intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm xem xét sự khác biệt của ý định tham gia BHXH TN theo các yếu tố nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp). Đưa ra một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu được để cung cấp cơ sở thực nghiệm góp phần làm tăng nhanh số người tham gia BHXH TN của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Tác giả Nguyễn Văn Thanh
  2. ii LỜI CẢM ƠN Hơn hai năm học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học kinh tế công nghiệp Long An đến nay đã hoàn thành xong Luận văn tốt nghiệp lớp Cao học quản trị kinh doanh 17CHQT1 khóa 2. Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên của bản thân tôi trong đó sự hướng dẫn, đóng góp, trao đổi của Qúi Thầy, Cô bạn bè, đồng nghiệp là rất lớn cho công trình nghiên cứu này. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức hết sức quý báu trong quá trình hoc tập tại nhà trường từ đó trang bị cho bản thân tôi những kiến thức cơ bản cho nghiên cứu sau này. Cũng qua đây xin gời lời cảm ơn Ban Giám đốc BHXH tỉnh Tiền Giang, Lãnh đạo các Phòng Nghiệp vụ, BHXH cấp huyện, bạn bè đồng nghiệp, các nhân viên đại lý thu, người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã dành thời gian quí báu của mình để trả lời đóng góp cho bảng khảo sát đạt kết quả tốt đẹp như mong đợi của tác giả. Đặc biệt tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Lê Đình Viên, Thầy Nguyễn Thanh Phong người đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất nhiều từ lúc định hướng ý tưởng và đến khi hoàn thành nghiên cứu này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả! Vì là nghiên cứu đầu tiên bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức của tác giả còn hạn hẹp chắc chắn không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp từ các quí Thầy, Cô, bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn này được hoàn chỉnh hơn! Tác giả Nguyễn Văn Thanh
  3. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Đã hơn 10 năm thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng kết quả đạt được cho thấy còn hết sức khiêm tốn, toàn quốc hiện nay mới chỉ có khoảng trên 251.000 người tham gia BHXH TN, chiếm chưa đến 0,05% trên tổng số 51 triệu người thuộc nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động, riêng trên địa bàn Tiền Giang hiện nay có 3.145 người tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỉ lệ 0,28% trong 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động. Như vậy, chính sách BHXH tự nguyện nhà nước đưa ra chưa có sức hấp dẫn thu hút người dân tham gia hay còn lý do nào khác? Mục đích của tác giả nghiên cứu Luận văn này nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Qua đó có những hàm ý chính sách từ những kết quả phân tích nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp, thực tế giúp BHXH tỉnh Tiền Giang nói riêng và ngành BHXH nói chung tuyên truyền vận động thu tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm đạt được Nghị quyết 28/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương đề ra mục tiêu đến năm 2020. Luận văn tiến hành hai bước: bước một dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi người tiêu dùng là mô hình lý thuyết Mô hình học thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model – TRA) của Fishbein và Ajzen (1975), Mô hình hành vi dự định ( Theory of planned behaviour- TPB) của Ajzen (1991) sau đó thảo luận định tính nhóm để đưa ra mô hình nghiên cứu cho Luận văn. Bước 2 dùng khảo sát bằng các câu hỏi định lượng (bằng thang đo likert 5 bậc) thông qua người dân trên địa bà tỉnh Tiền Giang (298 mẫu) để thu thập thông tin. Dùng phần mềm thống kê khoa học xã hội (SPSS 20) để tiến hành các bước Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích khám phá nhân tố EFA, Phân tích tương quan, kiểm định các chỉ số hồi quy, kiểm định giả thuyết về phân phối chuẩn của phần dư, cuối cùng là kiểm định T- test và ANOVA để kiểm định có hay không sự khác biệt ý định tham gia giữa các nhóm thống kê bao gồm: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập. Với kết quả nghiên cứu mô hình gồm 5 nhân tố ảnh hưởng ( so với 6 nhân tố được đề xuất ban đầu) tác động đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. Cụ thể, các nhân tố theo thứ tự lần lượt là: (1) Truyền thông, (2) Ảnh hưởng xã hội, (3) Thu nhập, (4) Nhận thức tính về BHXH TN, (5) Thái độ.
  4. iv Trong 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. Tác giả chia làm 3 nhóm và đề ra giải pháp như sau: - Đối với nhân tố “Truyền thông”: tác giả sẽ tập trung vào 3 nhóm giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng các hình thức truyền thông (kênh truyền thông). - Đối với nhân tố “Thu nhập” tác giả chú trọng vào việc đưa ra những giải pháp kinh tế để cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống của người dân từ đó họ có cơ hội được gia nhập vào hệ thống ASXH. - Đối với các nhân tố “Nhận thức về tính ASXH của BHXH TN”, “Thái độ” và “Ảnh hưởng xã hội” tác giả đưa ra giải pháp nâng cao nhận thức của người dân thông qua việc thay đổi chính sách pháp luật về BHXH TN. Để thực hiện tốt các giải pháp trên tác giả đề xuất 4 kiến nghị nhằm gợi mở giúp cho lãnh đạo ngành BHXH tỉnh Tiền Giang cũng như các cấp, các ngành có liên quan ở địa phương nhằm đẩy mạnh, phát triển hơn nữa chính sách BHXH TN đến người dân, góp phần vào việc bảo đảm ASXH tỉnh nhà Cuối cùng tác giả nêu những hạn chế của đề tài và hướng khắc phục cho nghiên cứu trong tương lai ./.
  5. v ABSTRACT More than 10 years of implementing the policy of voluntary social security, but the results show that it is still very modest, currently only about 251,000 people participate in social security, accounting for less than 0.05%. out of 51 million people in working age group, in Tien Giang province, there are 3,145 people participating in voluntary social security, accounting for 0.28% of 1.1 million people in working age. Thus, the state voluntary social security policy is not attractive to attract people to participate or for any other reason? The purpose of the author is to study this thesis to find out the factors affecting the intention to participate in voluntary social security of people in Tien Giang province. Thereby, there are policy implications from the analytical results in order to provide appropriate and practical solutions to help Tien Giang social security in particular and social security in general to mobilize and increase the number of people participating in social security. Voluntary association aims to achieve the Resolution 28 / NQ-TW of the Central Executive Committee to set goals by 2020. Dissertation conducted two steps: step 1 is based on the theory of consumer behavior is the theoretical model Model of Reasoned Action model (TRA) of Fishbein and Ajzen (1975), Proposed behavioral model (Theory of planned behavior - TPB) by Ajzen (1991) then discussed group qualitative to provide a research model for the Dissertation. Step 2 uses survey by quantitative questions (by 5-level likert scale) through people in the province of Tien Giang (320 samples) to collect information. Using social science statistical software (SPSS 20) to conduct Cronbach's Alpha steps to verify the reliability of the scale, EFA factor analysis, correlation analysis, regression testing, test hypothesis of normal distribution of residuals, finally test T-test and ANOVA to test whether or not the difference of intention to join among statistical groups including: Gender, age, submission education, career, income. With the research results of the model, there are 5 influencing factors (compared to the 6 proposed factors) affecting people's intention to participate in voluntary social security. Specifically, the factors in turn are: (1) Communication, (2) Social influences, (3) Income, (4) Perceptions of social security TN, (5) Attitude. Among the 5 factors affecting the intention of participating in voluntary social security of people. The author divided into 3 groups and proposed solutions as follows:
  6. vi - For "Communication" factor: the author will focus on 3 groups of solutions to develop and improve the quality of communication forms (communication channels). - For the "Income" factor, the author focuses on providing economic solutions to improve income, stabilize the lives of people from which they have the opportunity to join the social security system. - For the factors "Awareness of social security of social insurance", "Attitude" and "Social influence", the author offers solutions to improve people's awareness through changing legal policies about voluntary social security. In order to well implement the solutions, the author proposes 4 recommendations to help leaders of Tien Giang Social Security as well as other levels and branches in the locality to promote and further develop policies. voluntary social security to people, contributing to Social Security in the province Finally, the author stated the limitations of the topic and the direction for future research./.
  7. vii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................................ii TÓM TẮT ..........................................................................................................................iii MỤC LỤC.......................................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ ..........................................................xiii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết của đề tài .................................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4 1.2.1 Mu ̣c tiêu chung ........................................................................................................ 4 1.2.2 Mu ̣c tiêu cu ̣ thể ......................................................................................................... 4 1.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 5 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm .............................................................................. 5 1.4.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................................ 5 1.5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 5 1.6 Những đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 5 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học ........................................................................ 5 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn......................................................................... 5 1.7 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 5 1.7.1 Nghiên cứu sơ bộ .................................................................................................... 6 1.7.2 Nghiên cứu chính thức ............................................................................................. 6 1.8. Tổng quan các công trình nghiên cứu trước ................................................................. 6 1.8.1 Các nghiên cứu trong nước ...................................................................................... 7 1.8.2 Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................................. 8 1.9 Kết cấu của Luận văn..................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết về ASXH, BHXH ................................................................................. 9 2.1.1 An sinh xã hội .......................................................................................................... 9
  8. viii 2.1.2 Bản chất, vai trò của an sinh xã hội ....................................................................... 11 2.2 BHXH tự nguyện ......................................................................................................... 12 2.2.1 Các khái niệm liên quan về BHXH ....................................................................... 12 2.2.2 Các nội dung về BHXH tự nguyện ........................................................................ 14 2.3 Cơ sở lý thuyết chung về hành vi người tiêu dùng ...................................................... 20 2.3.1 Hành vi người tiêu dùng ........................................................................................ 20 2.3.2 Lý thuyết về thái độ ............................................................................................... 22 2.3.3 Mô hình học thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action model – TRA) ................................................................................................................................. 24 2.3.4 Mô hình hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behaviour) ......................... 27 2.4 Mô hình đề xuất ........................................................................................................... 27 2.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN ...................................... 27 2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 32 Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 34 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................................... 35 3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................... 35 3.1.2 Nghiên cứu chính thức ........................................................................................... 37 3.2 Xây dựng thang đo ....................................................................................................... 39 3.2.1 Xây dựng thang đo sơ bộ ....................................................................................... 39 3.2.2 Thiết kế bảng điều tra sơ bộ ................................................................................... 42 3.3 Nghiên cứu chính thức ................................................................................................. 46 3.3.1 Xác định cỡ mẫu, quy cách chọn mẫu ................................................................... 46 3.3.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 46 3.3.3 Phương pháp chọn mẫu thu thập thông tin ............................................................ 47 3.4 Các phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 48 3.4.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo- Hệ số Cronbach’s Alpha .......... 48 3.4.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................... 48 3.5 Các bước phân tích dữ liệu .......................................................................................... 50 3.6 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang, Thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN tại tỉnh Tiền Giang .......................................................................................... 51 3.6.1 Giới thiệu về tỉnh Tiền Giang ................................................................................ 51
  9. ix 3.6.2 Thực trạng và kết quả tổ chức thực hiện chính sách BHXH TN tại tỉnh Tiền Giang.. ................................................................................................................................ 52 Kết luận chương 3 .............................................................................................................. 54 CHƯƠNG 4 XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích các đặc điểm của mẫu: ................................................................................. 55 4.1.2 Những thông tin của người dân được khảo sát ...................................................... 55 4.1.2 Thống kê mô tả biến quan sát ................................................................................ 59 4.2 Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha và phân tích EFA: .......................................... 64 4.2.1 Kiểm định thang đo Cronbach’s alpha .................................................................. 64 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA .......................................................................... 69 4.3 Phân tích hồi quy ........................................................................................................ 73 4.3.1 Kiểm định tương quan chuỗi bậc 1 bằng chỉ số Durbin Watson ........................ 73 4.3.2 Kiểm định hệ số F trong ANOVA ........................................................................ 74 4.3.3 Kiểm định hệ số hồi quy β .................................................................................... 74 4.3.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (VIF).......................................................... 76 4.3.5 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn của phần dư ........................................... 77 4.4 Kiểm định sự khác biệt các biến nhân khẩu học.......................................................... 78 4.4.1 Kiểm định Sample T-test ...................................................................................... 79 4.4.2 Kiểm định One-Way ANOVA ............................................................................. 79 Kết luận chương 4 .............................................................................................................. 84 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 5.1 Các giải pháp nhằm nâng cao các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân góp phần phát triển BHXH TN ở tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới ..... 85 5.1.1 Giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng kênh truyền thông .......................... 86 5.1.2 Những giải pháp kinh tế nhằm nâng cao nhân tố “Thu nhập”: ............................. 88 5.1.3 Giải pháp nâng cao nhận thức, thái độ, ảnh hưởng xã hội của người dân ............. 89 5.2 Khuyến nghị thực hiện các giải pháp trên.: ................................................................. 90 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu thời gian tới ................................................ 91 Kết luận chương 5 .............................................................................................................. 92 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 94 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM ............................................. I-VI
  10. x PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN .............................................................................. I-V PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA THANG ĐO SƠ BỘ ....................................................................................................... I-V PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ, PHÂN TÍCH HỆ SỐ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA, NHÂN TỐ EFA, PHÂN TÍCH HỒI QUY, KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT BIẾN NHÂN KHẨU KHỌC ................................................... I-XXXII
  11. xi DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG TÊN BẢNG BIỂU TRANG BIỂU Bảng 2.1 Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng 16 Bảng 2.2 Năm nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu 17 Bảng 3.1 Tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu của đề tài 38 Bảng 3.2 Bảng tổng kết thang đo tham khảo 40 Bảng 3.3 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Nhận thức tính về ASXH 42 Bảng 3.4 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Thái độ 43 Bảng 3.5 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Hiểu biết về BHXH TN 43 Bảng 3.6 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Truyền thông 44 Bảng 3.7 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Ảnh hưởng xã hội 44 Bảng 3.8 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Thu nhập 45 Bảng 3.9 Bảng mẫu câu hỏi thang đo Ý định tham gia BHXH TN 45 Bảng 3.10 Bảng phân bổ số lượng mẫu theo đơn vị hành chính 47 Bảng 3.11 Kết quả thực hiện BHXH TN 5 năm tại BHXH tỉnh Tiền Giang 53 Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến nhân khẩu học 55 Bảng 4.2 Các chỉ số thống kê mô tả của các biến quan sát 60 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sơ bộ Nhận thức Bảng 4.3 63 tính về ASXH Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sợ bộ Thái độ 64 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sơ bộ Hiểu biết Bảng 4.5 65 về BHXH TN Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sơ bộ Truyền Bảng 4.6 66 thông Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sơ bộ Ảnh hưởng Bảng 4.7 66 xã hội Bảng 4.8 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sơ bộ Thu nhập 67 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha thang đo sơ bộ Ý định Bảng 4.9 67 tham gia
  12. xii Bảng 4.10 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha chính thức thang đo 68 Bảng 4.11 Kiểm định KMO và Bartlett 70 Bảng 4.12 Tổng phương sai trích 70 Bảng 4.13 Ma trận xoay các thành phần 71 Bảng 4.14 Kiểm định KMO và Bartlett( Biến phụ thuộc) 72 Bảng 4.15 Tổng phương sai trích( Biến phụ thuộc) 73 Bảng 4.16 Tóm tắt mô hình 74 Bảng 4.17 Kết quả phân tích ANOVAa 75 Bảng 4.18 Hệ số hồi quy β 75 Bảng 4.19 Hệ số hồi quy VIF 76 Bảng 4.20 Kết quả kiểm định sample-T-test biến giới tính 78 Bảng 4.21 Kết quả kiểm định sample-T-test biến tình trạng 79 Bảng 4.22 Kết quả kiểm định One-Way ANOVA biến trình độ 80 Bảng 4.23 Kết quả kiểm định One-Way ANOVA biến độ tuổi 80 Bảng 4.24 Kết quả kiểm định One-Way ANOVA biến nghề nghiệp 81 Bảng 4.25 Các chỉ số so sánh sự khác biệt nhóm nghề nghiệp 81 Bảng 4.26 Kết quả kiểm định One-Way ANOVA biến thu nhập 83 Bảng 4.27 Các chỉ số so sánh sự khác biệt nhóm thu nhập 83
  13. xiii DANH MỤC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ĐỒ THỊ VÀ TÊN ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ TRANG HÌNH VẼ Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 39 Hình 3.2 Bản đồ hành chính và giao thông tỉnh Tiền Giang 52 Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo giới tính 56 Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo trình độ 56 Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo độ tuổi 57 Hình 4.4 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo nghề nghiệp 57 Hình 4.5 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo Thu nhập 58 Hình 4.6 Đồ thị biểu diễn cơ cấu theo Tình trạng 59 Hình 4.7 Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn phần dư 77 Hình 4.8 Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn phần dư 77 Hình 4.9 Đồ thị biểu diễn phân phối chuẩn phần dư 78
  14. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT Ký hiệu Tiếng Việt ASXH An sinh xã hội BHXH Bảo hiểm xã hội BHXH BB Bảo hiểm xã hội bắt buộc BHXH TN Bảo hiểm xã hội tự nguyện KVPCT Khu vực phi chính thức NLĐ Người lao động NSNN Ngân sách nhà nước DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG ANH Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt AMOS Aalysis of MOment Structure Phân tích cấu trúc mô năng ANOVA ANalysis Of VAriance Phân tích phương sai EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế KMO Kaiser Mayer Olkin Hệ số kiểm định sự phù hợp của mô hình SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính SPSS Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội TVE Total Variance Explained Tổng phương sai trích TPB Theory of Planned Behaviour Hành vi dự định TRA Theory of Reasoned Action model Hành động hợp lý VIF Variance Inflation Factor Hệ số phóng đại phương sai
  15. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Sự cần thiết của đề tài Theo đánh giá của Tổ chức lao động quốc tế (ILO): ở Việt Nam hiện nay đang ban hành Đề án cải cách chính sách BHXH và được xem như là một bước đột phá cải cách chính sách BHXH, đưa nước ta tiệm cận các nền kinh tế tiên tiến nhất trên thế giới trong lĩnh vực an sinh xã hội nhất là mục tiêu hướng đến bao phủ BHXH toàn dân. Thực hiện được mục tiêu này sẽ đưa Việt Nam đồng hành cùng các quốc gia khác trong khu vực đã đạt mục tiêu phổ quát ASXH như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hoặc Thái lan. Vì nó không chỉ ảnh hưởng đến phúc lợi của những người thụ hưởng chính sách mà từ lịch sử lâu đời về ASXH ở hầu hết các nền kinh tế tiên tiến đã chứng minh cho thấy an sinh xã hội chẳng những tác động trực tiếp mà còn tác động gián tiếp đến năng suất lao động. Trong thời gian qua, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ASXH làm giảm mâu thuẫn xã hội, tăng cường bản sắc dân tộc, bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, góp phần ổn định, và thậm chí thường xuyên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc qia. Chính vì những lý do trên, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xem: BHXH, BHYT là hai trụ cột chính của ASXH, là hai chính sách lớn trong lãnh đạo, điều hành tầm vĩ mô thể hiện cụ thể qua việc ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020. Nghị Quyết của Ban chấp hành Trung ương số 28/NQ-TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách BHXH. Quốc hội ban hành Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm ….và sau đó là ban hành các Nghị Định của Chính phủ để hướng dẫn thi hành các Luật này. Trong các chính sách trên thì BHXH TN được xem là chính sách an sinh chủ động, bảo đảm cho người tham gia, khi tham gia người tham gia đủ điều kiện sẽ được Quỹ BHXH chi trả lương hưu khi đủ thời gian tham gia và hết tuổi lao động, điều này sẽ đem lại cho người dân khi về già có một nguồn thu nhập ổn định, tự nuôi sống bản thân giảm đi nguồn chi xã hội của nhà nước. Thời gian qua kể từ khi thực hiện Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/2007 về hướng dẫn một số Điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện đến khi thực hiện Nghị định số 135/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật BHXH về BHXH TN đã thay đổi rất nhiều về chính sách như mở rộng thêm đối tượng tham gia, mức đóng, hỗ trợ kinh phí đóng, phương thức đóng cũng như
  16. 3 chính sách quy định quyền lợi hưởng. Tuy nhiên, gần 10 năm thực hiện chính sách BHXH TN thì kết quả đạt được cho thấy còn hết sức khiêm tốn, theo số liệu từ hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về BHXH, BHYT, BHTN của BHXH Việt Nam tháng 10/2018 trên phạm vi toàn quốc hiện nay mới chỉ có khoảng trên 251.000 người tham gia BHXH TN, chiếm chưa đến 0,05% trên tổng số 51 triệu người thuộc nhóm đối tượng trong độ tuổi lao động, riêng trên địa bàn Tiền Giang hiện nay có 3.145 người tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỉ lệ 0,28% trong 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động Trong số 3.145 người tham gia BHXH TN này có gần 2.610 người thuộc đối tượng nằm trong 3 chức danh cán bộ ấp, khu phố được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hỗ trợ 100% kinh phí để tham gia BHXH TN (nguồn số liệu báo cáo kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN tháng 10/2018 của BHXH tỉnh Tiền Giang). Như vậy, có thể thấy số tự nguyện tham gia chỉ có vỏn vẹn 535 người dân tham gia BHXH TN, đa số trong số người này là những người đã có thời gian tham gia BHXH BB khu vực chính thức đã ngừng tham gia nay tham gia đóng BHXH TN tiếp tục đủ điều kiện tuổi đời, thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí sau này. Mặc khác, trong các năm gần đây chỉ tiêu phát triển số người tham gia BHXH TN mà BHXH Việt Nam giao hàng năm cho BHXH tỉnh Tiền Giang đều không đạt ( thường chỉ đạt 30% chỉ tiêu giao). Thực tế, ở đối tượng là người dân lao động tự tạo việc làm ( tạm gọi là khu vực phi chính thức ) hầu hết chưa tiếp cận nhiều với chính sách BHXH tự nguyện mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Với kết quả đạt được quá thấp như thế này thì trên phạm vi toàn quốc đồng nghĩa với việc sẽ còn hàng triệu người khi hết tuổi lao động khi về già sẽ không có lương hưu, trong bối cảnh Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới do tuổi thọ tăng cùng với mức sinh giảm đã làm tăng nhanh số người cao tuổi cần được chăm sóc và giảm số lượng người lao động hỗ trợ, từ đó họ sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho cho NSNN trong việc bảo đảm ASXH bền vững. Trong khi đó theo như mục tiêu của Nghị quyết 28/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương đề ra mục tiêu đến năm 2020 “Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi ” và đến năm 2025 “Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm
  17. 4 khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi…” với mục tiêu này và kết quả đạt được hết sức khiêm tốn so với tiềm năng và sự kỳ vọng vào một chính sách lớn thì việc tìm hiểu và đánh giá những nhân tố có tác động đến những ý định và dẫn đến quyết định tham gia BHXH TN của người dân phát triển gia tăng số người tham gia BHXH TN sẽ rất cần thiết và quan trọng trong việc định hướng và ban hành và thực thi những chính sách mới nhằm thúc đẩy và đạt được mục tiêu trên. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” làm luận văn thạc sĩ là thời điểm thích hợp và thật sự cần thiết nhằm tìm hiểu tại sao BHXH TN hiện nay chưa thu hút người dân tham gia? Trong khi tiềm năng thực tế nguồn hiện vẫn còn rất lớn, những nhân tố chính nào đóng vai trò tác động dẫn đến thực trạng như trên? Từ đó tác giả đưa ra những hàm ý chính sách phù hợp, đề ra những biện pháp cụ thể, đúng đắn để làm tăng số người tham gia BHXH TN trên địa bàn Tỉnh Tiền Giang nói riêng và của cả nước nói chung nhằm đạt được theo như mục tiêu Nghị quyết của Đảng đã đề ra. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung: - Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể : Để giải quyết mục tiêu chung, tác giả đề tài hướng đến các mục tiêu cụ thể như sau: - Kiểm định mô hình giả thuyết, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố khi người dân dự định tham gia BHXH TN. - Xem xét sự khác biệt của ý định tham gia BHXH TN theo các yếu tố nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp). - Đưa ra một số hàm ý chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu được để cung cấp cơ sở thực nghiệm góp phần làm tăng nhanh số người tham gia BHXH TN của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. 1.3 Đối tượng nghiên cứu
  18. 5 - Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. - Đối tượng khảo sát: Người dân thuộc đối tượng tham gia BHXH TN có đủ năng lực để trả lời các câu hỏi khảo sát trên địa bàn tỉnh Tiền giang (KVPCT). 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Phạm vi về không gian địa điểm: tại địa bàn tỉnh Tiền giang 1.4.2 Phạm vi về thời gian: từ năm tháng 10/2018 đến năm 4/2019 1.5 Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân thực tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang? - Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến ý định của người dân tham gia BHXH TN như thế nào? - Đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp có những ý định đến việc tham gia BHXH TN như thế nào? - Những đề xuất, biện pháp nào nhằm phát triển tăng số lượng người tham gia BHXH TN trên địa bàn Tiền Giang? 1.6 Những đóng góp mới của luận văn 1.6.1 Đóng góp về phương diện khoa học: Kế thừa từ các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu này sẽ bổ sung vào thang đo về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân góp phần làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này trong cùng lĩnh vực. 1.6.2 Đóng góp về phương diện thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho Lãnh đạo BHXH tỉnh Tiền Giang có định hướng và đánh giá chính xác hơn về những nhân tố ảnh hưởng dẫn đến những thực trạng của người dân khi có ý định tham gia về BHXH TN của tỉnh nhà, những nhân tố nào mang tính cốt lõi ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân trên địa bàn. Từ đó, căn cứ vào các hàm ý chính sách của tác giả làm cơ sở để đề ra những phương hướng trong thời gian tới nhằm phát triển tăng nhanh số lượng người tham gia BHXH TN trên địa bàn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Ngành đặt ra. 1.7 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng trong đó sử dụng phương pháp định lượng là chính
  19. 6 và phương pháp định tính là phụ được thực hiện qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 1.7.1 Nghiên cứu sơ bộ : Thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc tham khảo các ý kiến của chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực BHXH nhằm khám phá và điều chỉnh và bổ sung thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người dân. Đây là giai đoạn ban đầu để xác định các biến trong mô hình nghiên cứu. Cụ thể : - Tổng quan lý thuyết, tham khảo các công trình nghiên cứu trước từ đó đề ra mô hình nghiên cứu dự kiến. - Bằng phương pháp thảo luận nhóm, tham khảo các nghiên cứu trước, phỏng vấn thử giúp tác giả hình thành các thang đo cho các nhân tố tác động các biến trong mô hình nghiên cứu. - Thiết kế bảng câu hỏi để khảo sát và thu thập dữ liệu ban đầu - Thí điểm bảng câu hỏi bằng cách phỏng vấn thử nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi và các biến khi đã xác định bằng các phương pháp trên. 1.7.2 Nghiên cứu chính thức: Thực hiện bằng nghiên cứu định lượng được thực hiện với bảng khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất và thuận tiện, cỡ mẫu cho nghiên cứu chính thức được thu thập trực tiếp dự kiến n= 320 (tính theo công thức n> 50+ 8p) người dân được phân bổ đều ở địa bàn nông thôn và thành thị (đại diện các vùng 2,3,4 theo quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018) gồm tất cả các đơn vị cấp huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy. Dữ liệu được thu thập sau khi loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lý (nếu có) tác giả đưa dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích. Xử lý dữ liệu loại biến không hợp lệ, phân tích dữ liệu gồm các bước như: Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố thang đo EFA, kiểm định phân tích tương quan và hồi quy…. 1.8 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 1.8.1 Các nghiên cứu trong nước: Trương Thị Phượng (2014) nghiêu cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên” Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Đại học Nha Trang. Trong nghiên cứu này Trương Thị Phượng sử dụng 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện và kết quả
  20. 7 chỉ ra được mức độ quan trọng hay thứ tự ưu tiên của từng nhân tố. Góp phần bổ sung vào thang đo khi nghiên cứu trong lĩnh vực này. Phạm Thị Lan Phương (2015) nghiên cứu “Phát triển BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc”. Luận án Tiến sĩ. Học viện nông nghiệp Việt Nam. Trong nghiên cứu này Phạm Thị Lan Phương cũng đưa ra các nhóm như: nhóm nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động của từng biến vào ý định tham gia, nhóm yếu tố liên quan đến chất lượng dịch vụ cơ quan BHXH, nhóm yếu tố từ bản thân người tham gia. Từ đó thấy được sự hạn chế của chính sách BHXH TN về việc thu hút người tham gia BHXH TN và đưa ra những hàm ý chính sách nhằm phát triển tăng số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đặng Thị Ngọc Diễm, (2010), đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về: “Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYT TN) của người dân nông thôn hiện nay”. Qua kết quả nghiên cứu này tác giả đánh giá yếu tố truyền thông đại chúng không đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền BHYT mà yếu tố truyền thông liên cá nhân lại là yếu tố quyết định trong việc tuyên truyền ở nông thôn. Mặc khác tác giả cũng khẳng định dịch vụ y tế khám chữa bệnh cho nguời dân tại các cơ sở y tế, yếu tố tâm lý của nguời dân cũng tác động đến việc tiếp cận và tham gia BHYT TN. Lưu Thị Thu Thủy, (2011), đề án “ Điều tra khảo sát nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện KVPCT”. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn những NLĐ được phỏng vấn đều mong muốn tham gia BHXH, BHYT tự nguyện nhưng vì phải đưa ra lựa chọn trong tình hình tài chính có hạn. Khả năng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện của NLĐ KVPCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ học vấn, tính chất nghề nghiệp, hình thức làm việc, hiểu biết, thu nhập và mức độ ổn định về thu nhập. Lê Cảnh Bích Thơ, (2017) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học Cần Thơ. Lê Cảnh Bích Thơ đưa ra các nhân tố nhân khẩu học như: sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn, công tác tuyên truyền, số lần khám chữa bệnh ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy rất phù hợp tình hình thực trạng chung trong việc tham gia BHYT tự nguyện của người dân ở khu vực miền Tây nam bộ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1