intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai của phụ nữ tại TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đưa ra những gợi ý để các nhà làm chính sách trong lĩnh vực sức khỏe tại Việt Nam nhận thức rõ các yếu tố và mức độ tác động đến ý định, hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai, nhằm xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai của phụ nữ tại TP. HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM    ĐOÀN HẢI ĐĂNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN Ý ĐỊNH TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN Ở PHỤ NỮ MANG THAI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Đoàn Hải Đăng Là học viên cao học lớp Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Sức khỏe, khóa 2013-2015 của Khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Đoàn Hải Đăng
  3. MỤC LỤC Trang bìa phụ ............................................................................................................. Lời cam đoan .............................................................................................................. Mục lục ....................................................................................................................... Danh mục các bảng, biểu ........................................................................................... Danh mục các hình vẽ ................................................................................................ Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ............................................................................ CHƯƠNG 1: Giới thiệu nghiên cứu ........................................................................ 1 1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 6 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 6 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 6 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 7 1.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7 1.5 Bố cục nghiên cứu .............................................................................................. 7 CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu đề nghị cho ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai ........................................................................ 8 2.1 Khái niệm trong cơ sở lý thuyết ......................................................................... 8 2.2 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 8 2.2.1 Thuyết hành vi hoạch định ................................................................... 8 2.2.2 Lý thuyết tự hiệu quả .......................................................................... 14 2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan.................................................................... 17 2.3.1 Nghiên cứu của Supavititpatana và cộng sự (2012) về ý định hoạt động thể chất của các bà mẹ mang thai tại Thái Lan ....................................................... 17 2.3.2 Nghiên cứu của Hyondo Chung (2012) về kiểm tra ý định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế-xã hội thấp tại North Carolina, Hoa Kỳ ............................................................................. 20
  4. 2.3.3 Nghiên cứu của Steele (2002) về áp dụng các mô hình xã hội học vào hành vi tập thể dục trong thai kỳ tại Hoa Kỳ .......................................................... 21 2.3.4 Nghiên cứu của Bland và cộng sự (2013) về đo lường tính hiệu quả của việc tập thể dục đối với phụ nữ mang thai bằng thang đo tự hiệu quả tập thể dục trong thai kỳ (P-ESES) tại khu vực Đông Nam Hoa Kỳ ........................................ 23 2.4 Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định thường xuyên tập thể dục của phụ nữ mang thai tại TP. HCM ........................................................................ 27 2.4.1. Khái niệm về tập thể dục ở phụ nữ mang thai .................................... 27 2.4.2 Lợi ích của việc tập thể dục ở phụ nữ mang thai ................................. 28 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................... 30 2.5 Tóm tắt chương 2 .............................................................................................. 35 CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 36 3.1 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 36 3.2 Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 37 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................. 37 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính .............................................................. 39 3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................... 42 3.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo .......................................... 42 3.2.3.2 Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá ........ 43 3.2.3.3 Phân tích tương quan và hồi quy bội .................................... 44 3.2.3.4 Phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) ........................ 44 3.3 Nghiên cứu định lượng...................................................................................... 45 3.3.1 Phương pháp ....................................................................................... 45 3.3.1.1 Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi .................................................. 45 3.3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 45 3.3.2 Thiết kế mẫu........................................................................................ 46 3.4 Tóm tắt chương 3 .............................................................................................. 46 CHƯƠNG 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ...................................................... 47 4.1 Mô tả mẫu khảo sát ........................................................................................... 47
  5. 4.1.1 Thông tin chung ................................................................................... 48 4.1.1.1 Tuổi thai ................................................................................ 48 4.1.1.2 Lần mang thai ....................................................................... 48 4.1.1.3 Số phôi thai .......................................................................... 48 4.1.2 Thông tin cá nhân ................................................................................ 49 4.1.2.1 Độ tuổi của bà mẹ ................................................................. 49 4.1.2.2 Trình độ học vấn ................................................................... 49 4.1.2.3 Nghề nghiệp .......................................................................... 49 4.1.2.4 Thu nhập hàng tháng của hộ gia đình (VND) ....................... 49 4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ....................... 49 4.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................... 50 4.3.1 Kết quả phân tích EFA các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai .................................................................... 50 4.3.2 Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai ........................................................................................... 53 4.4 Phân tích hồi quy đa biến .................................................................................. 55 4.4.1 Ma trận tương quan giữa các biến....................................................... 55 4.4.2 Xây dựng mô hình hồi quy ................................................................. 56 4.4.2.1 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................. 57 4.4.2.2 Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình .......... 57 4.4.2.3 Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính................................................................................................................ 58 4.5 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu liên quan yếu tố nhân khẩu học về ý định tập thể dục thường xuyên ở phụ nữ mang thai tại TP. HCM .................................. 62 4.5.1 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi ................................................... 62 4.5.2 Kiểm định sự khác biệt về trình độ học vấn ....................................... 62 4.5.3 Kiểm định sự khác biệt về nghề nghiệp .............................................. 63 4.5.4 Kiểm định sự khác biệt về thu nhập hàng tháng của hộ gia đình ....... 63 4.6 Tóm tắt chương 4 .............................................................................................. 64
  6. CHƯƠNG 5: Kết luận và gợi ý chính sách về tập thể dục trong thai kỳ ................ 65 5.1 Tóm tắt nghiên cứu ........................................................................................... 65 5.2 Kết luận từ nghiên cứu và so sánh kết quả với các nghiên cứu trước............... 66 5.2.1 Kiểm soát hành vi cảm nhận ............................................................... 66 5.2.2 Chuẩn chủ quan ................................................................................... 67 5.2.3 Tập thể dục tự hiệu quả ....................................................................... 67 5.2.4 Thái độ ................................................................................................ 67 5.2.5 Kết luận ............................................................................................... 68 5.3 Gợi ý chính sách ................................................................................................ 69 5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... PHỤ LỤC ................................................................................................................... Phụ lục 1: Nội dung thảo luận nhóm.......................................................................... Phụ lục 2: Bảng câu hỏi nghiên cứu........................................................................... Phụ lục 3: Mô tả mẫu khảo sát ................................................................................... Phụ lục 4: Kết quả đánh giá các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ...... Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................. Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi quy đa biến ............................................................ Phụ lục 7: Kết quả kiểm định ANOVA .....................................................................
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Bảng tổng kết các điểm chính của các nghiên cứu trước đây ............... 26 Bảng 3.1: Thang đo thái độ .................................................................................... 40 Bảng 3.2: Thang đo chuẩn chủ quan ...................................................................... 40 Bảng 3.3: Thang đo kiểm soát hành vi cảm nhận .................................................. 41 Bảng 3.4: Thang đo tập thể dục tự hiệu quả .......................................................... 41 Bảng 3.5: Thang đo ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai .... 42 Bảng 4.1: Thống kê mô tả ...................................................................................... 47 Bảng 4.2: Kết quả đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s Alpha........................ 50 Bảng 4.3: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett........................................................ 51 Bảng 4.4: Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ............................... 52 Bảng 4.5: Kết quả phân tích EFA các nhân tố độc lập .......................................... 53 Bảng 4.6: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett........................................................ 54 Bảng 4.7: Tổng phương sai trích ............................................................................ 54 Bảng 4.8: Ma trận nhân tố ...................................................................................... 55 Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................................ 55 Bảng 4.10: Tóm tắt mô hình hồi quy ..................................................................... 56 Bảng 4.11: Kết quả phân tích ANOVAa ................................................................ 56 Bảng 4.12: Kết quả mô hình hồi quya .................................................................... 57
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Khung lý thuyết hành đông hợp lý (TRA) ................................................ 9 Hình 2.2 Khung lý thuyết hành vi hoạch định (TPB) ............................................ 11 Hình 2.3: Mô hình các yếu tố tác động đến ý định hoạt động thể chất của các bà mẹ mang thai tại Thái Lan ........................................................................................... 19 Hình 2.4: Mô hình kiểm tra ý định và hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu với tình trạng kinh tế-xã hội thấp tại North Carolina, Hoa Kỳ.. 20 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 34 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 36 Hình 4.1: Đồ thị phân tán Scatterplot .................................................................... 59 Hình 4.2: Đồ thị tần số Histogram ......................................................................... 60 Hình 4.3: Đồ thị tần số P-P plot ............................................................................. 60
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ACOG: Trường cao đẳng bác sĩ Sản - Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists) ACSM: Trường cao đẳng y học thể thao Hoa Kỳ (American College of Sports Medicine) AE: Ký hiệu thang đo thái độ đối với tập thể dục trong nghiên cứu ANOVA: phân tích phương sai (Analysis of Variance) BMI: chỉ số khối cơ thể (Body mass index) Chỉ số KMO: chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố (Kaiser- Meyer-Olkin) EFA: phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) EI: Ký hiệu thang đo ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai trong nghiên cứu ESE: Ký hiệu thang đo tập thể dục tự hiệu quả trong nghiên cứu ESE: Quy mô Tập thể dục Tự hiệu quả (Exercise Self – efficacy) IPAQ: Bộ câu hỏi Hoạt động thể chất quốc tế (International Physical Activity Questionnaire) MMR: Tỷ lệ tử vong của mẹ (The maternal mortality ratio) PBC: Ký hiệu thang đo kiểm soát hành vi cảm nhận trong nghiên cứu P-ESES thang đo Tự hiệu quả tập thể dục của phụ nữ mang thai (Pregnancy Exercise Self – efficacy Scale) SCT: Lý thuyết tự hiệu quả (Social cognitive theory) SEA: Bộ câu hỏi về các giai đoạn Tập thể dục (Stages of Exercise Adoption). SET: lý thuyết về tự hiệu quả (Self – effitical Theory). Sig.: Mức ý nghĩa (Significant level) SN: Ký hiệu thang đo chuẩn chủ quan trong nghiên cứu Std Dev.: Độ lệch chuẩn TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
  10. TPB Lý thuyết về hành vi hoạch định (Theory Plan Behavior); TRA: Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) TTM Mô hình xã hội học của Thay đổi hành vi (The Transtheoretical Model) USDHHS: Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (United States Department of Health and Human Services) VIF: Hệ số phóng đại phương sai (Variance Infltion Factor) VND: đơn vị tính tiền Việt Nam WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Tập thể dục là "một tập hợp con của hoạt động thể chất được lên kế hoạch, cấu trúc, lặp đi lặp lại, và có mục đích, theo nghĩa là cải thiện hoặc duy trì thể lực là mục tiêu" (Shephard, Balady, 1999). Và hoạt động thể chất đã được định nghĩa là "bất kỳ chuyển động của cơ thể được sản xuất bởi cơ xương dẫn đến tiêu hao năng lượng". Việc tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện sức khỏe thể chất và tâm lý xã hội như giảm nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư, trầm cảm và lo âu (Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ [USDHHS], 2008). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng người lớn tuổi từ 18-64 tuổi cần hoạt động thể chất ít nhất năm lần một tuần trong ít nhất 30 phút ở cường độ vừa phải (WHO 2010). Và điều này cũng không loại trừ đối với phụ nữ mang thai. Tập thể dục làm cho tinh thần của thai phụ thoải mái hơn, giúp giấc ngủ sâu và giảm những cơn đau nhức khi mang thai. Nó còn giúp các mẹ bầu chuẩn bị tốt cho việc sinh nở bằng cách tăng cường cơ bắp và tăng khả năng chịu đựng. Ngoài ra, tập luyện thể dục khiến thai phụ lấy lại vẻ cân đối sau sinh dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng thiếu hoạt động thể chất, không tham gia vào bất cứ loại hình tập thể dục nào được gia tăng ở nhiều quốc gia và một lối sống ít hoạt động thể chất đã dẫn đến việc tăng tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh loãng xương, ung thư và các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng đường huyết và thừa cân (Shephard, Balady, 1999; WHO 2010). Đặc biệt, đối với phụ nữ, họ tham gia tập thể dục không đủ để đạt được những lợi ích sức khỏe. Cụ thể là việc mang thai và làm mẹ có thể đặt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ cao đối với việc giảm tần suất tập thể dục. Đây là vấn đề bởi vì mức độ thấp của tập thể dục khi mang thai có thể có một tác động tiêu cực đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn của cả mẹ và con (Dinallo, 2011). Thời kỳ mang thai mang lại một thách thức và gánh nặng cho người phụ nữ. Hiện tượng mang thai gây ra những thay đổi tâm sinh lý quan trọng, trong việc làm
  12. 2 tăng khả năng chịu đựng của tim phổi, cơ xương khớp, nội tiết tố và một số thích nghi tâm sinh lý khác. Có sự gia tăng khối lượng máu, nhịp tim, nguy cơ đột quỵ, và giảm kháng lực mạch máu. Sự hấp thu oxy tăng lên đến 10-20% so với trước khi mang thai. Có hiện tượng giảm dần nhiệt độ cơ thể bà mẹ với tuổi thai tăng lên; giảm nhiệt độ 0,3°C xảy ra trong ba tháng đầu thai kỳ, và tiếp tục giảm thêm 0,1°C mỗi tháng trong suốt 37 tuần của thai kỳ (Josefsson và cộng sự, 2010). Thay đổi nội tiết tố (mức tăng của estrogen và relaxin) trong thai kỳ gây tăng tính biến đổi nhanh của các khớp. Sự cân bằng có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong tư thế làm tăng nguy cơ té ngã. Phụ nữ mang thai thường phát triển ưỡn cột sống thắt lưng, mà kết quả đau thắt lưng có tỷ lệ rất cao (45%) (Wu và cộng sự, 2004). Chứng đái dắt, đái són là phổ biến trong thai kỳ do áp lực của thai nhi, làm tăng nguy cơ cho sự phát triển của hiện tượng tiểu không tự chủ (Hunskaar và cộng sự, 2005). Chính vì lợi ích của việc tập thể dục và đặc biệt là tập thể dục trong thời kỳ mang thai, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về việc chế độ tập thể dục trong thai kỳ đã được chứng minh thực tiễn. Gần đây, tập thể dục khi mang thai có liên quan đã được công nhận là quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé (USDHHS, 2008). Cụ thể, hướng dẫn hiện tại cho thấy rằng phụ nữ mang thai khỏe mạnh mà không có biến chứng sản khoa hoặc bệnh lý đặc biệt nên tham gia ít nhất 150 phút với cường độ hoạt động vừa phải như các bài tập aerobic mỗi tuần, đi bộ nhanh,... cung cấp các lợi ích vật chất cho phụ nữ mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, ngược lại còn ảnh hưởng tích cực đến quá trình mang thai, lao động, cũng như trong thời điểm chuyển dạ và sinh con (ACOG, 2002; Lokey và cộng sự, 1991; USDHHS, 2008). Hoạt động thể chất và tập thể dục là một cách an toàn và hiệu quả để đạt được nhiều sức khỏe thể chất và lợi ích tinh thần (Fell và cộng sự, 2008). Điều quan trọng cần lưu ý là các bài tập thể dục nói chung sẽ không luôn phù hợp đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tất cả phụ nữ mang thai, những người muốn bắt đầu hoặc tiếp tục với tập thể dục đầu tiên, họ nên hỏi ý kiến kỹ thuật viên vật lý trị liệu, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của họ. Một khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai bình thường trước khi bắt đầu tập thể dục cần có một đánh giá toàn diện bởi các bác
  13. 3 sĩ chuyên khoa sản với sự xem xét đặc biệt đến chế độ ăn uống, chỉ số khối cơ thể BMI (được viết tắt bởi Body mass index) trước khi mang thai và lịch sử tập thể dục (Kader và Naim-Shuchana, 2013). Tuy nhiên, trên thực tế, mang thai lại là một trong những lý do phổ biến nhất khiến phụ nữ ngừng tập thể dục và tăng cân. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều phụ nữ ngừng tập thể dục hoặc làm giảm tần suất tập thể dục. Trong nghiên cứu của Silveira và Segre (2012), khoảng 30% phụ nữ mang thai lựa chọn rút khỏi tham gia, và trong nghiên cứu đoàn hệ sinh (Gjestland và cộng sự, 2013), chỉ có 14,6% số người được hỏi theo các khuyến cáo hiện nay để tập thể dục trong khi mang thai. Trong Cohort Danish National Birth (Juhl, Andersen và cộng sự, 2008), gần hai phần ba (63%) phụ nữ đã không tham gia vào bất kỳ loại tập thể dục trong khoảng thời gian của các cuộc phỏng vấn đầu tiên, giảm 70% trong cuộc phỏng vấn thứ hai; trong nghiên cứu của Thụy Điển (Larsson và Lindqvist, 2005), 51% phụ nữ mang thai làm giảm tần số của tập thể dục khi mang thai. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự là trong số phụ nữ mang thai, hoạt động thể chất có xu hướng thấp hơn trong khoảng thời gian, tần số, và cường độ so với trước khi mang thai (Ning và cộng sự, 2003; và Lof Forsum, 2006). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2010), có 287.000 phụ nữ tử vong trong và sau khi sinh do các biến chứng trong khi mang thai, lúc chuyển dạ và sau khi sinh con. Hầu hết những biến chứng này phát triển trong quá trình mang thai, các biến chứng khác có thể tồn tại trước khi mang thai nhưng trở nên tồi tệ hơn trong quá trình mang thai. Có 99% số tử vong này xuất hiện ở các nước đang phát triển, chủ yếu ở Châu Phi, Trung Á, Tây Á và Đông Nam Á. Cũng theo WHO, cứ mỗi phút có một phụ nữ tử vong do các tai biến liên quan đến quá trình thai sản. Có ít nhất 7 triệu phụ nữ sau khi sinh có những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng và hơn 50 triệu phụ nữ có những hậu quả về sức khoẻ sau khi sinh. Khoảng 8 triệu trẻ em chết trong năm đầu, có khoảng 4,3 triệu trẻ sơ sinh chết trong 28 ngày đầu sau sinh. Tại các nước đang phát triển, mang thai và sinh đẻ là 16 nguyên nhân chính dẫn đến tử vong, bệnh tật và tàn phế cho phụ nữ, chiếm khoảng 18% gánh nặng bệnh tật
  14. 4 ở nhóm tuổi này. Tử vong sơ sinh chủ yếu xảy ở các nước đang phát triển, chiếm 96% trẻ sơ sinh chết hàng năm trên thế giới. Ở Việt Nam, một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước trong chiến lược Quốc gia bảo vệ và chăm sóc Sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030 là cần đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản, phải nỗ lực rất lớn và xây dựng chính sách, chương trình y tế phải có tính đột phá. Theo số liệu trước đó (WHO, 2005), MMR là chủ yếu bị ảnh hưởng bởi xuất huyết nội sau sinh (41%) và cao huyết áp do thai kỳ (21,3%). Theo Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản của Việt Nam, kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản trong cộng đồng và ngay cả cán bộ y tế còn hạn chế. Tình trạng sức khỏe bà mẹ còn nhiều thách thức. Từ đó, hai trong 11 mục tiêu chính của Chiến lược Dân số và Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 là: Nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền; và Nâng cao sức khỏe bà mẹ, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe bà mẹ giữa các vùng, miền. Gần đây, các nghiên cứu về hoạt động thể chất trong thai kỳ đã tập trung vào các biện pháp can thiệp hành vi để quản lý cuộc sống của phụ nữ mang thai nhằm tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày và duy trì các hoạt động thể chất tăng lên. Những nghiên cứu đã áp dụng biện pháp can thiệp hành vi gây ảnh hưởng đến hành vi nhận thức của phụ nữ mang thai để tăng và duy trì các hoạt động thể chất (Asbee và cộng sự, 2009; Huang, Yeh và Tsai, 2011; Phelan và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng một trong hai mô hình hoặc là lý thuyết về hành vi hoạch định hoặc là lý thuyết về tự hiệu quả, mặc dù các nhà nghiên cứu có lẽ cần phải áp dụng cả hai mô hình để làm sáng tỏ tác động tương tác có thể. Lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB; Ajzen, 1991) đã hướng dẫn nhiều nghiên cứu hành vi tập thể dục trong một loạt các quần thể. TPB là một lý thuyết tốt để sử dụng ở phụ nữ mang thai vì nó nắm bắt được những yếu tố quyết định quan trọng của động cơ và hành vi như thái độ của phụ nữ mang thai (tức là, đánh giá cá nhân của hành vi), chuẩn chủ quan (tức là, cảm xúc về đánh giá của người khác về
  15. 5 tầm quan trọng trong tập thể dục), kiểm soát hành vi cảm nhận (tức là, cảm giác kiểm soát biểu diễn một hành vi), và ý định (tức là, động lực); tất cả đều có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi tâm lý và vật lý khi mang thai (Hausenblas, Symons Downs, và cộng sự, 2008). Trong ngắn hạn, TPB có thể là một khuôn khổ hữu ích cho việc phát triển các can thiệp đó có thể ảnh hưởng đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, TPB chỉ nhìn thấy được những yếu tố chủ quan của cá nhân mà vẫn chưa đề cập đến việc nhận thức xã hội tác động đến niềm tin của cá nhân trong khả năng của mình để tham gia vào hành vi tập thể dục của phụ nữ khi mang thai. Theo lý thuyết nhận thức xã hội, tự hiệu quả là xây dựng cơ bản, đó là nền tảng cho hiệu năng có thẩm quyền (Bandura, 1989), đề cập đến sự tự tin của một cá nhân trong khả năng của mình để tham gia vào một hành vi nhất định (Bandura, 1989). Đánh giá chủ yếu của tập thể dục liên quan đến tự hiệu quả đã chứng minh rằng tự hiệu quả cao được kết hợp với sự tham gia tập thể dục nhiều hơn (McAuley và Blissmer, 2000; McAuley, Pena, và Jerome, 2001). Hơn nữa, một cơ thể đang phát triển đã tiết lộ rằng ngoài hiệu quả công việc (ví dụ, sự tự tin vào khả năng thể chất thực hiện các nhiệm vụ của tập thể dục của một người), hiệu quả tự điều chỉnh cũng là một yếu tố dự báo nhất quán về hành vi tập thể dục (Cramp và Bray, 2009; Rodgers, McAuley và cộng sự, 2002). Điều này là không gây ngạc nhiên vì Bandura (1997) chỉ ra rằng tự hiệu quả là thêm về quản lý các kỹ năng khác nhau cần thiết cho hành vi phức tạp (ví dụ, tự điều chỉnh tự hiệu quả) hơn là về một người có khả năng để thực hiện một hành động bị cô lập (tức là, nhiệm vụ tự hiệu quả). Một ví dụ về tự điều chỉnh tự hiệu quả được lập lịch trình/kế hoạch tự hiệu quả, hoặc mức độ tự tin trong việc có thể lên kế hoạch và lịch trình tập thể dục vào lối sống của một người. Từ những luận điểm đã đưa ra ở trên, nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em Việt Nam, việc nghiên cứu mở rộng về những yếu tố nào tác động đến ý định thực hiện hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai tại Việt Nam là cần thiết. Kết quả của nghiên cứu nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học,
  16. 6 hoạch định chính sách cho nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản trong cộng đồng. Mục đích của nghiên cứu này là xác định các yếu tố tác động đến ý định tham gia hoạt động thể chất thường xuyên (cụ thể là hành vi tập thể dục) ở phụ nữ mang thai tại TP.HCM bằng cách sử dụng một phương pháp tiếp cận định tính và định lượng kết hợp. Tác giả sử dụng một khung phân tích hành vi sức khỏe kết hợp giữa lý thuyết về hành vi hoạch định (TPB) với lý thuyết về tự hiệu quả (SET). Việc bắt đầu và duy trì tập thể dục thường xuyên là một hành vi thách thức và phức tạp, điều này đặc biệt đúng đối với phụ nữ mang thai, một nghiên cứu gần đây đã báo cáo rằng ít hơn một trong bốn phụ nữ mang thai tại Canada có hoạt động đủ trong thời kỳ mang thai của họ (Gaston và cộng sự, 2012). Với mong muốn có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố tác động đến hành vi tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai, nhằm nâng cao kiến thức phục vụ cho công việc của bản thân, cũng như cung cấp cho các nhà làm chính sách trong lĩnh vực sức khỏe tại Việt Nam một tài liệu nghiên cứu tham khảo trong việc xây dựng các chương trình can thiệp hiệu quả, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai của phụ nữ tại TP. HCM”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Xác định các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Xác định mức độ tác động của các yếu tố đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai; - Đưa ra những gợi ý để các nhà làm chính sách trong lĩnh vực sức khỏe tại Việt Nam nhận thức rõ các yếu tố và mức độ tác động đến ý định, hành vi tập thể dục của phụ nữ mang thai, nhằm xây dựng các chương trình can thiệp phù hợp.
  17. 7 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai và các yếu tố tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. - Đối tượng khảo sát là các bà mẹ đang mang thai có tuổi thai dưới 36 tuần sinh sống tại Thành phố HCM. Các bà mẹ này có vai trò ra quyết định lựa chọn hình thức tập thể dục hoặc không tập thể dục trong thời kỳ mang thai của mình. 1.4 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các thang đo thành phần có tác động đến ý định tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp từ các bà mẹ đang mang thai thông qua bảng câu hỏi và được thực hiện tại Thành phố HCM. Nghiên cứu sử dụng nhiều công cụ phân tích dữ liệu: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến, phân tích ANOVA, thông qua phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích dữ liệu. 1.5 Bố cục nghiên cứu Báo cáo nghiên cứu này được trình bày thành năm chương bao gồm: Chương 1 đã giới thiệu nghiên cứu, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu; Chương 2 sẽ nêu các cơ sở lí thuyết, các nghiên cứu ứng dụng liên quan từ đó tiến hành xác định khung phân tích cụ thể cho ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai của phụ nữ; Chương 3 sẽ mô tả phương pháp nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu; Chương 4 sẽ phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ý định tập thể dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai của phụ nữ thông qua nghiên cứu mẫu tại TP. HCM; Chương 5 sẽ thảo luận kết quả của nghiên cứu và trình bày các gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu.
  18. 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ CHO Ý ĐỊNH TẬP THỂ DỤC THƯỜNG XUYÊN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI Chương 2 trình bày tổng quan lý thuyết, tóm lược các nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu. Trong phần tổng quan lý thuyết, tác giả trình bày 02 lý thuyết áp dụng cho mô hình nghiên cứu, bao gồm: Lý thuyết hành vi hoạch định, lý thuyết tự hiệu quả. Trong phần tóm lược nghiên cứu trước, tác giả tóm lược 06 nghiên cứu trước. Trong phần đề xuất mô hình nghiên cứu, biến phụ thuộc là ý định thực hiện hành vi tập thể dục thường xuyên của phụ nữ mang thai. 2.1 Khái niệm trong cơ sở lý thuyết Ý định: Theo Ajzen (1991, tr.181), ý định được giả định là “bao gồm các yếu tố động lực có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi”. Như một quy tắc chung, mỗi cá nhân có ý định càng mạnh để tham gia vào một hành vi, thì cá nhân đó càng có nhiều khả năng sẽ thực hiện thành công hành vi đó. Tuy nhiên, một ý định hành vi có thể thấy biểu hiện trong hành vi chỉ khi các hành vi đó là dưới sự kiểm soát của ý chí, tức là, nếu người đó có thể quyết định theo ý muốn sẽ thực hiện hoặc không thực hiện hành vi. 2.2 Cơ sở lý thuyết 2.2.1 Thuyết hành vi hoạch định Thuyết hành vi hoạch định (Ajzen, 1991) là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý. Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1975 và được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội. Mô hình TRA cho thấy hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều
  19. 9 lĩnh vực (Ajzen, 1988; Ajzen và Fishben, 1980; Canry và Seibold, 1984; Sheppard, Hartwick, và Warshaw, 1988; Ajzen, 1991). Niềm tin về lợi ích của hành vi Thái độ hướng tới hành vi Đánh giá về kết quả thực hiện Ý định hành vi Hành vi Niềm tin theo chuẩn Chuẩn chủ quan Động cơ tuân thủ Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975, trích trong Yoo, 1996, tr. 12. Hình 2.1 Khung lý thuyết hành đông hợp lý (TRA) Theo TRA, có ba khía cạnh: ý định hành vi, thái độ hướng tới hành vi và chuẩn chủ quan. Ý định của một cá nhân là một chức năng của hai yếu tố quyết định cơ bản: một cá nhân trong trạng thái tự nhiên (thái độ hướng tới hành vi) và phản ánh ảnh hưởng từ xã hội (chuẩn chủ quan). Thái độ hướng tới hành vi được coi là một chức năng của các niềm tin nổi bật về các thuộc tính liên quan và hệ quả nhận thức thực hiện hành vi và đánh giá của cá nhân trong số các thuộc tính và các hệ quả. Chuẩn chủ quan bao gồm nhận thức của một cá nhân về những kỳ vọng của các chỉ dẫn cụ thể của các cá nhân hoặc các nhóm, những người quan trọng với anh ta/ cô ta, nghĩ rằng anh ta/cô ta nên làm, và động lực của anh ta/cô ta tuân thủ các chỉ dẫn (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein, 1967c, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975). Ajzen (1988) giải thích rõ ràng sự phân biệt giữa niềm tin và niềm tin nổi bật. Một người có nhiều niềm tin khác nhau về một loạt các đối tượng, các hành động, và các sự kiện. Những niềm tin có thể được hình thành như là kết quả của sự quan sát trực tiếp, tự tạo ra bằng cách của các quá trình suy luận, hoặc được hình thành một cách gián tiếp bằng cách chấp nhận thông tin từ các nguồn bên ngoài như bạn bè, truyền hình, báo, sách,… Do đó, những người có thể giữ nhiều niềm tin về bất kỳ đối
  20. 10 tượng nào đó, nhưng anh ta/cô ta có thể truy cập chỉ có một số lượng tương đối nhỏ, có lẽ tám hoặc chín, tại bất kỳ thời điểm nào. Niềm tin như vậy được gọi là niềm tin nổi bật. Chúng là những yếu tố quyết định ngay lập tức thái độ của một người. Lý thuyết hành động hợp lý được gọi như vậy bởi vì nó đã được xác định rằng con người thường xem xét các tác động của các hành động của họ trước khi họ quyết định thực hiện hay không thực hiện một hành vi nhất định; nói cách khác, hành động thường được lý giải trước. Ajzen và Fishbein (1972) lưu ý một số giả định quan trọng đối với TRA: (a) ý định hành vi là tiền đề trực tiếp của hành vi công khai, (b) ý định hành vi là rất cụ thể - cụ thể là, ý định của một cá nhân để thực hiện một hành động được đưa ra trong một tình huống cụ thể , (c) các điều kiện theo đó ý định hành vi được đo lường phải được lợi ích tối đa cho một mối tương quan cao giữa ý định hành vi và hành vi, (d) khoảng thời gian giữa các đo lường về ý định và quan sát hành vi phải ngắn để có được mối tương quan cao, (e) hệ quả không lường trước được hành vi và/hoặc mong đợi bản quy phạm có thể làm giảm các mối tương quan giữa hành vi và ý định hành vi, và (f) các trọng số beta của các thành phần trong mô hình phải được xác định bằng phân tích hồi quy. Sheppard, Hartwick, và Warshaw (1988) đã đề xuất một số hạn chế trong TRA. Khi hành vi của một cá nhân không phải là dưới sự kiểm soát của ý chí, TRA có thể không chính xác dự đoán hành vi của cá nhân đó. Nói cách khác, nhiều trở ngại tiềm năng mà có thể chặn một ý chí của chủ thể hành động có thể xuất hiện, chẳng hạn như thời gian, nguồn lực và sự sẵn có của sản phẩm. Một hạn chế khác xảy ra khi tình huống liên quan đến một vấn đề lựa chọn. TRA tập trung vào các yếu tố quyết định và thực hiện một hành vi đơn lẻ; tuy nhiên, người tiêu dùng thường xuyên phải đối mặt với một sự lựa chọn giữa các cửa hàng, sản phẩm, nhãn hiệu, mẫu mã, kích cỡ và màu sắc. TRA không xem xét khả năng lựa chọn trong số các hành vi thay thế, đó là một trong những hạn chế. Một hạn chế khác nữa xảy ra trong những tình huống mà trong đó ý định của chủ thể được đánh giá, nhưng chủ thể lại không có tất cả các thông tin cần thiết để hình thành một ý định hoàn toàn tự tin.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2