intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là khám phá, xác định các yếu tố tác động đến xu hướng quay về làm việc ở địa phương của sinh viên Phú Yên đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng quay về địa phương làm việc; đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực quay về làm việc ở địa phương và nhằm nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu hút nhân lực, tri thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN HUỲNH PHƯƠNG TRÂM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------- TRẦN HUỲNH PHƯƠNG TRÂM Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Mã số: 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.Trần Hà Minh Quân, người hướng dẫn khoa học cho luận văn của tôi, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, giải quyết vấn đề, nội dung đề tài, xử lý và phân tích dữ liệu… Ngoài ra, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, góp ý, hỗ trợ quý báu của Quý Thầy Cô, bạn bè, người thân, đồng hương. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Quý Thầy Cô khoa Quản Trị Kinh Doanh và khoa Sau Đại Học – trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường. CN. Đặng Hữu Phúc, giảng viên khoa Quản Trị Kinh Doanh đã hướng dẫn tôi xử lý dữ liệu để giúp tôi hoàn thiện hơn luận văn. Bạn bè, đồng hương, sinh viên Phú Yên đang học tập và làm việc tại TPHCM và các tỉnh lân cận TPHCM đã nhiệt tình giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi nhằm cung cấp dữ liệu cho quá trình nghiên cứu. Hội Sinh Viên, Sở Nội Vụ tỉnh Phú Yên đã cung cấp cho tôi một số thông tin, dữ liệu quý báu cho đề tài. Mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, chia sẻ, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc. TP.Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2010 Người Viết Trần Huỳnh Phương Trâm
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên” là công trình nghiên cứu của quá trình học tập và làm việc nghiêm túc của bản thân tôi. Các số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ tài liệu nào khác. Người Viết Trần Huỳnh Phương Trâm
  5. iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................ix CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN................................................................................ 1 1.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 3 1.3 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 6 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 7 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 7 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ..................................................................... 8 1.7 Kết cấu của luận văn .................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 9 2.1 Giới thiệu ..................................................................................................... 9 2.2 Marketing địa phương và các thành phần của nó ......................................11 2.2.1 Địa phương ................................................................................................11 2.2.2 Marketing địa phương................................................................................11 2.2.3 Nhà marketing địa phương ........................................................................12 2.2.4 Thị trường mục tiêu của địa phương .........................................................12
  6. iv 2.3 Tại sao việc thu hút nguồn nhân lực, lao động hay cư dân là quan trọng trong việc Marketing địa phương ..............................................................13 2.3.1 Nguồn nhân lực..........................................................................................13 2.3.2 Lực lượng lao động....................................................................................14 2.3.3 Sự cần thiết phải thu hút nhân lực, lao động .............................................14 2.4 Phương pháp thu hút và xác định các nhóm lao động cần thu hút ............16 2.4.1 Phương pháp thu hút lao động ...................................................................16 2.4.2 Các nhóm lao động cần thu hút .................................................................18 2.4.2.1 Nhóm các nhà chuyên môn có kỹ năng ................................................18 2.4.2.2 Nhóm có phong cách sống ....................................................................20 2.4.2.3 Nhóm các đối tượng sinh viên ..............................................................22 2.5 Tóm tắt .......................................................................................................23 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................24 3.1 Giới thiệu ...................................................................................................24 3.2 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................24 3.2.1 Nghiên cứu định tính .................................................................................26 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ..............................................................................28 3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu......................................................................................28 3.2.2.2 Phương pháp và qui trình thu thập dữ liệu.............................................29 3.2.2.3 Đo lường các yếu tố nghiên cứu ............................................................30 3.3 Tóm tắt .......................................................................................................33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT...............................34 4.1 Giới thiệu ...................................................................................................34 4.2 Kết quả nghiên cứu ....................................................................................34
  7. v 4.2.1 Mô tả mẫu ..................................................................................................34 4.2.1.1 Về đặc điểm có hay không có dự định quay về Phú Yên làm việc .......34 4.2.1.2 Thời gian khi nào sẽ về địa phương làm việc ........................................35 4.2.1.3 Về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên ngành, tình trạng hôn nhân, thu nhập trung bình...............................................37 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA ...............................................................................39 4.2.2.1 Thang đo các yếu tố tác động đến xu hướng quay về............................39 4.2.2.2 Thang đo xu hướng quay về...................................................................45 4.2.3 Xác định thang đo và độ tin cậy của thang đo...........................................45 4.2.4 Phân tích hồi quy .......................................................................................46 4.2.4.1 Xây dựng mô hình và đề ra các giải thuyết nghiên cứu.........................47 4.2.4.2 Xem xét mối tương quan giữa các biến .................................................48 4.2.4.3 Lựa chọn biến cho mô hình....................................................................50 4.2.4.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ..............52 4.2.4.5 Kiểm định độ phù hợp của mô hình.......................................................53 4.2.4.6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố .................................................................................................54 4.2.4.7 Phân tích hồi quy với các nhóm đối tượng ............................................57 4.2.5 Các phân tích khác .....................................................................................61 4.2.5.1 Phân tích One Sample Test ....................................................................61 4.2.5.2 Phân tích kiểm định Independent Samples Test ....................................62 4.2.5.3 Phân tích phương sai ANOVA ..............................................................64 4.3 Nhận định kết quả và đề xuất giải pháp.....................................................65 4.3.1 Nhận định kết quả ......................................................................................65
  8. vi 4.3.2 Đề xuất giải pháp .......................................................................................67 4.3.2.1 Đối với tỉnh Phú Yên .............................................................................67 4.3.2.2 Đối với doanh nghiệp ở Phú Yên...........................................................69 4.4 Tóm tắt .......................................................................................................71 CHƯƠNG 5: Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN ........................................................72 5.1 Giới thiệu ...................................................................................................72 5.2 Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................72 5.3 Kết luận và đóng góp của nghiên cứu .......................................................72 5.4 Hạn chế ......................................................................................................73 5.5 Hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................74 PHỤ LỤC...................................................................................................77’-117’
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu........................................................26 Bảng 4.1: Thống kê mẫu về đặc điểm có hay không có dự định quay về ...........34 Bảng 4.2: Thống kê mẫu về đặc điểm thời gian quay về làm việc ......................35 Bảng 4.3: Thống kê mẫu về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chuyên ngành, tình trạng hôn nhân, thu nhập trung bình ..........................37 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s ................................................39 Bảng 4.5: Ma trận mẫu.........................................................................................42 Bảng 4.6: Độ tin cậy của thang đo .......................................................................46 Bảng 4.7: Ma trận tương quan giữa các biến .......................................................49 Bảng 4.8: Kết quả của thủ tục chọn biến .............................................................51 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình..........................................52 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình .....................................53 Bảng 4.11: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .....................................................54 Bảng 4.12: Kết quả hồi quy cho những người đã lập gia đình ............................57 Bảng 4.13: Kết quả hồi quy cho những người độc thân ......................................58 Bảng 4.14: Kết quả hồi quy cho những người đi làm..........................................59 Bảng 4.15: Kết quả hồi quy cho những người sinh viên .....................................60 Bảng 4.16: Điểm trung bình các yếu tố ...............................................................61 Bảng 4.17: Kiểm định so sánh giữa 2 nhóm nam và nữ ......................................62 Bảng 4.18: Kiểm định so sánh giữa 2 nhóm độ tuổi dưới 23 và từ 23 đến 32 ....63 Bảng 4.19: Kiểm định so sánh giữa 2 nhóm có hay không có ý định quay về....64
  10. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Biều đồ trình độ học vấn........................................................................ 2 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ...........................................................................25 Hình 4.1: Biểu đồ thống kê mẫu có hay không có dự định quay về....................35 Hình 4.2: Biểu đồ thống kê mẫu về đặc điểm thời gian quay về làm việc ..........36 Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu .............................................................................47
  11. ix DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Anova : Phân tích phương sai (Analysis Of Variance) CN : Cử nhân EFA : Phân tích nhân tố khám phá – Exploring Factor Analysing GS.TS : Giáo sư, Tiến Sĩ ILO : Tổ chức quốc tế lao động (International Labour Organization) LLLĐ : Lực lượng lao động NXB : Nhà xuất bản PY : Phú Yên SPSS : Chương trình phân tích thống kê khoa học (Statistical Package for the Social Sciences) TPHCM : Thành Phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy Ban Nhân Dân WTO : Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
  12. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Giới Thiệu Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý từ 12039’10” đến 13045’20” vĩ độ Bắc và 108039’45” đến 109029’20” kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và tỉnh Đắc Lắc, phía Đông giáp Biển Đông, tỉnh lỵ là TP. Tuy Hòa. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.045 km2. Địa hình dốc từ Tây sang Đông với các dạng: miền núi, cao nguyên, đồng bằng và ven biển. Nằm giữa đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam, Phú Yên được các dãy núi cao của dãy Trường Sơn nối tiếp nhau bao bọc cả ba mặt: Bắc-Tây-Nam và hướng ra biển Đông. Phú Yên có tiềm năng về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, có bờ biển dài 189 km, nhiều nơi khúc khuỷu, quanh co, núi biển liền kề tạo nên nhiều vịnh, đầm mang vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ. Bên cạnh đó, Phú Yên còn được thiên nhiên ban tặng những tài nguyên thiên nhiên khác như rừng núi, sông suối, khoáng sản… Bên cạnh tài nguyên thiên nhiên phong phú đó, Phú Yên cũng ngày càng hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc…để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của tỉnh nhà. Toàn tỉnh Phú Yên có 8 huyện và 1 thành phố, 106 xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, Phú Yên có 30 sở, ban, ngành, 06 Hội trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh và 14 cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh, với tổng số cán bộ quản lý nhà nước, công chức, viên chức trong toàn tỉnh là 18.610 người. Lực lượng cán bộ cấp cơ sở, phòng ban đa số là chưa tốt nghiệp đại học và rất ít cán bộ được đào
  13. 2 tạo bài bản. Đến ngày 31/08/2009, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh chỉ có 5 tiến sĩ, 230 thạc sĩ, 6.727 đại học, 7.604 cao đẳng, 2.905 trung cấp và 1.139 sơ cấp. Đây là một bất cập lớn cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của tỉnh nhà. Biểu đồ trình độ học vấn của lực lượng cán bộ được thể hiện như hình dưới đây: Hình 1.1: Biều đồ trình độ học vấn Phú Yên là một tỉnh đông dân (khoảng 861.993 người), trong đó lực lượng lao động chiếm 71, 5% dân số. Với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như lực lượng lao động dồi dào, ngày càng có nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư vào tỉnh Phú Yên, tiêu biểu là các dự án có quy mô lớn như: Nhà máy lọc dầu Vũng Rô với vốn đầu tư 65 triệu USD do công ty Technostar Management Ltd vương quốc Anh và công ty dầu khí Telloil cộng hòa Liên Bang Nga làm chủ đầu tư, dự án khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên với vốn đầu tư 5 triệu USD do công ty New City Properties Development – Brunei làm chủ đầu tư…Ngoài ra, để tạo đòn bẩy cho Phú Yên thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thúc đẩy quá
  14. 3 trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Thủ tướng Chính Phủ đã cho phép thành lập Khu Kinh Tế Nam Phú Yên. Để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh nhà trong giai đoạn mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài chọn Phú Yên làm điểm đến thì nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực luôn là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người. Năm 2007, việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đánh một dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự kiện này sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống mọi người Việt Nam trong thời gian sắp tới. Và đương nhiên, các địa phương cũng không thể đứng ngoài cuộc. Chính sự kiện này cũng đã đặt các nhà lãnh đạo cũng như các doanh nghiệp của từng địa phương đứng trước nhiều giải pháp khác nhau. Họ đang trăn trở rằng : chúng ta cần phải làm những gì để « tiến ra biển lớn » ? Trả lời câu hỏi này chắc chắn sẽ có nhiều giải pháp khác nhau, nhưng việc tìm ra và thực thi giải pháp hữu hiệu và thiết thực nhất sẽ đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của tương lai mỗi địa phương. Như chúng ta đã biết, hàng năm có khoảng trăm ngàn sinh viên từ các địa phương trong cả nước theo học ở các trung tâm thành phố lớn, đặc biệt là TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp ra trường, theo qui luật tự
  15. 4 nhiên, sinh viên ở lại làm việc tại những trung tâm đang có điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Ở những nơi đó có mức sống, mức thu nhập cao hơn những vùng khác, có điều kiện để phát huy tài năng hơn nên đa phần sinh viên đã đem hết trí tuệ, kiến thức, sức lực của họ để cống hiến và làm việc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ và chính điều đó làm ảnh hưởng đến mức độ phát triển giữa các trung tâm thành phố lớn và các địa phương, tỉnh thành. Với những hiện trạng trên, việc thu hút nhân lực quay về làm việc ở địa phương cũng đã được nhiều nhà lãnh đạo tỉnh đặt ra từ nhiều năm nay như Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Trà Vinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định...với những chính sách thu hút khá hấp dẫn như hỗ trợ về mặt tài chính khi đến địa phương nhận công tác, đất đai, nhà ở và bố trí công tác. Bên cạnh đó, họ còn được cử đi đào tạo bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước, tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng tiền công vụ.... Tuy nhiên, với những chính sách mà các địa phương đưa ra vẫn còn gặp nhiều hạn chế, chưa đủ để thực sự thu hút nhân lực và chưa đạt hiệu quả cao vì số lượng chưa được nhiều hoặc một số thành phần đã được thu hút rồi lại bỏ việc để quay lại những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của Việt Nam. Và địa phương Phú Yên cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hàng năm cũng có hàng ngàn sinh viên người Phú Yên nhập học tại các trường đại học tại TPHCM và các thành phố lớn khác. Tuy nhiên, sau khi ra trường đa số ở lại Thành Phố hay các tỉnh lân cận để lập nghiệp. Cũng có một số bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp vì điều kiện nào đó đã quay về làm việc tại tỉnh nhà. Tuy nhiên, sau một thời gian làm việc, số ít ổn định cuộc sống và số còn lại tìm cách trở lại Thành Phố để sinh sống hoặc học tập. Với những thực trạng trên, cấp Ủy Đảng, Ủy Ban Nhân Dân
  16. 5 các cấp rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chính sách thu hút nhân lực và lao động về Phú Yên làm việc nhưng kết quả cũng khá khiêm tốn với 6 thạc sỹ và khoảng 50 sinh viên cho các ngành nghề. Vậy làm thế nào để thu hút được những con người này quay về địa phương đóng góp tri thức, kinh nghiệm của họ và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh nhà, của địa phương, của quê hương? Làm thế nào để biết được những yếu tố tác động đến xu hướng quay về làm việc ở địa phương? Đó là câu hỏi mà các nhà lãnh đạo địa phương nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng cần phải tìm ra lời giải đáp, tạo tiền đề cho việc thu hút nguồn nhân lực quay về làm việc ở địa phương. Phú Yên hiện là một tỉnh còn non trẻ với xuất phát điểm còn thấp so với các tỉnh, thành phố khác trong nước, tuy nhiên đây là địa điểm được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi, đầy tiềm năng cho việc khai thác sử dụng để phát triển du lịch, công nghiệp, xây dựng…cùng với những nguồn lực vốn có của mình Phú Yên sẽ là điểm đến đây hứa hẹn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu như Phú Yên có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, đất đai có màu mỡ, tiềm năng du lịch có nhiều, vị trí địa lý có thuận lợi…thì cũng khó mà cất cánh nếu như Phú Yên không biết cách khai thác, phát huy một cách có hiệu quả. Mà để làm được điều đó, điều không thể thiếu chính là phải có nguồn nhân lực vững mạnh. Đó chính là thách thức lớn nhất và có ý nghĩa quyết định nhất để Phú Yên cùng cả nước « vươn ra biển lớn » thành công. Ngoài những chính sách thu hút về vật chất, lương bổng…các địa phương nói chung và Phú Yên nói riêng cần phải làm sao giới thiệu những lợi thế của địa phương một cách có hiệu quả để thu hút, duy trì và phát huy được các nguồn lực
  17. 6 quan trọng như nhân tài, vốn đầu tư, khách du lịch để đạt được các mục tiêu phát triển trong môi trường toàn cầu hóa và địa phương hóa ngày càng cạnh tranh. Hiện nay, đa phần các địa phương luôn xem thị trường thu hút đầu tư trong marketing địa phương là quan trọng trong khi đó việc nghiên cứu địa phương mình có sức hấp dẫn thế nào đối với nguồn nhân lực thì chưa được các nhà lãnh đạo địa phương và xã hội quan tâm đúng mức, trong đó bao gồm cả tỉnh Phú Yên. Nghiên cứu này nhằm giúp cho các nhà lãnh đạo Phú Yên tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên bằng việc tìm ra được các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc, biết được các yếu tố nào của địa phương có sức hấp dẫn đối với sinh viên tỉnh nhà. Nhằm giúp họ biết được các yếu tố đó và áp dụng nó để đưa ra những quyết định, điều chỉnh chính sách thu hút được thực tế hơn và mang lại hiệu quả tốt hơn, tác giả đã chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn này bao gồm những nội dung chính mhư sau: - Khám phá, xác định các yếu tố tác động đến xu hướng quay về làm việc ở địa phương của sinh viên Phú Yên. - Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng quay về địa phương làm việc. - Đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực quay về làm việc ở địa phương và nhằm nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu hút nhân lực, tri thức.
  18. 7 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên Phú Yên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do quĩ thời gian, nhân lực và các điều kiện khác của tác giả dành cho nghiên cứu còn hạn chế, vì vậy tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu các sinh viên người Phú Yên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp ở các trường cao đẳng, đại học ở TPHCM và các tỉnh lân cận TPHCM trong vòng 10 năm trở lại. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: - Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Nghiên cứu thực hiện khảo sát câu hỏi mở cho một nhóm sinh viên và thảo luận nhóm đồng thời áp dụng thêm phương pháp động não để khám quá, tìm hiểu các yếu tố khách quan mà sinh viên quan tâm nhiều đến việc quay về làm việc ở địa phương. Sau đó sẽ khảo sát lại mức độ quan trọng của từng yếu tố bằng bảng câu hỏi khảo sát định tính. - Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Sau khi tìm ra được các yếu tố tác động đến xu hướng quay về làm việc ở địa phương, tác giả tiến hành nghiên cứu điều tra với kỹ thuật phỏng vấn nhiều đối tượng để thu thập, thống kê ý kiến của số đông sinh viên về ý định quay về làm việc ở địa phương thông qua bảng câu hỏi định lượng được thiết kế với thang đo Likert 7 mức độ để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố rút ra từ nghiên cứu định tính. Việc điều tra nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện.
  19. 8 1.6 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài : “Các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên” một lần nữa khẳng định vai trò của nguồn nhân lực trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương Phú Yên cũng như quốc gia nói chung, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của con người về vai trò và vị trí của nguồn nhân lực, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập WTO hiện nay. Về ý nghĩa thực tiễn cho thấy: các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc có ý nghĩa quan trọng đối với các lãnh đạo tỉnh nhà. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn và áp dụng tốt hơn trong việc điều chỉnh chính sách thu hút nhân lực quay về đã đề ra đồng thời tìm các giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc thu hút nhân lực. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp các nhà lãnh đạo tìm ra những yếu tố nào cần tập trung nhất nhằm thu hút họ về làm việc và cống hiến cho tỉnh nhà, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển. 1.7 Kết cấu của luận văn  Chương 1: Phần mở đầu trình bày tổng quan về Phú Yên, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.  Chương 2: Trình bày tổng quan về lý thuyết marketing địa phương  Chương 3:. Trình bày phương pháp nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu  Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu, đề xuất mô hình nghiên cứu. Từ đó đưa ra những nhận định và đề xuất  Chương 5: Ý nghĩa và kết luận
  20. 9 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 này nhằm mục đích giới thiệu các lý thuyết về marketing địa phương, tại sao thu hút lao động là quan trọng trong marketing địa phương, phương pháp thu hút lao động, các nhóm lao động cần thu hút và các yếu tố ảnh hưởng tới từng nhóm đối tượng thu hút. Vai trò của marketing đối với việc phát triển kinh tế của các quốc gia đã được các nhà quản trị và marketing đề cập đến từ nhiều thập niên và marketing thường được xem như là một động cơ trong sự phát triển của một nền kinh tế (Drucker 1958; Kotler & ctg 1993; Kotler & ctg 2002). Tuy nhiên nhiều nước đang phát triển thường không chú trọng đến vai trò của marketing địa phương và thường tập trung nhiều vào các vấn đề sản xuất, tài chính, đầu tư, vv (Reddy & Campbell 1994). Như chúng ta cũng đã thấy, nhiều quốc gia đã thành công trong việc phát triển kinh tế của quốc gia mình, tuy nhiên cũng không ít quốc gia mà ở đó việc phát triển kinh tế không được như ý muốn. Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của quốc gia này không phải là họ làm sai, nhưng là do họ theo đuổi các chính sách phát triển không còn phù hợp trong nền kinh tế thế giới hiện nay nữa (Fairbanks & Lindsay 1997). Một điểm cần lưu ý là một số quốc gia đã vực được nền kinh tế của mình lên như Nhật Bản, Hàn Quốc…là những quốc gia không có những lợi thế so sánh về các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ. Sự tin tưởng quá mức vào lý thuyết lợi thế so sánh do Ricardo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2