intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng; đo lường tác động của các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng; đề xuất các giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC THỌ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ QUỐC THỌ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. THÂN THỊ THU THỦY TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Đây là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Thân Thị Thu Thủy trừ những nội dung đã được trích dẫn theo quy định. Nghiên cứu này cũng chưa được dùng để tôi tốt nghiệp bất cứ bậc học nào trước đây. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi hoàn toàn chịu trách nghiệm trước Hội đồng đánh giá luận văn cũng như kết quả tốt nghiệp của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019 Tác giả Lê Quốc Thọ
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Thân Thị Thu Thủy đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình thực hiện. Xin cảm ơn Khoa Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ thời gian cho tôi vượt qua các khó khăn để hoàn thành tốt luận văn này.
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................. viii TÓM TẮT ................................................................................................................ ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................2 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................2 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3 1.5. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ...........................................................................4 CHƯƠNG 2: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI .......................................................................................................5 2.1. Giới thiệu các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...................................5 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................5 2.1.2. Mô hình hoạt động ............................................................................................7 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ..........................................................................8 2.2. Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng .................10 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................14 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN .............................................................................................................15 3.1. Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân ............................................................15
  6. iv 3.1.1. Khái niệm quỹ tín dụng nhân dân ...................................................................15 3.1.2. Hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.............................................................15 3.1.3. Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân ..................................................................16 3.2. Tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân ..................................................17 3.2.1. Khái niệm tỷ suất sinh lợi ...............................................................................17 3.2.2. Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi..............................................................18 3.3. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân ..........19 3.3.1. Các yếu tố nội tại.............................................................................................19 3.3.2. Các yếu tố vĩ mô .............................................................................................20 3.4. Các nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân .....................................................................................21 3.4.1. Nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự ......................................................22 3.4.2. Nghiên cứu của Masood và Ashraf .................................................................23 3.4.3. Nghiên cứu của Hồ Thị Lam và cộng sự ........................................................23 3.4.4. Nghiên cứu của Trương Đông Lộc .................................................................24 3.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................24 3.5.1. Các mô hình ước lượng ...................................................................................25 3.5.2. Lựa chọn mô hình phù hợp .............................................................................26 3.5.3. Kiểm định các giả thiết của mô hình hồi quy ................................................27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................29 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG ...............30 4.1. Thực trạng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................................................................30 4.1.1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản .....................................................................30 4.1.2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ...............................................................31 4.2. Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng .................................................................................................................32 4.2.1. Các yếu tố nội tại.............................................................................................32
  7. v 4.2.2. Các yếu tố vĩ mô .............................................................................................36 4.3. Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng........................................................................................38 4.3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................38 4.3.2. Mô tả các biến .................................................................................................39 4.3.3. Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................41 4.3.4. Kết quả nghiên cứu .........................................................................................42 4.3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu .........................................................................50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................53 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CÁC YẾU TỐ TIÊU CỰC ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG ............................................................................................................54 5.1. Kết luận .............................................................................................................54 5.2. Giải pháp gia tăng ảnh hưởng của các yếu tố tích cực đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ...................................................56 5.2.1. Tăng quy mô tổng tài sản ................................................................................56 5.2.2. Tăng vốn chủ sở hữu .......................................................................................57 5.2.3. Dự đoán lạm phát kỳ vọng ..............................................................................60 5.3. Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của yếu tố tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng ..........................................................60 5.3.1. Hạn chế tỷ lệ nợ xấu ........................................................................................60 5.3.2. Giảm thiểu tác động bất lợi của tăng trưởng kinh tế .......................................62 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................63 5.4.1. Hạn chế của đề tài ...........................................................................................63 5.4.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPI Lạm phát DEPOSIT Tăng trưởng vốn huy động EQUITY Vốn chủ sở hữu FEM Mô hình ảnh hưởng cố định FGLS Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi GDP Tăng trưởng kinh tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NPLS Tỷ lệ nợ xấu Pooled OLS Mô hình ước lượng bình phương nhỏ nhất QTDND Quỹ tín dụng nhân dân REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu SIZE Quy mô tổng tài sản TCTD Tổ chức tín dụng
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các QTDND tỉnh Lâm Đồng .....................................................................6 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 .................................................................................................................9 Bảng 2.3: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 .......................11 Bảng 2.4: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 .......................12 Bảng 4.1: ROA của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 ..................31 Bảng 4.2: ROE của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018...................32 Bảng 4.3: Quy mô tổng tài sản của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009- 2018 ...........................................................................................................................33 Bảng 4.4: Vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 34 Bảng 4.5: Tăng trưởng vốn huy động của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018..................................................................................................................35 Bảng 4.6: Tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009-2018 ......36 Bảng 4.7: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................................41 Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................42 Bảng 4.9: Phân tích tương quan ROA với các biến độc lập .....................................44 Bảng 4.10: Phân tích tương quan ROE với các biến độc lập ....................................44 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy Pooled OLS ..................................................................45 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy theo FEM .....................................................................46 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy theo REM .....................................................................46 Bảng 4.14: Kiểm định nhân tử Breusch-Pagan Lagrange .........................................47 Bảng 4.15: Kiểm định Hausman ...............................................................................47 Bảng 4.16: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................48 Bảng 4.17: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan .........................................49 Bảng 4.18: Kết quả ước lượng FGLS .......................................................................49 Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu ......................................................................55
  10. viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức QTDND ..........................................................................8 Biểu đồ 2.1: ROA các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018...................12 Biểu đồ 2.2: ROE các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 – 2018 ..................13 Biểu đồ 4.1: GDP Việt Nam giai đoạn 2009-2018 ...................................................37 Biểu đồ 4.2: CPI Việt Nam giai đoạn 2009-2018 .....................................................38
  11. ix TÓM TẮT Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng Tóm tắt: Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) tại tỉnh Lâm Đồng. Sử dụng số liệu của 18 QTDND tại tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2009 – 2018, với mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS), nghiên cứu tìm thấy tỷ suất sinh lợi của các QTDND có mối quan hệ cùng chiều với quy mô, tỷ lệ vốn chủ sở hữu và lạm phát nhưng lại có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, luận văn còn tìm thấy bằng chứng để kết luận rằng tăng trưởng vốn huy động không có tác động đến tỷ suất sinh lợi của các QTDND. Kết quả nghiên cứu giúp gợi ý các nhà quản trị của QTDND tỉnh Lâm Đồng có một số giải pháp giúp tăng tỷ suất sinh lợi, đảm bảo cho các QTDND hoạt động kinh doanh hiệu quả từ đó có sức đề kháng cao đối với các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Từ khóa: QTDND, Lâm Đồng, tỷ suất sinh lợi, FGLS ABSTRACT Title: Factors affecting the profitability ratio of people's credit funds in Lam Dong province Abstract: The research objective of this thesis is to analyze the factors affecting the probability ratio of people's credit funds (PCFs) in Lam Dong province. Using data from 18 PCFs in Lam Dong province in the period 2009-2018, with the feasible generalized least squares model (FGLS), the study found the probability ratio of the PCFs have a positive relationship with the size, equity ratio and inflation but have negative relationship with non performing loans ratio and economic growth. In addition, the thesis finds evidence to conclude that mobilized capital growth has no effect on PCFs' probability ratio. The research results help suggest that the managers of PCF in Lam Dong province have some solutions to increase the profitability rate, ensure PCFs to operate effectively from there to have
  12. x high resistance to opeation risks. Keywords: PCFs, Lam Dong, probability ratio, FGLS
  13. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Mục tiêu cuối cùng và chủ yếu của hầu hết các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế là hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nguồn lợi nhuận lớn cho chủ sở hữu. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Mặt khác, với vai trò là trung gian tài chính huyết mạch trong nền kinh tế, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng có thể ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Một tổ chức tín dụng tạo ra được lợi nhuận lớn và có sự tăng trưởng lợi nhuận đều đặn hàng năm có thể có khả năng đề kháng tốt hơn đối với các cú sốc kinh tế và góp phần ổn định hệ thống tài chính (Lê Tấn Phước và Bùi Xuân Diễn, 2016). Chính vì sự quan trọng của hiệu quả kinh doanh với một tổ chức tín dụng nói riêng cũng như hệ thống tài chính của một quốc gia nói chung, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều học giả tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các tổ chức tín dụng trong một quốc gia hay một khu vực để từ đó đưa ra các gợi ý, giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh cho các tổ chức tín dụng khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến tỷ suất sinh lợi của các tổ chức tín dụng là không giống nhau. Là một tổ chức tín dụng trong nền kinh tế, quỹ tín dụng nhân dân được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn và cho vay. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động chủ yếu tại các địa bàn nông thôn nơi ít có mạng lưới của các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động kinh doanh của mình, ngoài mục tiêu hỗ trợ các thành viên, quỹ tín dụng nhân dân cũng cần có các biện pháp tối đa hóa lợi nhuận để có sức chịu đựng đối với các rủi ro có thể gặp phải. Trong năm 2017, rủi ro thanh khoản đã xảy ra đối với một số quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Đồng Nai. Là tỉnh giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng bị ảnh hưởng bởi các thông tin tiêu cực này biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số tăng trưởng vốn huy động của các quỹ tín dụng nhân dân
  14. 2 tỉnh Lâm Đồng giảm mạnh chỉ đạt 2,33%, thấp nhất trong suốt giai đoạn 2009 – 2018. Đến cuối năm 2017, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của hầu hết quỹ tín dụng nhân dân đều thấp hơn năm 2016. Nếu hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có nhiều khó khăn trong việc tạo được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là người gửi tiền và nhạy cảm hơn với các rủi ro có thể gặp phải. Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng có ý nghĩa quan trọng để từ đó có các giải pháp phù hợp nâng cao khả năng sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân. Với lý do trên, tác giả chọn “Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Hiện nay, tổng số lượng các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng là 25 quỹ tuy nhiên trong đó có 07 quỹ được thành lập sau năm 2009. Vì vậy, để cho số liệu của luận văn được thống nhất và liên tục, phạm vi không gian của luận văn chỉ thực hiện nghiên cứu trên 18 quỹ tín dụng nhân dân thành lập trước năm 2009. + Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2009 – 2018. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. - Mục tiêu cụ thể + Xác định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. + Đo lường tác động của các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô đến tỷ suất
  15. 3 sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. + Đề xuất các giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn cần giải quyết các câu hỏi sau: - Những yếu tố nào tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng? - Các yếu tố nội tại bao gồm quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu và các yếu tố vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng? - Những giải pháp nào để gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng? 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc thực hiện hồi quy bằng dữ liệu bảng với 3 mô hình gồm Pooled OLS, FEM và REM. Sau đó, luận văn sử dụng các phương pháp kiểm định như F-test, Bruesch-Pagan và Hausman để lựa chọn giữa 3 mô hình trên, tiến hành kiểm định các giả thiết của mô hình và khắc phục các khuyết tật của mô hình nếu có. Phần mềm Stata 14.0 được sử dụng để xử lý dữ liệu. 1.5. Ý nghĩa của đề tài Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của luận văn sẽ cho biết được những yếu tố nào tác động với tỷ suất sinh lợi, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đó đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Qua kết quả nghiên cứu, ban lãnh đạo của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng sẽ có các giải pháp thích hợp nhằm tăng tỷ suất sinh lợi, giảm thiểu được các rủi ro phát sinh có thể dẫn đến mất an toàn đơn vị mình nhằm góp phần ổn định hệ thống quỹ tín
  16. 4 dụng nhân dân. 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của đề tài bao gồm 05 chương: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Chương 3: Cơ sơ lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của quỹ tín dụng nhân dân. Chương 4: Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Chương 5: Kết luận và giải pháp gia tăng ảnh hưởng các yếu tố tích cực, hạn chế ảnh hưởng các yếu tố tiêu cực nhằm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
  17. 5 CHƯƠNG 2: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI 2.1. Giới thiệu các quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ở Việt Nam loại hình tín dụng hợp tác xã được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong những năm từ 1956 - 1990, theo thống kê đến năm 1985 cả nước có 7.160 hợp tác xã tín dụng ở nông thôn và quỹ tín dụng ở đô thị. Tuy nhiên, các hợp tác xã tín dụng ra đời trong thời kỳ này không căn cứ nhu cầu thực tế của nền kinh tế, hoạt động chủ yếu dựa vào NHNN, tính tự nguyện không cao, cán bộ thiếu trình độ, kiến thức về quản lý hoạt động. Do đó, khi nền kinh tế đổi mới theo hướng thị trường thì hầu hết các hợp tác xã tín dụng này không chuyển hướng kịp theo cơ chế mới dẫn đến mất khả năng chi trả phải ngừng hoạt động. Đến tháng 6/1993, chỉ có 62 hợp tác xã tín dụng, 10 ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được NHNN cấp giấy phép tiếp tục hoạt động. Năm 1993, Thống đốc NHNN trình Chính phủ đề án thí điểm thành lập QTDND ở Việt Nam dựa trên việc đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của các hợp tác xã tín dụng trước đây và mô hình quỹ tín dụng ở một số nước phát triển. Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 390/TTg cho phép đề án thí điểm thành lập hệ thống QTDND được triển khai với mục tiêu phát triển một mô hình tín dụng hợp tác mới, thích hợp với tình hình kinh tế thị trường ở khu vực nông thôn. Tới 30/6/2018, cả nước có 1.181 QTDND hoạt động trên 57 tỉnh, thành phố với tổng số thành viên tham gia là 1.590.963 thành viên. Tại Lâm Đồng, thực hiện Quyết định của Thủ tướng, ngày 08/01/2015 NHNN Chi nhánh Lâm Đồng đã tiến hành cấp giấy phép hoạt động cho QTDND đầu tiên tại tỉnh Lâm Đồng hoạt động tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm. Cũng trong năm này, NHNN chi nhánh Lâm Đồng tiếp tục thực hiện cấp phép hoạt động cho 11 QTDND khác bao gồm 02 QTDND tại thành phố Đà Lạt, 02 QTDND tại huyện Đức Trọng, 03 QTDND tại huyện Di Linh, 04 QTDND tại thị xã Bảo Lộc (nay là thành phố Bảo Lộc).
  18. 6 Đến cuối năm 2018, tại tỉnh Lâm Đồng có 25 QTDND hoạt động phân bố chủ yếu trên địa bàn thành phố Bảo Lộc (11 đơn vị), huyện Di Linh (05 đơn vị), huyện Đức Trọng (04 đơn vị), thành phố Đà Lạt (03 đơn vị) và huyện Lâm Hà (02 đơn vị) với tổng số 54.002 thành viên tham gia. Bảng 2.1: Các QTDND tỉnh Lâm Đồng Stt QTDND Ngày cấp giấy phép 1 Lộc An 08/01/1995 2 B'Lao 10/6/1995 3 Phường 2 20/6/1995 4 Phường 12 03/7/1995 5 Lộc Sơn 03/7/1995 6 Lộc Thanh 13/7/1995 7 Tân Châu 17/7/1995 8 Di linh 18/7/1995 9 Liên Nghĩa 28/7/1995 10 Xuân Trường 29/9/1995 11 Liên Hiệp 21/11/1995 12 Đinh Lạc 24/11/1995 13 Gia Hiệp 07/02/1996 14 Liên Đầm 23/7/1996 15 Liên Phương 05/08/1996 16 Bình Thạnh 26/11/1996 17 Tân Hội 08/12/1996 18 Lộc Thắng 21/8/2007 19 Lộc Phát 25/02/2011 20 Lộc Tiến 17/01/2012 21 Tân Hà 19/01/2012 22 Lộc Châu 31/12/2015 23 Nam Ban 18/3/2016 24 Lộc Nam 21/9/2017 25 Lộc Ngãi 25/12/2017 (Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ thành lập các QTDND)
  19. 7 2.1.2. Mô hình hoạt động Căn cứ quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (2010) và Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân thì QTDND là tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Cơ cấu tổ chức của QTDND bao gồm Hội đồng quản trị (do Đại hội thành viên QTDND bầu ra với số lượng tối thiểu là 3 thành viên), Ban kiểm soát (tối thiểu 3 thành viên) và người điều hành là Giám đốc của QTDND. Ngoài các thành phần trên, QTDND còn phải bố trí một cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ theo yêu cầu và quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các QTDND mới thành lập hoặc quy mô còn nhỏ thì thành viên Ban kiểm soát có thể kiêm nhiệm vị trí kiểm toán nội bộ. Các bộ phận nghiệp vụ chính của QTDND bao gồm bộ phận tín dụng, bộ phận kế toán và bộ phận ngân quỹ. Những thành viên QTDND giữ các chức danh về quản lý, điều hành, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của QTDND phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật như: Có bằng cấp với chuyên ngành phù hợp hoặc đã tham gia các lớp đào tạo theo quy định, có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan, từng giữ chức vụ quản lý,... Đại hội thành viên của QTDND phải họp ít nhất 01 lần trong năm với ít nhất 3/4 tổng số thành viên tham dự. Đại hội thông qua một số nội dung quan trọng liên quan đến hoạt động của QTDND như bầu các thành viên trong Hội đồng quản trị, các thành viên Ban kiểm soát, đề ra phương hướng, mục tiêu hoạt động năm tiếp theo, quyết định việc tăng/giảm vốn điều lệ, việc chia, tách hoặc sát nhập, hợp nhất QTDND,...
  20. 8 CHỦ SỞ HỮU THÀNH VIÊN CHÚ DẪN ĐẠI HỘI THÀNH VIÊN Quan hệ bầu Quan hệ kiểm tra Quan hệ kinh BAN doanh HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC ` TÍN DỤNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ KHÁCH HÀNG THÀNH VIÊN NGOÀI THÀNH VIÊN Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức QTDND (Nguồn: Tổng hợp từ Thông tư 04/2015/TT-NHNN) 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh - Tổng tài sản các QTDND tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2009 - 2018 liên tục tăng qua các năm. Đến cuối năm 2018, tổng tài sản các QTDND tỉnh Lâm Đồng đạt 4.914 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần so với cuối năm 2009 (1.237 tỷ đồng). 03 QTDND có tổng tài sản lớn nhất là QTDND Phường 2, Lộc Sơn và B’Lao với tổng tài sản lần lượt đạt 807 tỷ đồng, 687 tỷ đồng và 616 tỷ đồng, QTDND Liên Đầm có tổng tài sản thấp nhất là 52 tỷ đồng. - Cũng như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các QTDND tỉnh Lâm Đồng tăng trưởng đều qua các năm từ 2009-2018. Đến cuối năm 2018, tổng vốn chủ sở hữu của tất cả các QTDND tỉnh Lâm Đồng đạt 355,63 tỷ đồng, trung bình 19,75 tỷ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2