Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An
lượt xem 8
download
Luận văn nghiên cứu nhằm các mục tiêu: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An; đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỤY VÂN ANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ THỤY VÂN ANH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN. Chuyên ngành: KẾ TOÁN (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS-TS. Phạm Văn Dược TP. Hồ Chí Minh - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài “Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An” là do chính tác giả thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. …, ngày tháng năm 2020 Tác giả Ngô Thụy Vân Anh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy Phạm Văn Dược, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi đã có may mắn có được nhiều sự giúp đỡ của các thầy/ cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình để hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến họ. Tôi cũng xin cảm ơn đến ban giám đốc, và các anh/ chị trong phòng kế toán của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An đã tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp tài liệu cho nghiên cứu của tôi. Xin chân thành cảm ơn!
- TÓM TẮT Dự toán ngân sách giúp các doanh nghiệp kiểm soát chi phí và định hướng được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo mục tiêu đã định một cách dễ dàng hơn trong tương lai. Như vậy, việc vận dụng dự toán ngân sách vào các doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được hiệu quả hoạt động một cách rõ nét nhất qua từng chu kỳ kinh doanh nhất định. Từ đó cho thấy sự cần thiết để thực hiện nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An” nhằm xác định các nhân tố, cũng như đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó phương pháp nghiên cứu kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng, luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu như sau: - Thứ nhất về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An, kết quả nghiên cứu cho thấy những nhân tố này gồm: Chế độ chính sách, Tổ chức công tác kế toán, trình độ nhân viên tham gia dự toán, cơ sở vật chất, đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy trình dự toán. - Cuối cùng, từ kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất các khuyến nghị liên quan đến từng nhân tố nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Long An.
- ABSTRACT Budget estimates help businesses control costs and orient their production and business activities according to the set goals more easily in the future. Thus, applying budget estimates to businesses will help businesses determine the most efficient operation through a certain business cycle. From there, it shows the need to carry out the study "Factors affecting budget estimation in small and medium-sized enterprises in Long An province" to identify factors, as well as measure measure the impact of the factors on the estimation of budgets in small and medium-sized enterprises in Long An province. By a mixed research method, in which the research method combined with quantitative research method, the thesis has achieved the following research results: - Firstly, on determining the factors affecting the budget estimation in small and medium enterprises in Long An province, the research results show that these factors include: policy regime, Organization of accounting work, personnel qualifications involved in the estimate, facilities, characteristics of small and medium-sized enterprises, estimation process
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN TÓM TẮT DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................3 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 6. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................................4 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................6 1.1 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI .........................................................................6 1.2 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC .........................................................................9 1.3 NHẬN XÉT VÀ XÁC ĐỊNH KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ...........................................12 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................15 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................16 2.1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ..................................................16 2.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................16 2.1.2. Đặc trưng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa .....17 2.2 TỔNG QUAN VỀ LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ......................................................18 2.2.1 Khái niệm dự toán ngân sách ..................................................................18 2.2.2 Phân loại ..................................................................................................18 2.2.3 Chức năng dự toán ngân sách .................................................................22 2.2.3.1 Hoạch định ........................................................................................22 2.2.3.2 Tổ chức - điều hành...........................................................................22 2.2.3.3 Kiểm soát ..........................................................................................23 2.2.3.4 Ra quyết định ....................................................................................23 2.2.4 Ý nghĩa của lập dự toán ngân sách ..........................................................24 2.2.5 Nội dung cơ bản của xây dựng dự toán ngân sách ..................................26 2.2.5.1 Các mô hình lập dự toán ngân sách của doanh nghiệp .....................26
- 2.2.5.2 Quy trình lập dự toán ngân sách .......................................................31 2.2.5.3 Trình tự lập dự toán ngân sách ..........................................................32 2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................................................................32 2.3.1 Trình độ nhân lực tham gia dự toán ........................................................33 2.3.2 Cơ sở vật chất ..........................................................................................34 2.3.3 Tổ chức công tác kế toán .........................................................................34 2.3.4 Quy trình dự toán .....................................................................................35 2.3.5 Chế độ chính sách nhà nước ....................................................................35 2.3.6 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................36 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................38 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................39 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................................................39 3.1.1 Nguồn dữ liệu ...........................................................................................39 3.1.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................39 3.1.3 Quy trình nghiên cứu ...............................................................................40 3.2 NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ..........................................................................................42 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................42 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính và điều chỉnh thang đo .............................42 3.2.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát.................................................................44 3.3 NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ...............................................................................48 3.3.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu...............................................................48 3.3.2 Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu chính thức............................................48 3.3.3 Xử lý và phân tích dữ liệu ........................................................................48 3.3.3.1 Phân tích mô tả ..................................................................................48 3.3.3.2 Kiểm định và đánh giá thang đo .......................................................49 3.3.3.3 Phân tích hồi quy bội ........................................................................51 3.3.3.4 Xây dựng giả thuyết về Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An..........................52 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................53 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .................................54 4.1. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO ......................................................................................54 4.1.1. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân lực tham gia dự toán (TDNL) ......................................................................................................55 4.1.2. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất ...........................56 4.1.3. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Tổ chức công tác kế toán ..........57 4.1.4. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy trình dự toán .....................57 4.1.5. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Chế độ chính sách nhà nước ....58 4.1.6. Cronbach Alpha của thang đo nhân tố ...................................................59 4.1.7. Cronbach Alpha của thang đo Công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An ...................................................................61
- 4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ..................................................61 4.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................62 4.2.2 Kết luận phân tích nhân tố khám phá mô hình đo lường .........................65 4.3. KIỂM ĐỊNH ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................66 4.3.1. Phương pháp nhập các biến thành phần trong mô hình hồi quy bội......66 4.3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội ..............67 4.3.3.Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội ......................68 4.3.4. Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy ..........................69 4.4 KIỂM TRA CÁC GIẢ ĐỊNH MÔ HÌNH HỒI QUY BỘI ..............................................70 4.4.1 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi .............71 4.4.2 Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn ................................71 4.4.3 Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (Hiện tượng đa cộng tuyến).........................................................................................73 4.5. MÔ HÌNH HỒI QUY CỦA CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TẠI CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ................................................................74 4.6. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................75 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................78 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................80 5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................80 5.2 KHUYẾN NGHỊ ...............................................................................................81 5.2.1 Tổ chức công tác kế toán .........................................................................81 5.2.2 Trình độ nhân lực tham gia dự toán ........................................................82 5.2.3 Quy trình dự toán .....................................................................................83 5.2.4 Chế độ chính sách nhà nước ....................................................................86 5.2.5 Cơ sở vật chất ..........................................................................................86 5.2.6 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa.........................................................87 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI ...............................87 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................88 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DTNS Dự toán ngân sách KTQT Kế toán quản trị
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................. 15 Bảng 3.1 Thang đo biến và thang đo nghiên cứu cứu……………………………...45 Bảng 4. 1 : Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân lực tham gia dự toán ............................................................................................................................55 Bảng 4. 2: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Trình độ nhân lực tham gia dự toán (lần 2) ................................................................................................................55 Bảng 4. 3: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Cơ sở vật chất ............................56 Bảng 4. 4: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Tổ chức công tác kế toán ...........57 Bảng 4. 5: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy trình dự toán .......................57 Bảng 4. 6: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Quy trình dự toán (lần 2) ...........58 Bảng 4. 7: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Chế độ chính sách nhà nước ......58 Bảng 4. 8: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................................59 Bảng 4. 9: Cronbach Alpha của thang đo nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa (lần 2).............................................................................................................60 Bảng 4. 10: Cronbach Alpha của thang đo Công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An ..........................................................................61 Bảng 4. 11: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các thành phần .................................62 Bảng 4. 12: Bảng phương sai trích ............................................................................63 Bảng 4. 13: Bảng ma trận xoay.................................................................................63 Bảng 4. 14 Phương pháp nhập các biến vào phần mềm SPSS .................................66 Bảng 4. 15: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính bội .............67 Bảng 4. 16: Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội................68 Bảng 4. 17 : Bảng kết quả các trọng số hồi quy .......................................................70 Bảng 5.1: Mức độ tác động của các nhân tố đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An ................................................................... 76
- DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1: Hoạch định, kiểm soát và mối quan hệ giữa hoạch định và kiểm soát...24 Sơ đồ 2. 2 Mô hình thông tin từ trên xuống ..............................................................26 Sơ đồ 2. 3: mô hình thông tin phản hồi .....................................................................28 Sơ đồ 2. 4: Mô hình thông tin từ dưới lên .................................................................29 Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 40 Hình 3. 2 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................43 Hình 4. 1: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi qui ..................... 71 Hình 4. 2 : Đồ thị P-P Plot của phần dư – đã chuẩn hóa...........................................72 Hình 4. 3: Đồ thị Histogram của phần dư – đã chuẩn hóa ........................................73
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế. Loại hình doanh nghiệp này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo. Cụ thể về lao động hàng năm tạo thêm nửa triệu lao động mới, sử dụng tới 51% lao động xã hội, chiếm khoảng 43 – 50% hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu, đóng góp 17- 20% ngân sách quốc gia và đóng góp đến 45 -50% GDP. Số tiền thuế và phí mà DNNVV đã nộp cho Nhà nước đã tăng 18,4 lần sau 10 năm kể từ năm 2000. Sự đóng góp đó đã hỗ trợ lớn cho chi tiêu vào công tác xã hội và các chương trình phát triển khác. Vì vậy, đã tạo ra 40% cơ hội cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong dân cư để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Như vậy, có thể thấy DNNVV là một nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế ngày càng phát triển (Cao Sỹ Kiêm, 2013). Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, đã đặt ra cho các DN Việt Nam rất nhiều những cơ hội lớn, hướng tới sự hội nhập và phát triển toàn diện sánh vai cùng với các cường quốc trên thế giới. Nhưng đồng thời, các DN Việt Nam cũng gặp rất nhiều những thách thức. Trong không ít những thách thức mà các DN Việt Nam gặp phải đó, ngoài sức ép từ việc cạnh tranh với các DN trong nước, mà còn phải kể đến ở đây là sự xâm nhập của các công ty nước ngoài vào nước ta, cùng với sự xâm nhập này kéo theo sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài này nhằm tìm chỗ đứng cho mình tại thị trường Việt Nam. Nếu không có những chiến lược đúng đắn thì với xu thế hiện nay các DN Việt Nam rất có thể sẽ bị đánh bật ra khỏi thị trường trong nước và nhường chỗ cho các công ty nước ngoài. Làm thế nào để tận dụng tốt các cơ hội và đối đầu với những thách thức là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước, của các Bộ, các Ngành và của tất cả các DN Việt Nam hiện nay. Chính vì thế, để có thể đứng vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các DN
- 2 phải có kế hoạch sản xuất và kế hoạch chi tiêu tài chính phù hợp, đặc biệt là các DNNVV. Để có thể làm được như vậy, các DN phải có các công cụ quản lý khoa học nhằm giúp các nhà quản trị phát huy mặt tích cực, hạn chế hoặc giảm thiểu mặt tiêu cực và tận dụng các nguồn lực sẳn có một cách có hiệu quả. Trong đó, dự toán ngân sách (DTNS) là một công cụ quản lý khoa học hữu ích. DTNS giúp các DN kiểm soát chi phí và định hướng được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo mục tiêu đã định một cách dễ dàng hơn trong tương lai. Theo Nguyễn Thị Lệ Thủy (2013), Đỗ Khắc Toàn (2014) thì hiện nay không phải DN nào cũng vận dụng kế toán quản trị (KTQT) đặc biệt là khâu DTNS một cách hiệu quả, hoặc thậm chí có DN không sử dụng công cụ này. Việc vận dụng được DTNS sẽ giúp các DN nhìn thấy được những mục tiêu cần đạt được, đồng thời DTNS còn chỉ ra cách thức huy động mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu mà DN đặt ra. DTNS là trung tâm của mọi kế hoạch, làm cụ thể hóa kế hoạch bằng những số liệu và những bảng tính chi tiết với con số cụ thể, cung cấp cho nhà quản trị một kế hoạch chi tiết về toàn bộ thông tin về kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong từng thời gian cụ thể và cả quá trình kinh doanh của mình. Như vậy, việc vận dụng DTNS vào các DN sẽ giúp các DN xác định được hiệu quả hoạt động một cách rõ nét nhất qua từng chu kỳ kinh doanh nhất định. Tuy nhiên trong thời gian qua các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An do hạn chế về nguồn lực như tài chính, nhân lực… và đặc biệt là sự hỗ trợ của các hiệp hội nghề nghiệp nhằm tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp này. Kế toán quản trị nói chung và công tác dự toán ngân sách nói riêng là công cụ quản lý có hiệu quả nhằm giúp cho các DNNVV Long An phát triển. Do đó tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An” thông qua việc xác lập mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới DTNS làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách để nó thực sự là công cụ hữu ích cho nhà quản trị, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.. 2. Mục tiêu nghiên cứu
- 3 Mục tiêu chung: Xác định các nhân tố và đo lường ảnh hưởng của chúng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. Để thực hiện mục tiêu chung vừa nêu, luận văn đưa ra các mục tiêu cụ thể gồm: - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. 3. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn bao gồm: - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An? - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An như thế nào? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. Phạm vi nghiên cứu + Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu là DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An.. + Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu, khảo sát được tiến hành năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
- 4 - Phương pháp định tính: Thông qua tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, cũng như cơ sở lý thuyết liên quan đến dự toán ngân sách, các lý thuyết liên quan đến công tác dự toán ngân sách, tác giả nhận diện, đề xuất Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. Thêm vào đó thông qua thảo luận chuyên gia, tác giả hoàn thiện mô hình nghiên cứu chính thức, đồng thời xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức về Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An để tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: + Khảo sát các các DNNVV tại Long An liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách của các doanh nghiệp này thông qua bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá mức độ quan trọng của Các nhân tố tác động đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. + Sử dụng phần mềm SPSS 22.0. Đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). + Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. 6. Ý nghĩa của đề tài Về ý nghĩa khoa học: Qua nghiên cứu, luận văn trước hết hệ thống cơ sở lý thuyết và trình bày hệ thống một số các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Tiếp đó, luận văn xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự toán ngân sách tại các doanh nghiệp. Về ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu luận văn góp phần xác định và đo lường tác động của các nhân tố đến công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán ngân sách tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Long An. Luận văn cũng là tài liệu tham khảo hữu ích
- 5 cho những ai quan tâm đến lĩnh vực kế toán quản trị nói chung và công tác lập dự toán ngân sách trong doanh nghiệp nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn được thực hiện gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC Chương này tác giả trình bày một số các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến công tác lập dự toán ngân sách ở các doanh nghiệp, bao gồm các nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu trong nước, từ đó rút ra những nhận xét và khe hổng nghiên cứu của mảng đề tài này. 1.1 Các nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu của Dušan Banovíc (2005) với đề tài “Evolution and Critical Evaluation of Current Budgeting Practices” (Master's Thesis in Economics, University of Ljubliana 2005) về tiến trình và đánh giá ước lượng việc thực hiện dự toán ngân sách hiện nay. Trong nghiên cứu này, Tác giả đã dùng phương pháp định lượng để thực hiện và kết quả là Dušan Banovíc (2005) đã trình bày các yếu tố chính có liên quan đến dự toán ngân sách: (1) Môi trường bên ngoài, (2) Công nghệ, (3) Cơ cấu tổ chức, (4) Quy mô DN, (5) Chiến lược của DN và (6) Văn hóa DN. Nghiên cứu của Yang Qi (2010) với đề tài “The impact of the budgeting process on performance in small and mediumsized firms in China” (Unpublished PhD dissertation University of Twente 2010) về tác động của quá trình dự toán ngân sách đến hiệu quả của các DNNVV tại Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, Yang Qi đã dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và đưa ra kết quả là có 7 yếu tố đầu vào chính liên quan đến DTNS tác động đến hiệu quả của DN bao gồm: (1) Hoạch định ngân sách, (2) Mục tiêu ngân sách rõ ràng và mục tiêu ngân sách khó khăn, (3) Sự phức tạp trong ngân sách (Công nghệ và mô hình dược sử dụng trong ngân sách), (4) Kiểm soát quá trình ngân sách, (5) Sự tham gia vào ngân sách, (6) Quy mô DN và (7) Loại hình DN. Pornpan Damrongsukniwat, Danuja Kunpanitchakit và Supol Durongwatana (2011) với đề tài “The Measurements of Budgetary Slack: The Empirical Evidence of Listed Companies in Thailand” (Chulalongkorn University - Department of Accounting, August 12, 2011). Các tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành khảo sát và kết quả đưa ra là có 03 yếu tố ảnh hưởng đến mức
- 7 độ thực hiện dự toán là:(1) Nhân tố môi trường, (2) Nhân tố tổ chức, (3) Nhân tố con người. Kazeem Olabode Faleti và Darrell Myrick (2012) với đề tài “The Nigerian Budgeting Process: A Framework for Incresing Employment Performance” (UNISA, University of South Africa, Rome, Italy 2012) tạm dịch quy trình ngân sách tại Nigeria: Một khuôn khổ cho việc gia tăng hiệu quả lao động. Hai tác giả đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp đó là: Quy trình ngân sách thông thường và sự tham gia vào quá trình thiết lập ngân sách của các thành viên trong tổ chức ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và hiệu quả quản lý tại các doanh nghiệp Nigeria. Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013) với đề tài “Assessing Budgeting Process In Small And Medium Enterprises In Nairobi's Central Business District: A Case Of Hospitality Industry” (School of Business & Economics, Kenya Methodist University 2013) tạm dịch đánh giá quy trình ngân sách của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại trung tâm thương mại Nairobi: Trường hợp ngành công nghiệp khách sạn. Các tác giả đưa ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến dự toán ngân sách là Sự tham gia của người lao động, Quy mô doanh nghiệp, Cấu trúc sở hữu doanh nghiệp, Trình độ và kỹ năng của nhà quản trị, Hệ thống máy tính kế toán với phương pháp nghiên cứu định lượng khảo sát các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Kenya tác giả đã chỉ ra rằng các yếu tố này đều có tác động cùng đến quá trình lập lập dự toán ngân sách của các doanh nghiệp này. Rokhman, M. T. N. (2017). Improving Managerial Performance Through Participation Role of Budget Preparation: A Theoretical and Empirical Overview. Journal of Economics and Finance, 8(1), 39-43. Cải thiện hiệu suất quản lý thông qua vai trò tham gia của các nhân viên trong quá trình lập ngân sách: Tác giả đã tổng quan về lý thuyết và tiến hành khảo sát thực nghiệm ở cả hai tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận và kết quả chỉ ra rằng cả hai tổ chức này đều có thể thu được lợi ích từ việc lập kế hoạch và kiểm soát do ngân sách thông qua dự toán. Trong việc lập ngân sách, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tốt nhất là phân biệt nhu cầu với sự
- 8 sẵn có của ngân sách để thấy rõ sự cần thiết của sự tham gia của các thành viên trong công tác dự toán ngân sách. Nhiều nghiên cứu về quản lý và kế toán chú ý đến vấn đề ngân sách tham gia liên quan đến hiệu suất quản lý và kết quả nghiên cứu này đã tạo ra kết quả thực nghiệm đối lập. Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm xảy ra do mối quan hệ giữa tham gia ngân sách và hiệu quả quản lý phụ thuộc vào các yếu tố tình huống, tùy thuộc vào tình huống cụ thể của từng doanh nghiệp. Popesko, B., Novák, P., Dvorský, J., & Papadaki, Š. (2017). The maturity of a budgeting system and its influence on corporate performance. Acta Polytechnica Hungarica, 14(7). Sự phát triển của một hệ thống ngân sách và ảnh hưởng của nó đối với hoạt động của công ty. Trong những thập kỷ gần đây, các tính năng tạo nên hệ thống ngân sách của công ty đã được các học giả và các chuyên gia cân nhắc sâu sắc. Thật vậy, cái gọi là phương pháp ngân sách truyền thống đã phải gánh chịu những chỉ trích nặng nề do tính không linh hoạt và lượng thời gian tuyệt đối mà họ yêu cầu của nhân viên. Tuy nhiên, một số ví dụ tồn tại của các hệ thống ngân sách đã được chuyển đổi bằng cách nào đó và của các tổ chức đã áp dụng các quy trình lập ngân sách linh hoạt, tiên tiến dựa trên đánh giá hiệu suất. Trong nghiên cứu được trình bày, các tác giả xem xét bất kỳ mối quan hệ nào có thể tồn tại giữa các yếu tố chính của hệ thống ngân sách doanh nghiệp và hiệu suất doanh nghiệp. Mục đích là để đóng góp cho kiến thức hiện có bằng cách: 1) tóm tắt những tiến bộ mới nhất liên quan đến ngân sách và hiệu quả hoạt động của công ty; 2) báo cáo về thực tiễn lập ngân sách hiện hành được áp dụng bởi các công ty ở Cộng hòa Séc, với phân tích về cách hệ thống ngân sách ảnh hưởng đến hành vi quản lý; 3) đánh giá bất kỳ sự phụ thuộc thống kê giữa các tính năng được lựa chọn của hệ thống ngân sách doanh nghiệp; tức là sử dụng ngân sách như một công cụ quản lý, làm thế nào các doanh nghiệp thể hiện giá trị gia tăng của hệ thống ngân sách, trong việc thực hiện một hệ thống lập ngân sách có hiệu quả và tầm quan trọng của một hệ thống lập ngân sách so với các công cụ khác được thiết kế để thích ứng với sự thay đổi trong điều kiện thị trường. Nhìn chung, nghiên cứu mô tả các mối liên kết giữa hiệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1468 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 853 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 600 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 405 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 351 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 238 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 187 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 255 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn