intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Chuheodethuong 09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

44
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn là khám phá vai trò của các yếu tố, đặc biệt là các yếu tố niềm tin và hoạt động đội đối với hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUAN HÁN XƯƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUAN HÁN XƯƠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI CHIA SẺ TRI THỨC CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8340403 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ với đề tài “Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Công Khải. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn trích dẫn rõ ràng và kết quả nghiên cứu chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Quan Hán Xương
  4. i MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các bảng biểu ....................................................................................... iii Danh mục các sơ đồ .............................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ..................................................................................... iv Mục lục CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ....................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 5 1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu: ............................................................. 7 1.6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 10 2.1. Các khái niệm chính ...................................................................................... 10 2.1.1 Tri thức ................................................................................................. 10 2.1.2 Chia sẻ tri thức...................................................................................... 11 2.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan ........................................................ 13 2.3. Khung lý thuyết và mô hình nghiên cứu ....................................................... 15 2.3.1 Vai trò của cơ chế khen thưởng............................................................ 15 2.3.2 Vai trò của văn hóa tổ chức .................................................................. 17 2.3.3 Vai trò của niềm tin vào tri thức cá nhân và hoạt động đội ................. 18 2.3.4 Vai trò của hệ thống công nghệ thông tin ............................................ 19 2.3.5 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 20 Tóm tắt Chương 2 ................................................................................................ 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 23 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 23 3.2. Nghiên cứu định tính ..................................................................................... 25
  5. ii 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính............................................................... 25 3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi chính thức ......................................................... 26 3.3. Nghiên cứu định lượng.................................................................................. 26 3.3.1 Đối tượng khảo sát và kính thước mẫu ................................................ 26 3.3.2 Quá trình thu thập dữ liệu..................................................................... 26 3.3.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 27 Tóm tắt Chương 3 ................................................................................................ 31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 32 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 32 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ...................................................................... 41 4.2.1 Mô tả mẫu khảo sát .............................................................................. 41 4.2.2 Kết quả kiểm định thực nghiệm ........................................................... 43 Tóm tắt Chương 4 ................................................................................................ 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 53 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 53 5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................... 54 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 58 Tài liệu tham khảo tiếng Việt Tài liệu tham khảo tiếng Anh Danh mục các phụ lục Phụ lục 01: Bản câu hỏi khảo sát Phụ lục 02: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Phụ lục 03: Đánh giá độ tin cậy thang đo Phụ lục 04: Phân tích nhân tố khám phá EFA Phụ lục 05: Phân tích hồi quy tuyến tính
  6. iii Danh mục các bảng biểu Bảng 4.1: Thang đo nháp 1.................................................................................. 33 Bảng 4.2: Thang đo nháp 2.................................................................................. 37 Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu khảo sát ............................................................. 42 Bảng 4.4: Phân tích độ tin cậy thang đo yếu tố sự chia sẻ tri thức .................... 43 Bảng 4.5: Phân tích độ tin cậy thang đo yếu tố niềm tin vào tri thức cá nhân .... 44 Bảng 4.6: Phân tích độ tin cậy thang đo yếu tố hoạt động đội ............................ 44 Bảng 4.7: Phân tích độ tin cậy thang đo yếu tố cơ chế khen thưởng .................. 45 Bảng 4.8: Phân tích độ tin cậy thang đo yếu tố văn hóa tổ chức ........................ 45 Bảng 4.9: Phân tích độ tin cậy thang đo yếu tố hệ thống CNTT ....................... 46 Bảng 4.10: Kiểm định Bartlett's Test .................................................................. 47 Bảng 4.11: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................ 47 Bảng 4.12: Kết quả ước lượng các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức 49 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................... 21 Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ......................................................................... 24
  7. iv Danh mục các chữ viết tắt Bartlett Bartlett’s test of sphericity CNTT Công nghệ thông tin TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh EFA Exploratory Factor Analysis - Phân tích khám phá nhân tố KMO Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy TVE Total Variance Explained - Tổng phương sai trích TVE Total Variance Explained - Tổng phương sai trích KS Yếu tố Chia sẻ tri thức ICT Yếu tố Hệ thống công nghệ thông tin OC Yếu tố Văn hóa tổ chức RW Yếu tố Cơ chế khen thưởng SE Yếu tố Niềm tin vào tri thức bản thân TW Yếu tố Hoạt động đội LMS Hệ thống học trực tuyến Trường Đại học Kinh tế TP.HCM E-learning Hệ thống giảng dạy trực tuyến
  8. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Tri thức đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức ở mọi cấp độ. Trong các mô hình tăng trưởng kinh tế, bên cạnh vốn vật chất, vốn con người là một trong những nhân tố trung tâm, quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia (Barro, 2001; Krueger & Lindahl, 2001; Romer, 1990). Tương tự, ở cấp độ vi mô, tri thức là yếu tố nền tảng, tạo ra lợi thế cạnh tranh góp phần vào sự phát triển bền vững của mọi tổ chức, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0 hiện nay (Bock & cộng sự, 2005; Cabrera & cộng sự, 2006; Dixon, 2000; Foss & cộng sự, 2010; Ghobadi, 2015; Ipe, 2003; Parke & cộng sự, 2014; Wang & Noe, 2010). Như Ipe (2003) nhận địnhtri thức là nguồn tài nguyên chiến lược trong các tổ chức, quyết định sự thành công của tổ chức. Tri thức là nền tảng của lợi thế cạnh tranh của mọi tổ chức (Bock & cộng sự, 2005). Theo đó, xây dựng cơ chế chia sẻ tri thức hiệu quả là rất cần thiết cho sự phát triển của các tổ chức (Damodaran & Olphert, 2000; Dixon, 2000; Parke & cộng sự, 2014; Wang & Noe, 2010). Dixon (2000) đã nhận định, hai hoạt động chính liên quan đến tri thức là sáng tạo tri thức và chia sẻ tri thức. Để tận dụng hiệu quả sức mạnh của tri thức, các tổ chức phải hiểu được cách thức tri thức được tạo ra cũng như cách thức tri thức được chia sẻ trong tổ chức (Dixon, 2000; Ipe, 2003). Vì vậy, việc chia sẻ tri thức cũng quan trọng như việc sáng tạo ra tri thức mới. Bên cạnh khuyến khích sáng tạo tri thức mới, các tổ chức cần chú trọng khai thác hiệu quả nguồn thông tin sẵn có trong nội bộ của mình thông qua chia sẻ tri thức (Damodaran & Olphert, 2000; Wang & Noe, 2010). Chia sẻ tri thức hiệu quả giữa nhân viên và các đội nhóm cho phép khai thác nguồn tri thức trong doanh nghiệp một cách tối ưu (Damodaran & Olphert, 2000; Davenport & Prusak, 1998). Hơn nữa, sự chia sẻ tri thức hiệu quả giữa những nhân viên trong
  9. 2 doanh nghiệp lại góp phần quan trọng vào sự đổi mới – điều căn bản tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Jackson & cộng sự, 2006). Ngoài ra, việc chia sẻ tri thức không chỉ giúp các tổ chức thúc đẩy các hoạt động hiệu quả mà còn giảm các nỗ lực học tập thừa hoặc “tái phát minh bánh xe” (“reinventing the wheel”) (Hansen, 2002; McDermott & O’dell, 2001). Theo đó, bên cạnh việc làm tốt khâu tuyển dụng, lựa chọn những nhân viên có trình độ cao về chuyên môn và kinh nghiệm, các tổ chức cần chú trọng xây dựng cơ chế khuyến khích sáng tạo và chuyển giao tri thức hiệu quả (Dixon, 2000; Parke & cộng sự, 2014; Wang & Noe, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm về chia sẻ tri thức chủ yếu được thực hiện ở khu vực tư. Bởi tầm quan trọng đối với tổ chức, các yếu tố tác động đến chia sẻ tri thức trở thành đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu (Grassmueck & Shields, 2010; Hinds & Pfeffer, 2003; Wang & Noe, 2010). Lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy, phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành ở khu vực tư với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau (Del Giudice & cộng sự, 2015; Dixon, 2000; Hansen, 2002; Jackson & cộng sự, 2006; Kwahk & Park, 2016; Sáenz & cộng sự, 2009; Vuori & Okkonen, 2012; Wang & Wang, 2012). Ngược lại, không nhiều các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự chia sẻ tri thức trong các tổ chức công (Abdillah, 2014; Kassim & cộng sự, 2015). Theo Kline & Saunders (1995) và Kassim & cộng sự (2015), các tổ chức thuộc khu vực công nhấn mạnh các nhiệm vụ được giao, sự kỷ luật, các quy trình và các quy tắc làm việc nghiêm ngặt, vì vậy, hạn chế không gian cho sự sáng tạo và chia sẻ tri thức. Trong đó, các bằng chứng thực nghiệm về hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên tại các trường đại học công lập còn rất khiêm tốn. Đây là nhóm đối tượng nghiên cứu có những đặc thù riêng biệt, vừa mang đặc điểm của tổ chức công (Kassim & cộng sự, 2015) vừa có sứ mệnh sáng tạo và chia sẻ kiến thức cho xã hội (Cronin & Davenport, 2001). Vì vậy, tác động của các nhân tố
  10. 3 tác động đến hoạt động chia sẻ tri thức của nhóm đối tượng này được kỳ vọng sẽ có nhiều khác biệt và rất cần được quan tâm nghiên cứu. Bên cạnh đó, về mặt thực tiễn, các nhân tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên đại học công lập rất cần được nghiên cứu tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Tương tự nhận định của Manafi & Subramaniam (2015) trong trường hợp của Malaysia, các trường đại học tại Việt Nam hiện đang cố gắng cải thiện vị thế của mình trong bảng xếp hạng toàn cầu. Một trong những khía cạnh hữu ích để cải thiện vị thế của các trường đại học là khai thác hiệu quả tiềm năng nghiên cứu khoa học của giảng viên (Manafi & Subramaniam, 2015). Theo đó, nâng cao hiệu quả cơ chế chia sẻ tri thức giữa các giảng viên sẽ tạo ra giá trị khoa học tốt hơn (Khanomohammadi, 2014). Trong đó, niềm tin và hoạt động đội đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chia sẻ tri thức (De Vries & cộng sự, 2006; Ling & cộng sự, 2009). Nghiên cứu của De Vries & cộng sự (2006) luận giải, ngoài việc tạo động lực để chia sẻ kiến thức từ các đặc tính của đội nhóm, hoạt động đội còn tạo động lực để chia sẻ tri thức thông qua các thuộc tính liên quan đến mối quan hệ đồng nghiệp. Nói một cách khác, mối quan hệ, sự phối hợp tốt giữa các thành viên trong đội (những người cũng là đồng nghiệp của nhau) xác định sự sẵn sàng và háo hức của họ trong việc đóng góp cho lợi ích chung mà biểu hiện rõ nhất là mức độ sẵn lòng chia sẻ tri thức. Trong khi đó, theo Ling & cộng sự (2009), niềm tin vào tri thức cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hành vi chia sẻ tri thức, chỉ khi các cá nhân tự tin vào tri thức của bản thân thì họ mới sẵn lòng chia sẻ tri thức nhiều hơn. Thực tiễn cũng cho thấy, vai trò của niềm tin và hoạt động đội, nhóm trong hoạt động sáng tạo, chia sẻ tri thức tại các trường đại học ngày càng được chú trọng và rất cần được quan tâm nghiên cứu. Chia sẻ tri thức có thể diễn ra trong tất cả các hoạt động đội nhóm các cấp, chính thức hoặc không chính thức trong trường các đại học. Tuy nhiên, các hoạt động đội nhóm trước đây chủ yếu là do các cá nhân chủ động kết nối và thiết lập cơ chế hoạt động chứ chưa hình thành mô hình chuẩn cũng như chưa nhận được sự hỗ trợ
  11. 4 chính thức về mặt hành chính, tài chính cũng như cơ sở vật chất từ cơ sở đào tạo. Vì vậy, trong những năm gần đây, các chính sách hỗ trợ để hoạt động đội nhóm hiệu quả dần được đề cao tại các trường đại học. Cụ thể, hướng đến mục tiêu nâng cao vị thế trường đại học trong bảng xếp hạng toàn cầu, đầu năm 2018, trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh ban hành cơ chế khuyến khích thành lập nhóm nghiên cứu mạnh, nhấn mạnh vai trò của niềm tin và hoạt động đội, nhóm trong nghiên cứu khoa học, chia sẻ tri thức. Tương tự, trường Đại học Kinh tế - Luật tổ chức hội nghị “Nghiên cứu khoa học – Nâng tầm hội nhập” năm 2018 nhằm thảo luận về cơ chế phối hợp, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh để thực hiện hiệu quả các đề tài khoa học các cấp. Mặc dù vậy, vai trò của niềm tin và đặc biệt là hoạt động đội, nhóm đối với chia sẻ tri thức chưa được chú trọng phân tích trong các nghiên cứu thực nghiệm trước tại Việt Nam (Đinh Việt Hòa, 2017; Trần Thị Lam Phương & Phạm Ngọc Thúy, 2012; Bùi Thị Thanh, 2014) Theo đó, đề tài luận văn mà tác giả tập trung nghiên cứu là “Các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn khám phá vai trò của các nhân tố, đặc biệt là yếu tố niềm tin và hoạt động đội, đối với hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị, hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cơ chế chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Từ những nhận định trên, có thể nói, mục tiêu chính của luận văn là khám phá vai trò của các yếu tố, đặc biệt là các yếu tố niềm tin và hoạt động đội đối với hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM hiện nay. Trong đó, ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể mà luận văn hướng đến là: - Khám phá các nhân tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM.
  12. 5 - Đánh giá mức độ tác động của yếu tố niềm tin vào tri thức cá nhân đến hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. - Đánh gía mức độ tác động của yếu tố hoạt động đội đến hành vi chia sẻ tri thức giữa giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. Theo đó, để đạt được ba mục tiêu nghiên cứu thì ba câu hỏi nghiên cứu cụ thể mà luận văn phải trả lời như sau: - Các yếu tố nào tác động đến hành vi chia sẻ tri thức của giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM? - Niềm tin tác động như thế nào đến sự chia sẻ tri thức của giảng viên các trường Đại học công lập tại TP.HCM? - Hoạt động đội tác động như thế nào đến sự chia sẻ tri thức của giảng viên các trường Đại học công lập tại TP.HCM? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Hành vi chia sẻ tri thức và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chia sẻ tri thức của các giảng viên của trường đại học công lập tại TP.HCM. • Phạm vi nghiên cứu, thời gian nghiên cứu và đối tượng khảo sát: Với phạm vi nghiên cứu là các trường đại học công lập tại TP.HCM, tác giả thực hiện khảo sát các giảng viên đang làm việc tại các trường Đại học công lập tại TP.HCM như Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Ngân hàng, Trường Đại học Luật TP.HCM và các trường Đại học khác tại TP.HCM nhằm thu thập thông tin về hoạt động chia sẻ tri thức và các yếu tố tác động. Thời gian thực hiện khảo sát chính thức diễn ra từ tháng 02/2018 - 04/2018. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, tác giả kết hợp sử dụng hai phương pháp nghiên cứu theo một quy trình nghiên cứu như sau:
  13. 6 • Nghiên cứu định tính: Sản phẩm của quá trình nghiên cứu định tính là bảng hỏi chính thức để thực hiện khảo sát thực tế. Đầu tiên, dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả hình thành bảng hỏi sơ bộ (bản hỏi nháp một) về các yếu tố tác động đến hoạt động chia sẻ tri thức. Sau đó, để phù hợp với trường hợp nghiên cứu là các giảng viên các trường đại học, tác giả tổ chức các cuộc thảo luận nhóm tập trung nhằm điều chỉnh bảng hỏi sơ bộ. Việc thảo luận nhóm được thực hiện với hai nhóm độc lập: một nhóm gồm bảy giảng viên và một nhóm gồm năm nhà quản lý chuyên môn (trưởng, phó bộ môn) đang làm việc trong các trường đại học công lập tại TP.HCM. Trong các cuộc thảo luận, tác giả đóng vai trò chủ trì việc thảo luận. Qua đó, bảng hỏi được điều chỉnh phù hợp hơn với đối tượng khảo sát. Ngoài ra, để chắc chắn bảng hỏi là phù hợp với trường hợp nghiên cứu này, tác giả sử dụng bảng hỏi đã được điều chỉnh sau thảo luận nhóm để phỏng vấn thử 30 giảng viên. Qua đó, bảng hỏi được điều chỉnh lần nữa trước khi thực hiện phỏng vấn chính thức. Qua quá trình này, tác giả điều chỉnh và xây dựng thang đo phù hợp để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chia sẻ tri thức giữa các giảng viên đang làm việc tại các trường Đại học công lập tại TP.HCM. Bảng câu hỏi chính thức được hình thành ở bước này là cơ sở để luận văn thực hiện khảo sát thực tế và thực hiện các phương pháp định lượng tiếp theo. • Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu khảo sát phục vụ nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua quá trình khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được xây dựng và hoàn thiện ở giai đoạn nghiên cứu định tính. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện. Bảng câu hỏi được gửi đến đối tượng khảo sát thông qua hai hình thức: gửi bảng hỏi in giấy trực tiếp và gửi bảng hỏi trực tuyến thông qua email cá nhân. Trong đó, hình thức chủ yếu là thông qua bảng hỏi trực tuyến bởi những thuận tiện về mặt không gian và thời gian. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng nhằm xác định và
  14. 7 đánh giá mức độ tác động của các yếu tố, đặc biệt là yếu tố niềm tin và yếu tố hoạt động đội nhóm đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. Sau khi tổng hợp số liệu khảo sát, tác giả thực hiện các phân tích thực nghiệm bằng phần mềm SPSS 22.0 với các bước kiểm định phù hợp như kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA). Từ đó, tác giả phân tích hồi quy, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. 1.5. Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu: • Đóng góp về mặt lý thuyết: Qua nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về tác động của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. Điểm thú vị của luận văn là kết quả nghiên cứu chỉ ra sự cần thiết của việc phân tích yếu tố niềm tin cụ thể hơn (niềm tin vào tri thức cá nhân và hoạt động đội nhóm) đối với hành vi chia sẻ tri thức của nhóm đối tượng khảo sát này. Qua đó, tác giả mong đợi luận văn có thể mang lại một giá trị tham khảo nhất định cho các nghiên cứu tiếp theo về hành vi chia sẻ tri thức nói chung và hoạt động chia sẻ tri trức giữa các giảng viên các trường đại học công lập nói riêng. • Đóng góp về mặt thực tiễn: Với bối cảnh thực tiễn hiện nay, nâng cao giá trị nghiên cứu khoa học là xu thế tất yếu của các trường đại học tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả kỳ vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp cho các nhà quản lý các trường đại học bức tranh khái quát về các nhân tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức giữa các giảng viên. Đây sẽ là cơ sở để các nhà quản lý có những chiến lược, giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu
  15. 8 quả của cơ chế chia sẻ tri thức giữa các giảng viên, từng bước cải thiện vị thế của các trường Đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu. 1.6. Cấu trúc luận văn Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu, ngoài chương tổng quan nghiên cứu, luận văn được cấu trúc thành các chương như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Nội dung chương đầu tiên của luận văn cung cấp cho người đọc các thông tin tổng quan về đề tài nghiên cứu như lý do tác giả lựa cho đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu. Tác giả cũng trình bày khái quát về phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Nội dung chương hai trình bày các vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tại nghiên cứu. Trong đó, phần đầu tiên của chương diễn giải khái niệm về yếu tố chính mà đề tài quan tâm nghiên cứu là hoạt động chia sẻ tri thức. Phần hai lược khảo các yếu tố chính tác động đến hành vi tri thức như cơ chế khen thưởng, văn hóa tổ chức, niềm tin vào tri thức bản thân, hoạt động đội và hệ thống công nghệ thông tin. Từ cơ sở này, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu thích hợp. Tổng quan các nghiên cứu trước cũng được trình bày ở phần cuối của chương. Chương 3: Quy trình và phương pháp nghiên cứu Chương 3 của luận văn mô tả phương pháp nghiên cứu cũng như quy trình thực hiện nghiên cứu. Một cách khái quát, quy trình nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Mục tiêu của các phương pháp định nhằm tính hình thành thang đo chính thức trong khi các phương pháp định lượng nhằm đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi chia sẻ tri thức. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Dựa vào quy trình nghiên cứu được trình bày ở chương trước, tác giả thực hiện khảo sát, tổng hợp và phân tích dữ liệu. Theo đó, nội dung chương bốn trình
  16. 9 bày kết quả kiểm định theo từng giai đoạn nghiên cứu. Kết quả kiểm định được phân tích và thảo luận chi tiết trong nội dung của chương. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Từ lược khảo lý thuyết và kết quả nghiên cứu được thảo luận từ các chương trước, tác giả hình thành các đúc kết chính về đề tài nghiên cứu. Theo đó, luận văn chỉ ra năm yếu tố (cơ chế khen thưởng, văn hóa tổ chức, niềm tin vào tri thức bản thân, hoạt động đội và hệ thống công nghệ thông tin) có tác động có ý nghĩa đến hoạt động chia sẻ tri thức tri thức của các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM song mức độ tác động có nhiều khác biệt. Từ cơ sở này, tác giả đề xuất các hàm ý chinh sách có liên quan.
  17. 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Về khái quát, chương thứ hai của luận văn trình bày cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác đông đến hành vi chia sẻ tri thức trong các tổ chức. Đây sẽ là nền tảng để luận văn thực hiện các kiểm định thực nghiệm, khám phá tác động của các nhân tố đến hoạt động chia sẻ tri thức của các giảng viên các trường đại học công lập tại TP.HCM. Lược khảo lý thuyết cho thấy, hành vi chia sẻ tri thức được luận giải dựa trên nhiều nền tảng lý thuyết khác nhau như lý thuyết trao đổi xã hội, lý thuyết nhận thức xã hội hay lý thuyết phát triển nhận thức. Đây là cơ sở để tác giả xây dựng các giả thuyết về các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức. Cụ thể, qua quá trình lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả đúc kết được năm yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức. Trong đó, tác giả chú trọng phân tích vai trò của niềm tin vào tri thức bản thân và hoạt động đội nhóm đối với hành vi chia sẻ tri thức trong tổ chức. Theo đó, nội dung chương được cấu trúc như sau: phần thứ nhất trình bày các khái niệm chính; phần thứ hai trình bày khung lý thuyết về các nhân tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức và hình thành mô hình nghiên cứu và phần cuối cùng là lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan. 2.1. Các khái niệm chính 2.1.1 Tri thức Các nghiên cứu trước thường tranh luận về hai thuật ngữ “tri thức” và “thông tin”. Một số nghiên cứu đồng nhất hai thuật ngữ (Kogut & Zander, 1992; Stewart, 1997) song nhiều nghiên cứu lại chỉ ra sự khác biệt (Blackler, 1995; Davenport & Prusak, 1998; Nonaka & Takeuchi, 1995; Pemberton, 1998). Theo Nonaka & Takeuchi (1995), “thông tin” được hiểu là một tập hợp các thông điệp, trong khi đó, tri thức được tạo ra khi dòng chảy các thông điệp kết hợp với niềm tin và sự cam kết của chủ nhân những thông điệp đó. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra ba đặc điểm để phân biệt giữa thuật ngữ “tri thức” và “thông tin”: (i) tri thức thể
  18. 11 hiện một quan điểm cụ thể, dự định hoặc lập trường của một cá nhân, vì vậy, tri thức thuộc về niềm tin và cam kết; (ii) tri thức thường dẫn đến kết quả, nghĩa là tri thức liên quan đến hành động; (iii) tri thức gắn với bối cảnh và mối quan hệ cụ thể. Davenport & Prusak (1998) định nghĩa “tri thức là dòng chảy thông điệp bao gồm những thông tin, kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm đúc kết được theo thời gian và qua giáo dục, tạo ra một khuôn khổ cho việc đánh giá và kết hợp những thông tin mới cũng như những kinh nghiệm tiếp theo. Tri thức khởi nguồn và được áp dụng trong tâm trí của người sở hữu tri thức”. Tương tự, Nonaka & Takeuchi (1995) định nghĩa tri thức ở phạm vi rộng hơn: “tri thức là quá trình xuyên suốt của nhân loại trong việc biện minh cho niềm tin cá nhân đối với chân lý”. Theo đó, đồng quan điểm với các nghiên cứu trên, tác giả ủng hộ quan điểm có sự khác biệt giữa “tri thức” và “thông tin”. Tri thức là những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn có được thông qua trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Tri thức là nguồn tài nguyên quan trọng của tổ chức. Nó tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho sự phát triển bền vững của các công ty, trong một nền kinh tế thị trường năng động và nhiều đối thủ cạnh tranh (Davenpork & Prusak, 1998; Foss & Pederson, 2002; Grant, 1996). Các công ty không chỉ đơn thuần là thuê được nhân viên phù hợp hoặc tiến hành các khóa đào tạo nhân viên là có thể duy trì được các lợi thế cạnh tranh của mình (Brown & Duguid, 1991). Vì vậy, điều quan trọng là các công ty cần phải hiểu cách luân chuyển tri thức cũng như những hiểu biết chuyên môn giữa các nhân viên trong nội bộ công ty của mình (Davenpork & Prusak, 1998). Nghiên cứu của Nahapiet & Ghoshal (1998) chỉ ra, tri thức trong các công ty phần lớn được tạo ra từ việc trao đổi tri thức hiện có giữa các nhân viên trong tổ chức. 2.1.2 Chia sẻ tri thức Tri thức có thể chia sẻ được (Bartol & Srivastava, 2002; Polanyi, 1966; Sharratt & Usoro, 2003; Wang & Noe, 2010). Một cách khái quát, chia sẻ là quá
  19. 12 trình gồm một bên cho đi và một bên nhận được, theo đó, nguồn tài nguyên được chuyển giao từ bên cho sang bên nhận. Tuy nhiên, chia sẻ tri thức thì nguồn tài nguyên không bị mất đi (Sharratt & Usoro, 2003). Theo đó, chia sẻ tri thức không có nghĩa là người chia sẻ từ bỏ quyền sở hữu tri thức, mà thay vào đó, quá trình này giúp kết nối, sở hữu chung tri thức giữa người chia sẻ và người nhận (Ipe, 2003). Vì vậy, chia sẻ tri thức có tính chất trao đổi qua lại. Quá trình này khác biệt với chia sẻ thông tin, thường là đơn hướng (Catherine Elizabeth Connelly, 2000). Như vậy, chia sẻ tri thức là thành phần chính yếu của quản lý tri thức, liên quan đến quá trình các cá nhân trong một tổ chức chia sẻ với các cá nhân khác những tri thức (Bock & cộng sự, 2005). Cụ thể hơn, Cummings (2004) định nghĩa, chia sẻ tri thức là việc thông tin được trao đổi và thảo luận để mọi người trong tổ chức cùng làm việc và giải quyết những vấn đề cụ thể, phát triển ý tưởng mới, đề xuất các cải tiến hay thực hiện các chính sách, quy trình. Chia sẻ tri thức là một quá trình làm cho tri thức được tái sử dụng bởi giữa các cá nhân thông qua trao đổi tri thức (Lee & Al-Hawamdeh, 2002). Theo đó, chia sẻ tri thức đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của tổ chức. Quá trình này tạo ra sự liên kết giữa các cá nhân và gắn kết tổ chức thông qua dịch chuyển tri thức từ cấp độ mỗi cá nhân thành tri thức chung ở cấp độ tổ chức. Qua đó, tri thức tạo ra giá trị kinh tế và hình thành lợi thế cạnh tranh cho tổ chức (Hendriks, 1999). Cohen & Levinthal (2000) lập luận rằng sự tương tác giữa các cá nhân có kiến thức đa dạng và chuyên sâu sẽ giúp đẩy mạnh quá trình đổi mới của tổ chức, vượt xa khả năng của từng cá nhân có thể tạo ra. Tương tự, Boland & Tenkasi (1995) đồng tình với ý kiến này và cho rằng lợi thế cạnh tranh và sự thành công của sản phẩm trong các tổ chức bắt nguồn từ sự phối hợp hiệp lực của các cá nhân có tri thức đối với kết quả chung. Von Krough, Ichijo & Nonaka (2000) còn nhận định rằng chia sẻ tri thức giúp đẩy nhanh quá trình tạo ra các tri thức mới và tận dụng chúng để cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp.
  20. 13 Như vậy, chia sẻ tri thức là một quá trình mà các cá nhân trong tổ chức chia sẻ tri thức, đóng góp vào việc ứng dụng tri thức, đổi mới, và cuối cùng là lợi thế cạnh tranh của công ty (Jackson & cộng sự, 2006; Wang & Noe, 2010). Thực tế cho thấy, các tổ chức ngày càng chú trọng xây dựng cơ chế chia sẻ tri thức, xem đó như một lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, khoảng cách về thời gian và không gian dần được thu hẹp, tốc độ truyền đạt thông tin ngày càng cao thì vai trò của chia sẻ tri thức càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc khám phá và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hoạt động chia sẻ tri thức rất cần được quan tâm, tập trung nghiên cứu. 2.2. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, cơ chế chia sẻ tri thức hiệu quả ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của các tổ chức. Theo đó, các yếu tố tác động đến hành vi chia sẻ tri thức trong các tổ chức trở thành đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu (Wang & Noe, 2010). Bởi sự khác biệt về đặc điểm của khu vực công và khu vực tư, tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước theo hai nhóm chính: các nghiên cứu tại các tổ chức tư nhân và các nghiên cứu trong các tổ chức công. Ở một phương diện, lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy, các nghiên cứu thực nghiệm về đề tài này chủ yếu tập trung ở khu vực tư nhân. Các nghiên cứu thực nghiệm được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Tài chính - Ngân hàng (Al-Ammary, 2008; Chatzoglou & Vraimaki, 2009; Ismail Al-Alawi & cộng sự, 2007; Tan & cộng sự, 2010); y tế (Currie & Kerrin, 2003; Hara & Foon Hew, 2007; Hung & cộng sự, 2005; Kharabsheh & cộng sự, 2012), Truyền thông (Sharratt & Usoro, 2003; Wasko & Faraj, 2000),… Theo đó, các nghiên cứu được điều chỉnh theo từng trường hợp nghiên cứu. Mặc dù các nhân tố khám phá có sự khác biệt, tựu chung lại, các yếu tố chính tác động đến hành vi chia sẻ tri thức bao gồm: cơ chế khen thưởng, văn hóa tổ chức, niềm tin và hệ thống công nghệ thông tin. Mặc dù các yếu tố trên đều đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động chia sẻ tri thức trong tổ chức, điều thú vị là sự phát
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2