intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để giúp các hộ nghèo tăng khả năng thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM *** PHẠM TẤN LỘC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THOÁT NGHÈO Ở HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM *** PHẠM TẤN LỘC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THOÁT NGHÈO Ở HUYỆN LONG HỒ TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐINH PHI HỔ Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Tấn Lộc, xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long” là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin và số liệu được thực hiện trong luận văn là trung thực, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. HỌC VIÊN: PHẠM TẤN LỘC
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................1 I. Vấn đề nghiên cứu. ....................................................................................1 II. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................2 III. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................2 IV. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................3 V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................3 VI. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................3 VII. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................4 VIII. Kết cấu của luận văn ...........................................................................4 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................6 I. Tóm lược lý thuyết ....................................................................................6 1. Khái niệm nghèo:...............................................................................6 2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo ...............................................9 II. Nguyên nhân của nghèo đói ..................................................................10 1. Mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến nghèo....................10 2. Các nghiên cứu trước về nghèo. .....................................................14 III. Khung phân tích ...................................................................................15 1. Giới tính của chủ hộ ........................................................................15 2. Trình độ học vấn của chủ hộ: .........................................................15 3. Số người sống phụ thuộc: ...............................................................15 4. Đất đai: .............................................................................................16 5. Vốn vay từ định chế chính thức: ....................................................16 6. Nghề nghiệp và việc làm: ................................................................16 7- Đường ô tô: ......................................................................................16 8- Đường đến chợ: ...............................................................................16 9- Thành phần dân tộc: .......................................................................17 CHƯƠNG III. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .....................................................18 I. Các mô hình phân tích các nhân tố tác động đến nghèo .....................18
  5. 1. Mô hình hồi quy tuyến tính xác định các yếu tố tác động đến thu nhập đầu người của hộ gia đình. ........................................................18 2. Mô hình logistic phân tích các yếu tố tác động đến thoát nghèo.18 3. Định nghĩa các biến nghiên cứu trong mô hình ............................20 II. Cơ sở xác định hộ thoát nghèo .............................................................21 III. Nguồn số liệu dùng để phân tích .........................................................21 IV. Quy trình nghiên cứu ...........................................................................22 V. Các phần mềm xử lý. ..............................................................................22 CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......23 I. TỔNG QUAN VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, KINH TẾ, XÃ HỘI ....................23 1. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long ...........23 2. Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội huyện Long Hồ ...........24 II. MÔ TẢ DỮ LIỆU ĐIỀU TRA ..............................................................26 III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ..................................................42 1. Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu .....................................42 2. Thảo luận kết quả hồi quy ..............................................................44 3. Mô hình dự báo thoát nghèo ..........................................................45 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ................................48 I. Gợi ý chính sách để thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long ..48 1. Vốn vay từ các định chế chính thức ...............................................48 2. Phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ .................................................49 3. Thực hiện bình đẳng giới. ...............................................................50 4. Vấn đề giáo dục và học vấn. ...........................................................50 5. Tỷ lệ người phụ thuộc của hộ .........................................................51 II. Giới hạn của đề tài và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo. .............52 III. Kết luận .................................................................................................53 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................55 PHỤ LỤC ............................................................................................................58
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN VĂN Bảng 1. Tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank .....................................................7 Bảng 2. Tiêu chuẩn nghèo của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015....................9 Bảng 3. Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2014 .........................24 Bảng 4. Thống kê số lượng hộ nghèo và hộ thoát nghèo được khảo sát .............28 Bảng 5. Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................28 Bảng 6. Thống kê tuổi của chủ hộ và số năm hộ sinh sống tại địa phương .........29 Bảng 7. Thống kê số nhân khẩu của chủ hộ; số lao động chính của hộ và thâm niên nghề của chủ hộ ............................................................................................30 Bảng 8. Thống kê tỷ lệ người sống phụ thuộc của hộ gia đình ............................30 Bảng 9. Thống kê khoảng cách từ nhà của chủ hộ đến chợ .................................31 Bảng 10. Thống kê số hộ gia đình tham gia hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ....32 Bảng 11. Thống kê số hộ được sự trợ giúp của các dịch vụ khuyến nông...........32 Bảng 12. Thống kê số hộ có người làm ở các khu công nghiệp ..........................32 Bảng 13. Thống kê thu nhập bình quân hàng tháng và trong năm của hộ gia đình33 Bảng 14. Thống kê số hộ thuê đất để sản xuất .....................................................34 Bảng 15. Thống kê diện tích trồng trọt, lợi nhuận từ trồng trọt của hộ ...............34 Bảng 16. Thống kê nguồn thu nhập khác của hộ gia đình ...................................34 Bảng 17. Thống kê sự khó khăn trong quá trình trồng trọt của hộ gia đình ........35 Bảng 18. Thống kê tình hình chăn nuôi của hộ gia đình .....................................36 Bảng 19. Thống kê chi tiêu của hộ gia đình .........................................................36 Bảng 20. Thống kê tiện nghi sinh hoạt của hộ gia đình .......................................37 Bảng 21. Thống kê hộ gia đình có nước sinh hoạt ...............................................38 Bảng 22. Thống kê vật liệu làm nền nhà của hộ gia đình ....................................39 Bảng 23. Thống kê vật liệu làm mái nhà của hộ gia đình ....................................39 Bảng 24. Thống kê nguồn vay của hộ từ các định chế chính thức ......................40 Bảng 25. Thống kê số tiền vay của hộ và tiền lãi phải trả trong năm của hộ ......41 Bảng 26. Thống kê mức độ khó khăn khi vay tiền của hộ gia đình .....................42 Bảng 27. Kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu .............................................42 Bảng 28. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình .............................................43 Bảng 29. Mức độ phù hợp của mô hình ...............................................................43 Bảng 30. Kiểm định mức độ giải thích mô hình ..................................................44
  7. Bảng 31. Mô phỏng xác suất thoát nghèo thay đổi ..............................................44 Bảng 32. Kết quả hệ số hồi quy ...........................................................................46 Bảng 33. Dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động ............................................47
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Hình 1. Khung phân tích ......................................................................................17 Hình 2. Tỷ lệ hộ được khảo sát tại 6 ấp ...............................................................27 Hình 3. Tỷ lệ hộ được khảo sát tại 3 xã ...............................................................27 Hình 4. Tỷ lệ giới tính của chủ hộ được khảo sát ................................................28 Hình 5. Tỷ lệ nghề nghiệp của chủ hộ được khảo sát ..........................................29 Hình 6. Tỷ lệ sở hữu nhà của chủ hộ ...................................................................31 Hình 7. Tỷ lệ hộ có đường ô tô đến tận nhà .........................................................31 Hình 8. Tỷ lệ hộ có đất canh tác trên số hộ được khảo sát ..................................33 Hình 9. Tỷ lệ các hộ trồng cây nông nghiệp ........................................................35 Hình 10. Tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh tự hoại .............................................................38 Hình 11. Tỷ lệ hộ vay từ các định chế chính thức................................................40 Hình 12. Tỷ lệ mục đích sử dụng vốn vay của hộ................................................41
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT USD: Đôla Mỹ UBND: Ủy ban Nhân dân Ha: Héc-ta Km2: kí lô mét vuông Ln: Logarit cơ số e FAO: Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc. NHTG: Ngân hàng Thế giới WB: Ngân hàng Thế giới LTTP: Lương thực thực phẩm BCPTVN: Báo cáo Phát triển Việt Nam
  10. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các yếu tố tác động đến xác suất thoát nghèo của hộ gia đình ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long và mức độ tác động của từng yếu tố, và dự báo các yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo của hộ. Từ đó, xem xét yếu tố nào tác động mạnh đến xác suất thoát nghèo và gợi ý một số chính sách, giải pháp thiết thực nhằm làm tăng khả năng thoát nghèo của hộ gia đình và giúp cho huyện Long Hồ thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại huyện. Sử dụng kết quả khảo sát 200 hộ gia đình gồm 60 hộ ở xã Phước Hậu, 80 hộ ở xã Long Phước và 58 hộ ở xã Tân Hạnh thuộc địa bàn huyện Long Hồ. Xuất phát điểm của 200 hộ được khảo sát trước đây đều là những hộ nghèo, trong đó có 99 hộ tới nay vẫn nghèo và 101 hộ đã thoát nghèo. Kết quả phân tích mô hình Binary logistic có 5 yếu tố ảnh hưởng và mức tác động của từng yếu tố đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình ở huyện Long Hồ bao gồm: vay từ các định chế chính thức, đường ô tô đến tận nhà, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc. Loại bỏ biến không có ý nghĩa thống kê, qua kết quả phân tích hồi quy Binary Logistic, tác giả xây dựng mô hình dự báo các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ qua 2 kịch bản (KB) như sau: (KB) 1, nếu một hộ có các yếu tố (chủ hộ học lớp 1, giới tính của chủ hộ là nữ, có 5 người phụ thuộc; hộ ở vị trí không có đường ô tô và không được vay từ các định chế chính thức) thì khả năng để hộ này thoát nghèo là rất thấp (0,05%); (KB) 2, nếu một hộ có các yếu tố (chủ hộ học lớp 12, giới tính của chủ hộ là nam, không có người phụ thuộc; hộ ở vị trí có đường ô tô đến tận nhà và được vay từ các định chế chính thức) thì khả năng để hộ này thoát nghèo là rất cao (39%). Từ đó, luận văn đã đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Long Hồ như: giúp hộ nghèo tiếp cận được vốn vay từ các định chế chính thức; phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ; thực hiện tốt bình đẳng giới; vấn đề giáo dục và học vấn; giảm tỷ lệ người phụ thuộc của hộ.
  11. 1 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. Vấn đề nghiên cứu. Xóa đói, giảm nghèo ở nước ta vẫn đang là vấn đề bức xúc được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Xóa đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2006 - 2010 tạo bước ngoặt mới trong xóa đói, giảm nghèo và là nền tảng cho chúng ta thực hiện những giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho giai đoạn 2011 - 2020. Sau 10 năm thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo” (2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất trong cả nước (2008-2013)”, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo. (trích theo Nguyễn Thị Kim Ngân, 2011) Theo Ngân hàng thế giới (2012), báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố, có hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần lượt hơn 90% và 70%. Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990 – 1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 – 2012, và đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 (MDG1) – hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015.1 Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những thách thức mới. Phần lớn những 1 La Hoàn, Thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới. http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/thuctrangxoadoigiamngheo-nd-16647.html
  12. 2 người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe kém, bên cạnh đó số hộ cận nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao. Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số là một thách thức kéo dài. Tuy chỉ chiếm 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 47% tổng số người nghèo vào năm 2010, so với 29% năm 1998. Hơn nữa, những người nghèo ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo kịp tốc độ gia tăng của các điều kiện giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số. Với nổ lực phấn đấu vươn lên, trong những năm gần đây, nền kinh tế của Vĩnh Long có bước phát triển khá khích lệ. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm 16,62%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ trong GDP; các mặt văn hóa xã hội không ngừng phát triển, thực hiện tốt các chính sách về đảm bảo an sinh xã hội, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 6%, thấp hơn bình quân chung của cả nước (9,45%), trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Long Hồ là 5,44% thấp hơn 0,56 lần so tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh. Tất cả những đặc điểm trên đã cho thấy cần thiết của một nghiên cứu về khả năng thoát nghèo ở huyện Long Hồ, cũng là cơ sở cho việc lực chọn thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long”. Nghiên cứu sẽ xác định được các yếu tố tác động đến thoát nghèo ở Huyện Long Hồ để có giải pháp riêng, đủ mạnh để hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn huyện. II. Mục tiêu nghiên cứu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để giúp các hộ nghèo tăng khả năng thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. III. Câu hỏi nghiên cứu - Việc tiếp cận nguồn vốn vay chính thức có ảnh hưởng tích cực đến xác suất thoát nghèo không? - Giải pháp nào làm tăng khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình ở
  13. 3 huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long? IV. Giả thuyết nghiên cứu - Các yếu tố kinh tế xã hội có thể tác động đến thoát nghèo là: trình độ học vấn chủ hộ; giới tính chủ hộ; tỷ lệ người sống phụ thuộc; đất sản suất; nghề nghiệp; thuộc nhóm dân tộc ít người; tiếp cận vốn; tiếp cận cơ sở hạ tầng (đường ô tô, chợ); trong đó yếu tố vốn vay từ định chế chính thức là yếu tố tác động lớn đến xác suất thoát nghèo ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. - Qua kết quả nghiên cứu sẽ tìm ra các yếu tố tác động đến xác suất thoát nghèo, để có giải pháp phù hợp làm tăng khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình ở huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các hộ trước đây nghèo (thời điểm năm 2012, 2013) đến nay vẫn còn nghèo và đã thoát nghèo; các yếu tố ảnh hướng đến khả năng thoát nghèo trên địa bàn huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long. Phạm vi nghiên cứu: do giới hạn về thời gian và nguồn kinh phí nên đề tài chỉ tập trung khảo sát tại 03 xã Long Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh thuộc địa bàn huyện Long Hồ. VI. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định lượng: Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thoát nghèo, sử dụng phương pháp hồi quy để cố gắng lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng, xem xét mức độ tác động của các yếu tố khác nhau tới khả năng thoát nghèo. Phân tích hồi quy là sự phân tích quan hệ phụ thuộc của một biến số (được gọi là biến số phụ thuộc) vào các biến số khác (được gọi là biến số độc lập). Trong nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thoát nghèo của hộ dân vùng nghiên cứu, nghiên cứu quan hệ phụ thuộc khả năng thoát nghèo hộ gia đình vào các biến đặc điểm hộ gia đình (dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, diện tích đất, tỷ lệ phụ thuộc v.v) và các biến đặc điểm cộng đồng (khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông, điện, đường ô tô, ..). - Đề tài xây dựng mô hình dự báo thoát nghèo bằng cách loại bỏ biến không có ý nghĩa thống kê, thực hiện phân tích hồi quy Binary Logistic, sử dụng
  14. 4 kết quả hệ số hồi quy để dự báo theo kịch bản các yếu tố tác động đến thoát nghèo của hộ gia đình. - Phương pháp thống kê mô tả: mô tả thông tin thu thập từ hộ dân cư và phân tích thông tin về kinh tế, xã hội, đời sống, điều kiện sinh hoạt của người dân trên địa bàn để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp thoát nghèo. - Phương pháp điều tra xã hội học: thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình nhằm tạo cơ sở dữ liệu sơ cấp phục vụ việc xây dựng mô hình kinh tế lượng. - Do các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến thoát nghèo chưa nhiều, các nghiên cứu về nghèo đói được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, nên tác giả sử dụng cơ sở lý thuyết, những nghiên cứu trước về nghèo làm cơ sở để đánh giá, phân tích các yếu tố tác động đến thoát nghèo. Vì các yếu tố tác động đến nghèo cũng là các yếu tố làm tăng khả năng thoát nghèo của hộ gia đình. VII. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Tại huyện Long Hồ nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung, từ trước đến nay chưa có công trình nào ứng dụng phương pháp phân tích thống kê và mô hình kinh tế lượng để đánh giá các yếu tố tác động đến thoát nghèo và định lượng các yếu tố tác động đến xác suất thoát nghèo của hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Long Hồ nói riêng. Do đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học, thiết thực để chính quyền địa phương tham khảo trong quá trình đề ra chính sách, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo ở huyện Long Hồ, giúp hộ nghèo có được nguồn thu nhập ổn định, đời sống sinh hoạt được cải thiện, vươn lên thoát nghèo bền vững. VIII. Kết cấu của luận văn Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Nội dung gồm: phần đặt vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết. Nội dung gồm: cơ sở lý thuyết về
  15. 5 nghèo, nguyên nhân của nghèo đói, mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến nghèo, lược khảo các nghiên cứu trước về nghèo và khung phân tích các yếu tố tác động đến thoát nghèo. Chương 3: Trình bày thiết kế nghiên cứu. Nội dung gồm: trình bày các mô hình phân tích các nhân tố tác động đến nghèo, mô hình logistic phân tích các yếu tố tác động đến thoát nghèo, định nghĩa các biến nghiên cứu trong mô hình, cơ sở xác định hộ thoát nghèo, nguồn số liệu dùng để phân tích, quy trình nghiên cứu và các phần mềm xử lý. Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu. Nội dung gồm: Tổng quan về vị trí địa lý, kinh tế xã hội tỉnh, huyện và 03 xã được khảo sát; mô tả dữ liệu điều tra và kết quả phân tích hồi quy, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo và xây dựng mô hình dự báo thoát nghèo. Chương 5: Kết luận và các gợi ý chính sách. Nội dung gồm: phần tóm tắt các phát hiện chính của nghiên cứu và nêu các gợi ý về mặt chính sách.
  16. 6 CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Tóm lược lý thuyết Để đánh giá các yếu tố tác động đến thoát nghèo, tác giả tiếp cận đến các khái niệm và các nghiên cứu về nghèo của các tổ chức và cá nhân như sau: 1. Khái niệm nghèo: Tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 định nghĩa: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (NHTG) 1990 cho rằng nghèo là tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Năm 2000 và 2001, NHTG đã bổ sung vào khái niệm tình trạng bị gạt ra bên lề xã hội hay tình trạng dễ bị tổn thương: “ Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng. Nghèo có nghĩa là đói, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và không có ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ bị tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ”. Ngày 27/8/2008, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tiêu chuẩn mới để xác định tình trạng nghèo khó ở châu Á, theo đó, một người được xác định tình trạng nghèo khi thu nhập dưới 1,35 USD/ngày (tương đương 870.750 đồng/người/tháng). Tiêu chuẩn 1,35 USD/ngày đã được ADB tính toán dựa trên trung bình cộng các mức nghèo tại 16 nước đang phát triển tại châu Á năm 2005. Theo Đinh Phi Hổ (2006), nghèo được nhận diện trên 2 khía cạnh: nghèo đói tuyệt đối và nghèo đói tương đối. Nghèo đói tuyệt đối: Một người hoặc một hộ gia đình được xem là nghèo tuyệt đối khi mức thu nhập của họ thấp hơn tiêu chuẩn tối thiểu (mức thu nhập tối thiểu) được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định.
  17. 7 Trên thế giới, các quốc gia thường dựa vào tiêu chuẩn về mức thu nhập của World Bank đưa ra để phân tích tình trạng nghèo của quốc gia. Bảng 1. Tiêu chuẩn nghèo đói của World Bank Khu vực Mức thu nhập tối thiểu (USD/người/ngày) Các nước đang phát triển khác 1 USD hoặc 360 USD/năm Châu Mỹ Latinh và Caribe 2 Đông Âu 4 Các nước phát triển 14,4 Nguồn: Đinh Phi Hổ (2006) Nghèo tương đối: là tình trạng mà một người hoặc một hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất định. Theo cách sử dụng để phân tích các Điều tra Mức sống dân cư ở Việt Năm 1993-1998. Hộ gia đình là nghèo được định nghĩa là nếu mức độ chi tiêu bình quân đầu người nằm trong 20% thấp nhất của chi tiêu. Lợi thế chính của phương pháp này là nó cho phép người ta xác định được rõ hơn các nhân tố làm tách biệt các hộ giàu với các hộ có thu nhập gần bằng hoặc thấp hơn giá trị trung vị. Như vậy, theo cách tính này thì người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển nào. Ở Việt Nam khái niệm về nghèo đói thường được sử dụng là khái niệm được đưa ra tại Hội nghị chống đói nghèo do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993 và được các quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm cho rằng: Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận”. Theo Tổng cục Thống kê: xác định chuẩn nghèo dựa trên cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, gồm hai mức: thứ nhất là nghèo lương thức thực phẩm,
  18. 8 dựa trên tổng chi dùng chỉ tính riêng cho phần lương thực thực phẩm, làm sao để đảm bảo lượng dinh dưỡng tối thiểu cho một người là 2100 kcal/ngày đêm; thứ hai là nghèo chung, dựa trên tổng chi dùng cho cả giỏ hàng tiêu dùng tối thiểu, được xác định bằng cách ước lượng tỷ lệ: 70% chi dùng dành cho lương thực thực phẩm, 30% cho các khoản còn lại. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: xác định một cách tương đối bằng cách làm tròn số và áp dụng cho từng khu vực và vùng miền khác nhau (nông thôn miền núi, hải đảo, nông thôn, đồng bằng, thành thị). Tùy vào điều kiện, tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chuẩn nghèo có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Giai đoạn 2001-2005, những hộ gia đình nghèo được xem là thuộc diện hộ nghèo khi họ có thu nhập bình quân đầu người từ 80.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn, miền núi và hải đảo; từ 100.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn đồng bằng; từ 150.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực thành thị. Giai đoạn 2006-2010: ở khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo; ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Giai đoạn 2011-2015: ở khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (dưới 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Theo quan điểm về nghèo ở tỉnh Vĩnh Long: do chưa có quy định về chuẩn nghèo riêng của địa phương, nên tỉnh Vĩnh Long thực hiện chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ.
  19. 9 Bảng 2. Tiêu chuẩn nghèo của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015 Mức thu nhập tối thiểu Khu vực (VND/người/tháng) Thành thị 500.000 Nông thôn 400.000 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh xã hội Vĩnh Long (2011) Tóm lại, có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo, nhưng hầu hết đều chứa đựng các vấn đề cơ bản và quan trọng đó là người nghèo có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; người nghèo không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người trong cộng đồng đó; người nghèo ít nhận được sự hỗ trợ cũng như hợp tác của người khác, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định phát triển của cộng đồng, không được người khác tôn trọng, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực ... 2. Phương pháp xác định chuẩn nghèo Có nhiều phương pháp phân loại giàu nghèo như phân loại theo chi tiêu, phân loại theo thu nhập thông tin, vẽ bản đồ nghèo, phân loại giàu nghèo theo tiêu chí của địa phương, …. Mỗi phương pháp điều có những ưu điểm, hạn chế riêng và có thể được áp dụng tùy lúc, tùy nơi, tùy mục đích. Theo WB (1990), để xác định ngưỡng nghèo, chúng ta dùng 2 tiêu chí: Ngưỡng nghèo đói lương thực thực phẩm (LTTP) đo lường mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một hộ gia đình mua được một lượng LTTP để cung cấp đủ cho mỗi thành viên trong gia đình 2100 calo/ngày (BCPTVN 2004). Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm. Ngưỡng nghèo chung: Đo lường mức chi phí đủ để mua 1 lượng LTTP cung cấp 2100 calo/ngày và một số mặt hàng phi LTTP. (BCPTVN 2004). Đối với Việt Nam, phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 5 lần nâng mức chuẩn nghèo để dần đạt được 3 yêu cầu: xóa đói giảm nghèo toàn diện hơn, công bằng hơn và hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế.
  20. 10 Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì những hộ gia đình ở nông thôn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Căn cứ vào điều kiện, đặc điểm tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long, UBND tỉnh Vĩnh Long quy định chuẩn hộ nghèo được xác định theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ “về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015”. Cụ thể, ở khu vực nông thôn, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; ở khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (dưới 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Những hộ có thu nhập trên mức quy định đó được xem là hộ thoát nghèo. II. Nguyên nhân của nghèo đói Xác định được nguyên nhân của nghèo đói giúp ta xác định được các yếu tố tác động đến thoát nghèo. Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Và cũng khó để phân biệt trong những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng đến nghèo, đâu là nguyên nhân còn đâu là kết quả, cũng như sự tác động qua lại của chúng đến khả năng thoát nghèo của người nghèo. Nhìn chung thì nghèo ở mỗi quốc gia có những nét riêng biệt được tạo nên từ nhiều nguyên nhân tổng hợp có nguồn gốc từ những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử. 1. Mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến nghèo Theo Waheed (1996), Dominique V.D.W và Dileni G. (2000), Bales S. (2001), Wan D.W và Cratty (2007), WB (2007), trích trong Đinh Phi Hổ (2008), có 8 yếu tố ảnh hưởng đến nghèo như sau: 1.1. Nghề nghiệp: Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), báo cáo của Văn phòng xóa đói giảm nghèo của Vụ Bảo trợ Xã hội thì vào năm 2002 có đến 87,9% hộ nghèo ở nông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2