intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

30
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là phân tích thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE để thấy được xu hướng chi trả cổ tức cũng như những bất cập trong chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Đồng thời, xây dựng mô hình hồi quy kiểm định xem các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------ TRẦN THỊ CẨM HÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ : 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, các số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô TS. Mai Thanh Loan. Tác giả luận văn Trần Thị Cẩm Hà
  3. LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Chân thành cảm ơn các Thầy Cô Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình tham gia học tập tại Trường. Chân thành cảm ơn Cô Mai Thanh Loan đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn, Tác giả luận văn Trần Thị Cẩm Hà
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. .............................................................................. 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................... 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN. ........................................................................................... 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ............ 4 1.1. TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC ............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm ............. ..................................................................................... 4 1.1.2. Quá trình chi trả cổ tức ................................................................................ 4 1.1.3. Các phương thức chi trả cổ tức .......................................................................... 5 1.1.3.1. Cổ tức trả bằng tiền mặt ............................................................................ 5 1.1.3.2. Cổ tức trả bằng cổ phiếu ............................................................................ 6 1.1.3.3. Cổ tức trả bằng tài sản ............................................................................... 6 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ........................................................ 7 1.2.1. Khái niệm................ ........................................................................................... 7 1.2.2. Chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức ................................................................... 7 1.2.2.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức ..................................................................................... 7 1.2.2.1. Tỷ suất cổ tức . ........................................................................................... 7 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức .................................................. 9 1.2.3.1. Các hạn chế pháp lý ................................................................................... 9
  5. 1.2.3.2. Các điều khoản hạn chế ....................................................................... 9 1.2.3.3. Các ảnh hưởng của thuế ...................................................................... 10 1.2.3.4. Các ảnh hưởng của khả năng thanh khoản ......................................... 10 1.2.3.5. Khả năng vay nợ và tiếp cận các thị trường vốn ................................ 10 1.2.3.6. Tính ổn định của lợi nhuận ................................................................. 11 1.2.3.7. Các cơ hội tăng trưởng vốn ................................................................. 11 1.2.3.8. Lạm phát ....... ..................................................................................... 11 1.2.3.9. Các ưu tiên của cổ đông ...................................................................... 12 1.2.3.10. Bảo vệ chống loãng giá..................................................................... 12 1.2.4. Các chính sách chi trả cổ tức ....................................................................... 13 1.2.4.1. Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động ................................................ 13 1.2.4.2. Chính sách cổ tức tiền mặt ổn định ..................................................... 14 1.2.4.3. Các chính sách chi trả cổ tức khác ...................................................... 16 1.3. XU HƯỚNG CHI TRẢ CỔ TỨC TRÊN THẾ GIỚI ....................................... 16 1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC .... ..................................................................................... 19 1.4.1. Một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.............................................. 19 1.4.2. Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ chi trả cổ tức từ các nghiên cứu . 25 1.5. XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỒI QUY KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CTNY TRÊN HOSE .............. 26 1.5.1. Xây dựng các biến số ......................................................................................... 26 1.5.2. Mô hình nghiên cứu, Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu............ 29 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1... ..................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CTNY TRÊN HOSE 2007 – 2010 .......................................... 32 2.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN HOSE.... .................................................................................................... 32
  6. 2.1.1. Hình thức chi trả cổ tức ........................................................................................ 32 2.1.2. Về mức cổ tức ......... ........................................................................................... 34 2.1.3. Về tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức tại HOSE ....................................................... 37 2.1.4. Về tỷ suất cổ tức tại HOSE .......................................................................... 39 2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH HỒI QUY KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CTNY TRÊN HOSE ......... 41 2.2.1. Thống kê giá trị trung bình các biến tương ứng với hình thức chi trả cổ tức .. 41 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến..................................................... 43 2.2.3. Nhận định mối tương quan giữa các biến ................................................... 44 2.2.4. Mô hình hồi quy tương quan giữa tỉ lệ chi trả cổ tức và các biến................. 46 2.2.5. Đánh giá kết quả ..... ........................................................................................... 50 2.3. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC CTNY TRÊN HOSE......... 51 2.3.1. Chính sách cổ tức chạy theo sự biến động của thị trường, thỏa mãn nhu cầu của nhà đầu tư ngắn hạn và không có phương án sử dụng vốn huy động hiệu quả.......... ............................ ..................................................................................... 51 2.3.2. Tỷ lệ lợi nhuận dành cho việc chi trả cổ tức của một số CTNY quá cao làm hạn chế đến việc tích lũy vốn từ nguồn lợi nhuận giữ lại, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty trong tương lai . ........................................................................................... 52 2.3.3. Chính sách cổ tức chưa hướng tới một cơ cấu vốn tối ưu ................................. 53 2.3.4. Yếu tố phát tín hiệu được quan tâm quá mức ............................................... 54 2.3.5. Các vấn đề phát sinh khác ............................................................................... 56 2.3.5.1. Tính minh bạch trong công bố tình hình tài chính của doanh nghiệp ........... 56 2.3.5.2. Chậm trễ trong việc công bố thông tin và thiếu các quy định xử lý rõ ràng... 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... ............................................................................................ 58 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TỐI ƯU TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................... 59
  7. 3.1. Cần đặc biệt chú trọng nhân tố lợi nhuận trong xây dựng chính sách cổ tức của công ty .................................. ........................................................................................... 59 3.2. Cần xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với từng giai đoạn sống của doanh nghiệp ................................... ........................................................................................... 60 3.2.1. Giai đoạn khởi sự .... ........................................................................................... 60 3.2.2. Giai đoạn tăng trưởng ...................................................................................... 61 3.2.3. Giai đoạn bão hòa .. ......................................................................................... 63 3.2.4. Giai đoạn suy thoái ......................................................................................... 65 3.3. Cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong chính sách cổ tức .......................... 67 3.4. Một số giải pháp hổ trợ .......................................................................................... 69 3.4.1. Xây dựng chính sách cổ tức dưới tác động của thuế ................................... 69 3.4.2. Một số gợi ý khác ... ........................................................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... ........................................................................................... 74 KẾT LUẬN ......................... ........................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTNY : Công ty niêm yết DN : Doanh nghiệp DPS : Cổ tức trên mỗi cổ phần D/E : Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu DP : Tỷ lệ chi trả cổ tức DY : Tỷ suất cổ tức EPS : Thu nhập trên mỗi cổ phần GSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Ghana HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM ISE : Sở Giao dịch Chứng khoán Istanbul MM : Merton Miller và Franco Modigliani NĐT : Nhà đầu tư PB : Giá thị trường trên giá trị sổ sách ROA : Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE : Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SGDCK : Sở Giao dịch Chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1-1. Thống kê tỷ suất cổ tức phân theo ngành ......................................................... 19 Bảng 1.2. Các nhân tố tác động đến tỉ lệ chi trả cổ tức được rút ra từ các nghiên cứu ............................................ ..................................................................................... 26 Bảng 2-1. Xu hướng phát triển các hình thức chi trả cổ tức ................................... 32 Bảng 2-2. Xu hướng phát triển các mức chi trả cổ tức .......................................... 35 Bảng 2-3. Xu hướng phát triển của tỷ lệ chi trả cổ tức .......................................... 37 Bảng 2-4. Xu hướng phát triển của tỷ suất cổ tức.................................................. 39 Bảng 2-5. Thống kê giá trị trung bình các biến đối với hình thức chi trả cổ tức.......... 41 Bảng 2-6. Tóm tắt các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến ......................................... 43 Bảng 2-7. Hệ số tương quan giữa các biến .............................................................. 44 Bảng 2-8. Kết quả kiểm định tự tương quan của mô hình ....................................... 45 Bảng 2-9. Tác động của 7 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức .............................. 47 Bảng 2-10. Tác động của 6 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức ............................. 48 Bảng 2-11. Tác động của 5 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức ............................. 48 Bảng 2-12. Tác động của 4 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức ............................. 49 Bảng 2-13. Tác động của 3 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức ............................. 50 Bảng 3-1. Các thông số chiến lược tài chính giai đoạn khởi sự .................................... 61 Bảng 3-2. Các thông số chiến lược tài chính giai đoạn tăng trưởng .............................. 62 Bảng 3-3. Các thông số chiến lược tài chính giai đoạn bão hòa .................................... 64 Bảng 3-4. Các thông số chiến lược tài chính giai đoạn suy thoái .................................. 66 Bảng 3-5. Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức.................................. 68 Bảng 3-6: So sánh tác động thuế thu nhập của phương thức chi trả cổ tức tiền mặt và
  10. cổ tức bằng cổ phiếu .............................................................................................. 71
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1-1. Quá trình trả cổ tức ................................................................................... 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1-1. Quan hệ giữa cổ tức và lợi nhuận ở Mỹ qua các năm ............................... 15 Hình 1-2. Tỷ suất cổ tức phân theo khu vực .............................................................. 17 Hình 1-3. Tỷ suất cổ tức các nước thị trường mới nổi .............................................. 18 Hình 2-1. Hình thức trả cổ tức của các công ty tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 ... 33 Hình 2-2. Cơ cấu hình thức trả cổ tức tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 .................. 33 Hình 2-3. Mức cổ tức của các công ty tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010................. 35 Hình 2-4. Cơ cấu mức cổ tức tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 ............................... 36 Hình 2-5. Tỷ lệ chi trả cổ tức tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 ............................... 37 Hình 2-6. Cơ cấu tỷ lệ chi trả cổ tức tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 .................... 38 Hình 2-7. Tỷ suất cổ tức tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 ....................................... 39 Hình 2-8: Cơ cấu tỷ suất cổ tức tại HOSE giai đoạn 2007 – 2010 ........................... 40
  12. -Trang 1- PHẦN MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chính sách cổ tức là một trong những chủ đề hấp dẫn và quan trọng trong nghiên cứu tài chính. Miller và Modigliani (M & M) (1961) lập luận rằng trong thị trường vốn hoàn hảo, cổ tức không quan trọng và không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Nhưng thị trường vốn hoàn hảo là không có trong thế giới thực nên nhiều nhà nghiên cứu không đồng tình với ý kiến của M & M và họ cho rằng trong thị trường vốn không hoàn hảo cổ tức là một vấn đề. Brealey và Myers (2005) liệt kê cổ tức là một trong mười vấn đề quan trọng đến nay vẫn chưa được giải quyết thấu đáo trong lĩnh vực quản trị tài chính. Black (1976) cho rằng việc chia cổ tức là bài toán đố cơ bản nhất trong kinh tế. Một số khảo sát thực nghiệm cho thấy rằng cả nhà quản lý và các nhà đầu tư đều ủng hộ thanh toán cổ tức. Lintner (1956) tìm thấy rằng các công ty Hoa Kỳ trong những năm sáu mươi phân phối một phần lớn thu nhập của họ cho cổ tức, và họ cũng duy trì một chính sách cổ tức ổn định. Theo thời gian, các nghiên cứu ngày càng gia tăng và mở rộng để tìm ra các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp. Các lý thuyết ở những nước đã phát triển cũng như ở những nền kinh tế mới nổi (Aivazian, Booth and Cleary, 2003; Booth, Aivazian, Demirguc-Kunt, and Maksimovic, 2001; Fan, Titman and Twite, 2009; Glen, Karmokolias, Shah, 1995; La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer, Vishny, 2000; Mitton, 2004) đều muốn xác định các yếu tố quyết định chính sách cổ tức là gì? Và họ rút ra nhiều kết luận khác nhau, chẳng hạn như: - Đối với chính sách cổ tức, các lý thuyết hiện nay cho rằng, giống như nền kinh tế các nước đã phát triển, chính sách cổ tức của các doanh nghiệp nằm trong khu vực kinh tế mới nổi đều bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận, nợ, và tỷ lệ giá trị sổ sách so với giá thị trường (Aviazian et al., 2003). Và các doanh nghiệp trong nền kinh tế mới nổi thì trả cổ tức cao hơn các doanh nghiệp ở nền kinh tế đã phát triển.
  13. -Trang 2- - Việc bảo vệ quyền lợi cổ đông càng mạnh mẽ thì chính sách cổ tức càng cao (Mitton, 2004; La Porta et al., 2000). Nhưng để tìm một lời giải duy nhất cho chính sách cổ tức là chưa có. Để biết chính sách cổ tức của các doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thời gian qua bị tác động bởi những nhân tố nào? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cụ thể ra sao? Tác giả chọn đề tài: “Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE” 2. MỤC TIÊU NGHUÊN CỨU - Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến chính sách cổ tức và tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về chính sách cổ tức; - Phân tích thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên HOSE để thấy được xu hướng chi trả cổ tức cũng như những bất cập trong chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Đồng thời, xây dựng mô hình hồi quy kiểm định xem các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức như thế nào? - Phân tích những hạn chế và kiến nghị một số giải pháp giúp doanh nghiệp xây dựng một chính sách cổ tức phù hợp. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2000 đến 31/12/2007. - Phạm vi nghiên cứu: Do những hạn chế về số liệu nên tác giả chọn mẫu dữ liệu khảo sát bao gồm 480 thông báo chi trả cổ tức của 120 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE trong 4 năm 2007 -2010. Mẫu bắt đầu từ năm 2007 vì các dữ liệu chi tiết từ năm 2006 về trước chỉ có rải rác trong các bản cáo bạch nên không thu thập đủ. Luận văn chủ yếu là phân tích các nhân tố định lượng tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp. Đồng thời, tỷ lệ chi trả cổ tức được sử dụng làm chi tiêu
  14. -Trang 3- đo lường chính sách cổ tức của doanh nghiệp. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hóa dữ liệu thu thập được từ các nguồn trong nước và nước ngoài, sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, phân tích và so sánh số liệu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về những chính sách cổ tức đang được áp dụng tại các công ty niêm yết và ứng dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng để đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc như thế nào. Sử dụng các chương trình như Microsoft Office Excel, Eviews để hỗ trợ tính toán trong nghiên cứu. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được trình bày theo kết cấu sau: Chương 1: Tổng quan về cổ tức và chính sách cổ tức Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE giai đoạn 2007 – 2010 Chương 3: Một số giải pháp nhằm xây dựng chính sách cổ tức tối ưu trong doanh nghiệp
  15. -Trang 4- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CỔ TỨC 1.1.1. Khái niệm: Cổ tức được hiểu là một phần lợi nhuận sau thuế của công ty dành để chi trả cho các cổ đông (chủ sở hữu công ty). Cổ tức còn được gọi là lợi tức cổ phần. Cổ tức là nhau cho mọi cổ phiếu cùng một loại, hoặc cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) hoặc cổ phiếu ưu đãi. Sau khi thông báo chi trả cổ tức được công bố, cổ tức trở thành khoản phải trả của công ty. 1.1.2. Quá trình chi trả cổ tức Các công ty ở Mỹ thường trả cổ tức hàng quý. Còn ở Việt Nam các công ty thường trả cổ tức 2 lần/năm. Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản trị và sau đó được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. Tiến trình chi trả cổ tức diễn ra như sau: Ngày công Ngày không Ngày chốt Ngày thanh bố cổ tức danh sách toán 2 đến 3 tuần 2 ngày làm việc 2 đến 3 tuần Sơ đồ 1.1. Quá trình chi trả cổ tức  Ngày công bố (declaration date): là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, công ty thông tin đến cho cổ đông là mức cổ tức là tăng, giảm, hay vẫn ổn định. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà thường trên thị trường phản ứng sẽ
  16. -Trang 5- xuất hiện rất rõ.  Ngày không cổ tức (ex-divedend date): Vào ngày này người mua cổ phần không được hưởng cổ tức nhưng người bán vẫn được quyền hưởng cổ tức. Giá tham chiếu của cổ phiếu sau ngày này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại. Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính bằng giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức. Ví dụ: FPT thông báo chi trả cổ tức năm 2010 cho cổ đông. Cổ tức bằng tiền 15% mệnh giá (mệnh giá 10.000 VNĐ); bằng cổ phiếu tỷ lệ 10:6. Ngày đăng ký cuối cùng 24/06/2011, ngày giao dịch không hưởng quyền 22/06/2011. Giá của cổ phiếu FPT cuối phiên ngày 21/06/2011 là 50.000đ. Giá tham chiếu của cổ phiếu FPT vào ngày 22/06/2011 được tính lại như sau: 50.000  15% *10.000 Giá tham chiếu:  45.755đ 1  0,6 Như vậy, giá tham chiếu của cổ phiếu FPT vào ngày 22/06/2011 là 45.755đ chứ không phải lấy giá đóng cửa phiên liền trước tức 50.000đ.  Ngày chốt danh sách hay ngày đăng ký (record date): Cổ tức công bố sẽ được phân phối cho những ai là cổ đông đăng ký tính đến ngày cụ thể này.  Ngày thanh toán cổ tức (dividend payment date): là ngày cổ tức được gửi đến cho các cổ đông đăng ký. 1.1.3. Các phương thức chi trả cổ tức 1.1.3.1. Cổ tức trả bằng tiền mặt Cổ tức tiền mặt là loại cổ tức phổ biến nhất. Cổ tức tiền mặt là số đơn vị tiền tệ mà công ty thanh toán cho cổ đông tính trên phần trăm mệnh giá một cổ phần. Mệnh giá là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu. Hiện nay các cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam điều có mệnh giá thống nhất 10.000 đồng. Ví dụ: VNM thông báo chi trả cổ tức đợt 1 năm 2010 bằng tiền mặt, tỷ lệ 30%
  17. -Trang 6- mệnh giá. Nghĩa là mỗi cổ phiếu nhận được cổ tức 10.000 x 30% = 3.000đ. Cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được tiền cổ tức là 100x 3.000 = 300.000đ Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán, tức giảm nguồn vốn chủ sở hữu. 1.1.3.2. Cổ tức trả bằng cổ phiếu Trả cổ tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông. Ví dụ: ABT thông báo chi trả cổ tức đợt 1 năm 2010 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5:1, hay 20%. Nghĩa là cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 20 cổ phiếu. Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu được áp dụng khi doanh nghiệp dự định giữ lại lợi nhuận cho các mục đích đầu tư và muốn làm an lòng cổ đông. Khi thực hiện giao dịch này không có sự thay đổi (tăng hay giảm) nào về vốn cổ đông cũng như tài sản của công ty. Về cơ bản, số lượng cổ phiếu sẽ tăng lên và làm cho tỷ lệ vốn cổ phần tăng lên nhưng tỷ lệ nắm giữ của các cổ đông cũ không đổi. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cũng giống như việc tách cổ phiếu. Cả hai trường hợp đều làm số lượng cổ phần tăng lên và giá trị cổ phần giảm xuống. Trong khi trả cổ tức bằng cổ phiếu làm tài khoản chủ sở hữu tăng lên và lợi nhuận chưa phân phối giảm xuống, trong khi đó tách cổ phiếu làm giảm mệnh giá mỗi cổ phần. 1.1.3.3. Cổ tức trả bằng tài sản khác: Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp sở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn. Hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp chia cổ tức bằng tài sản khác.
  18. -Trang 7- 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC 1.2.1. Khái niệm: Chính sách cổ tức là chính sách ấn định mức lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ được đem ra phân phối như thế nào, bao nhiêu được giữ lại để tái đầu tư và bao nhiêu dùng để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại cung cấp cho các cổ đông một nguồn tăng trưởng lợi nhuận tiềm năng trong tương lai thông qua tái đầu tư, còn cổ tức mang lại cho các cổ đông một lợi nhuận hữu hình hiện tại. Vì thế, chính sách cổ tức sẽ ảnh hưởng đến số lượng vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp (thông qua lợi nhuận giữ lại) và chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Chỉ tiêu đo lường chính sách cổ tức: 1.2.2.1. Tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend payout ratio): Tỷ lệ chi trả cổ tức phản ánh mức cổ tức mà cổ đông được hưởng chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong thu nhập trong kỳ do công ty tạo ra và được đo lường như sau: Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) Tỷ lệ chi trả cổ tức = Thu nhập mỗi cổ phần (EPS) Đây là một trong những nhân tố quyết định đến giá thị trường của cổ phần. Ví dụ: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (mã chứng khoán: AGF) chi trả 2000đ tiền cổ tức năm 2010 cho cổ đông. EPS năm 2008 của AGF là 3.280đ. 2000 Vậy tỷ lệ chi trả cổ tức của AGF năm 2008:  61% . 3280 Như vậy, AGF đã trích 61% thu nhập để chi trả cổ tức cho các cổ đông, chỉ giữ lại 39% cho tái đầu tư. 1.2.2.2. Tỷ suất cổ tức (Dividend Yield or Dividend-Price ratio)
  19. -Trang 8- Tỷ suất cổ tức phản ánh tỷ số cổ tức của cổ phiếu so với giá thị trường và được đo lường như sau: Cổ tức mỗi cổ phần Tỷ suất cổ tức = Giá thị trường mỗi cổ phần Như ta đã biết, thu nhập của nhà đầu tư gồm 2 phần cổ tức và chênh lệch giá do chuyển nhượng cổ phần. Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phần thấp điều đó chưa hẳn đã xấu bởi vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư. Họ mong đợi một tăng trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn của giá cổ phần. Ví dụ xem xét mức chia cổ tức năm 2008 của các công ty như sau: ĐVT: VNĐ Mã chứng Giá thị trường Tên công ty Cổ tức 2010 Tỷ suất cổ tức khoán 31/12/2010 Công ty cổ phần ABT XNK thủy sản Bến 5.000 43.000 11,63% Tre Công ty cổ phần sữa VNM 3.000 86.000 3,49% Việt Nam Ta thấy, tỷ suất cổ tức của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (11,63%) cao hơn nhiều so với công ty cổ phần sữa Việt Nam (3,49%). Nếu một nhà đầu tư quan tâm đến thu nhập cổ tức hơn là thu nhập lãi vốn thì sẽ chọn cổ phiếu của công ty cổ phần XNK Bến Tre
  20. -Trang 9- 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức Trong thực tế có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức. Tuy nhiên, các yếu tố cơ bản sau cần được cân nhắc khi các nhà quản trị lựa chọn một chính sách cổ tức cho công ty mình. 1.2.3.1. Các hạn chế pháp lý Hầu hết các quốc gia đều có luật để điều tiết việc chi trả cổ tức của những doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh ở nước đó. Vì vậy khi ấn định chính sách cổ tức thì các doanh nghiệp cần phải cân nhắc các hạn chế sau như các nguyên tắc về mặt pháp lý: - Hạn chế suy yếu vốn: tức là doanh nghiệp không thể dùng vốn để chi trả cổ tức. Ở một số các quốc gia trong đó có Việt Nam, vốn được định nghĩa chỉ bao gồm mệnh giá của cổ phần thường, trong khi ở một số các quốc gia khác, vốn được định nghĩa bao quát hơn, gồm cả phần vốn góp vượt quá tài khoản mệnh giá (thường được gọi là thặng dư vốn). - Hạn chế lợi nhuận ròng: tức cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng hiện nay và thời gian qua. Hạn chế này đòi hỏi một công ty phải có phát sinh lợi nhuận trước khi được phép chi trả cổ tức tiền mặt. Điều này nhằm ngăn cản các chủ sở hữu rút lại vốn đầu tư ban đầu và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ. - Hạn chế mất khả năng thanh toán: tức không thể chi trả cổ tức khi công ty mất khả năng thanh toán (nợ nhiều hơn tài sản), nhằm đảm bảo quyền ưu tiên của các chủ nợ đối với tài sản của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Các điều khoản hạn chế Các điều khoản hạn chế nằm trong các giao kèo trái phiếu, điều khoản vay, thỏa thuận vay ngắn hạn, hợp đồng thuê tài sản và các thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Về cơ bản các hạn chế này giới hạn tổng mức cổ tức một doanh nghiệp có thể chi trả thông qua quy định: - Không thể chi trả cổ tức cho đến khi lợi nhuận đạt đến một mức nhất định nào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1