Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sự tác động của chính sách cổ tức bằng tiền mặt, chính sách cổ tức bằng cổ phiếu và chính sách cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đề xuất những giải pháp chính để hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH W X NGUYỄN HỮU CHÂU SƠN CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI KIM YẾN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2013
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG W X Năm học 2009 – 2012 Đề tài: CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Nguyễn Hữu Châu Sơn, tác giả của đề tài Luận văn CHÍNH SÁCH CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN xin xác nhận Luận văn trên được thu thập số liệu từ nguồn thực tế của các ngân hàng. Những ý kiến đóng góp và các giải pháp là của cá nhân tôi từ việc nghiên cứu và làm việc thực tế tại ngân hàng . Tp. HCM, ngày….. tháng….. năm 2013 Ký tên Nguyễn Hữu Châu Sơn
- MỤC LỤC - Trang phụ bìa - Lời cam đoan - Mục lục - Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt - Danh mục các bảng, biểu - Danh mục các hình vẽ đồ thị
- MỞ ĐẦU. ....................................................................................................................1 Chương 1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ...............................................................................................4 1.1. Các chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ............................................................................................4 1.1.1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ........................................................................................4 1.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. .....................................................................5 1.1.2.1. Không chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ..............................................................................5 1.1.2.2. Phương thức cổ tức tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. .................................................................6 1.1.2.3. Phương thức cổ tức cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. .................................................................7 1.1.2.4. Phương thức cổ tức tiền mặt và cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ..........................................8 1.1.2.5. Phương thức mua lại cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.........................................................8 1.2. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ...............................................................9 1.2.1. Khung pháp lý. ...........................................................................................9 1.2.2. Thuế suất. .................................................................................................10 1.2.3. Khả năng thanh khoản. .............................................................................10 1.2.4. Khả năng vay vốn ở thị trường vốn..........................................................10 1.2.5. Triển vọng tăng trưởng. ............................................................................11 1.2.6. Lạm phát. ..................................................................................................11 1.2.7. Tâm lý cổ đông. ........................................................................................12 1.2.8. Bảo vệ chống lại loãng giá. ......................................................................12 1.3. Các chính sách cổ tức khác tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.....................................................................................13
- 1.3.1. Chính sách lợi nhuận thụ động. ................................................................13 1.3.2. Chính sách cổ tức ổn định. .......................................................................14 1.3.3. Chính sách cổ tức sử dụng phần có dư. ....................................................15 1.3.4. Chính sách cổ tức dung hòa. ....................................................................15 1.4. Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị thị trường. ...................................15 1.4.1. Chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp....................16 1.4.2. Chính sách cổ tức tác động đến giá trị doanh nghiệp...............................19 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán......................................................21 1.5.1. Thị giá.......................................................................................................21 1.5.2. Thư giá......................................................................................................23 1.5.3. Tốc độ tăng trưởng. ..................................................................................23 1.5.4. Tính thanh khoản của cổ phiếu. ...............................................................24 1.5.5. Thành viên hội đồng quản trị. ..................................................................24 1.6. Bài học kinh nghiệm về chính sách chi trả cổ tức ..........................................25 Kết luận chương 1 .....................................................................................................26 Chương 2. Phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 2000 – 2012. .......................27 2.1. Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán 2000 - 2012. ........................................................27 2.1.1. Giai đoạn 2000 – 2007. ............................................................................27 2.1.2. Giai đoạn 2008 – 2010 .............................................................................33 2.1.3. Giai đoạn 2011 - 2012 ..............................................................................41 2.2. Phân tích chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. .............................................................47 2.2.1. Khảo sát mối quan tâm của các cổ đông. .................................................47 2.2.1.1. Chi trả cổ tức. ....................................................................................47 2.2.1.2. Phương thức thanh toán cổ tức. ........................................................49 2.2.2. Phân tích chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán. ..........................................................................52
- 2.2.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần. ....................................52 2.2.2.2. Đối với cổ đông. ................................................................................59 2.2.2.3. Đánh giá chính sách cổ tức của một số ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán.. ............................................................60 Kết luận chương 2 .....................................................................................................62 Chương 3. Các giải pháp về chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. ................................................63 3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. .............................................63 3.1.1. Chi trả cổ tức theo chu kỳ phát triển, tăng trưởng ngân hàng. .................63 3.1.2. Chi trả cổ tức ổn định, hợp lý. ..................................................................67 3.1.3. Xác định tỷ lệ chi trả cổ tức. ....................................................................70 3.1.4. Hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng ...........................................72 3.1.5. Chi cổ phiếu thưởng cuối năm cho cổ đông. ............................................73 3.1.6. Chi cổ phiếu thưởng cho nhân viên..........................................................73 3.1.7. Công bố thông tin chi tiết rõ ràng, minh bạch..........................................74 3.2. Các giải pháp khác. .........................................................................................75 Kết luận chương 3 .....................................................................................................78 KẾT LUẬN ...............................................................................................................79
- Tài liệu tham khảo Phụ lục Gồm: - Phụ lục 1: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh các năm của Sacombank - Phụ lục 2: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động của Eximbank. - Phụ lục 3: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản qua các năm hoạt động của ACB - Phụ lục 4: Tình hình hoạt động kinh doanh một số ngân hàng khác năm 2011 - Phụ lục 5: Phân tích các chỉ số điều tra khảo sát - Mẫu phiếu khảo sát điều tra thông tin từ các nhà đầu tư
- Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Đvt: Đơn vị tính Eximbank: Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam MMB: Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội NĐ – CP: Nghị định Chính phủ NHNN: Ngân hàng Nhà nước P/E: Hệ số giá trên thu nhập ROA: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản ROE: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Sacombank: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Hà Nội TT-BTC: Thông tư Bộ Tài chính TTGDCK TP.HCM: Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam Vietinbank: Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VN-Index: Chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam %: Phần trăm
- Danh mục các bảng, biểu Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ chia cổ tức của các ngân hàng ACB, Eximbank và Sacombank 2000-2007 Biểu đồ 2.2: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng 2002 - 2007 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ chia cổ tức của ACB, Eximbank, VCB và Sacombank 2008 - 2010 Bảng 2.4: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank 2008 - 2010 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ chia cổ tức của ACB, Eximbank, VCB, Vietinbank và Sacombank 2011 - 2012 Biểu đồ 2.6: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) của các ngân hàng ACB, Sacombank, VCB, Vietinbank, MBB, Eximbank 2011 - 2012 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank đến 30/06/2012 Biểu đồ 2.11: Các cổ đông sở hữu cổ phiếu tại ngân hàng ACB tháng 12/2011
- Danh mục các hình vẽ, đồ thị Hình 1.1. Sự dịch chuyển giá trị từ cổ đông cũ sang cổ đông mới, không làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp. Hình 1.2. Hai hình thức chuyển dịch giá trị từ cổ đông cũ sang cổ đông mới. Hình 2.8: Tỷ lệ hình thức thanh toán cổ tức Hình 2.9: Tỷ lệ phương thức thanh toán cổ tức Hình 2.10: Sự quan tâm của nhà đầu tư có cổ phiếu ngân hàng với phương thức thanh toán cổ tức. Hình 2.12: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế của ngân hàng ACB, Eximbank, Sacombank
- Trang 1 MỞ ĐẦU. 1. Tính cấp thiết đề tài - Ngành ngân hàng là một trong những ngành then chốt trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Là công cụ của ngân hàng nhà nước để điều tiết chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát. - Do ngân hàng nhà nước liên tục yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ để bảo đảm chất lượng trong ngành tài chính ngân hàng. - Nhằm thu hút một lượng vốn nhàn rỗi và huy động được nguồn vốn ổn định trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. - Và chính sách cổ tức là một công cụ quan trọng trong việc giúp nhà điều hành chi trả cổ tức cho các cổ đông và bảo đảm được quyền lợi của các cổ đông, đồng thời đánh giá được ngân hàng đó bảo đảm lợi nhuận có đạt được theo cam kết với cổ đông hay không. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sự tác động của chính sách cổ tức bằng tiền mặt, chính sách cổ tức bằng cổ phiếu và chính sách cổ tức vừa tiền mặt vừa cổ phiếu của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Đề xuất những giải pháp chính để hoàn thiện chính sách cổ tức của ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 3. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chủ yếu nghiên cứu sâu vào các ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2000 - 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, điều tra xã hội học, phỏng vấn, thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp tư liệu. 5. Nội dung đề tài: Nội dung đề tài kết cấu gồm 3 chương Chương 1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
- Trang 2 1.1. Các chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.2. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.3. Các chính sách cổ tức khác tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.4. Tác động của chính sách cổ tức đến giá trị thị trường của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.5. Các chỉ số ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.6. Bài học kinh nghiệm về chính sách chi trả cổ tức. Chương 2. Phân tích chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 2000 – 2012. 2.1. Chính sách cổ tức của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán 2000 - 2012. 2.2. Phân tích chính sách cổ tức tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán. Chương 3. Các giải pháp về chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán. 3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán. 3.2. Các giải pháp khác 6. Hạn chế nghiên cứu - Luận văn chỉ khảo sát các cổ đông tại thành phố Hồ Chí Minh và không được chọn ngẫu nhiên. - Xử lý phân tích số liệu bằng phương pháp thủ công. 7. Điểm mới của đề tài Phân tích chính sách cổ tức các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực trong việc chi trả cổ tức cho các cổ
- Trang 3 đông. Là tư liệu cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tham khảo và nghiên cứu.
- Trang 4 Chương 1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.1. Các chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.1.1. Chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Chính sách cổ tức là một vấn đề rất được quan tâm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ở góc độ kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần, cổ tức là một phần của tỷ suất sinh lợi trên đầu tư vốn cổ phần và là một nguồn tiền đáng kể phải trả ra bên ngoài. Và để có một chính sách cổ tức hợp lý thống nhất giữa cổ đông và ngân hàng luôn gây nhiều tranh cãi. Do vậy các nhà điều hành ngân hàng nên trả cổ tức cho cổ đông hay giữ lại phần thu nhập đó để thực hiện tái đầu tư vì lợi ích của cổ đông với một tỷ lệ như thế nào để đảm bảo quyền lợi cổ đông trong hiện tại và tương lai. Chính sách cổ tức của ngân hàng thương mại cổ phần là ấn định một mức lợi nhuận của ngân hàng được đem ra phân phối theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng theo từng thời gian nhất định. Cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần là phần chia lời cho mỗi cổ phần được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau thuế sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ tại ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên cổ tức của ngân hàng không xác định trước mà phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách cổ tức của ngân hàng. Theo luật cổ tức chỉ được trả cho cổ đông khi ngân hàng đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và điều lệ ngân
- Trang 5 hàng; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, ngân hàng vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng là một chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó trong tương lai. Do đó chiến lược kinh doanh của ngân hàng rất linh hoạt và có khả năng điều chỉnh tùy thuộc vào các yếu tố thuộc về điều kiện và môi trường kinh doanh. Theo Modigliani và Miller, chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng trong điều kiện có nguồn tài trợ từ bên ngoài hay không có nguồn tài trợ từ bên ngoài. Và giá trị của ngân hàng tăng là do quyết định đầu tư chứ không phải chính sách cổ tức có tác động đến nguồn vốn chủ sở hữu hoặc chính sách cổ tức chẳng có tác động gì đến giá trị của ngân hàng. Do đó, Theo Modigliani và Miller lý thuyết chính sách cổ tức chẳng có ý nghĩa gì cả. 1.1.2. Các phương thức chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.1.2.1. Không chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Phương thức không chi trả cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần là chính sách cổ tức bằng không, điều này có nghĩa là các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức và việc này có thể duy trì trong một thời gian ngắn hay một thời gian dài tùy thuộc vào tình hình chính sách cổ tức của ngân hàng. Như chúng ta được biết cổ tức là nguồn duy nhất mang lại thu nhập cho cổ đông trong quá trình đầu tư vào ngân hàng khi mà các cổ đông không bán cổ phiếu đó đi. Vậy với một chính sách cổ tức bằng không các cổ đông sẽ hi vọng cổ phiếu của ngân hàng sẽ tăng thặng dư giá trị của cổ phiếu của ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên việc kỳ vọng vào thặng dư
- Trang 6 giá trị trong tương lai sẽ rủi ro nhiều hơn nhưng lại đem lại giá trị lớn hơn trong tương lai cho các cổ đông. Với việc đánh thuế thu nhập cá nhân theo thông tư 84/2008/BTC-TCT vào thu nhập cổ tức của các cổ đông đang nắm giữ cổ phiếu đã làm cho các cổ đông không hài lòng với việc bị đánh thuế trên thuế. Vì bản thân các cổ đông là một người chủ ngân hàng, họ đã chịu thuế thu nhập ngân hàng từ việc kinh doanh lợi nhuận của ngân hàng và phần lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ của ngân hàng mang phân phối cho các cổ đông phải gánh chịu thuế thu nhập cổ tức. Việc thuyết phục các cổ đông với một chính sách không cổ tức tại ngân hàng vào lúc này sẽ làm cho các cổ đông thích thú hơn nếu ngân hàng dùng lợi nhuận đó để tái đầu tư và mở rộng qui mô hoạt động sản xuất làm tăng thăng dư giá trị. Do đó một chính sách cổ tức bằng không đã đưa ra cho các cổ đông có một lợi thế nhất định, và chưa hẳn là xấu so với các chính sách cổ tức khác. Tuy nhiên với việc đưa ra một chính sách cổ tức hợp lý tại từng thời kỳ sẽ thu hút của cổ đông ủng hộ nhiều hơn. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán đang hoạt động và phát triển ở Việt Nam với việc chính sách cổ tức bằng không mà không có một chiến lược kinh doanh cụ thể hay một kế hoạch đầu tư rõ ràng sẽ gây ảnh hưởng tâm lý đến các cổ đông làm giảm giá trị cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.1.2.2. Phương thức cổ tức tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Phương thức cổ tức tiền mặt là việc chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt từ lợi nhuận sau thuế và trích lập các quỹ. Mức cổ tức mà các cổ đông luôn mong đợi thường ngang hoặc cao hơn so với lãi suất huy động của ngân hàng. Nhận cổ tức bằng tiền mặt luôn là lựa chọn ưa thích của các cổ đông do các cổ đông nhận thấy được giá trị khi đầu tư vào ngân hàng, đồng thời việc nhận cổ tức bằng tiền mặt làm cho các cổ đông có thể quay vòng dòng tiền của mình để đầu tư vào những
- Trang 7 lĩnh vực khác. Tuy nhiên các cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt sẽ phải nộp thuế thu nhập cổ tức làm cho thu nhập của các cổ đông sẽ giảm đi sau khi nộp thuế. Việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao sẽ kích thích tâm lý các cổ đông, tạo tác động tích cực đồng thời khẳng định ngân hàng đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong thời gian tới để tiếp tục duy trì trả mức cổ tức cao. Và một chính sách cổ tức tiền mặt hợp lý từng thời điểm sẽ làm cho thặng dư giá trị của ngân hàng được tăng lên từ tâm lý của các cổ đông. 1.1.2.3. Phương thức cổ tức cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng cổ phiếu theo một tỷ lệ cổ phiếu đang lưu hành. Trả cổ tức bằng cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng là việc chuyển một phần lợi nhuận chưa phân phối sang thành vốn cổ phần một hình thức nhằm huy động vốn ngắn hạn từ các cổ đông hiện hữu góp thêm vốn vào ngân hàng và giảm tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt trong một thời gian ngắn để bổ sung vốn tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hay để tái đầu tư. Chia cổ tức bằng cổ phiếu thường tạo ra tâm lý làm giá cổ phiếu của ngân hàng sẽ làm cho cổ phiếu thị trường điều chỉnh tăng trong thời gian ngắn của một số cổ đông làm ảnh hưởng xấu đến các cổ đông khác. Do đó việc chọn phương thức chia cổ tức tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông tối ưu nhất nhằm giữ các cổ đông gắng bó ổn định lâu dài với ngân hàng. Tuy nhiên để thực hiện thành công phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu, ngân hàng thương mại cổ phần cần bộ máy quản trị, có phương án sử dụng vốn thật tốt. Thêm vào đó cổ phiếu của ngân hàng có tính thanh khoản tốt, thủ tục tiến hành nhanh và không bị cản trở về những thủ tục hành chính và luật pháp. Ngoài ra, thông tư 19/2003/TT-BTC ngày 20/03/2003 của Bộ Tài chính quy định các ngân
- Trang 8 hàng có phương thức trả cổ phiếu nhiều lần trong một năm phải quyết toán thuế hàng năm. Nếu diễn ra hai năm liên tục ngân hàng nên đề nghị quyết toán thuế hai năm một lần để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng được hoạt động liên tục. 1.1.2.4. Phương thức cổ tức tiền mặt và cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Phương thức cổ tức bằng tiền mặt kết hợp cổ phiếu tại ngân hàng thương mại cổ phần là hình thức vừa chi trả cổ tức tiền mặt cho các cổ đông đồng thời phải trả cổ tức bằng cổ phiếu theo một tỷ lệ nhất định mà các cổ đông đang nắm giữ. Sự kết hợp này vừa làm cho các cổ đông nhận thấy làm tăng giá trị cổ phiếu của các cổ đông khi góp vốn vào ngân hàng đồng thời huy động được nguồn vốn ngắn hạn của các cổ đông trong thời gian ngắn hạn nhằm bổ sung vốn cho ngân hàng để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Đây là phương thức thanh toán nhằm vừa đáp ứng yêu cầu một số cổ đông muốn nhận tiền mặt đồng thời cũng muốn huy động vốn của các cổ đông nhằm phát triển kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Phương thức này thường được ít các ngân hàng sử dụng do không thể hiện cụ thể và rõ ràng trong chiến lược kinh doanh lâu dài của ngân hàng. Phương thức này chỉ mang tính giải quyết nhất thời giữa ngân hàng với các cổ đông trước áp lực yêu cầu chia cổ tức từ các cổ đông. Và thường phương thức này mang tính thụ động trong kế hoạch phân phối lợi nhuận của các ngân hàng. 1.1.2.5. Phương thức mua lại cổ phần tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Một số ngân hàng thương mại có nhiều vốn hơn số vốn cần đầu tư thay vì phải trả cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông. Những ngân hàng thương mại này có thể mua lại cổ phần đang lưu hành trên thị trường. Và việc chào mua này có thể thực hiện nhiều cách như:
- Trang 9 - Một số ngân hàng chào mua trực tiếp từ các cổ đông của mình bằng cách đưa ra một giá đệm (thường cao hơn giá thị trường). - Mua lại cổ phần ở thị trường tự do - Mua lại cổ phiếu theo hình thức đấu giá - Mua lại từ việc thương lượng riêng với những người nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu. Cổ phần được mua lại gọi là cổ phiếu quỹ. Cổ phiếu quỹ làm cho các hoạt động sát nhập và mua lại ngân hàng được dễ dàng hơn. Do đó đối với các cổ đông việc các ngân hàng thương mại mua lại cổ phần sẽ làm tăng lợi nhuận cho mỗi cổ phần. Và việc lựa chọn phương thức chi trả cổ tức bằng hình thức nào cũng phụ thuộc vào vốn sở hữu hoặc nhu cầu phát triển của các ngân hàng thương mại trong tương lai. Những nhà điều hành luôn quan tâm, đặt ra hàng đầu là quyết định chính sách cổ tức lúc này ra sao và những ảnh hưởng có thể xảy ra khi thực hiện chính sách cổ tức đó làm ảnh hưởng đến giá trị của ngân hàng thương mại như thế nào. 1.2. Các yếu tố quyết định chính sách cổ tức tại ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. 1.2.1. Khung pháp lý. Bất kỳ quốc gia nào cũng có luật để chi phối việc chi trả cổ tức đối với những doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động kinh doanh tại quốc gia đó. Và luật doanh nghiệp cũng quy định rõ không được dùng vốn của doanh nghiệp để chi trả cổ tức. Cổ tức phải được chi trả từ lợi nhuận ròng. Hiện nay và trong thời gian qua, điều này bắt buộc các ngân hàng thương mại phải có phát sinh lợi nhuận trước khi chi trả cổ tức nhằm ngăn cản các chủ sở hữu dùng vốn tự có để chia cho các cổ đông và làm suy yếu vị thế an toàn của các chủ nợ.
- Trang 10 1.2.2. Thuế suất. Thuế suất đánh trên thu nhập cổ tức cao sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại sẽ chi trả cho các cổ đông với mức cổ tức thấp nhằm tăng vốn để đầu tư trong tương lai. Do luật tổ chức tín dụng quy định các ngân hàng thương mại phải trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ không quá 5%, quỹ dự phòng tài chính không vượt quá 25% và tối thiểu là 10%, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ không quá 50%, quỹ khen thưởng phúc lợi, và sau đó phân phối lợi nhuận do ban điều hành ngân hàng thương mại quyết định chi trả cổ tức. 1.2.3. Khả năng thanh khoản. Chi trả cổ tức cho các cổ đông là dòng tiền chi ra của ngân hàng. Do đó, nếu một ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản tốt, ngân hàng thương mại đó sẽ dễ dàng chi trả cổ tức hơn. Và các ngân hàng thương mại nhận thấy rằng khi ngân hàng đang giai đoạn tăng trưởng với nhiều cơ hội đầu tư sinh lợi sẽ khó để phải vừa duy trì khả năng thanh khoản, vừa phải đáp ứng nhu cầu rút từ các khách hàng tiền gửi và vừa phải chi trả cổ tức cùng lúc. Khả năng thanh khoản là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu đối với ngân hàng thương mại và trở nên nhạy cảm trong lĩnh vực tín dụng. Bởi vì trong ngân hàng thương mại dòng tiền chi ra có thể biến động bất thường ngay cả khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đó hoạt động có hiệu quả và có lợi nhuận. 1.2.4. Khả năng vay vốn ở thị trường vốn. Các ngân hàng thương mại thường cần huy động thêm vốn để đầu tư vào những hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lợi cao. Và với một ngân hàng thương mại nếu không tiếp cận được nguồn vốn từ thị trường bên ngoài, nguồn tài trợ duy nhất mà các ngân hàng nghĩ đến là dùng lợi nhuận giữ lại, điều này làm cho các cổ đông sẽ không được nhận hoặc nhận rất ít khi chi trả cổ tức. Đối với những
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 242 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn