Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
lượt xem 3
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, xem xét mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam; từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét góp ý khuyến nghị để tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ LA THANH HỮU “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2019
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------ LA THANH HỮU “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGÔ MINH HẢI TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN “Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn của TS. Ngô Minh Hải. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng thông tin, dữ liệu được đăng tải trên các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh theo danh mục tài liệu tham khảo” Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan của mình. TP HCM, ngày tháng năm Người cam đoan
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.................................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn lựa đề tài thực hiện luận văn ..................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ..................................................................................... 1 1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài cần giải quyết ..................................................................... 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi đề tài tiến hành nghiên cứu ...................................................... 2 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện................................................................ 2 1.5 Bố cục kết cấu của đề tài nghiên cứu ........................................................................... 2 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM .......................................................................................... 3 2.1 Lý thuyết về lợi nhuận của NHTM ............................................................................... 3 2.1.1 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản (ROA) ................................................... 3 2.1.2 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu (ROE) .............................................. 3 2.1.3 Chỉ số NIM ............................................................................................................... 3 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NTHM........................................................ 4 2.3 Tình hình lợi nhuận của các NTHM nƣớc ta .............................................................. 5 2.4 Lƣợc khảo các đề tài về ngân hàng liên quan đến lợi nhuận ...................................... 9 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới ..................................................................................... 9 2.4.2 Nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................................ 11 2.4.3 Đề xuất hướng nghiên cứu và đóng góp của đề tài. ................................................ 12 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 16 3.1 Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu đề tài ................................................................. 16
- 3.1.1 Mẫu số liệu thực hiện trong bài nghiên cứu ............................................................ 16 3.1.2 Khung tiếp cận nội dung đề tài ............................................................................... 16 3.1.3 Giả thiết của đề tài tác giả thực hiện nghiên cứu .................................................... 17 3.1.4 Bảng mô tả nghiên cứu ........................................................................................... 19 3.1.5 Mô hình đề xuất ...................................................................................................... 21 3.2 Quy trình thực hiện...................................................................................................... 21 CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 23 4.1 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................................... 23 4.1.1 Phân tích tổng quan số liệu ban đầu ........................................................................ 23 4.1.2 Kiểm định tổng quát các khuyết tật mô hình .......................................................... 24 4.1.3 Phân tích kết quả hồi quy ........................................................................................ 25 4.1.4 Kết quả nghiên cứu ................................................................................................. 32 4.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................... 36 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH.................................................................... 37 5.1 Kết luận ........................................................................................................................ 37 5.2 Gợi ý rút ra từ kết quả nghiên cứu .............................................................................. 37 5.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu ............................................................................................... 37 5.2.2 Tiết giảm các chi phí phát sinh không cần thiết ...................................................... 38 5.2.3 Đảm bảo khả năng có tiền mặt đáp ứng thị trường ................................................. 39 5.2.4 Tăng dư nợ cho vay đồng thời giảm nợ xấu ........................................................... 40 5.2.5 Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để tránh bị lệ thuộc lợi nhuận chỉ từ cho vay ........ 40 TỔNG KẾT ....................................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 43 Phụ lục 1: Danh sách NHTM Việt Nam đƣợc chọn nghiên cứu Phụ lục 2: Bảng dữ liệu Phụ lục 3: Nhân tử VIF trong Mô hình Phụ lục 4: Thống kê mô tả các biến Phụ lục 5 : Kết quả với ROA là biến đƣợc hồi quy Phụ lục 6: Kết quả với ROE là biến đƣợc hồi quy
- Phụ lục 7: Kết quả với NIM là biến đƣợc hồi quy
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt BCTC Báo cáo tài chính. NHNN Ngân hàng Nhà nước. NHTM Ngân hàng thương mại. RRTD Rủi ro tín dụng Tiếng Anh CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng. FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội NIM Net Interest Margin Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên REM Random Effects Model Mô hình tác động cố định ROA Return On total Assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return On Equity Tỷ suất sinh lởi trên vốn chủ sở hữu VIF Variance inflation factor Nhân tử phóng đại phương sai
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................................................................... 21 Bảng 4.2 Kết quả ma trận tự tương quan ............................................................................................................... 22 Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ............................................................................................................... 23 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với ROA là biến phụ thuộc…………………………………………25 Bảng 4.5 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROA…………………………………………………………………27 Bảng 4 6 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với ROE là biến phụ thuộc…………………………………………..28 Bảng 4.7 Kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROE…………………………………………………………………29 Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo OLS, REM, FEM với NIM là biến phụ thuộc………………………………………30 Bảng 4.9 Kiểm định Hausman với biến phụ thuộc NIM……………………………………………………………….31
- TÓM TẮT “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM” “Ngành ngân hàng cũng như các ngành khác trong nền kinh tế đều quan tâm đến lợi nhuận. Đây là vấn đề được chính phủ các nước chú trọng quan tâm nhiều .Vỉ vậy nội dung tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng là vô cùng cần thiết. Đề tài phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận của 22 NHTM tại Việt Nam, sau đó đó căn cứ vào nghiên cứu đề xuất các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận. Trong điều kiện khả năng và thời gian có hạn, khuyết điểm của bài là không nghiên cứu hết được số lượng lớn các ngân hàng nước ta, chỉ mới phân tích số lượng ít các ngân hàng thương mại, chưa đưa vào nghiên cứu các yếu tố ngoại sinh tác động đến lợi nhuận.... Từ báo cáo tài chính các ngân hàng công bố trên các phương tiện truyền thông, tác giả phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng để nhìn rõ các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời từ đó đưa ra khuyến nghị giải pháp. Kết luận tác động đến lợi nhuận là các chỉ tiêu như chi phí,dư nợ, vốn, thanh khoản... Chiến lược tăng lợi nhuận riêng với từng ngân hàng đúc kết được từ đề tài là các hành động sát sao ngân hàng cần thực hiện như giảm chi phí, tăng dư nợ, tăng vốn.. Nghiên cứu có ý nghĩa về mặt thực tiễn giúp nhìn ra được mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó có biện pháp cải thiện lợi nhuận.” Từ khóa: khả năng sinh lời; ngân hàng thương mại cổ phần; yếu tố ảnh hưởng
- ABSTRACT Factors affecting profitability at Vietnam Joint Stock Commercial Banks The banking industry as well as other sectors in the economy are interested in profits. This is a matter of great concern to governments. Therefore, the content of understanding about bank profits as well as the influence of factors on bank profits is extremely necessary. The thesis analyzes the factors affecting the profitability of 22 commercial banks in Vietnam, then based on the research results proposing solutions to increase profits. In terms of ability and limited time, limitations of the topic are not able to fully research the large number of banks in our country, only analyzing a small number of commercial banks, not included in the research Exogenous factors impact on profit .... From the financial statements of the banks published in the media, the author analyzes based on the econometric model to see clearly the factors affecting profitability and then propose solutions. Research results indicate that the impact on profits such as costs, outstanding loans, capital, liquidity ... Based on the relationship of the variables, it is possible to draw conclusions about the strategy to increase profits separately for each bank. such as reducing costs, increasing outstanding loans, increasing capital .. Research has practical implications, which helps to see the relationship between the factors affecting profit and then measures to improve profitability. Keywords: profitability; joint-stock commercial bank; Factors affecting
- 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn lựa đề tài thực hiện luận văn Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác trên thế giới, chính phủ rất quan tâm đến hoạt động kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng. Cũng như các ngành còn lại trong nền kinh tế, lợi nhuận là vấn đề cấp thiết hàng đầu cần hướng đến. Để đạt được lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh từ nhiều phía: từ các ngân hàng trong nước đến các ngân hàng nước ngoài, từ cải thiện dịch vụ đến chuyên nghiệp hóa quy trình, từ việc chạy theo lợi nhuận bằng mọi cách dẫn đến tiêu cực gian lận trong thẩm định vốn vay,… Ảnh hưởng của lợi nhuận và làm cách nào tăng trưởng lợi nhuận bền vững là bài toán đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới. Đã có nhiều nghiên cứu về đề tài lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên đặc thù kinh tế, chính trị, địa lý các ngân hàng nước ta có đặc thù riêng, chưa hẳn phù hợp nếu áp dụng nghiên cứu trên thế giới vào các NHTM nước ta. Các đề tài tại Việt Nam liên quan đến chủ đề này thì đã cách đây vài năm, thiết nghĩ cần có các đề tài mới xoay quanh vấn đề lợi nhuận ngân hàng phù hợp với đặc điểm tình hình hiện tại. Hơn nữa ngành ngân hàng với đặc tính thay đổi số liệu thống kê liên tục qua nhiều giai đoạn tùy thuộc vào từng chu kỳ kinh tế nên việc phân tích các yếu tố tác động đến mục tiêu sinh lời luôn mang tính thời sự cấp thiết. Vì vậy, sau khi cân nhắc xem xét kỹ cùng với việc nhận thấy bản thân đang công tác tại Hội sở NHTM nên tự tin có thể nắm bắt được khái quát thông tin số liệu khách quan phù hợp với nghiên cứu, tôi lựa chọn “Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam” làm đề tại luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể : Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Xem xét mức độ tác động của từng yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam.
- 2 Từ kết quả nghiên cứu đưa ra nhận xét góp ý khuyến nghị để tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM Việt Nam. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu đề tài cần giải quyết Các nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam ? Ảnh hưởng của các yếu tố trong bài nghiên cứu đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế nào ? Giải pháp tăng khả năng sinh lời rút ra được từ kết quả nghiên cứu ? 1.4 Đối tƣợng và phạm vi đề tài tiến hành nghiên cứu Đối tượng luận văn tiến hành nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM tại Việt Nam. Phạm vi luận văn thực hiện nghiên cứu: 22 Ngân hàng TMCP Việt Nam trong 11 11 năm từ 2007 đến 2017. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu dự kiến thực hiện Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập, thống kê, phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Dựa trên BCTC các NHTM công bố trên các phương tiện truyền thông, tác giả xử lý số liệu và tiến hành dùng kinh tế lượng hồi quy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại các NHTM tại Việt Nam. 1.5 Bố cục kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 2: Tổng quan lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan đến lợi nhuận NHTM Chương 3: Phương pháp nghiên cứu đề tài. Chương 4: Kết quả nghiên cứu thảo luận. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị.
- 3 “CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ LƢỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LỢI NHUẬN NHTM” 2.1 Lý thuyết về lợi nhuận của NHTM “Khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận của NHTM trên một khoảng thời gian nhất định. Lợi nhuận là doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí. NHTM có khả năng sinh lời cao tương ứng với việc kinh doanh hiệu quả, có nhiều vốn để đầu tư công nghệ nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhìn thấy NHTM có lợi nhuận tốt cũng là tín hiệu để người tiêu dùng an tâm đầu tư gởi tiền. Tuy nhiên khả năng sinh lời cao chưa hẳn là tốt trọn vẹn vì với các NHTM chấp nhận rủi ro cao, lợi nhuận có thể cao trong giai đoạn này nhưng tiềm tàng các rủi ro dài hạn trong tương lai mà không phải ai cũng thấy ngay. Vì vậy việc xem xét đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng cần xem xét lợi nhuận trong mới quan hệ với các chỉ tiêu khác như chi phí, tổng tài sản, vốn… Các chỉ số tài chính sau đây thường được dùng để đo lường lợi nhuận.” 2.1.1 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên tổng tài sản (ROA) “ROA là chỉ tiêu thể hiện 1 đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA cao cho thấy NHTM dùng tài sản tạo ra lợi nhuận một cách hiệu quả, tuy nhiên rủi ro khi đó cũng cao theo. ROA được các nhà quản trị quan tâm do phản ánh lợi nhuận mang lại từ hiệu quả quản lý tài sản.” ROA = [Lợi nhuận sau thuế / Tài sản ] * 100%” 2.1.2 Tỷ số lợi nhuận ròng tính trên vốn chủ sở hữu (ROE) “ROE là chỉ tiêu thể hiện lợi nhuận thu được từ 1 đồng vốn chủ sở hữu. ROE thể hiện hiệu quả quản lý vốn chủ sở hữu trong việc tạo ra lợi nhuận nên là tiêu chí được các nhà đầu tư, các cổ đông đặc biệt quan tâm.” ROE = [Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu ] * 100%” 2.1.3 Chỉ số NIM Thu nhập lãi thuần NIM = Tài sản có sinh lời “NIM hay còn được gọi là Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên hoặc Tỷ lệ thu nhập lãi
- 4 thuần. NIM được tính dựa trên chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Ở các NHTM, tỷ lệ NIM có thể tính nhanh bằng cách lấy hiệu số giữa lãi suất cho vay và lãi suất điều chuyển vốn.” 2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NTHM Tác động đến lợi nhuận ngân hàng có thể xét đến các yếu tố ngoại sinh từ bên ngoài ngân hàng và nội sinh từ bên trong ngân hàng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận đến từ chính bản thân các ngân hàng : 2.2.1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu Theo Allen (2013), vốn nhiều giúp ngân hàng chủ động giảm được các rủi ro khi gặp phải. Nghiên cứu của Bourke (1989) cho thấy càng có nhiều vốn thì ngân hàng càng chủ động trong kế hoạch kinh doanh, không phải bị động chờ đủ vốn mới đầu tư nên vốn nhiều là một lợi thế giúp ngân hàng tối ưu lợi nhuận. Tuy vậy theo Berger (1995) tùy vào từng giai đoạn thời kỳ mới có thể kết luận vốn nhiều hay ít ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu của Berger cho thấy tỷ lệ vốn cao chỉ có ý nghĩa tích cực trong thập niên 80 đối với các ngân hàng Mỹ, đến thập niên 90 vốn càng nhiều càng làm trở ngại do bất ổn kinh tế chính trị và khả năng tận dụng hiệu quả nguồn vốn không tối ưu. 2.2.2 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là tổn thất của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. Cụ thể là thiệt hại ngân hàng gặp phải khi khách hàng không trả nợ. Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước có quy định số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng những tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Căn cứ theo thời gian trả nợ chậm của khách hàng, tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ khác nhau (Thông tư 02/2013/TT-NHNN). 2.2.3 Tỷ lệ Chi phí Không doanh nghiệp nào mong muốn chi phí tăng cả và ngân hàng cũng vậy. Chi phí cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Dù vậy theo Molyneux và Thorton (1992) khi chi phí trả lương cho cán bộ nhân viên tăng sẽ thúc đẩy ngân hàng sinh lời từ các hoạt động đầu tư kinh doanh nhiều hơn. Lương cao làm tăng năng suất, năng suất tăng làm lợi nhuận phát triển. Tương tự, San và Heng (2013) khi nghiên cứu cho rằng chi phí lớn giúp ngân hàng tăng quy mô cũng là tín hiệu tích cực giúp ngân
- 5 hàng đạt lợi nhuận. 2.2.4 Tỷ lệ thanh khoản Ngân hàng càng có tỷ lệ thanh khoản cao càng có nhiều tiềm năng đạt được lợi nhuận mong muốn (Ong Tze San,2013). Các ngân hàng dù có tài sản nhiều nhưng kém tính thanh khoản khó đạt được lợi nhuận mong đợi. Tuy vậy, dù thanh khoản cao nhưng nếu các ngân hàng không nắm bắt được cơ hội đầu tư thì lợi nhuận cũng khó tăng trưởng (Dawood, 2014). 2.2.5 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay Hoạt động cấp tín dụng mang lại lợi nhuận nhiều nhất đối với đại đa số cac ngân hàng nước ta là vay vốn. Ngân hàng cho vay để thông qua các món vay có thể thu được lãi. Càng nhiều khách hàng vay, dư nợ tăng thì đạt được lợi nhuận nhiều đồng thời rủi ro cũng xuất hiện tương ứng với sự tăng trưởng dư nợ theo nguyên tắc lợi nhuận càng nhiều rủi ro càng cao (Abdullah, 2014). Nếu quá nhiều món vay có rủi ro xuất hiện, khi ấy dù tỷ lệ dư nợ có lớn ngân hàng vẫn phải chịu thiệt hại vì không thu được lợi nhuận từ nhóm khách hàng nợ xấu này (Miller và Noulas, 1997). 2.2.6 Tổng tài sản của ngân hàng Ngân hàng có tài sản càng nhiều thì bộ máy quản lý sẽ cồng kềnh và chồng chéo nên gây khó trong việc gặt hái lợi nhuận (Stiroh và Rumble, 2006). Kết quả nghiên cứu của Emery (1971) thì lại thể hiện ngược lại rằng ngân hàng lớn có lợi thế đạt được mục tiêu lợi nhuận nhiều hơn. Lý giải về điều này, Emery giải thích ngân hàng có nhiều vốn nhiều tài sản nên chủ động được trong việc nắm bắt đầu tư, kèm theo khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ hơn hẳn các ngân hàng quy mô khiêm tốn. 2.2.7 Loại hình ngân hàng Tác giả Trần Việt Dũng (2014) có đúc kết ngân hàng có sở hữu quốc doanh thì khả năng có lợi nhuận sẽ không cao bằng các ngân hàng tư nhân. Lý giải cho điều này Trần Việt Dũng (2014) cho rằng những ngân hàng có vốn nhà nước chịu ảnh hưởng chính trị, không theo đuổi lợi nhuận và không bị giám sát chặt chẽ bởi thị trường như ngân hàng tư nhân. 2.3 Tình hình lợi nhuận của các NTHM nƣớc ta Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê)
- 6 Tỷ lệ bình quân VCSH/ Tổng tài sản 14.00% 12.92% 11.75% Tỷ lệ bình quân VCSH/ Tổng tài sản 12.00% 11.28% 11.34% 10.80% 10.42% 10.42% 10.00% 9.41% 9.23% 8.34% 7.88% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ bình quân Vốn CSH / Tổng tài sản có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất năm 2008 là 12,92% và giảm mạnh đến thời điểm hiện tại năm 2017 còn 7,88%. Đây là tín hiệu phản ánh rủi ro tăng khi vốn của các NHTM càng ngày càng ít trong thập niên qua. Dự phòng rủi ro tín dụng 1.80% 1.68% 1.57% Dự phòng rủi ro tín dụng 1.60% 1.39% 1.41% 1.40% 1.26% 1.18% 1.20% 1.22% 1.22% 1.20% 1.10% 1.00% 0.80% 0.69% 0.60% 0.40% 0.20% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê) 2011-2013 là thời điểm nợ xấu bùng nổ tăng cao ở nước ta. Vì vậy đây cũng là giai đoạn có trích lập dự phòng cao nhất thập niên qua với con số thời điểm cao nhất lên đến trên 1.5%
- 7 Tỷ lệ Chi phí 100.00% 89.93% 89.40% 90.35% 90.00% 88.11% 86.34% 88.85% 83.48% 81.54% 78.38% 81.21% 80.00% 73.53% 70.00% 60.00% 50.00% Tỷ lệ Chi phí 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê). Có thể thấy chi phí các ngân hàng thương mại Việt Nam tiêu tốn so với thu nhập là rất cao từ 70 đến gần 90%. Có nghĩa là trung bình cứ tạo ra được 100 đồng thu nhập thì ngân hàng chi tiêu hon 70 đồng rồi. “Bài toán giảm chi phí hoạt động nhưng vẫn bảo đảm bộ máy ngân hàng vận hành hoạt động trơn tru luôn là bài toán đau đầu cho các nhà quản lý ngân hàng.” 35.00% 30.48% Tài sản có tính thanh khoản / Tổng tài sản 30.00% 27.78% 26.37% 26.15% 24.56% 25.00% 21.90% 19.24% 18.27% Tài sản có tính 20.00% 14.81% thanh khoản/ Tổng 14.31% 15.00% 13.11% tài sản 10.00% 5.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê). Trong thập kỷ qua, khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại trong nước ta đã “giảm một nửa từ 30,48% (năm 2007) xuống còn 14,81% (năm
- 8 2017)”. Đây không phải là tín hiệu tích cực trong việc tăng trưởng lợi nhuận. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản 70.00% 59.15% 60.38% 60.00% 57.25% 53.68% 53.80% 54.97% 49.51% 50.98% 51.94% 52.19% 50.00% 47.38% 40.00% 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ Dư nợ cho vay/ Tổng tài sản Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê). Giai đoạn 2007 -2017, số liệu cho vay khá ổn định dao động quanh mức 50% -60%. Số tiền đem đi cho khách hàng vay chiếm tỷ trọng lớn đòi hỏi ngân hàng chú trọng hơn vào đội ngũ quy trình khả năng thẩm định hồ sơ phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. ROE 20.00% 13.97% ROE 13.47% 12.32% 12.77% 9.59% 9.42% 8.39% 6.17% 7.01% 6.26% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: 22 NHTM Việt Nam thời điểm 2007-2017 ( tác giả thống kê).
- 9 Lợi nhuận từ vốn biến động mạnh thời gian quan và dần khởi sắc trong hơn 5 năm trở lại đây.Cho dến nay dù đang dần tăng trở lại nhưng cũng còn lâu lợi nhuận mớt đạt đến thời hoàng kim những năm 2007 (đạt gần 14%). ROA 1.40% 1.30% 1.32% 1.29% 1.20% 1.22% 1.00% 1.01% ROA 0.89% 0.80% 0.71% 0.60% 0.61% 0.54% 0.40% 0.49% 0.20% 0.00% 2007 Nguồn: 22 NHTM 2008 2009 2010 Việt Nam2012 2011 thời điểm 2013 2007-2017 2014 2015( tác giả thống 2016 2017 kê). Lợi nhuận trên tài sản cũng biến động tăng giảm thất thường và những năm gần đây cũng thể hiện được tín hiệu tích cực khả quan hơn khi tăng đều đặn qua các năm. 2.4 Lƣợc khảo các đề tài về ngân hàng liên quan đến lợi nhuận 2.4.1 Các nghiên cứu trên thế giới “Sử dụng mô hình FEM xác định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hàn Quốc trước trong và sau cuộc khủng hoảng Châu Á” năm 1997: Sufian, F. (2011) đã tiến hành dùng ROA, ROE làm biến được hồi quy. Tác giả kết luận rằng dự phòng rủi ro tín dụng và chi phí ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và diểm thú vị của đề tài phát hiện rằng khi lạm phát càng cao thì ngân hàng nắm bắt được thông tin và có kế hoạch hợp lý sẽ mau chóng đạt được kết quả tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng. Anbar, A. and D. Alper (2011) thì nghiên cứu nhiều biến ngoại sinh hơn, tác giả dùng ước lượng FEM phân tích “10 NHTM Thổ Nhĩ Kỳ trong khoảng thời gian” từ 2002 đến 2010 và tuyên bố ngân hàng muốn có lời nhiều cần tăng tài sản đồng thời hạn chế cho vay quá nhiều. Đề tài liên quan đến các ngân hàng Châu Á có thể kể đến bài viết của Vong, P. I. and H. S. Chan (2009). Tác giả chỉ hồi quy duy nhất biến tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản nhưng dùng đa dạng các chỉ tiêu bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng để phân tích. Đề tài nhìn nhận ảnh hưởng của hầu
- 10 hết các chỉ tiêu tài chính nội tại ngân hàng tại Macau như vốn, dư nợ, huy động, trích lậ dự phòng đến yếu tố kinh tế chính trị như thuế, lạm phát, lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa. Các tác giả nhận định muốn có lời thì cần tăng vốn chủ sỡ hữu càng nhanh càng tốt; song song đó cần hoạch định giảm cho vay nợ xấu, giảm trích lập dự phòng rủi ro xuống. Còn tại Hy Lạp, Spathis, Kosmidou et al. (2002) sau khi thu thập dữ liệu từ 23 ngân hàng trong nước Hy Lạp đã thực hiện hồi quy nhằm trả lời câu hỏi giữa ngân hàng tài sản nhiều và ngân hàng tài sản ít ngân hàng nào “có khả năng đạt được mục tiêu” lợi nhận hơn. Nhóm tác giả chia 23 ngân hàng Hy Lạp ra thành “7 ngân hàng lớn và 16 ngân hàng nhỏ”với số liệu chỉ lấy trong thập niên 90 nên còn nhiều hạn chế về mẫu. “Kết quả nghiên cứu nhận định rằng ngân hàng có tổng tài sản nhỏ nhưng có thu nhập lãi thuần cao thì vẫn hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng nhiều tài sản.” San, O. T. and T. B. Heng (2013) nối tiếp đề tài nghiên cứu các ngân hàng Châu Á thập niên 90 như Vong, P. I. and H. S. Chan (2009) nhưng có mở rộng mẫu ra các ngân hàng ngoài biên giới quốc gia nghiên cứu. Đề tài chọn lọc báo cáo tài chính của “20 ngân hàng Malaysia (9 ngân hàng nội địa và 11 ngân hàng nước ngoài) để phân tích kinh tế lượng.” Ở nghiên cứu này lạm phát chưa cho thấy khả năng ảnh hưởng đến lời lỗ của ngân hàng. Các kết luận còn lại tương tự như nghiên cứu của ong, P. I. and H. S. Chan (2009) rằng vốn và tài sản ngân hàng ảnh hưởng “tích cực đến sản sinh lợi nhuận trong khi” nếu không kiểm soát chi phí và trích lập dự phòng rủi ro thiếu hợp lý, ngân hàng sẽ mau chóng đối mặt với vấn đề khủng hoảng. Khu vực Trung Đông biến động chính trị cao cũng đóng góp nhiều bài báo khoa học giá trị liên quan đến lợi nhuận ngân hàng. Trong số đó phải kể đến các bài viết của các tác giả Dawood, U. (2014) và Bashir, A.-H. M. (2001). Các đề tài này có nội dung nghiên cứu đa dạng dù thời gian nghiên cứu vô cùng ngắn ngủi. Nghiên cứu của Dawood, U. (2014) thời gian rất ngắn chỉ trong 4 năm từ 2009 đến 2012 nhấn mạnh vai trò của khả năng thanh khoản đáp ứng nhu cầu dùng tiền mặt trong nền kinh tế Pakistan. Bài viết của Bashir, A.-H. M. (2001) đặt câu hỏi điều gì “ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi Giáo”. Bashir, A.-H. M. (2001) dùng tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản làm biến phụ thuộc, xoay quanh dữ liệu lấy từ 14 ngân hàng giai đoạn từ 1993 đến 1998 ở tám quốc gia Hồi Giáo Bahrain, Ai Cập, Jordan, Cô-oét, Quatar, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Đề tài phát hiện “sử dụng nhiều biến ngoại sinh vĩ mô, trong đó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 347 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn