quản lý của Cục thuế Tiền Giang. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Số liệu thông tin trong luận văn được thu thập từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 6 năm 2019. Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu tính tuân thủ thuế đối với các cá nhân người nộp thuế TNCN trên địa bàn quản lý của Cục thuế Tiền Giang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp định tính: Với mục tiêu đề ra ban đầu, trên cơ sở lý thuyết, giáo trình, tạp chí, tài liệu nước ngoài, xây dựng nên bản phỏng vấn sơ bộ. Sau đó, trao đổi với các chuyên gia, thực hiện phỏng vấn sâu các cán bộ thuế, phỏng vấn thử một số cá nhân là người lên kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân để điều chỉnh và bổ sung thang đo cho hoàn chỉnh. Từ đó, tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu sơ cấp với mẫu được lấy từ những người nộp thuế tại Cục Thuế tỉnh Tiền Giang. Phương pháp định lượng: Dựa trên kết quả khảo sát qua phiếu thăm dò ý kiến cá nhân NTT trên địa bàn, thang đo được kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA và đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và. Cuối cùng, đánh giá sự tuân thủ của tổ chức, cá nhân người nộp thuế thông qua phương trình hồi quy. Tất cả các kỹ thuật bằng phần mềm SPSS 20.0
  18. 4 1.6 Kết cấu đề tài nghiên cứu: Nội dung Luận văn được chia thành 5 chương, bao gồm: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về thuế thu nhập cá nhân và hành vi tuân thủ thuế Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và kiến nghị
  19. 5 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết Hệ thống thuế tại Việt Nam là một hệ thống gồm khoảng 8 loại thuế và khoảng hơn 100 loại phí, lệ phí được quản lý tập trung. Những nguồn thu từ các khoản thuế và lệ phí ở Việt Nam đều được Quốc hội Việt Nam hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra và thu bởi Tổng cục Thuế Việt Nam thông qua các cơ quan thu thuế: Cục thuế, Chi cục thuế, Phòng thuế, Đội thuế và Tổng cục Hải quan Việt Nam. Các khoản phí và lệ phí, các cơ quan phụ thuộc các bộ, chính quyền địa phương cũng như các ban ngành được nhận lệnh ủy quyền thu. 2.1.1 Tổng quan về thuế TNCN  Định nghĩa Đây là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận được của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Thuế TNCN loại thuế được đánh ở rất nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mục đích tập trung nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) và giúp thực hiện việc phân phối lại thu nhập giữa những tầng lớp dân cư. Nhờ vào việc đóng góp một phần thu nhập vào NSNN, các cá nhân có thu nhập cao sẽ đóng góp nhiều hơn những cá nhân có thu nhập thấp vào việc trang trải nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và nhu cầu chi tiêu chung của xã hội; những khoản đóng góp này mang lại cho người nghèo những tiện ích phúc lợi mà bản thân họ không thể lo liệu được.  Đặc điểm Thuế Thu nhập cá nhân bao hàm một số đặc điểm sau: Do có vai trò thực hiện phân phối công bằng thu nhập giữa những tầng lớp xã hội khác nhau, thuế TNCN điều tiết thu nhập theo nguyên tắc phù hợp với năng lực chi trả thuế. Do đó, thuế suất thường được thực thi theo biểu thuế lũy tiến. Vì là một loại thuế trực thu cho nên thuế TNCN luôn tạo cảm giác gánh nặng về thuế đối với người chịu thuế TNCN. Các cá nhân chịu thuế khó có khả năng chuyển
  20. 6 gánh nặng về thuế cho cá nhân khác. Vì ảnh hưởng, tác động đến lợi ích, khoản tiết kiệm của người chịu thuế, vì vậy đánh thuế TNCN là sắc thuế rất nhạy cảm. Đối tượng chịu thuế và khoản thu nhập bị đánh thuế của thuế TNCN rất phức tạp và đa dạng. Thêm vào đó, do phải thực hiện mục tiêu giúp điều tiết công bằng thu nhập nên thuế TNCN có biểu thuế nhìn chung khá phức tạp. Công tác kiểm soát, quản lý thu thuế cũng không đơn giản, đòi hỏi nhiều về tính trung thực của người chịu thuế. Từ đó, làm chi phí thi hành thu của thuế gia tăng và để giảm bớt chi phí thường áp dụng biện pháp khấu trừ thuế tại nguồn chi trả. Khác hẳn với thuế gián thu, thuế TNCN là loại thuế hỗ trợ cho hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế thông qua những quy định, điều khoản giảm trừ cho cá nhân NTT. Các điều khoản, quy định giảm trừ làm cho thuế TNCN thực hiện nguyên tắc công bằng theo chiều dọc nhằm điều phối thu nhập cho người dân. Thêm vào đó, còn tạo được sự đồng thuận của xã hội, của tập thể khi áp dụng luật thuế TNCN.  Vai trò Vai trò về điều tiết xã hội: Luật thuế TNCN phân phối, điều tiết lại thu nhập, chi tiêu, nguồn lực, của cải trong xã hội; đánh thuế đối với cá nhân được thiết kế thích hợp với khả năng đóng góp, có xem xét đến gia cảnh từng cá nhân của NNT; thuế TNCN làm gia tăng nhận thức của công dân trong việc giám sát các nguồn chi tiêu NSNN. Vai trò về kinh tế: Góp phần tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, điều tiết, định hướng cho sự phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế nhờ vào cơ chế đánh thuế thu nhập thuế suất kép. 2.1.2 Nghĩa vụ thuế Theo Luật Quản lý thuế số 78/ 2006/ QH11: nghĩa vụ của người nộp thuế gồm: “ Đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo đúng quy định pháp luật. Thực hiện khai thuế chính xác, trung thực đầy đủ, nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, trung thực, chính xác của hồ sơ thuế. Nộp tiền đúng thời hạn, đầy đủ, đúng địa điểm. Chấp hành đúng quản lý, kế toán và thống kê, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo các quy định của pháp luật. Ghi chép trung thực,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2