intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

70
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với ý nghĩa thực tiễn là kiểm nghiệm các nhân tố có tác động đến thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam. Luận văn sẽ có những đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này về thu nhập ngoài lãi cũng như đóng góp một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại xem xét tham khảo và áp dụng nhằm đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẠNH HOA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 i
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HẠNH HOA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 ii
  3. TÓM TẮT Luận văn được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là xác định các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu liên quan trên thế giới, luận văn đưa vào các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi được sử dụng trong bài viết là các nhân tố bên trong ngân hàng. Luận văn có kết cấu 5 chương với phương pháp nghiên cứu định lượng. Những tiếp cận trên khía cạnh phân tích các nhân tố tác động qua thực nghiệm với mô hình định lượng (FOOLED, FEM, REM) dựa trên sự kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trên thế giới. Tác giả dụng bộ dữ liệu bảng (Panel data), với không gian nghiên cứu dài 23 năm từ năm 1992 - 2015 với quy mô mẫu khá lớn cùng 422 quan sát từ 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Ý nghĩa khoa học: là một trong những nghiên cứu đầu tiên hệ thống lý luận chi tiết về thu nhập ngoài lãi kết hợp vận dụng mô hình hồi quy các nhân tố trên thực tế tại Việt Nam với không gian nghiên cứu lớn trong giai đoạn hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: kiểm định các nhân tố có tác động đến thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam, đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này về thu nhập ngoài lãi cũng như đóng góp một số đề xuất đối với các NHTM. Kế t quả ước lượng các mô hình cho thấ y, thu nhập ngoài lãi phu ̣ thuô ̣c vào các yế u tố bên trong hê ̣ thố ng ngân hàng như quy mô tổ ng tài sản, lợi nhuận sau thế, cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản. Từ đó đưa ra một số đề xuất nâng cao tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản hay hạn chế tăng trưởng nhanh quy mô tổng tài sản, giảm tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi… để có thể gia tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi đối với các NHTM Việt Nam. iii
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Thị Hạnh Hoa, học viên lớp cao học 16A, niên khóa 2014 – 2016 tại trường đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Mã học viên: 030116140087. Tôi xin cam đoan “luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.” TP.Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2016 Ký tên Nguyễn Thị Hạnh Hoa iv
  5. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin dành lời tri ân sâu sắc đến người thầy đáng kính của tôi, PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều. Thầy là người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dẫn dắt, dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tận tình, đồng thời cho tôi những góp ý vô cùng sâu sắc và quý giá để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ tốt nhất có thể. Tiếp theo tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo kính yêu dưới mái trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã dày công dạy dỗ, truyền đạt những tri thức vô giá trong suốt 6 năm gắn bó tại trường từ những năm đầu tiên của đại học đến khi hoàn thành chương trình thạc sĩ ngày hôm nay. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Trân trọng! Nguyễn Thị Hạnh Hoa v
  6. MỤC LỤC TÓM TẮT....................................................................................................................... ii LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................iv LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................v MỤC LỤC .......................................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................4 DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................5 DANH MỤC SƠ ĐỒ.......................................................................................................6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 7 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................7 1.1.1. Lý do nghiên cứu ...................................................................................................7 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu .................................................................................................7 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU........................................................................................9 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................9 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................9 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................................10 1.6. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬN VĂN ......................................................11 1.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................12 1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..............................................................................15 2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI ...................................................................................................................15 2.1.1. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại ....................................................15 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại ...............................................15 1
  7. 2.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại hiện đại ..............................................15 2.1.1.3. Hoạt động kinh doanh ngân hàng ....................................................................16 2.1.1.4. Hoạt động phi tín dụng .....................................................................................19 2.1.2. Thu nhập ngoài lãi ............................................................................................... 23 2.1.3. Tầm quan trọng của hoạt động phi tín dụng và thu nhập ngoài lãi .....................24 2.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC .....................................................26 2.2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước.......................................................................26 2.2.2. Tổng quan nghiên cứu trên thế giới.....................................................................27 2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU NHẬP NGOÀI LÃI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 37 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................38 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ..................................................................38 3.1.1. Mô hình đề xuất ...................................................................................................38 3.1.2. Mô tả các biến độc lập trong mô hình đề xuất ....................................................39 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu..........................................................................................42 3.2. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................................................................46 3.2.1. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 46 3.2.2. Thiết kế mẫu ........................................................................................................47 3.2.3. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................49 3.2.4. Nguồn tài liệu ......................................................................................................49 3.2.5. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................49 3.2.6. Kiểm định Hausman ............................................................................................ 52 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 52 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................53 4.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ ........................................................................53 2
  8. 4.1.1. Thu nhập ngoài lãi ............................................................................................... 53 4.1.2. Phân tích mô tả các nhân tố tác động trong mô hình đề xuất .............................. 53 4.2. PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN ...............................................................................55 4.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY .........................................................................................55 4.3.1. Mô hình hồi quy ..................................................................................................55 4.3.2. Tác động của các nhân tố ....................................................................................58 4.4. KIỂM ĐỊNH VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH ............................................................ 59 4.5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ ......................................................................................60 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................................................. 63 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 64 5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................64 5.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................65 5.3. HẠN CHẾ...............................................................................................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................................................. 68 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ........................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 70 PHỤ LỤC ......................................................................................................................74 3
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN NHNN Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TCTD Tổ chức tín dụng WB Worldbank Ngân hàng thế giới FEM Fixed effects model Mô hình tác động cố định Random effects model/ Error Mô hình tác động ngẫu nhiên/ Mô REM/ECM Components Model hình các thành phần sai số POOLED Mô hình gộp NIITA Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tài sản Số nhân viên toàn thời gian trên tổng EMPDEP tiền gửi LOATA Cho vay trên tổng tài sản EQTA Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản DEPTA Tổng tiền gửi trên tổng tài sản LOADEP Cho vay trên tổng tiền gửi LNTA Logarit tự nhiên của tổng tài sản ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản TAGR Tăng trưởng quy mô tổng tài sản RELROE ROE tương đối RELROA ROA tương đối 4
  10. DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 2.1. Các biến độc lập trong nghiên cứu của Robert 30 DeYoung và Tara Rice (2003) 2 Bảng 3.1. Mô phỏng các biến trong mô hình hồi quy 40 3 Bảng 3.2. Giả thuyết nghiên cứu 46 4 Bảng 3.4. Danh sách các NHTM thuộc mẫu nghiên cứu giai 48 đoạn 1992 - 2015 5 Bảng 4.1. Thống kê mô tả chi tiết các biến trong mô hình 54 nghiên cứu 6 Bảng 4.2. Kết quả phân tích tương quan 56 7 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy với đầy đủ biến độc lập POOLED 57 VÀ FEM 8 Bảng 4.4. Kế t quả kiể m đinh ̣ Redundant Fixed Effects – 58 Likelihood Ratio 9 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy với đầy đủ biến độc lập FEM VÀ 58 REM 10 Bảng 4.6. Kế t quả kiể m đinh ̣ Hausman 60 11 Bảng 4.7. Kết quả ước lượng hồi quy (FEM) 61 5
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 1 Sơ đồ 1.1. Hoạt động kinh doanh ngân hàng 8 2 Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiên cứu 13 3 Sơ đồ 2.1. Chức năng ngân hàng thương mại hiện đại 16 4 Sơ đồ 2.2. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại 17 6
  12. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.1. Lý do nghiên cứu Nói đến sự cần thiết về góc độ chính sách thì hiện nay, tại Việt Nam với chính sách cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 do thủ tướng chính phủ phê duyệt theo quyết định số 254/Qđ - TTg ngày 01/03/2012 có nội dung từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng truyền thống và tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng thì việc phát triển các hoạt động kinh doanh ngoài lãi cũng trở thành xu hướng tất yếu phù hợp với sự phát triển tự nhiên của nền kinh tế Việt Nam từ những năm 2000 trở lại đây. Những nhu cầu đặt ra từ thực tế tại Việt Nam nhằm phát triển các hoạt động tín dụng phi truyền thống, tác giả thấy chưa có quá nhiều nghiên cứu quy mô, bài bản về vấn đề này tại Việt Nam được hoàn thiện và công bố rộng rãi. Luận văn tiến hành nghiên cứu về vấn đề về thu nhập ngoài lãi, là khía cạnh nghiên cứu còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Tác giả tiếp cận trên khía cạnh phân tích các nhân tố tác động qua thực nghiệm với mô hình định lượng. Xét về mặt học thuật, vấn đề hầu như chưa được nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam nên việc tham khảo cũng như việc tiếp cận cũng như áp dụng đối với Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với những nỗ lực nghiên cứu của tác giả cũng như sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra được mô hình cũng như những đánh giá, kiến nghị đối với thực trạng tại Việt Nam. 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu Ngân hàng thương mại vẫn luôn là một định chế tài chính có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự lưu thông tiền tệ, là một kênh giúp duy trì sự hiệu quả và ổn định của một nền kinh tế. Với hệ thống rộng khắp, tầm ảnh hưởng mạnh mẽ có tính dây chuyền thì hoạt động kinh vẫn luôn là một hoạt hoạt động kinh doanh có rủi ro hệ thống lớn. Thế nên rất cần được nghiên cứu, kiểm soát kịp thời. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế và thực trạng của hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay với rủi ro lớn từ hoạt động tín dụng - hoạt động truyền thống, lâu đời của ngành ngân hàng, đang ngày càng gia tăng thì các 7
  13. hoạt động thu nhập ngoài lãi lại được chú ý như một điểm sáng, trở thành nguồn thu nhập an toàn và đáng kể của các ngân hàng hiện đại với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, tiện ích. Thế nên, việc xem xét, đánh giá tác động của nguồn thu nhập này cũng như phân tích các nhân tố tác động đến nguồn thu nhập này sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng có những định hướng hoạt động kinh doanh hiệu quả cao hơn. Sơ đồ 1.1. Hoạt động kinh doanh ngân hàng Hoạt động kinh doanh ngân hàng Hoạt động phi tín Hoạt động tín dụng dụng - Nghiệp vụ tiền gửi, tài - Cho vay khoản thanh toán và ngân - Chiết khấu quỹ - Cho thuê tài chính - Thẻ ngân hàng - Bao thanh toán - Ngân hàng điênh tử ... - Kinh doanh ngoại hối - Bảo lãnh - Tư vấn - Uỷ thác ... Nguồn: Tổng hợp của người nghiên cứu Các nghiệp vụ tín dụng truyền thống thường là hoạt động chính của hầu hết các ngân hàng thương mại và cũng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu trong hoạt động ngân hàng. Một khi suy thoái kinh tế, khủng hoảng tiền tệ xảy ra thì những ngân hàng có sự lệ thuộc vào nguồn thu nhập lãi lớn có rủi ro cao phải đón nhận sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh thu, chưa nói đến việc thua lỗ kéo theo hàng loạt hệ luỵ nghiêm trọng. Chính vì thế, với đặc trưng ít chịu tác động từ “sức khoẻ của nền kinh tế”, là nguồn thu an toàn, ổn định, ít chịu rủi ro, nên thu nhập ngoài lãi đã và đang được các ngân hàng trong nước chú ý, quan tâm như một giải pháp và định hướng cho sự phát triển bền vững, lâu dài, 8
  14. điều này cũng đã được Hawtrey (2003) đưa ra kết luận trong nghiên cứu của ông đối với hệ thống ngân hàng thương mại tại Australia. Theo đó, tác giả tiến hành nghiên cứu vấn đề ước lượng, đánh giá các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho nghiên cứu là: + Có những nhân tố nào tác động đến thu nhập ngoài lãi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam? + Từng nhân tố có tác động như thế nào đến thu nhập ngoài lãi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam? 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài xác định hai mục tiêu nghiên cứu: Một là, xác định các nhân tố tác động đến thu nhập ngoài lãi tại các NHTM Việt Nam. Hai là, kiểm nghiệm các nhân tố và sự tác động của các nhân tố đến tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của các NHTM tại Việt Nam. Từ đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị hỗ trợ các ngân hàng thương mại có thể có những quyết định quản trị chính xác hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng góp tích cực hơn cho nền kinh tế. 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Là nguồn thu nhập ngoài lãi và các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Do số lượng ngân hàng thương mại của Việt Nam rất lớn nên nghiên cứu tiến hành lấy mẫu gồm 32 NHTM tại Việt Nam bao gồm các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần. Các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được lựa chọn do không có thông tin về báo cáo tài chính riêng lẻ của các ngân hàng trên. Thời gian thực hiện khảo sát 23 năm, từ năm 1992 đến năm 2015. 9
  15. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện phân tích dữ liệu bảng thu thập được để tìm ra những mối quan hệ giữa các biến. Rồi từ đó lý giải cũng như đưa ra những kiến nghị phù hợp với thực trạng tại Việt Nam. Mô hình hồi quy được vận dụng dưới sự hỗ trợ của các phần mềm kinh tế lượng như Stata trong hồi quy với dữ liệu bảng, Eview trong hồi quy và kiểm định mô hình, SPSS cho mô tả thống kê mẫu nghiên cứu. Bộ dữ liệu sử dụng để hồi quy và kiểm định mô hình là dữ liệu dạng bảng không cân đối (unbalance), được thu thập từ báo cáo thường niên của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong vòng 23 năm trong giai đoạn 1992 - 2015. Tổng số quan sát được thực hiện cho 32 ngân hàng là 422 quan sát. Trong khi để một nghiên cứu chọn mẫu đủ tin cậy thì kích thước mẫu tối thiểu theo Hair và cộng sự (1998) là gấp 5 lần số biến quan sát, tức với đề tài có 11 biến độc lập thì kích thước mẫu tối thiểu cần là 5 x 11 = 55 quan sát, do đó việc người nghiên cứu sử dụng khoảng 422 quan sát là đáp ứng khá tốt tính đại diện của mẫu cho tổng thể nghiên cứu. Dữ liệu bảng bao gồm các quan sát chéo và quan sát theo thời gian giúp nghiên cứu được sự khác biệt của mẫu mà trước đây hay sử dụng Dummy. Đồng thời nâng cao số quan sát của mẫu cũng như khắc phục phần nào được hiện tượng đa cộng tuyến. Bên cạnh đó còn chứa đựng nhiều thông tin hơn những bộ dữ liệu khác. Do đặc điểm của bộ dữ liệu bảng (Panel data) nên tác giả sử dụng lần lượt các phương pháp Pooled - OLS (hồi quy kết hợp tất cả các quan sát), FEM (kết hợp giữa OLS và Dummy) với hệ số trục tung biến đổi theo chéo và phương pháp REM với giả định sự khác biệt về các điều kiện đặc thù của các đơn vị chéo đều chứa đựng trong phần sai số ngẫu nhiên. Sau đó sẽ dùng các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất với thực trạng nghiên cứu để dùng làm kết quả nghiên cứu cuối cùng. Dữ liệu bảng thu thập trên thực nghiệm tại Việt Nam dự kiến là dạng dữ liệu bảng không cân đối (unbalance data) trong đó số lượng năm quan sát của các ngân hàng không bằng nhau do điều kiện không thu thập được dữ liệu những năm đó. Do số lượng ngân hàng thương mại tại Việt Nam khá lớn nên nghiên cứu tiến hành lấy mẫu gồm 32 NHTM của Việt Nam. Thời gian thực hiện khảo sát từ năm 1992 đến năm 2015. Vì tính chất của 10
  16. các dữ liệu cần thiết nên tác giả không thu thập dữ liệu bằng phương pháp trực tiếp khảo sát hay điều tra, phỏng vấn. Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp theo phương pháp gián tiến từ các báo cáo tài chính thường niên của các ngân hàng thương mại qua các nguồn chính thống rồi sau đó tiến hành sàng lọc, tính toán các chỉ số cần thiết để đưa dữ liệu vào các phần mềm kinh tế để thực hiện các thuật toán phân tích, hồi quy nhằm đưa ra kết quả mô hình cuối cùng. Nguồn số liệu của đề tài được lấy từ Báo cáo thường niên được kiểm toán của 32 ngân hàng thương mại và số liệu chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ Ngành liên quan và các định chế tài chính quốc tế như IMF, WB,… cùng với một số nguồn dữ liệu, trang website chính thức của các NHTM Việt Nam. 1.6. NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬN VĂN Người nghiên cứu trong quá trình thực hiện đã rất quan tâm với vấn đề liên quan đến thu nhập ngoài lãi của hệ thống NHTM và thực hiện chọn làm đề tài nghiên cứu với một số điểm mới và nổi bật như:  Nghiên cứu tiến hành nghiên cứu về vấn đề về thu nhập ngoài lãi, là một khía cạnh nghiên cứu khá mới tại Việt Nam và đang là hướng nghiên cứu được quan tâm.  Tiếp cận trên khía cạnh phân tích các nhân tố tác động qua thực nghiệm với mô hình định lượng.  Áp dụng mô hình hồi quy tuyến tính với kỹ thuật phân tích các nhân tố dựa trên sự kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trên thế giới chính là tính mới của đề tài.  Bộ dữ liệu bảng (Panel data) được thu thập 23 năm từ năm 1992 - 2015 với quy mô mẫu khá lớn (422 quan sát từ 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam). Nghiên cứu của tác giả là một trong những luận văn đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện và kiểm nghiệm trên thực tiễn tại hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trong nhiều năm về vấn đề thu nhập ngoài lãi. Luận văn đưa ra quan điểm mới của tác giả dựa trên sự kế thừa và vận dụng các nghiên cứu liên quan về vấn đề thu nhập ngoài lãi trên thế giới. Từ đó tìm ra các nhân tố có tác động lên thu nhập ngoài lãi của các nhân hàng cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Luận văn hệ thống một số lý luận 11
  17. về thu nhập ngoài lãi và vận dụng mô hình hồi quy các nhân tố trên thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chính là ý nghĩa khoa học của nghiên cứu. Với ý nghĩa thực tiễn là kiểm nghiệm các nhân tố có tác động đến thu nhập ngoài lãi tại Việt Nam. Luận văn sẽ có những đóng góp tích cực và tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này về thu nhập ngoài lãi cũng như đóng góp một số khuyến nghị đối với các ngân hàng thương mại xem xét tham khảo và áp dụng nhằm đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn. 1.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu cho luận văn với sáu bước cơ bản như sau: Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu (Xác định cụ thể đối tượng, phạm vi nghiên cứu cho đề tài). Bước 2: Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (Xác định cụ thể mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cho luận văn). Bước 3: Dựa vào cơ sở nghiên cứu xây dựng, chọn lựa mô hình nghiên cứu Xây dựng cơ sở lý thuyết nền, nghiên cứu các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu với các biến nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực nghiệm tại Việt Nam. Bước 4: Thu thập, xử lý dữ liệu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp. Đo lường, xử lý dữ liệu về các nhân tố thuộc mô hình, xây dựng bộ dữ liệu bảng (Panel data). Bước 5: Lần lượt chạy hồi quy với các mô hình POOLED, FEM, REM cho bộ dữ liệu bảng và dung các kiểm định hồi quy để kiểm tra sự phù hợp của các mô hình. Bước 6: Trình bày, thảo luận kết quả, đồng thời đưa ra các đề xuất gợi ý cho các NHTMVN. 12
  18. Sơ đồ 1.2. Quy trình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Dựa vào cơ sở nghiên cứu xây dựng, chọn lựa mô hình nghiên cứu Thu thập, xử lý dữ liệu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp. Đo lường, xử lý dữ liệu các nhân tố thuộc mô hình, xây dựng Panel data Chạy mô hình POOLED, FEM, REM và các kiểm định hồi quy Kết luận, đề xuất Nguồn: Tổng hợp của người nghiên cứu 1.8. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Trong quá trình nghiên cứu, cũng như lựa chọn hình thức diễn đạt, tác giả có những cân nhắc cẩn thận và quyết định trình bày nội dung nghiên cứu của mình với kết cấu 5 chương với một trình tự phù hợp theo tác giả nhận thấy là chặt chẽ và hiệu quả nhất: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chươn g 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị 13
  19. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong nội dung chương 1 luận văn đã trình bày về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu về thu nhập ngoài lãi và những nhân tố liên quan của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố cùng bộ dữ liệu bảng trong 23 năm từ 1992 - 2015. Luận văn có ý nghĩa khoa học là một trong những nghiên cứu đầu tiên hệ thống lý luận về thu nhập ngoài lãi và vận dụng mô hình hồi quy các nhân tố trên thực tế tại Việt Nam và ý nghĩa thực tiễn tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo sau này về thu nhập ngoài lãi cũng như đóng góp một số khuyến nghị đối với các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan. Bên cạnh những điểm nổi bật về nội dung nghiên cứu khá mới mẻ cùng phương pháp nghiên cứu hiện đại, tác giả lựa chọn kết cấu 5 chương để trình bày kết quả nghiên cứu của mình. 14
  20. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Phần đầu tiên của cơ sở lý luận, luận văn đi vào trình bày một số nét tổng quan về hoạt động kinh doanh ngân hàng, thu nhập ngoài lãi và hoạt động phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THU NHẬP NGOÀI LÃI 2.1.1. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại 2.1.1.1. Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại + Khái niệm Trên thế giới, theo quan điểm của Peter S. Rose (2001), ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục đa dạng nhất các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán. Đồng thời thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức tài chính nào khác trong nền kinh tế. Còn ở mỗi quốc gia cũng có những định nghĩa, và những cách hiểu riêng về Ngân hàng. Ở Việt Nam, theo quy định tại điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng (2010) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là một TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. + Phân loại ngân hàng thương mại Theo phân loại của Peter S. Rose (2001), hệ thống các ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ…. Mặt khác, nếu phân loại dựa trên cấu trúc vốn thì có thể chia thành: Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài và ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài. 2.1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại hiện đại Thời gian trước, ngân hàng thương mại chỉ đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian dẫn truyền vốn giữa các chủ thể có nhu cầu trong nền kinh tế. Theo thời gian và quy luật của sự phát triển, các ngân hàng hiện đại ngày nay đã thực hiện thêm nhiều chức năng 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2