intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đối với nhà môi giới để đưa ra khuyến nghị cho KH được tốt hơn cũng như những giải pháp để hướng tới phát triển một TTCK lành mạnh, ổn định, là kênh huy động vốn tốt trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ MÔI GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC RA KHUYẾN NGHỊ ĐẦU TƯ CỦA NHÀ MÔI GIỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Dương Thị Bình Minh TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLĐT SAU ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2012 Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học (tối đa 1 trang A4) 1. Họ và tên học viên: HỒ NGUYỄN THỦY TIÊN Khóa: 19 2. Mã ngành: 60.31.12 3. Đề tài nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới. 4. Họ tên Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Dương Thị Bình Minh 5. Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội dung (đóng góp) của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên) ……………………………………….............................................................................. ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... ………………………………………………………………………………………....... 6. Kết luận: ……………………………………………………………………………... 7. Đánh giá: (điểm / 10).
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến người hướng dẫn khoa học, GS. TS. Dương Thị Bình Minh, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn có giá trị giúp tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ và động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2012 Học viên Hồ Nguyễn Thủy Tiên
  5. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2012 Tác giả Hồ Nguyễn Thủy Tiên
  6. Danh mục chữ viết tắt: - TTCK: Thị trường chứng khoán - CK: Chứng khoán - MG: Môi giới - NMG: Nhà môi giới - MGCK: Môi giới chứng khoán - CTCK: Công ty chứng khoán - TTGD: Trung tâm giao dịch - KH: Khách hàng - NĐT: Nhà đầu tư - SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán - TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán - Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh - HN: Hà Nội - CP: Cổ phiếu - TP: Trái phiếu - DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước Danh mục bảng: Bảng 3.1: Các từ khóa trong phân tích nhân tố Bảng 3.2: Mức độ và điểm cho các câu trả lời. Bảng 3.3: Biến 1 Bảng 3.4: Biến 2 Bảng 3.5: Biến 3 Bảng 3.6: Biến CTCK Bảng 3.7: Biến 5 Bảng 4.1: Kết quả Cronbach Alpha các thang đo
  7. Bảng 4.2: Bảng KMO và kiểm định Barllet Bảng 4.3: Các mức độ đồng tình của người trả lời. Bảng 4.4: Đặc điểm mẫu Bảng 4.5: Điểm trung bình của mỗi nhân tố và các nhân tố được xem xét cao nhất, trung bình và thấp nhất. Bảng 4.6: Giải thích tổng phương sai của các nhân tố khác nhau Bảng 4.7: Thể hiện ma trận nhân tố xoay Bảng 4.8: Bảng trích các nhân tố thể hiện các biến trong mỗi nhân tố với hệ số tải nhân tố tương ứng và phần trăm phương sai
  8. Mục lục Tóm tắt Chương 1. Giới thiệu................................................................................................. 2 Chương 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đó ..................................................... 3 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ..................................................... 5 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................... 6 3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 7 3.3. Mô tả các biến nghiên cứu ................................................................................... 8 3.3.1. Biến 1 ................................................................................................. 8 3.3.2. Biến 2 ................................................................................................. 9 3.3.3. Biến 3 ................................................................................................. 9 3.3.4. Biến 4 ................................................................................................. 9 3.3.5. Biến 5 ............................................................................................... 10 Chương 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu ......................................................... 10 4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo ..................................................................................... 10 4.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha .................................................................. 10 4.1.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................. 12 4.2. Nghiên cứu chính thức ....................................................................................... 14 4.2.1. Kết quả của trung bình có trọng số và giải thích ...................................... 16 4.2.2. Kết quả của phân tích nhân tố và giải thích .............................................. 18 4.3. Thảo luận các kết quả nghiên cứu của đề tài ..................................................... 23 Chương 5. Kết luận ................................................................................................. 28 5.1. Các kết quả nghiên cứu chính ............................................................................ 29 5.2. Đề xuất các giải pháp phát triển ......................................................................... 29 5.2.1. Đối với nhà đầu tư .................................................................................... 29 5.2.2. Đối với nhà môi giới chứng khoán…………………………………...30 5.2.3. Đối với công ty chứng khoán ................................................................... 33
  9. 5.2.4. Đối với SGDCK ....................................................................................... 34 5.2.5. Đối với UBCKNN .................................................................................... 35 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 39 Tài liệu tham khảo
  10. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả sử dụng mẫu gồm 127 nhà môi giới được chọn lựa ngẫu nhiên tại nhiều công ty chứng khoán khác nhau trên TTCK Việt Nam. Kỹ thuật phân tích các nhân tố đã được sử dụng để đưa ra những suy luận có ý nghĩa và những kết luận đã thể hiện rằng có thể chia các biến thành 5 thang đo khái niệm ảnh hưởng: nhân tố thông tin, nhân tố có liên quan đến giao dịch, nhân tố chính sách, nhân tố CTCK, nhân tố kỹ năng của nhà môi giới.
  11. 2 Chương 1. Giới thiệu Thị trường chứng khoán là loại thị trường đặc biệt, ở đó thực hiện việc trao đổi, mua bán các loại chứng khoán, những hàng hóa khác với loại hàng hóa thông thường. Trên thị trường này có nhiều người tham gia, nhưng người có khả năng phân tích và xác định được giá cả của CK trên thị trường số lượng còn hạn chế. Chính vì vậy, trong quá trình hình thành và phát triển TTCK, môi giới CK đã trở thành hoạt động nghiệp vụ đặc trưng và là nghiệp vụ cơ bản trên TTCK. Nguyên tắc trung gian trở thành một nguyên tắc không thể thiếu được của TTCK, được nhiều người chấp nhận và dần dần mọi hoạt động giao dịch, mua bán CK trên thị trường đều được thực hiện qua môi giới CK. Chính vì vậy, hoạt động của người môi giới có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới nhà đầu tư nói riêng và thị trường nói chung. Những nhận định hay khuyến nghị, thông tin từ các nhà môi giới có thể ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động mua bán của nhà đầu tư, tới giá trị giao dịch, diễn biến của thị trường. Nên, khác với nghề môi giới trong lĩnh vực khác, môi giới CK là hoạt động nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp cao, yêu cầu người môi giới phải có kỹ năng, có chuyên môn, có trình độ nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, đồng thời yêu cầu phải có môi trường hỗ trợ khá đa dạng, bao gồm bộ máy tổ chức, môi trường pháp luật, ….cùng với các trang thiết bị cần thiết. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc đưa ra khuyến nghị đó, và nhân tố nào ảnh hưởng mạnh, vừa hay yếu tới sự khuyến nghị đó. Từ kết quả của bài nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm phát triển thị trường, phát triển công ty chứng khoán cũng như nhà môi giới chứng khoán.
  12. 3 Chương 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đó 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước: - Kaur Bawa and Ruchita (2010): nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới chứng khoán. Dữ liệu được lấy từ bảng câu hỏi khảo sát của 120 NMG. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng cho bài nghiên cứu. Kết quả bài nghiên cứu đưa ra 3 nhóm nhân tố tác động mạnh, vừa và yếu tới việc đưa ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới. - Bushee and Raedy (2005): đưa ra những chiến lược giao dịch cổ phiếu trên thị trường đã tạo ra được doanh thu cao. Tuy nhiên, có một số nhân tố có thể làm giảm khả năng áp dụng những chiến lược này như áp lực về giá, giới hạn short sale, động lực để duy trì một danh mục đa dạng hóa hòan toàn hay việc qui định không nắm giữ quá 5% vốn chủ sở hữu của 1 cty. Trong khi đó, trong một số kịch bản được xem xét, có những chiến lược như dòng tiền/giá, động lực làm gia tăng doanh thu, và những công bố sau khi có lợi nhuận, hạch toán theo giá thị trường và thực hiện những chiến lược cộng dồn đã tạo ra được doanh thu cao. Danh mục được phân bổ với tỉ trọng ngang nhau thì tốt hơn là danh mục mà tỉ trọng khác nhau, trong đó hầu hết các chiến lược đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư mạnh hơn vào những công ty nhỏ. - Jeffrey A. Busse and T Clifton Green (2001): Các phần trình bày quan điểm của các nhà phân tích về đầu tư chứng khoán cá nhân được phát sóng khi thị trường mở cửa. Thực tế cho thấy rằng giá cổ phiếu phản ứng chỉ trong vòng vài giây khi các báo cáo được đề cập đến lần đầu, còn với các báo cáo tích cực thì phản ứng trong vòng một phút. Cường độ giao dịch tăng gấp đôi ở phút đầu tiên, với một sự gia tăng đáng kể người mua (người bán) bắt đầu giao dịch sau những báo cáo tích cực (tiêu cực). Những traders thực hiện giao dịch trong vòng 15 giây giao dịch đầu tiên khi tin tức được đề cập: số lượng ít, nhưng lợi nhuận cao đáng kể bằng cách giao
  13. 4 dịch dựa trên những báo cáo tích cực trong suốt thời gian của chương trình Midday Call. - Radhe .S. Pradhan, Ph.D and Basu D. Upadhyay (2006): Kết quả của nghiên cứu này không hỗ trợ giả định độc lập của mô hình bước đi ngẫu nhiên. Cuộc khảo sát ý kiến của các chuyên gia tài chính Nepal chỉ ra rằng giá thị trường hiện tại của cổ phiếu là hữu ích để ra các quyết định mua hoặc bán, để dự đoán doanh thu trung bình trong tương lai, và dự đoán giá trong tương lai. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo cảm nhận của họ là cổ tức, lợi nhuận giữ lại, cổ phiếu thưởng, và các vấn đề về quyền. Giá cổ phiếu được cho rằng biến động nhiều hơn so với cổ tức dự kiến. Nghiên cứu cũng cho rằng các nhà đầu tư Nepal cũng quan tâm đối với việc công bố thông tin. - Philip A.Fisher (2003): Đưa ra 1 phương pháp: Phương pháp lời đồn đại và 15 nguyên tắc để đầu tư chứng khoán thành công. Trong phần thảo luận với các công ty đối tác, những câu hỏi đặc sắc nhất thường không được chuẩn bị trước, mà chỉ nảy sinh sau khi ông nghe câu trả lời. Câu hỏi hay nhất mà ông thường sử dụng “ Cái gì DN của ngài đang định làm mà đối thủ cạnh tranh của ngài chưa làm”câu hỏi này chính là khát vọng theo dõi suốt cuộc đời của ông và cũng là nền tảng của 15 tiêu chí mà ông đã đề cập. Ông cũng đưa ra phương pháp kiếm tiền nhiều và ít chịu rủi ro hơn cho NĐT là: tìm ra các công ty thật sự đáng chú ý và giữ cổ phiếu của chúng qua giai đoạn biến động của thị trường đã mang lại cho nhiều NĐT khoản lợi nhuận hơn hẳn những người cố gắng mua cổ phiếu khi giá rẻ và bán khi giá đắt. - Guru (2009): đã kiểm nghiệm mức độ ảnh hưởng của những công bố chính sách vĩ mô đến doanh thu trong thị trường chứng khoán, những kênh khác nhau tác động đến giá cổ phiếu và cố gắng làm sáng tỏ mối liên kết giữa chúng và sự thay đổi của thị trường chứng khoán. - Srivastava (2009) đã tiến hành nghiên cứu với mục tiêu điều tra xem mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán. Nghiên cứu này
  14. 5 chủ yếu dựa trên những nghiên cứu trước đó và đã kết luận rằng thị trường chứng khóan bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố vĩ mô của địa phương hoặc thế giới. 2.1. Các nghiên cứu trong nước: - Lê Thị Mai Linh (2003): Đưa ra các phương pháp phân tích để lựa chọn cổ phiếu: Phân tích cơ bản (Phương pháp này bao gồm: chiết khấu luồng cổ tức/ luồng tiền, hệ số P/E và các hệ số tài chính, đánh giá giá trị tài sản ròng và các phương pháp kết hợp khác), Phân tích kỹ thuật (MA, RSI, các dạng đồ thị như : line, candle stick, bar, các mô hình đáng chú ý: triangle (tam giác), flag (lá cờ), 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai,.. - Phan Thị Bích Nguyệt và Lê Đạt Chí (2009): Các triết lý PTKT, lý thuyết Down để giải thích về giá và các phản ứng của giá, nhận biết các dạng đồ thị, đường xu hướng, các mẫu hình đảo chiều và mẫu hình củng cố xu hướng để dự đoán xu hướng giá cả, đường MA và đồ thị giá để xác định khả năng biến động của cổ phiếu tại vùng giá hiện tại, ngòai ra còn có các lý thuyết khác: lý thuyết sóng Elliot: để xác định những mẫu hình sóng, tỷ lệ sóng và dự báo thị trường, lý thuyết Fibonocci: dãy số Fibo ám chỉ các mối quan hệ gợi chí tò mò, bất kỳ một số nào cũng bằng 1,618 lần con số trước nó và bất kỳ một con số nào cũng xấp xỉ bằng 0,618 lần con số tiếp theo. Các nghiên cứu này có liên quan đến việc dự đoán những thay đổi trong các xu hướng khi các mức giá gần các đường thẳng được tạo ra bởi những nghiên cứu Fibo.  Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp đối với nhà môi giới để đưa ra khuyến nghị cho KH được tốt hơn cũng như những giải pháp để hướng tới phát triển một TTCK lành mạnh, ổn định, là kênh huy động vốn tốt trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.  Câu hỏi nghiên cứu:
  15. 6 Để biết được những nhân tố nào là chủ yếu và quan trọng nhất đối với người môi giới trong việc ra khuyến nghị đầu tư, nghiên cứu này được thực hiện để giải quyết các vấn đề: - Xem xét có những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc ra khuyến nghị của người môi giới. Nhân tố nào tác động mạnh, vừa và yếu đến việc ra khuyến nghị đầu tư? - Các gợi ý chính sách nào được đưa ra đối với UBCKNN, SGDCK, CTCK và người môi giới CK? Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu Bài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp phân tích định lượng và phân tích định tính. Phương pháp phân tích định lượng được thực hiện qua các bước: - Dữ liệu được lấy từ 300 bảng câu hỏi khảo sát của các nhà môi giới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Phần mềm phân tích dữ liệu SPSS được sử dụng để xây dựng mô hình nghiên cứu. Tầm quan trọng của mô hình đã được đánh giá bằng cách sử dụng hệ số tương quan và thử nghiệm Durbin-Watson. Phương pháp phân tích định tính chủ yếu tập trung vào việc mô tả, so sánh dữ liệu, xác định mối tương quan giữa các biến và cuối cùng là phân tích, giải thích kết quả thu được từ mô hình định lượng. 3.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu: Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 300 nhà môi giới và tiến hành phát bảng câu hỏi khảo sát. Số liệu của các bảng câu hỏi khảo sát được lấy bằng 2 cách: - Phát bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp cho nhà môi giới - Gửi link để nhà môi giới check vào bảng khảo sát (https://docs.google.com/spreadsheet/viewform?formkey=dEI2aUdOOGJIT VNzN3d5c21QdDc5M3c6MQ)
  16. 7 Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tập hợp lại thành 1 bảng kết quả để làm dữ liệu sơ cấp cho việc chạy mô hình nghiên cứu. Kỹ thuật tính phần trăm và tính trung bình có trọng số và phân tích nhân tố được sử dụng để đưa ra những suy luận có ý nghĩa cho bài nghiên cứu. 3.2. Mô hình nghiên cứu: Phân tích nhân tố (Factor Analyis): phương pháp này được sử dụng để rút ngắn và tóm tắt dữ liệu. Trong bài nghiên cứu, có 1 số lượng lớn các biến, hầu hết có tương quan với nhau và sẽ được rút xuống đến một mức có thể. Mối quan hệ giữa tập hợp các biến sẽ được xem xét và thể hiện trong bài nghiên cứu sau. Một số thuật ngữ của phân tích nhân tố được thể hiện theo bảng dưới đây: Bảng 3.1: Các từ khóa trong phân tích nhân tố Từ khóa Giải thích Hệ số này được sử dụng để chọn ra có bao nhiêu nhân tố Eigen value phù hợp (eigen value>1: chọn) Hệ số tải nhân tố: thể hiện mối tương quan đơn giữa các Factor loading biến và các nhân tố Bao gồm hệ số tải nhân tố của tất cả các biến trên tất cả Factor matrix các nhân tố được trích Điểm được dự đoán cho mỗi người trả lời dựa trên mỗi Factor score nhân tố Percentage of variance Phần trăm phương sai được phân bổ cho mỗi nhân tố Đo lường độ phù hợp của mẫu và được sử dụng để kiểm KMO định sự phù hợp của phân tích nhân tố Đây là thống kê kiểm định dùng để xem xét giả thuyết Barlett's Test mà các biến không có tương quan. Phương pháp được sử dụng trong phân tích nhân tố là “Phân tích thành phần cơ bản”. Trong bài phân tích này, tổng phương sai của dữ liệu được xem xét. Đường
  17. 8 chéo của ma trận tương quan là ma trận đơn vị và tất cả phương sai được thể hiện đầy đủ trong ma trận nhân tố. Những nhân tố này đươc gọi là các thành phần cơ bản. Mặc dù ma trận nhân tố gốc hoặc ma trận nhân tố chưa xoay chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố và các biến riêng biệt, nhưng kết quả khó có thể giải thích được trong các nhân tố đó, bởi vì các nhân tố có tương quan với nhiều biến. Do đó, phương sai được giải thích bởi mỗi nhân tố được phân bổ lại bằng phương pháp xoay. Phương pháp được sử dụng cho việc xoay trong nghiên cứu này là “varimax”. Nó là phương pháp xoay nhân tố để tối thiểu hóa các biến với hệ số tải trên mỗi nhân tố cao, nhằm nâng cao tính giải thích của các nhân tố. Có nhiều nhân tố được xem xét đối với nhà môi giới khi ra khuyến nghị đầu tư với khách hàng và tất cả các nhân tố này được thể hiện trong phụ lục B. Người trả lời được yêu cầu đưa ra câu trả lời cho các nhân tố khác nhau dựa trên thang đo Likert 5 điểm từ mức 1 hoàn toàn phản đối đến mức 5 hoàn toàn đồng ý. Bảng 3.2: Mức độ và điểm cho các câu trả lời. Mức độ Điểm Hoàn toàn phản đối 1 Phản đối 2 Trung dung 3 Đồng ý 4 Hoàn toàn đồng ý 5 3.3. Mô tả các biến nghiên cứu: Các thang đo sử dụng để đo lường các biến nghiên cứu là các thang đo đã có trên thế giới. Các thang đo này đã được kiểm định nhiều lần trên nhiều thị trường khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu này chỉ ứng dụng cho TTCK Việt Nam. Tất cả các thang đo được đo lường dạng Likert 5 điểm, thay đổi từ 1: hoàn toàn phản đối đến 5: hoàn toàn đồng ý. 3.3.1. Biến 1:
  18. 9 Biến này gồm bốn biến quan sát (bảng 3.3) Bảng 3.3: Biến 1 1. Thông tin cơ bản của doanh nghiệp 2. Việc công bố thông tin 3. Báo cáo hàng năm 4. Thông tin mới về doanh nghiệp 3.3.2. Biến 2: Biến này phản ánh mức độ giao dịch của cổ đông nội bộ, NĐT nước ngoài và các giao dịch khác trên thế giới như giá cả các mặt hàng chiến lược,… Biến này bao gồm năm biến quan sát (Bảng 3.4) Bảng 3.4: Biến 2 1. Giao dịch nội bộ 2. Giao dịch của NĐT nước ngoài 3. Giá cả các mặt hàng chiến lược 4. Ổn định chính trị 5. Tình hình thế giới 3.3.3. Biến 3: Biến 3 được đo lường bằng hai biến quan sát, phản ánh chính sách được thực hiện tác động đến việc ra khuyến nghị đầu tư của nhà môi giới chứng khoán (Bảng 3.5). Bảng 3.5: Biến 3 1. Chính sách tài khóa 2. Chính sách tiền tệ 3.3.4. Biến 4: Biến này thể hiện các yếu tố có liên quan đến các khuyến nghị khác ngoài bản thân NMG và các yếu tố nội tại của CTCK. Biến này gồm ba biến qan sát (bảng 3.6) Bảng 3.6: Biến CTCK 1. Tham khảo từ khuyến nghị khác
  19. 10 2. Cơ sở nội tại của công ty 3. Khuyến nghị từ Ban lãnh đạo 3.3.5. Biến 5: Biến này thể hiện các yếu tố có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của chính bản thân nhà môi giới chứng khoán; việc phân tích kỹ thuật và các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà NMG sử dụng (bảng 3.7). Bảng 3.7: Biến 5 1. Kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của chính bản thân nhà môi giới 2. Phân tích kỹ thuật 3. Sản phẩm, dịch vụ phân tích Chương 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu 4.1. Đánh giá sơ bộ thang đo: Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đã sử dụng trong nhiều nghiên cứu tại các thị trường nước ngoài. Chúng được đánh giá sơ bộ định tính để khẳng định ý nghĩa thuật ngữ và nội dung của thang đo. Kết quả cho thấy các câu hỏi đều rõ ràng, người môi giới hiểu được nội dung và ý nghĩa của từng câu hỏi của tất cả các thang đo. Vì vậy, các thang đo này được sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính (1) hệ số tin cậy Cronbach Alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến- tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0.6 trở lên. Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Các biến có trọng số nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal components với phép quay varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigen value =1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số nhân tố từ 0.5 trở lên. 4.1.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha:
  20. 11 Kết quả phân tích Cronbach Alpha của các thang đo các khái niệm được trình bày trong bảng 4.1. Kết quả cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến- tổng >0.3. Vì vậy không có biến nào bị loại. Kết quả cuối cùng cho thấy tất cả các thang đo đều đạt hệ số tin cậy Cronbach Alpha: thấp nhất là 0.882 và cao nhất là 0.892. Bảng 4.1: Kết quả Cronbach Alpha các thang đo Item-Total Statistics Trung Phương Tương bình sai thang Square Cronbach’s quan thang đo đo nếu Multiple Alpha nếu biến- Biến quan sát nếu biếu biến bị Correlation loại biến tổng bị loại loại I. BIẾN 1 7. Thông tin cơ bản 57.83 76.012 .698 .603 .882 của DN 8. Công bố thông tin 58.21 77.722 .568 .504 .887 của công ty 10. Báo cáo hàng năm 58.02 76.096 .669 .595 .883 của công ty 11. Thông tin mới DN 57.89 76.900 .678 .607 .883 II. BIẾN 2 9. Giao dịch nội bộ 58.44 78.713 .455 .471 .891 10. Báo cáo hàng năm 58.02 76.096 .669 .595 .883 của công ty 12. Giao dịch NĐT 58.44 77.721 .614 .562 .885 nước ngoài 13. Giá các mặt hàng 58.21 77.989 .599 .555 .886 chiến lược
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2