intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu từ dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

37
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với dự án đường Trần Bình Trọng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu từ dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYỄN PHƢƠNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÕNG CỦA NGƢỜI DÂN TRONG VIỆC BỒI THƢỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG: NGHIÊN CỨU TỪ DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƢỜNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC TẠI ĐƢỜNG TRẦN BÌNH TRỌNG, PHƢỜNG 1, QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGUYỄN PHƢƠNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN TRONG VIỆC BỒI THƢỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG: NGHIÊN CỨU TỪ DỰ ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO ĐƢỜNG VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƢỚC TẠI ĐƢỜNG TRẦN BÌNH TRỌNG, PHƢỜNG 1 QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành:Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số: 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN DƢ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu từ dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình tìm hiểu, nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dư “Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Toàn bộ các số liệu dùng trong nghiên cứu được thu thập và xử lý trên phần mềm SPSS một cách trung thực.” Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2019 Ngƣời cam đoan Trần Nguyễn Phƣơng Minh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT - ABSTRACT CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề. .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 4 1.6 Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 5 1.7 Cấu trúc luận văn .................................................................................... 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ..... 7 2.1 Những vấn đề cơ bản về công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng 2.1.1 Khái niệm Thu hồi đất, Bồi thường, giải phóng mặt bằng .................. 7 2.1.2 Đặc điểm công tác giải phóng mặt bằng .............................................. 8 2.1.3 Sự cần thiết phải bồi thường thiệt hại khi thực hiện giải phóng mặt bằng ................................................................................................................. 9 2.1.4 Nguyên tắc về bồi thường và hỗ trợ .................................................. 10 2.2 Sự hài lòng............................................................................................ 11 2.2.1 Khái niệm sự hài lòng ........................................................................ 11 2.2.2 Vai trò của sự hài lòng của người dân đối với việc bồi thường, giải phóng mặt bằng ............................................................................................. 12 2.3 Các mô hình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ ........................................ 13 2.3.1 Mô hình chất lượng kỹ thuật – chức năng của Gronross (1984) ....... 13
  5. 2.3.2 Mô hình 5 thành phần chất lượng dịch vụ của Parasurman và cộng sự (1988) ............................................................................................................ 14 2.3.3 Mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVPERF ........................... 17 2.4 Các nghiên cứu trƣớc.......................................................................... 17 2.4.1 Nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phát (2009).......................................... 17 2.4.2 Nghiên cứu của Mokhlis (2011) ........................................................ 18 2.4.3 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2013) ......................................... 19 2.4.4 Nghiên cứu của Châu Đạm Trinh (2013) .......................................... 21 2.4.5 Nghiên cứu của Lê Văn Tạo (2018)................................................... 22 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu ................... 23 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 27 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................... 27 3.2 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................. 28 3.2.1 Phương thức thực hiện ....................................................................... 28 3.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................. 29 3.3 Nghiên cứu chính thức ........................................................................ 35 3.3.1 Chọn mẫu ........................................................................................... 36 3.3.2 Thiết kế phiếu điều tra chính thức ..................................................... 36 3.3.3 Quá trình thu thập dữ liệu .................................................................. 37 3.4 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ......................................................... 37 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 40 4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................ 40 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo ............................................. 41 4.3.1 Kết quả kiểm định thang đo các biến độc lập .................................... 41 4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc ........................... 43 4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................... 44 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá các thành phần của biến độc lập ........... 44 4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá thang đo sự hài lòng ............................. 46
  6. 4.5 Phân tích hồi quy ................................................................................. 47 4.5.1 Kiểm định tương quan........................................................................ 48 4.5.2 Phân tích hồi quy ................................................................................ 48 4.5.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ............................................... 50 4.5.4 Thảo luận kết quả hồi quy .................................................................. 52 4.6 Thực trạng các yếu tố tác động đến Sự hài lòng của ngƣời dân đối với bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng......................................................... 55 4.6.1 Yếu tố “Giá bồi thường” .................................................................... 55 4.6.2 Yếu tố “Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư” .......................... 57 4.6.3 Yếu tố “Tái định cư” .......................................................................... 58 4.6.4 Yếu tố “Sự đồng cảm” ....................................................................... 59 4.6.5 Yếu tố “Chuyển đổi nghề” ................................................................. 61 4.6.6 Yếu tố “Năng lực phục vụ” ................................................................ 62 4.6.7 Yếu tố “Tin cậy” ................................................................................ 63 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................. 66 5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ............................................................... 66 5.2 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................. 67 5.3 Hàm ý quản trị .................................................................................... 68 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo................. 73 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................... 73 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................... 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: So sánh giữa mô hình Parasuraman gốc (1985) và mô hình Parasuraman hiệu chỉnh (1988)............................................................................. 16 Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng .......................................................................... 23 Bảng 3.1: Thang đo “Tin cậy” .............................................................................. 30 Bảng 3.2: Thang đo “Mức giá bồi thường” .......................................................... 31 Bảng 3.3: Thang đo “Chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư” ........................ 31 Bảng 3.4: Thang đo “Năng lực phục vụ” ............................................................. 32 Bảng 3.5: Thang đo “Sự đồng cảm” ..................................................................... 33 Bảng 3.6: Thang đo “Chuyển đổi nghề” ............................................................... 34 Bảng 3.7: Thang đo “Tái định cư” ........................................................................ 34 Bảng 3.8: Thang đo “Sự hài lòng” ........................................................................ 35 Bảng 4.1: Đặc điểm mẫu khảo sát......................................................................... 41 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định thang đo các biến độc lập....................................... 42 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định thang đo “Sự hài lòng” .......................................... 44 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett ................................... 44 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo biến độc lập .................. 45 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett ................................... 46 Bảng 4.7: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho thang đo Sự hài lòng ................... 47 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định tương quan Pearson ............................................... 48 Bảng 4.9: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 49 Bảng 4.10: Phân tích ANOVA .............................................................................. 49 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy ................................................................... 50 Bảng 4.12: Tóm tắt kiểm định giả thuyết nghiên cứu........................................... 53 Bảng 4.13: Thống kê khảo sát yếu tố “Giá bồi thường” ....................................... 55
  8. Bảng 4.14: Thống kê khảo sát yếu tố “Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” ......................................................................................................................... 57 Bảng 4.15: Thống kê khảo sát yếu tố “Tái định cư” ............................................. 59 Bảng 4.16: Thống kê khảo sát yếu tố “Sự đồng cảm” .......................................... 60 Bảng 4.17: Thống kê khảo sát yếu tố “Chuyển đổi nghề” .................................... 61 Bảng 4.18: Thống kê khảo sát yếu tố “Năng lực phục vụ”................................... 63 Bảng 4.19: Thống kê khảo sát yếu tố “Tin cậy” ................................................... 64
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình SERVQUAL ........................................................................... 16 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Tấn Phát (2009) ............................... 18 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Mokhils (2011) ............................................. 19 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Oanh (2013) .............................. 20 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Châu Đạm Trinh (2013)................................ 21 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của Lê Văn Tạo (2018)........................................ 22 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 25 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 27 Hình 4.1: Biểu đồ Histogram ................................................................................ 51 Hình 4.2: Biểu đồ P-P lot ...................................................................................... 51 Hình 4.3: Biểu đồ Scatter ...................................................................................... 52
  10. TÓM TẮT “Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Trong những dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng thì sự hài lòng của người dân đối với việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là hết sức quan trọng, đóng vai trò chủ yếu quyết định đến tiến độ cũng như sự thành công của dự án. Thực tế, tại Quận 10 có dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng (gọi tắt là dự án đường Trần Bình Trọng) đã kéo dài hơn 12 năm và không đảm bảo tiến độ đề ra. Theo đánh giá thì bên cạnh mức giá bồi thường thì người dân vẫn còn chưa hài lòng, đồng thuận về chính sách bồi thường, nghề nghiệp, tái định cư, năng lực phục vụ của nhân viên dự án,… Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với dự án đường Trần Bình Trọng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng mô hình lý thuyết của Parasuraman và cộng sự (1988). Nghiên cứu chính thức được thực hiện trên 231 phiếu điều tra. Nghiên cứu tiến hành kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính xác định mối quan hệ của các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với dự án Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu phát hiện 7 nhân tố tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người dân. Mức độ tác động theo thứ tự giảm dần như sau: Giá bồi thường; Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tái định cư; Sự đồng cảm; Chuyển đổi nghề; Năng lực phục vụ và cuối cùng là yếu tố Tin cậy. Khoảng 68.3% sự hài lòng của người dân đối với dự án đường Trần Bình Trọng có thể được giải thích thông qua 7 nhân tố trên. Kết luận và hàm ý: Tìm ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với dự án. Đưa ra các kiến nghị cho lãnh đạo Quận 10 nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Từ khóa: sự hài lòng, bồi thường, giải phóng mặt bằng, Quận 10.”
  11. ABSTRACT Reason for writing: In compensation and site clearance projects, the people's satisfaction with the compensation and site clearance is very important and plays a decisive role in the progress and success of the project. In fact, in District 10, the project of Upgrading, improving roads and installing the drainage system on Tran Binh Trong Street (referred to as the Tran Binh Trong Road Project) lasted for more than 12 years and did not meet the schedule. According to the assessment, besides the compensation price, the people are not satisfied with compensation policy, resettlement, service capacity of project staff, ... Problem: Determining the factors affect the people's satisfaction with the Tran Binh Trong Road Project. Proposing a number of solutions to improve the people's satisfaction. Methods: This research adopted theoretical model of Parasuraman et al (1988). Official research was conducted by quantitative research method on the number of 231 valid survey forms. Conducting scale tests, linear analysis to explore the relationship between the factors and the people's satisfaction with the Tran Binh Trong Road Project. Results: The study found 7 factors that positively impact people's satisfaction, arranged in descending order respectively: Compensation price; Compensation, Support and Resettlement policies; Resettlement; Empathy; Vocational change; Service capacity and Reliability. About 68.3% of the people's satisfaction with the Tran Binh Trong Road Project can be explained through these 7 factors Conculsion: Find out the factors that affect people's satisfaction with the project. Based on the results, recommendations are given to District 10 leaders to improve people's satisfaction, accelerate project implementation. Key words: satisfaction, compensation, clearance, project, District 10.
  12. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề “Đất đai có một vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước đã phải tiến hành thu hồi đất theo quy hoạch, nhằm sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và đầu tư xây dựng các công trình công cộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, làm sao để đẩy nhanh tiến độ dự án đồng thời tại sự đồng thuận của người dân sinh sống trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án đó là một vấn đề hết sức quan trọng. Vì thực tế cho thấy, công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trực tiếp có quan hệ và tác động đến quyền lợi thiết thực của người dân. Nếu làm không tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đây sẽ là nguyên nhân của khiếu nại tập thể.” Sự thành công của các dự án là có sự phối hợp chặt chẽ, hợp tác giữa các bên có liên quan như chính quyền địa phương, chủ đầu tư dự án và người dân chịu ảnh hưởng của dự án. Mỗi bên liên quan đều đóng một vai trò nhất định. Trong những dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng thì sự hài lòng của người dân đối với việc bồi thường, giải phóng mặt bằng là hết sức quan trọng. Đã có một số nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của người dân đối với việc bồi thường, giải phóng mặt bằng như “Sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng đô thị mới Phước Kiển – Nhơn Đức giai đoạn 1 trên địa bàn huyện Nhà Bè” của Nguyễn Thị Oanh nghiên cứu năm 2013; nghiên cứu của Châu Đạm Trinh (2013) “Đánh giá sự hài lòng của người dân về dịch vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu tình huống lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án Khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Tiền Giang”; nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, tại dự án tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng” của Lê Văn Tạo thực
  13. 2 hiện năm 2018… Những nghiên cứu này đã chỉ ra sự hài lòng của người dân đối với bồi thường, giải phóng mặt bằng đóng vai trò chủ yếu quyết định đến tiến độ cũng như sự thành công của dự án. Sự hài lòng của người dân được thể hiện trên nhiều yếu tố từ phương án bồi thường, tái định cư; giá bồi thường; chuyển đổi nghề nghiệp; năng lực phục vụ của chủ đầu tư….Nghiên cứu đã đề xuất một số hàm ý chính sách giúp cho các cơ quan quản lý có những giải pháp hiệu quả hơn nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân. “Quận 10 là một trong những quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngoại thành. Vì vậy công tác giải phóng mặt bằng trong thời điểm hiện tại và tương lai sẽ chiếm vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà nước của chính quyền quận. Làm sao đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư thi công kịp tiến độ dự án song song đó nhận được sự đồng thuận của người dân bị ảnh hưởng là một vấn đề quan trọng. Vì thực tế trong thời gian qua, cho thấy công tác giải phóng mặt bằng các dự án của quận không đảm bảo tiến độ gây ra nhiều lãng phí, làm ảnh hưởng đến lợi ích, tinh thần, sức khỏe của người dân, cuộc sống sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn. Trong đó, có dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước đường Trần Bình Trọng (gọi tắt là dự án đường Trần Bình Trọng) với tổng số hộ dân bị ảnh hưởng là 250 hộ, diện tích đất thu hồi là 3.133,100m2, diện tích nhà giải tỏa là 5.406,758m2. Mục đích của dự án đường Trần Bình Trọng là nhằm cải tạo và phát triển trục thoát nước cấp 2 để tăng khả năng tiêu thoát tự chảy trong khu vực, mở rộng và nâng cấp 01 tuyến đường phố làm tăng mật độ giao thông, chỉnh trang đô thị, giải quyết lưu thông và cải thiện môi trường mỹ quan đô thị. Chủ đầu tư dự án là Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10 và Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước thành phố, đến nay dự án kéo dài hơn 12 năm và không đảm bảo tiến độ đề ra.”
  14. 3 Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân Quận 10 (2018) thì công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn phát sinh nhiều vụ khiếu kiện, kiến nghị của người dân là do chưa nhận được sự đồng thuận, hài lòng cao của người dân. Nguyên nhân chính có phải thật sự là mức giá bồi thường hay còn nguyên nhân khác mà cơ quan, đơn vị thực hiện chưa thật sự tìm ra và đánh giá đúng. Nó có thể là chưa đồng thuận về chính sách bồi thường, nghề nghiệp, tái định cư, năng lực phục vụ của nhân viên dự án,… cho người dân bị thu hồi đất nên vẫn còn nhiều hạn chế gây bức xúc trong dân. Chính vì xuất phát từ thực tế trên tác giả xin chọn đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng: Nghiên cứu từ dự án Nâng cấp, cải tạo đường và lắp đặt hệ thống thoát nước tại đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh”. Mục đích của đề tài nhằm tìm ra nguyên nhân, đánh giá những mặt hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân cũng như đảm bảo đúng tiến độ thực hiện trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu “Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh; - Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh; - Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.”
  15. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu “Đề tài được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau: - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng? - Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng? - Để nâng cao sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, các hàm ý quản trị, chính sách nào cần phải quan tâm thực hiện?” 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu “- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh - Đối tượng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu của đề tài là cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nước tham gia triển khai dự án và người dân có đất bị thu hồi trong khu vực thực hiện dự án. - Phạm vi nghiên cứu: tại địa bàn Phường 1, Quận 10 trong thời gian 03 tháng từ tháng 3/2019 đến tháng 5/2019.” 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu “Nghiên cứu sử dụng đồng thời 02 phương pháp đó là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; đồng thời thực hiện thảo luận nhóm đối với đội ngũ cán bộ, công chức đang phụ trách lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng và những người dân chịu ảnh hưởng của dự án đường Trần Bình Trọng. Tác giả sử dụng thống kê mô tả và thảo luận nhóm để giải quyết mục tiêu nghiên cứu và trả lời câu hỏi thứ 1. Dựa vào số liệu thu thập, tác giả sẽ tổng hợp, phân tích những vấn đề cơ bản về thực trạng bồi thường, giải phóng
  16. 5 mặt bằng của dự án. Qua đó, xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người dân đối với bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án. Đối với mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu thứ 2, dựa trên các yếu tố được xác định từ phương pháp định tính và bộ dữ liệu thu thập, tác giả phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy để trả lời câu hỏi nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ tổng hợp, đề xuất và kiến nghị những hàm ý chính sách có tác động tích cực đến sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, Phường 1, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mục tiêu thứ 3 mà tác giả đã đặt ra cho đề tài nghiên cứu này.” 1.6. Ý nghĩa của đề tài Tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng, đề tài nghiên cứu đã đem lại kết quả cụ thể và một số đóng góp nhất định sau: - Giúp các cơ quan nhà nước của Quận 10 nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân, cũng như mức độ tác động mạnh hay yếu của từng nhân tố; - Trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý quản trị, tổ chức thực hiện phù hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở Quận 10; có thể xây dựng và thực hiện các giải pháp tốt nhất nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân đối việc bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án đường Trần Bình Trọng nói riêng và các dự án trên địa bàn quận nói chung. 1.7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận văn được chia thành 5 chương.
  17. 6 “- Chương 1: Giới thiệu Chương này trình bày lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến đề tài, cơ sở lý thuyết của đề tài, tổng quan các nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu quy trình nghiên cứu, cách chọn mẫu, xác định kích thước mẫu, quá trình thu thập dữ liệu và kỹ thuật phân tích dữ liệu. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích và thảo luận đánh giá kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Khái quát những kết quả quan trọng của đề tài. Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân.”
  18. 7 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Những vấn đề cơ bản về công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng 2.1.1 Khái niệm Thu hồi đất, Bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng Tại Khoản 11, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã định nghĩa thuật ngữ thu hồi đất là “nhà nước thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai”. Như vậy, xét về mặt hình thức thì thu hồi đất là Quyết định hành chính, nhưng xét về mặt nội dung thì đó là việc sử dụng quyền lực nhà nước để thu lại quyền sử dụng đất đã được giao cho cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ lợi ích của nhà nước và xã hội. Tại Khoản 12, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 đã định nghĩa thuật ngữ bồi thường về đất là “là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.” Như vậy, bồi thường về đất là hậu quả pháp lý trực tiếp của việc Nhà nước thu hồi đất Hiện nay, trong Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật thì không có định nghĩa trực tiếp, cụ thể về giải phóng mặt bằng. Phan Trung Hiền (2012) cho rằng giải phóng mặt bằng “là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới”. “Phan Ngọc Long (2012) nhận xét giải phóng mặt bằng là một khái niệm suy rộng của công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng, an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các công đoạn từ bồi thường cho đối tượng sự dụng đất, giải tỏa các công trình trên đất, di chuyển của người dân, tạo mặt bằng cho triển khai các công trình, dự án, đến việc hỗ trợ, tái định cưu cho người bị thu hồi đất, tạo việc làm mới, sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống.”
  19. 8 Giải phóng mặt bằng là vấn đề có tính “thời vụ” vừa mang tính “cấp bách” của phát triển. Để phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện các dự án phát triển đất nước đòi hỏi phải có mặt bằng. Trong khi đó, hiện nay quỹ đất chưa sử dụng rất hạn chế, hầu như là không có. 2.1.2 Đặc điểm công tác giải phóng mặt bằng Để thực hiện được dự án theo đúng tiến độ đề ra thì trước hết các chủ đầu tư cần phải giải phóng mặt bằng. Đó là công việc trọng tâm và hết sức quan trọng. Công việc này mang tính chất phức tạp, tốn kếm nhiều thời gian, kinh phí. Bên cạnh đó công tác giải phóng mặt bằng liên quan đến lợi ích của nhiều cá nhân, tập thể. Nhìn chung, công tác giải phóng mặt bằng có những đặc điểm sau: “Thứ nhất, giải phóng mặt bằng có đối tượng rất đa dạng và phức tạp. Khi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, nhà nước phải tiến hành thu hồi đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình. Trên thực tế cho thấy, việc thu hồi đất ở các khu trung tâm đông dân, khu đô thị thì công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn ở những vùng nông thôn, ngoại thành. Ngoài ra, giá đền bù thiệt hại giữ các địa phương, vùng miền, các dự án, các giai đoạn, các mảnh đất có vị trí, mục đích sử dụng khác nhau là khác nhau dẫn đến khó khăn, phức tạp trong công tác đề xuất giá bồi thường.” “Thứ hai, giá trị bồi thường trong giải phóng mặt bằng tương đối lớn. Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với người dân. Giải phóng mặt bằng là quá trình thu hồi đất của cá nhân, tổ chức… Vì vậy người bị thu hồi đất sẽ được bồi thường một khoảng bằng tiền hoặc hiện vật (đất) tương ứng với đất bị thu hồi nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Trong khi đó giá đất đai, bất động sản trên thị trường thì ngày càng tăng cao không giống nhau, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều. Do đó, nguồn vốn cần cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là không hề nhỏ. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng cũng mất
  20. 9 khoản không nhỏ cho quá trình giải tỏa, san lấp mặt bằng, chi phí cho những người trực tiếp làm nhiệm vụ công tác giải phóng mặt bằng và cong tác cưỡng chế thu hồi đất đối với những trường hợp không chấp hành. Thứ ba, công tác giải phóng mặt bằng phức tạp, phát sinh nhiều tình huống khó dự báo. Khi tiến hành thu hồi đất thì nhiều cá nhân, tổ chức, hộ gia đình vẫn không chấp hành chủ trương, không tiến hành di dời làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện công trình cũng như gây trở ngại cho công tác giải tỏa, đền bù, tái lấn chiếm khi đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Thậm chí có những trường hợp phải đi đến thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất.” 2.1.3 Sự cần thiết phải bồi thƣờng thiệt hại khi thực hiện giải phóng mặt bằng Ngân hàng Thế giới (2004) cho rằng quá trình giải phóng mặt bằng có thể dẫn đến những nguy cơ như người bị thu hồi đất bị mất công ăn việc làm, mất điều kiện và môi trường sinh hoạt truyền thống, mất các mối quan hệ xã hội. Người dân phải đối mặt với nguy cơ đối nghèo khi họ mất tư liệu sản xuất và nguồn thu nhập. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2005) còn nêu thêm những thiệt hại khác mà người dân bị thu hồi đất có thể gặp phải như cư dân tại nơi sống mới không thân thiện hay không có những nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về công việc làm ăn nơi ở mới. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất ổn định. Đồng thời, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng khi nhà nước giao quyền sử dụng đất. Trong những quyền lợi đó có quyền được bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2