Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 2
download
Luận văn sẽ góp phần xác định được các nhân tố và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng hoạch định chiến lược đúng đắn, đưa ra các giải pháp phù hợp cũng như giúp các nhà đầu tư xem xét và đánh giá khi đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức mạnh cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________________________ LÂM MỸ TUYẾT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ________________________________ LÂM MỸ TUYẾT CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Lâm Mỹ Tuyết, tác giả của luận văn thạc sĩ “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Tôi xin cam đoan nội dung và kết quả của luận văn là nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Văn Năng. Luận văn được thực hiện và hoàn thành một cách độc lập, tự bản thân tôi thu thập số liệu và thực hiện. Tất cả các số liệu thu thập được trong luận văn đều trung thực. Tất cả các tài liệu tham khảo được sử dụng đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 12 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Lâm Mỹ Tuyết
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ............................................................................................................................1 Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu ......................................................................2 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.6. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................4 1.7. Bố cục luận văn ...................................................................................................5 Kết luận chương 1 .............................................................................................................5 Chương 2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh c ủa ngân hàng thương mại cổ phần..6 2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ................................................6 2.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................................6 2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM ..............................6 2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM .7 2.2.1. Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng ..................................................................7 2.2.2. Nhóm nhân tố vĩ mô................................................................................... 10 2.3. Tóm lược các nghiên cứu trước đây ............................................................ 11 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 11 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam .................................................................... 14 Kết luận chương 2 .......................................................................................................... 15 Chương 3. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN và các nhân tố tác động ................................................................................................. 17
- 3.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN.... 17 3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN .............................................................................................................. 19 3.2.1. Nhân tố nội tại ngân hàng.......................................................................... 19 3.2.2. Nhân tố vĩ mô.............................................................................................. 28 Kết luận chương 3 .......................................................................................................... 31 Chương 4. Kiểm định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam ............................................................................................................ 32 4.1. Giới thiệu mô hình kiểm định ....................................................................... 32 4.2. Thống kê mô tả các biến................................................................................. 34 4.3. Kết quả kiểm định ........................................................................................... 34 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến .............................................................................. 34 4.3.2. Kết quả hồi quy ROA và ROE bằng mô hình Pooled OLS .................. 35 4.3.3. Kết quả hồi quy ROA và ROE bằng mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM) ....................................................................................................................... 36 4.3.4. Kết quả hồi quy ROA và ROE bằng mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) ....................................................................................................................... 38 4.4. Kết luận .............................................................................................................. 40 Kết luận chương 4 .......................................................................................................... 43 Chương 5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP VN .................................................................................................................. 44 5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP VN . .............................................................................................................................. 44 5.1.1. Giải pháp về các nhân tố nội tại ngân hàng............................................. 44 5.1.2. Các kiến nghị về các nhân tố vĩ mô ......................................................... 48 5.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 49 Kết luận chương 5 .......................................................................................................... 50 Kết luận............................................................................................................................. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DPRR Dự phòng rủi ro NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTM VN Ngân hàng thương mại Việt Nam NHTMCP VN Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên OLS Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất ROA Return on Assets - Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản ROE Return on Equity - Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
- DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Tổng tài sản bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Bảng 3.2. Tổng tài sản bình quân, Vốn chủ sở hữu bình quân và Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu bình quân / Tổng tài sản bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Bảng 3.3. DPRR bình quân, Tổng dư nợ bình quân và Tỷ lệ DPRR bình quân / Tổng dư nợ bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Bảng 4.1. Mô tả các biến độc lập và các biến phụ thuộc Bảng 4.2. Kết quả tương quan giữa các biến độc lập Bảng 4.3. Kết quả hồi quy ROA và ROE bằng mô hình Pooled OLS Bảng 4.4. Kết quả hồi quy ROA và ROE bằng mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM) Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Likelihood của mô hình ROA Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Likelihood của mô hình ROE Bảng 4.7. Kết quả hồi quy ROA và ROE bằng mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Hausman của mô hình ROA Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Hausman của mô hình ROE Biểu đồ 3.1. ROA bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.2. ROE bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.3. Tổng tài sản bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.4. Vốn chủ sở hữu bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu bình quân trên tổng tài sản bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016
- Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ DPRR trên tổng dư nợ bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ cho vay so với vốn huy động bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động bình quân của 31 NHTMCP VN giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.9. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016
- 1 TÓM TẮT Luận văn nghiên cứu tác động của các nhân tố nội tại ngân hàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô lên hiệu quả hoạt động kinh doanh của 31 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016. Luận văn sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS, mô hình những ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hinh các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), với 2 biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động là ROA và ROE. Có 7 biến độc lập, chia làm 2 nhóm được đưa vào mô hình là nhóm biến thuộc nhân tố nội tại ngân hàng bao gồm quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, hiệu quả quản lý và nhóm biến kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố quy mô ngân hàng thể hiện qua tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tốc độ tăng trưởng GDP có quan hệ cùng chiều với ROA và ROE, các biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, khả năng thanh khoản, hiệu quả quản lý và tỷ lệ lạm phát có quan hệ ngược chiều với ROA và ROE. Luận văn đưa ra các kiến nghị tập trung vào việc nâng cao năng lực tài chính của hệ thống ngân hàng, đảm bảo an toàn rủi ro hoạt động, tăng cường khả năng quản lý chi phí trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát được kiểm soát hợp lý kết hợp với việc sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhằm tránh tình trạng hiệu suất giảm theo quy mô.
- 2 Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1.1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế thời đại, và diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, biểu hiện xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam hội nhập hơn thì cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên khốc liệt khi có sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng ngoại bên cạnh các ngân hàng trong nước. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý chuyên nghiệp, mạng lưới rộng khắp thế giới, các ngân hàng ngoại đang là đối thủ cạnh tranh hàng đầu đối với các định chế tài chính trong nước, đặc biệt là các NHTM. Để giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư. Trong thời gian qua, các NHTM Việt Nam tuy đã tiếp cận được nguồn vốn, công nghệ, nhân lực…từ các ngân hàng ngoại nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp, mức độ an toàn trong hoạt động chưa được quan tâm đúng mức, nợ xấu tăng cao. Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, ở nhiều quốc gia và ở một quốc gia, cho thấy tầm quan trọng trong công tác quản lý, phân tích tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam là một việc làm cần thiết, giúp các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà quản trị hoạch định chiến lược phù hợp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, giúp ngành ngân hàng Việt Nam phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”.
- 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Mức độ tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN? Mức độ tác động của các nhân tố này là như thế nào? Các biện pháp nào được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN trong thời gian tới? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích trên 31 NHTMCP VN và các biến vĩ mô tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2008 – 2016. Sở dĩ, luận văn lựa chọn khoảng thời gian này vì đây là khoảng thời gian kinh tế Việt Nam cũng như hệ thống ngân hàng đứng trước nhiều thử thách do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu và những bất cập nội tại nền kinh tế. Trong thời gian này, giai đoạn 2010 – 2015, đề án về Tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu của Thủ tướng Chính Phủ như một điểm sáng giúp hệ thống ngân hàng vượt qua khó khăn. Kết quả là sau 5 năm triển khai, quá trình tái cơ cấu đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực, lành mạnh hóa hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu được đẩy lùi, gia tăng tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng.
- 4 31 NHTMCP nghiên cứu bao gồm: Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Đầu Tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), Á Châu (ACB), An Bình (ABB), Bảo Việt (BaoViet Bank), Bản Việt (VietCapital Bank), Bắc Á (Bac A Bank), Bưu điện Liên Việt (Lienviet Post Bank), Đại chúng Việt Nam (PVcombank), Đông Á (EAB), Đông Nam Á (SeaBank), Hàng hải (MSB), Kiên Long (KLB), Kỹ Thương (Techcombank), Nam Á (Nam A Bank), Phương Đông (OCB), Quân Đội (MB), Quốc tế (VIB), Quốc dân (NCB), Sài Gòn (SCB), Sài Gòn Công Thương (SGB), Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Tiên Phong (TPB), Việt Á (Viet A Bank), Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), Việt Nam Thương Tín (VietBank), Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank), Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), Phát triển Thành Phố Hồ Chí Minh (HD Bank). 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: sử dụng các dữ liệu thu thập được để thống kê, tổng hợp sau đó tiến hành lập bảng biểu, đồ thị nhằm mô tả, so sánh, đánh giá, nhận xét thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP VN hiện nay. Phương pháp định lượng nhằm biết được chiều hướng tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP VN. 1.6. Ý nghĩa của đề tài Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề nợ xấu, kết quả kinh doanh giảm sút, luận văn sẽ góp phần xác định được các nhân tố và chiều hướng tác động của các nhân tố này đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng hoạch định chiến lược đúng đắn, đưa ra các giải pháp phù hợp cũng như giúp các nhà đầu tư xem xét và đánh giá khi đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và sức mạnh cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
- 5 1.7. Bố cục luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM VN Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN Chương 4: Mô hình kiểm định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN Chương 5: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP VN Kết luận chương 1 Chương 1 đã trình bày lý do chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như các phương pháp sẽ sử dụng trong luận văn, ý nghĩa của đề tài và cuối cùng là bố cục của luận văn.
- 6 Chương 2. Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần 2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 2.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả hoạt động kinh doanh bao gồm hai mặt là hiệu quả kinh tế (phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp hoặc của xã hội để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất) và hiệu quả xã hội (phản ánh những lợi ích về mặt xã hội đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh), trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định (Lê Văn Tư, 2005). Hiệu quả là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm và đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” và “mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc các ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất, đáp ứng mục tiêu đã định trước” (Nguyễn Khắc Minh, 2004). 2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Hiện nay có nhiều chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM, tuy nhiên, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời thường được sử dụng phổ biến để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Khả năng sinh lời là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, xem xét đến khả năng tạo ra lợi nhuận cũng như xem xét đến các yếu tố rủi ro đe dọa hoạt động của ngân hàng, thông qua các chỉ tiêu này, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đánh giá một cách tổng quát. Xác định được các yếu tố tác động đến nhóm chỉ tiêu này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM. Luận văn sử dụng 2 chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời là ROA và ROE để nghiên cứu.
- 7 2.1.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) ROA được tính bằng tỷ số phần trăm của lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của một ngân hàng, thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên, có trường hợp ngân hàng tạm thời có ROA cao nhưng không hẳn là vì khai thác tài sản một cách hiệu quả mà là vì thiếu hụt đầu tư vào tài sản, có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong lâu dài. 2.1.2.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần. ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ. ROE cho thấy quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tư của các chủ sở hữu, từ đó phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng và lợi nhuận mà các cổ đông được hưởng khi đầu tư vào ngân hàng. Tỷ lệ ROE càng cao càng hấp dẫn các nhà đầu tư vì điều này chứng tỏ rằng ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Tuy nhiên có trường hợp ROE cao nhưng không hẳn do ngân hàng khai thác vốn chủ sở hữu một cách hiệu quả mà là phụ thuộc quá nhiều vào vốn vay, khiến cho cơ cấu tài chính mất cân bằng và hàm chứa nhiều rủi ro. Cụ thể, nếu ngân hàng tăng tỷ trọng vốn vay thì tỷ trọng vốn chủ sở hữu sẽ giảm, khiến cho mẫu số ROE có thể giảm và trong điều kiện thích hợp thì ROE sẽ tăng, tuy nhiên rủi ro vỡ nợ và rủi ro phá sản cũng tăng theo. 2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 2.2.1. Nhóm nhân tố nội tại ngân hàng 2.2.1.1. Quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng được đo lường bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản. Quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một ngân
- 8 hàng. Nhìn chung, quy mô lớn được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí do lợi thế kinh tế theo quy mô. Theo nghiên cứu của Nicolae Petria, Bogdan Capraru, Iulian Ihnatov (2015), Muhammad Sajid Saeed (2014), Ong Tze San và The Boon Heng (2013), Husni Ali Khrawish (2011), Haron, Sudin (2004), Toni Uhomoibhi (2008) thì quy mô ngân hàng có quan hệ cùng chiều với ROA và ROE. Trái lại, nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2005) tại Hy Lạp, Eichengreen và Gibson (2001), V.Flamini (2009) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa 2 yếu tố này. Trong khi đó, May Wahdan và Walid El Leithy (2017) không tìm thấy mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động. 2.2.1.2. Quy mô vốn chủ sở hữu Vốn và các hoạt động huy động vốn quyết định trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM. Vốn chủ sở hữu là cơ sở giúp ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cho thấy khả năng chịu thiệt hại cũng như khả năng phục hồi của ngân hàng khi đối mặt với khủng hoảng. Theo nghiên cứu của các tác giả Demerguç-Kunt và Huizingha (1999), Haron và Sudin (2004), Toni Uhomoibhi (2008), Bashir, Abdel Hamid M. (2003) đều sử dụng số Vốn chủ sở hữu / tổng tài sản như là các biến độc lập để nghiên cứu ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng bởi vì vốn chủ sở hữu lớn kỳ vọng sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng và tạo thêm niềm tin cho khách hàng. Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013), Ong Tze San và The Boon Heng (2013) cùng đưa ra kết quả cho rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 2.2.1.3. Tỷ lệ thanh khoản Tính thanh khoản của NHTM được xem như khả năng tức thời để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Sau khủng hoảng tài chính
- 9 tiền tệ năm 2008, rủi ro thanh khoản đã được xem là mối đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Nếu ngân hàng không đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Quản lý thanh khoản, vì thế, cũng ngày càng có vị trí quan trọng trong công tác quản trị rủi ro, đặc biệt trong quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng hiện nay. Để đo lường tính thanh khoản của ngân hàng, luận văn sử dụng tỷ lệ cho vay so với tổng vốn huy động (Loan to Deposit Ratio - LDR). Tỷ số này cho biết tỷ lệ % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua nguồn vốn huy động, tỷ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu. Usman Dawood (2014) chỉ ra rằng tính thanh khoản có quan hệ ngược chiều với ROA, Molyneux và Thorton (1992) cũng cho kết quả tương tự. Nhưng theo Muhammad Sajid Saeed (2014), Bourke (1989) có một mối liên hệ đồng biến giữa tính thanh khoản và hiệu quả sinh lời ngân hàng. 2.2.1.4. Tỷ lệ DPRR tín dụng Ngân hàng là trung gian tài chính, là cầu nối giữa những người đi vay và cho vay. Hoạt động cho vay của ngân hàng giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động cho vay là lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng. Chính vì thế, rủi ro tín dụng là dạng rủi ro thường xuyên xuất hiện trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Chất lượng các khoản vay (thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu) có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu cao đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thất cao, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ của ngân hàng, việc trích lập dự phòng để xử lý rủi ro là điều cần thiết. Tỷ lệ DPRR tín dụng được tính bằng cách lấy DPRR tín dụng chia cho tổng dư nợ cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ
- 10 thấp. Nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đầy đủ theo quy định. Theo nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2013), tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của May Wahdan và Walid El Leithy (2017) thì không tìm thấy mối quan hệ giữa chi phí DPRR tín dụng với ROA và ROE. 2.2.1.5. Hiệu quả quản lý Hiệu quả quản lý của ngân hàng có thể hiểu là hiệu quả quản lý nguồn nhân lực, hoạch định chiến lược kinh doanh, hiệu quả quản lý chi phí. Luận văn đề cập đến vấn đề hiệu quả quản lý chi phí để xem đây là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Quản lý chi phí là quản lý các yếu tố đầu vào và đầu ra, xem xét các yếu tố này có đem lại lợi nhuận và hiệu quả hay không. Mục đích của việc quản lý chi phí là để đảm bảo nguồn vốn được huy động từ các nguồn thích hợp với chi phí hợp lý và đúng thời điểm để ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Quản lý chi phí sẽ quyết định sự tồn tại và thành công của ngân hàng, giúp ngân hàng sử dụng một cách tối ưu nhất các nguồn tài nguyên. Một ngân hàng quản lý chi phí một cách đúng đắn sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động, ngăn ngừa rủi ro. IIhomovich và cộng sự (2009), Sangmi và Nazir (2010), Ong Tze San và The Boon Heng (2013) đã kết luận rằng tỷ lệ chi phí trên thu nhập càng thấp thì ngân hàng quản lý chi phí càng hiệu quả và càng làm tăng hiệu quả sinh lời. 2.2.2. Nhóm nhân tố vĩ mô 2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người – GDP Ngân hàng hoạt động ở mọi lĩnh vực của đời sống, tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau, vì vậy những diễn biến của môi trường kinh tế – xã hội sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng. Một nền kinh tế phát triển, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP cao, ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, thúc đẩy quá
- 11 trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Theo nghiên cứu của Mendes và Abreu (2003) và nghiên cứu của Sufiana và Habibullahb (2011) cho thấy tăng trưởng GDP và hiệu quả ngân hàng có quan hệ cùng chiều. Ngược lại, theo Ali Nasserinia, M. Ariff và Cheng Fan-Fah (2014) thì cho kết quả rằng tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu của May Wahdan và Walid El Leithy (2017) lại không tìm thấy mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng GDP với ROA và ROE. 2.2.2.2. Lạm phát Lạm phát tăng cao làm thay đổi mức giá chung trong nền kinh tế, tác động đến hoạt động huy động vốn cũng như cho vay, tác động đến giá trị của chi phí và doanh thu, ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các NHTM. Nghiên cứu của Arief Putranto, Aldrin Herwany, Erman Sumirat (2014) chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tương quan dương với khả năng sinh lợi, Sufiana và Habibullahb (2011) cũng tìm thấy mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và ROA. Trong khi đó, nghiên cứu của Husni Ali Khrawish (2011) lại tìm thấy mối tương quan nghịch giữa lệ lạm phát với ROA và ROE. May Wahdan và Walid El Leithy (2017) không tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát với ROA và ROE. Cùng quan điểm trên, Samy Bennaceur, Mohamed Goaied (2008) chỉ ra rằng các biến số kinh tế vĩ mô không ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. 2.3. Tóm lược các nghiên cứu trước đây 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới Nicolae Petria, Bogdan Capraru, Iulian Ihnatov (2015), Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, bằng chứng ở 27 quốc gia EU, nghiên cứu trên 1098 ngân hàng tại 27 quốc gia EU giai đoạn 2004 – 2011. Kết quả cho thấy quy mô của ngân hàng không ảnh hưởng đến ROE nhưng lại có quan hệ cùng chiều với ROA, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ chi phí thu nhập (CIR) có quan hệ ngược chiều
- 12 với ROA và ROE. Đối với các nhân tố bên ngoài, tốc độ tăng trưởng GDP với ROA và ROE có quan hệ cùng chiều, mức độ tập trung thị trường sẽ làm giảm lợi nhuận ngân hàng và chưa tìm thấy mối quan hệ giữa lạm phát và hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu của Muhammad Sajid Saeed (2014), Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngân hàng, bằng chứng thực nghiệm tại Anh: nghiên cứu ở 73 ngân hàng tại Anh giai đoạn 2006 – 2012 chỉ ra rằng có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, cho vay, tiền gửi, thanh khoản và lãi suất với ROA và ROE, ngược lại, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều. Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013), Hiệu quả hoạt động tài chính của NHTM tại Kenya: nghiên cứu trên 37 NHTM tại Kenya giai đoạn 2001 – 2010 với các biến cấu trúc bên trong ngân hàng và các biến vĩ mô. Kết quả cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận thu được từ phí trên tổng lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với hiệu suất ngân hàng, trong khi đó các biến như tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng GDP lại có quan hệ nghịch chiều. Biến tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi không có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả từ hoạt động tài chính của các NHTM ở Kenya chủ yếu do các quyết định của hội đồng quản trị và ban quản lý, trong khi các nhân tố kinh tế vĩ mô đóng góp không đáng kể. Ong Tze San và The Boon Heng (2013), Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM ở Malaysia giai đoạn 2003 – 2009. Nghiên cứu này nghiên cứu tác động của các đặc điểm đặc thù của ngân hàng và các điều kiện kinh tế vĩ mô đối với hoạt động tài chính NHTM Malaysia trong giai đoạn 2003 – 2009. Tác giả sử dụng các mô hình hồi quy liên quan đến tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng với các biến giải thích khác nhau. Ba biến được lựa chọn để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng là ROA, ROE và NIM. Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng ROA là biến giải thích phù hợp nhất cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tính thanh khoản, quy mô ngân hàng có tương quan cùng chiều với lợi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1471 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 406 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn